50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao

Rate this post

Qua bài viết 50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao. Thuctap chia sẻ nhằm để làm bài Báo cáo thực tập của các bạn hoàn thành tốt nhất, chắc hẳn các bạn cũng đã tham khảo rất nhiều các tài liệu liên quan. Chính vì vậy điều quan trọng đầu tiên là chọn đề tài hợp lý, phù hợp với bản thân, không bị trùng,.. là điều khó khăn đối với các bạn. Mời các bạn tham khảo ngay 50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao.

Trong quá trình làm bài, nếu bạn cần thêm đề tài mới mẻ, cần công ty thực tập hoặc cần người viết thuê các bài Báo cáo thực tập, Tiểu luận, luận văn,… liên hệ trực tiếp với Thuctap qua zalo.


50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao

Đầu tiên, gợi ý đề tài thuộc ngành Kế toán

Tên một số đề tài thuộc kế toán tài chính viết báo cáo thực tập (chuyên đề) tốt nghiệp:

  1. Tổ chức công tác kế toán tại công ty …
  2. Kế toán tiền và các khoản phải thu tại công ty …
  3. Kế toán hàng tồn kho tại công ty …
  4. Kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ tại công ty …
  5. Kế toán hàng hóa tại công ty …
  6. Kế toán vật tư và tài sản cố định tại công ty …
  7. Kế toán tài sản cố định tại công ty …
  8. Kế toán bất động sản đầu tư tại công ty …
  9. Kế toán bất động sản tại công ty …
  10. Kế toán các khoản đầu tư tài chính tại công ty …
  11. Kế toán công nợ tại công ty …
  12. Kế toán thuế giá trị gia tăng tại công ty …
  13. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại công ty …
  14. Kế toán khoản phải trả người lao động và các khoản trích theo lương tại công ty …
  15. Kế toán các khoản nợ phải trả tại công ty …
  16. Kế toán các khoản nợ vay tại công ty …
  17. Kế toán hoạt động phát hành chứng khoán tại công ty cổ phần …
  18. Kế toán vốn chủ sở hữu tại công ty …
  19. Kế toán hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty …
  20. Kế toán hoạt động thương mại tại công ty …
  21. Kế toán hoạt động sản xuất (và kinh doanh dịch vụ) tại công ty …(Đây là đề tài Kế toán CPSX và tính Z sp tại công ty …)
  22. Kế toán hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty …
  23. Kế toán hoạt động đi thuê và cho thuê tài sản tại công ty …
  24. Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty …
  25. Kế toán doanh thu, chi phí hợp đồng xây dựng tại công ty …
  26. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty …
  27. Sai sót trong kế toán tại công ty …
  28. Lập Báo cáo tài chính tại công ty …
  29. Lập Báo cáo tài chính hợp nhất tại công ty …
  30. Lập Báo cáo tài chính tổng hợp tại tổng công ty … ( 50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao )

XEM THÊM: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP

Tiếp theo, minh họa cho các bạn một mẫu Đề cương, gây ấn tượng đạt điểm cao

Sinh viên    :

Lớp        :

Khoá      :

Đề tài     : Kế toán doanh thu, chi phi và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty ……..

50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao
50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nội dung Hướng dẫn
MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY …..

1.1.   LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY

1.2.   CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY

1.3.   TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY

1.3.1.  Hình thức tổ chức bộ máy quản lý

1.3.2.  Mối quan hệ giữa các phòng ban

1.4.   TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY

1.4.1.  Tổ chức bộ máy kế toán

a. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán

b. Cơ cấu phòng kế toán

1.4.2.  Hình thức sổ kế toán

a. Hình thức áp dụng

b. Các loại sổ

c. Trình tự ghi sổ

1.4.3.  Hệ thống chứng từ.

1.4.4.  Hệ thống tài khoản.

1.4.5.  Hệ thống báo cáo kế toán

1.4.6.  Chính sách kế toán áp dụng

( 50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao )

Cần nêu rõ tên đầy đủ của công ty khi nhắc đến lần đầu tiên (VD: Công ty TNHH Một thành viên Thương mại dịch vụ XYZ), những lần sau có thể viết tắt hoặc gọi là “công ty”

-Chú ý cách đánh số thứ tự

-Chương 1 này là những nội dung cơ bản, SV có thể thêm bớt các nội dung phù hợp với đề tài.

Ví dụ: đề tài Phân tích BCTC thì có thể thêm phần Đặc điểm tình hình của ngành

;

Đề tài kiểm toán thì có thể bỏ phần Tổ chức công tác kế toán, thêm vào phần Tổ chức đội kiểm toán…

Phần 1.3.1, 1.4.1 a, 1.4.2 a: SV vẽ sơ đồ cho thấy cấu trúc các phòng ban của công ty, phân công phân nhiệm của phòng kế toán và hình thức kế toán. Phải bổ sung các giải thích bằng lời nếu sơ đồ không thể hiện hết.

1.4.2b: Trong bài: chỉ nêu tên các loại sổ áp dụng. KHÔNG để mẫu biểu sổ vào bài.
Các hệ thống báo cáo, chứng từ tài khoản: chỉ cần nêu tên, không cần để mẫu biểu vào bài.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

2.1.   NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

2.1.1.  Khái niệm

– Doanh thu, thu nhập khác

– Chi phí

– Kết quả họat động kinh doanh

2.1.2.  Điều kiện và nguyên tắc ghi nhận doanh thu

– Điều kiện ghi nhận doanh thu

– Nguyên tắc ghi nhận doanh thu

2.1.3.  Các phương thức bán hàng

– Bán hàng qua kho

– Giao hàng vận chuyển thẳng

2.2.   KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ VÀ CÁC KHOẢN GIẢM DOANH THU

2.2.1. Chứng từ sử dụng

2.2.2. Tài khoản sử dụng

2.2.3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2.3.   KẾ TOÁN GIẤ VỐN HÀNG BÁN

2.3.1. Cách xác định giá vốn

2.3.2. Chưng từ sử dụng

2.3.3. Tài khoản sử dụng

2.3.4. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2.4.   KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

2.4.1.  Chứng từ sử dụng

2.4.2.  Tài khoản sử dụng

2.4.3.  Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2.5.   KẾ TOÁN CHI PHÍ TÀI CHÍNH

2.5.1.  Chứng từ sử dụng

2.5.2.  Tài khoản sử dụng

2.5.3.  Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2.6.   KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG

2.6.1.  Chứng từ sử dụng

2.6.2.   Tài khoản sử dụng

2.6.3.   Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2.7.   KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

2.7.1. Chứng từ sử dụng

2.7.2. Tài khoản sử dụng

2.7.3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2.8.   KẾ TOÁN THU NHẬP KHÁC

2.8.1. Chứng từ sử dụng

2.8.2. Tài khoản sử dụng

2.8.3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2.9.   KẾ TOÁN CHI PHÍ KHÁC

2.9.1. Chứng từ sử dụng

2.9.2. Tài khoản sử dụng

2.9.3. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2.10.    KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

2.10.1.   Chứng từ sử dụng

2.10.2.   Tài khoản sử dụng

2.10.3.   Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2.11.    KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

2.11.1. Tài khoản sử dụng

2.11.2. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

2.12.    TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

XEM THÊM: KHO 999+ TÀI LIỆU BÁO CÁO THỰC TẬP

Nội dung chương này cần được trích dẫn từ các nguồn đáng tin cậy: Giáo trình, Luật, Chuẩn mực, quy định pháp lý CÒN HIỆU LỰC

Không copy toàn bộ nội dung lý thuyết liên quan, cần tóm tắt/chọn lọc nêu các vấn đề mà công ty có áp dụng trong thực tế.

Ví dụ: Làm kế toán doanh thu cho công ty thương mại, thì chỉ cần nêu điều kiệm ghi nhận doanh thu bán hàng. KHÔNG NÊU ĐIỀU KIỆN GHI NHẬN CỦA DOANH THU CUNG CẤP DỊCH VỤ HOẶC DOANH THU BẤT ĐỘNG SẢN.

Các mục khác cũng tương tự.

Phần Định khoản các nghiệp vụ phát sinh: Có thể nêu định khoản HOẶC vẽ sơ đồ chữ T (chọn 1 trong 2 cách, KHÔNG làm cả 2) ( 50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao )

CHƯƠNG 3: KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY …..

3.1.   ĐẶC ĐIỂM HỌAT ĐỘNG KINH DOANH, KỲ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.2.   KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CÁC KHOẢN GIẢM DOANH THU

3.2.1. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ

3.2.2. Tài khoản và sổ sách kế toán

3.2.3. Minh họa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

3.3.   KẾ TOÁN GIA VỐN HÀNG BÁN

3.3.1. Cách xác định giá vốn

3.3.2. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ

3.3.3. Tài khoản sử dụng

3.3.3. Minh họa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

( 50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao )

3.4.   KẾ TOÁN DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

3.4.1. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ

3.4.2.Tài khoản sử dụng

3.4.3. Minh họa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

 

3.5.   KẾ TOÁN CHI PHÍ TÀI CHÍNH

3.5.1. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ

3.5.2. Tài khoản sử dụng

3.5.3. Minh họa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

3.6.   KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG

3.6.1. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ

3.6.2. Tài khoản sử dụng

3.6.3. Minh họa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

3.7.   KẾ TOÁN CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP

3.7.1. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ

3.7.2. Tài khoản sử dụng

3.7.3. Minh họa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

3.8.   KẾ TOÁN THU NHẬP KHÁC

3.8.1. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ

3.8.2. Tài khoản sử dụng

3.8.3. Minh họa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

3.9.   KẾ TOÁN CHI PHÍ KHÁC

3.9.1. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ

3.9.2. Tài khoản sử dụng

3.9.3. Minh họa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

3.10.    KẾ TOÁN CHI PHÍ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

3.10.1. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ

3.10.2. Tài khoản sử dụng

3.10.3. Minh họa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

3.11.    KẾ TOÁN XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

3.11.1.Tài khoản sử dụng

3.11.2. Minh họa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

3.12. TRÌNH BÀY THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Phần này cần trình bày THỰC TẾ tại doanh nghiệp. Đây là chương trình thực tập, việc thực tế có khác biệt so với lý thuyết (chương 2) là bình thường. SV trình bày toàn bộ thực tế của DN, không cần điều chỉnh.

Chứng từ, sổ sách, báo cáo: Trong chương này, chỉ cần nêu tên và mô tả phương pháp ghi sổ, chụp màn hình nhập liệu (nếu cần)

Riêng phần minh họa: cần xin mẫu của DN về các nghiệp vụ chủ yếu thường xảy ra, mô tả phương pháp làm việc TRONG CHƯƠNG NÀY và PHOTO/SCAN/CHỤP chứng từ, mẫu sổ để vào phần PHỤ LỤC

 

CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

4.1.   NHẬN XÉT

4.1.1. Ưu điểm

4.1.2. Nhược điểm

4.2.   KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nhận xét bằng cách so sánh thực tế và lý thuyết

Kiến nghị cần rõ rang, cụ thể.

Phụ lục: nơi trình bày các mẫu biểu chứng từ, sổ sách của chương 3, và các loại khác nếu có.

Cuối cùng, Thuctap hướng dẫn cách thức trình bày bài viết, đầy đủ – sạch đẹp – điểm cao

Định dạng trang

  • Khổ trang: A4, in hai mặt
  • Canh lề trái: 3 cm
  • Canh lề phải, đầu trang và cuối trang: 2,5 cm
  • Font chữ: Times New Roman
  • Cỡ chữ: 13
  • Cách dòng (Line Spacing): Single Space
  • Cách đoạn: 6 pt
    • Đánh số trang

+ Bắt đầu từ trang “Mở đầu” cho đến hết phần “Kết luận” đánh thứ tự theo số (1, 2, 3…)

+ Phần phụ lục đánh thứ tự theo số (I, II, III, IV,…)

+ Các trang từ bìa lót, nhận sét của giáo viên hướng dẫn, nhận xét của đơn vị thực tập,…Mục lục: Không đánh số trang.

  • Đánh số các đề mục

Đánh theo số thứ tự của chương và thứ tự theo đề mục ( 50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao )

Chương 1…………

1.1

1.1.1

1.1.2

……….

Chương 2

2.1

2.1.1

2.1.2

……..

  • Đánh số bảng, sơ đồ, đồ thị…

Bảng biểu, sơ đồ, đồ thị…được đặt tên và đánh số theo thứ tự chương, cụ thể như sau: Số đầu là số chương, số thứ 2 là thứ tự bảng, đồ thị…

Ví dụ: Bảng 2.1: Bảng tính giá thành sản phẩm

Ý nghĩa: Bảng số 1 thuộc chương 2 có tên gọi “Bảng tính giá thành sản phẩm”

Đồ thị 1.1: Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát

Ý nghĩa: Đồ thị số 1 thuộc chương 1 có tên gọi “Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát”

  • Trích dẫn tài liệu

Trích dẫn trực tiếp

+ Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoan trích dẫn

Ông A (1989) cho rằng “Kế toán là nghệ thuật”

+ Nếu nhiều tác giả

Ông A, ông B và ông C (1989) cho rằng “Kế toán là nghệ thuật”

+ Trích dẫn trực tiếp từ báo cáo, sách,…không có tác giả cụ thể

“Kế toán là nghệ thuật”(Kế toán tài chính, 2012, nhà xuất bản, trang) ( 50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao )

Trích dẫn gián tiếp

+ Tóm tắt, diễn giải nội dung trích dẫn, sau đó ghi tên tác giả và năm xuất bản trong ngoặc đơn

Kế toán là nghệ thuật của việc ghi chép và xử lý số liệu (N.V. An, 2011)

+ Nếu nhiều tác giả thì xếp theo thứ tự ABC

Kế toán là nghệ thuật của việc ghi chép và xử lý số liệu (N.V. An, T. V. Hải, 2011)

XEM THÊM: TRỌN BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP KẾ TOÁN

  • Sắp xếp tài liệu tham khảo

Danh mục tài liệu tham khảo liệt kê trong trang “Tài liệu tham khảo” và sắp xếp theo thông lệ sau:

+ Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…) Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giũ nguyên văn, không phiên âm, không dịch.

+ Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tực ABC họ và tên tác giả theo thông lệ:

Tác giả là người nước ngoài: Xếp thứ tự ABC theo họ

Tác giả là người Việt Nam: Xếp tứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam. Không đảo tên lên trước họ

Tài liệu không có tên tác giả thì xép theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thống kê xếp vào vần T, bộ tài chính xếp vào vần B,…

+ Tài liệu tham khảo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (Không có dấu ngăn cách)
  • (Năm xuất bản, (Đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • Tên sách, luận văn hoặc báo cáo (In nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
  • Nhà xuất bản (Dấu chấm nếu kết thúc tài liệu tham khảo)
  • Nơi sản xuất (Dấu chấm nếu kết thúc tài liệu tham khảo)

Ví dụ: ( 50+ Đề tài báo cáo thực tập kế toán, có đề cương, cách làm điểm cao )

Nguyễn Văn A (2012), Kế toán quản trị, NXB Thống kê, Hà Nội

+ Tài liệu tham khảo là báo cáo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách…ghi đầy đủ các thông tin sau:

  • Tên các tác giả (Không có dấu ngăn cách)
  • (Năm công bố, (Đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • “Tên bài báo” (Đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
  • Tên tạp chí (In nghiêng, dấu phẩy ngăn cách)
  • (Số) (Đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
  • Các số trang (Gạch ngang giữa 2 chữ số trang bắt đầu và kết thúc, dấu chấm kết thúc)

Ví dụ:

Nguyễn Văn A (2009), “Tầm quan trọng của kế toán,” Tạp chí phát triển khinh tế, (Số 3), trang 12-19.


Thời gian tới Thuctap sẽ cập nhật nhiều đề tài, tài liệu liên quan. Theo dõi Thuctap để nhận thông tin nhanh chóng nhé!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo