Học Kỳ Doanh Nghiệp UEH là một môn học mới, được chuyển khai bắt đầu từ năm 2020 tại một số trường đại học lớn ở Việt Nam trong đó có trường đại học Kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh UEH. Hiện tại chưa có các bài mẫu Học Kỳ Doanh Nghiệp UEH trên google nên các bạn sinh viên gặp rất nhiều khó khăn khi tìm kiếm tài liệu tham khảo. Gợi ý các bạn sử dụng dịch vụ viết thuê Học Kỳ Doanh Nghiệp tại Thực tập tốt nghiệp, nếu các bạn sinh viên gặp khó khăn về thời gian, khó khăn về tìm kiếm nơi thực tập hay khó khăn trong quá trình viết nội dung Học Kỳ Doanh Nghiệp.
Để biết thêm về quy trình và bảng giá các bạn có thể xem thêm tại bài viết này.
Học Kỳ Doanh Nghiệp yêu cầu sinh viên phải viết ba cuốn báo cáo đối với trường Đại học Kinh Tế UEH. Cụ thể các bạn phải triển khai những nội dung như sau:
- KẾ HOẠCH CÔNG VIỆC
- NHẬT KÝ CÔNG VIỆC
- BÁO CÁO CÔNG VIỆC
Dịch vụ viết thuê Học Kỳ Doanh Nghiệp
Tùy vào từng ngành học mà các bạn sẽ viết những nội dung khác nhau, tuy nhiên có một đặc điểm chung đó là Học Kỳ Doanh Nghiệp này chú trọng vào vấn đề công việc, mà sinh viên thực tập tại doanh nghiệp mô tả lại chi tiết những công việc đó trong các cuốn báo cáo các bạn phải làm. Dưới đây sẽ là một mẫu hướng dẫn Học Kỳ Doanh Nghiệp của ngành Nhà Hàng – Khách Sạn của trường đại học Kinh Tế UEH được mình chia sẻ trên đây.
Và còn một số ngành Học Kỳ Doanh Nghiệp sau đây:
- Học kỳ doanh nghiệp Quản trị kinh doanh
- Học kỳ doanh nghiệp Kế toán
- Học kỳ doanh nghiệp Tài chính ngân hàng
- Học kỳ doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp
- Học kỳ doanh nghiệp Kinh doanh quốc tế
- Học kỳ doanh nghiệp Ngành Anh văn
- Học kỳ doanh nghiệp Du lịch
- Học kỳ doanh nghiệp Luật
- Học kỳ doanh nghiệp Nhà hàng – khách sạn
- Học kỳ doanh nghiệp Kinh tế đầu tư
- Học kỳ doanh nghiệp Chuyên ngành Kinh tế học
- Học kỳ doanh nghiệp Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh Nông nghiệp
- Học kỳ doanh nghiệp Chuyên ngành Quản lý Nguồn nhân lực
- Học kỳ doanh nghiệp Chuyên ngành Thẩm định giá
- Học kỳ doanh nghiệp Chuyên ngành Bất động sản
Các dịch vụ viết thuê môn Học kỳ doanh nghiệp UEH tại Thực Tập Tốt Nghiệp như sau:
- Viết từng bài theo yêu cầu của sinh viên
- Viết Combo 3 bài, có giảm giá
- Viết theo thông tin công ty, thông tin công việc của sinh viên cung cấp
- Viết trọn gói tất cả, kể cả xin dấu mộc công ty
- Có chỉnh sửa theo yêu cầu của giáo viên
- Nội dung hoàn chỉnh, trình bày gọn gàng đúng quy định của nhà trường.
Các bạn sinh viên có nhu cầu quan tâm đến dịch vụ thuê viết Học kỳ doanh nghiệp UEH có thể liên hệ đến Thực Tập Tốt Nghiệp SĐT/ ZALO 0934. 536. 149 Để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.
Dưới đây là Hình Thức Trình Bày Báo Cáo Học Kỳ Doanh Nghiệp
1. Cấu trúc của Báo cáo thực tập
Thứ tự các trang trong khóa luận bắt buộc sắp xếp theo trình tự sau đây:
- Trang bìa (theo mẫu)
- Trang phụ bìa (theo mẫu)
- Lời cảm ơn
- Nhận xét của cơ quan thực tập
- Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
- Mục lục
- Danh mục các từ viết tắt
- Danh mục các bảng biểu
- Danh mục các hình vẽ
- Lời mở đầu
- Nội dung báo cáo thực tập (xem phần bố cục) Các chương, Kết Luận
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục
2. Đề tài báo cáo thực tập
- Báo cáo thực tập phải làm đúng chuyên ngành, cụ thể:
- Chuyên ngành nhà hàng – khách sạn: đề tài có thể lựa chọn:
Trình bày, phân tích, đánh giá, nhận xét quy trình nghiệp vụ cụ thể tại doanh nghiệp, đơn vị thực tâp. Trên cơ sở đó đưa ra đề xuất, giải pháp giúp nâng cao quy trình, nghiệp vụ tại đơn vị thực tập. Hoặc phân tích thực trạng/tình hình quản lý chất lượng dịch vụ, hoạt động kiểm soát quá trình quản lý thu mua nguyên vật liệu, phương thức quản lý thương hiệu, phân tích thực trạng hoạt động trong chuyên ngành marketing tại doanh nghiệp tại bộ phận đơn vị thực tập.
* Lưu ý:
- – Đối với các đơn vị có sẵn quy trình không được sao chép nội dung đã được hướng dẫn quy trình làm việc của đơn vị.
- – Tất cả các báo cáo thực tập đều không có chương cơ sở lý thuyết.
3. Bố cục của Báo cáo thực tập
Lời mở đầu (0,5 điểm): trình bày lý do chọn đề tài, các hướng tiếp cận và cách giải quyết vần đề trong vòng 1 trang.
Nội dung báo cáo thực tập tối thiểu 25 trang, trang khổ A4 theo trình tự như sau:
CHƯƠNG 1: Giới thiệu tổng quan về công ty (2 điểm)
- Lĩnh vực hoạt động (0,25 điểm)
- Cơ cấu tổ chức (0,25 điểm)
- Tình hình nhân sự (0,5 điểm)
- Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh (1 điểm)
CHƯƠNG 2: Nội dung chính theo từng chủ đề báo cáo thực tập (5 điểm)
- – Nếu đề tài phân tích quy trình yêu cầu nội dung: vẽ sơ đồ quy trình theo đúng sơ đồ khối thiết kế cho một quy trình và diễn giải các bước cụ thể trong quy trình (2 điểm), phân tích quy trình theo quan điểm ý kiến cá nhân và có kết hợp số liệu minh chứng về các chỉ tiêu đo lường thang kết quả đạt được tại các bước trong quy trình (2 điểm), đánh giá ưu điểm và nhược điểm của quy trình (1 điểm).
- – Nếu đề tài phân tích thực trạng/tình hình yêu cầu nội dung: trình bày đầy đủ nội dung từng vấn đề cụ thể của chủ đề cần phân tích và phải có số liệu cập nhật hỗ trợ cho nội dung phân tích (số liệu thu thập trong thời gian tối thiểu 3 năm liền kề so với thời điểm thực tập) (2 điểm). Từ kết quả phân tích tình hình tổng thể, đưa ra phân tích chi tiết theo từng chủ đề và phải có số liệu cập nhật hỗ trợ cho nội dung phân tích (2 điểm). Đánh giá ưu và nhược điểm hoạt động tại doanh nghiệp (1 điểm) (khuyến khích sử dụng ma trận phân tích SWOT).
CHƯƠNG 3: Các giải pháp và kiến nghị (1 điểm): các giải pháp phải cụ thể và được đúc kết từ chương 2.
Kết luận (0,5 điểm): Tóm lược được toàn bộ nội dung báo cáo thực tập một cách ngắn gọn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: Chỉ bao gồm càc tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới để bàn luận trong Báo cáo thực tập
PHỤ LỤC
4. Hình thức trình bày Báo cáo thực tập
4.1. Trang bìa Báo cáo thực tập: Bìa giấy màu xanh dương + Mica (đóng kim, không được đóng lò xo)
4.2. Trình bày nội dung BCTT Báo cáo thực tập phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xoá, có đánh số trang, số bảng biểu, hình vẽ đồ thị
4.2.1. Soạn thảo văn bản
- – Font chữ: Times New Roman size 13 của Unicode (bắt buộc)
- – Mật độ chữ bình thường, không được nén hoặc kéo giãn khoảng cách giữa các chữ.
- – Cách dòng (Format/Paragaph /Line spacing): 1,2 lines
- – Dàn trang: Lề trên (top): 3 cm; Lề dưới (Bottom): 3.5 cm; Lề trái (Left): 3,5cm; Lề phải (Right): 2cm
- – Header: không ghi gì; Footer: Số trang (góc phải trang giấy)
- (Tuyệt đối không ghi tên GV hướng dẫn vào header và footer)
- – Các bảng biểu trình bày theo chiều ngang của khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang. Đánh số thứ tự hình vẽ, đồ thị, sơ đồ, bảng biểu (đặt ở giữa)
- – Báo cáo thực tập được in một mặt trên giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm) với số trang quy định: số trang tối thiểu 25 trang (không kể Lời cảm ơn, Nhận xét của giảng viên hướng dẫn, Nhận xét của cơ quan thực tập, Mục lục, Lời mở đầu, Kết luận và Phụ lục).
4.2.2. Tiểu mục
Các mục và biểu mục không đánh số La mã, chỉ đánh theo hình thức sau:
- Ví dụ: Chương 1
- 1.1
- 1.1.1
- Chương 2
- 2.1
- 2.1.1
Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục (không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo).
4.2.3. Bảng biểu – sơ đồ
- Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương.
- Ví dụ: Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3.
- Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Tài chính 1996”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo.
- Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình.
4.2.4. Viết tắt
Không lạm dụng việc viết tắt trong Báo cáo thực tập. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu Báo cáo thực tập có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu Báo cáo thực tập.
4.2.5. Tài liệu tham khảo
Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của Báo cáo thực tập. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc kết quả của đồng tác giả kể cả bảng biểu, hình vẽ, công thức, đồ thị, phương trình, ý tưởng…
Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo.
Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày với lề trái lùi vào thêm 2cm. Khi này, mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép.
Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung, Nhật…). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật… (đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết biết có thể thêm phần dịch tiếng Việt đi kèm theo mỗi tài liệu)
– Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC ghi họ tên tác giả như sau:
- + Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- + Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam. Không đảo tên lên trước họ.
- + Tài liệu không có tên tác giả: xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo Dục và Đào tạo xếp vào vần B…
– Tài liệu tham khảo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
- + Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành
- + Tên sách, luận văn hoặc báo cáo ( in nghiêng)
- + Nhà xuất bản
- + Nơi xuất bản
- + Năm xuất bản
Ví dụ: Nguyễn Văn A, Nguyên lý quản trị, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh, 2006
Nếu tài liệu tham khảo là báo cáo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách… phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
- + Tên các tác giả
- + “Tên bài báo” (đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
- + Tập (không có dấu ngăn cách)
- + (số) (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
- + Các số trang (gạch ngang giữa 2 chữ số, dấu chấm kết thúc)
- + Năm công bố
4.2.6. Phụ lục
- – Phần này bao gồm những nội dung cấn thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung Báo cáo thực tập như số liệu, biểu mẫu, chứng từ, tranh ảnh…
- – Nếu Báo cáo thực tập sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi mẫu này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến.
- – Phụ lục không được dày hơn phần chính của Báo cáo thực tập.
Một số gợi ý tên đề tài Báo cáo thực tập Ngành Nhà Hàng – Khách Sạn
- – Phân tích quy trình làm phòng khách đang ở tại khách sạn
- – Phân tích quy trình làm phòng khách đã trả tại khách sạn
- – Phân tích quy trình xử lý hàng vải tại khách sạn
- – Phân tích quy trình làm thủ tục nhận phòng cho khách lẻ tại khách sạn
- – Phân tích quy trình làm thủ tục nhận phòng cho khách đoàn tại khách sạn
- – Phân tích quy trình xử lý khủng hoảng tại bộ phận tiền sảnh của khách sạn
- – Phân tích quy trình phục vụ alacarte tại nhà hàng … của khách sạn
- – Phân tích quy trình phục vụ buffet tại nhà hàng … của khách sạn
- – Phân tích quy trình nhận đặt phòng của bộ phận kinh doanh tiếp thị tại khách sạn
- – Phân tích xu hướng đặt phòng mới tại khách sạn
- – Phân tích nguồn khách và các chiến lược tăng cường thu hút khách của khách sạn
- – Phân tích thực trạng quản lý nhân viên của khách sạn
- – Phân tích quy trình xử lý ý kiến phàn nàn của khách hàng
- – Phân tích quy trình bán gói dịch vụ của bộ phận tiếp thị kinh doanh tại khách sạn
- – Thực trạng kiểm soát chất lượng dịch vụ
- – Phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng dịch vụ lưu trú trong kinh doanh khách sạn
- – Phân tích chiến lược hoạt động Marketing gia tăng thời gian lưu trú khách sạn
- – Phân tích thực trạng và chiến lược quản lý lực lượng lao động trong khách sạn
- – Phân tích tình hình hoạt động marketing nhằm thu hút khách sử dụng dịch vụ của khách sạn
- – Thực trạng kinh doanh khối MICE tại khách sạn
Để hoàn thành môn Học kỳ doanh nghiệp bất cứ sinh viên nào cũng cần phải đầu tư thời gian để tìm kiếm công ty thực tập, đi làm tại công ty thực tập khoảng 2 tháng, dành thời gian lúc rảnh vào buổi tối để viết bài, chỉnh sửa theo các yêu cầu từ hướng dẫn. Để tiết kiệm thời gian và công sức các bạn sinh viên có thể sử dụng dịch vụ viết Học kỳ doanh nghiệp UEH tại Thực Tập Tốt Nghiệp.
Xin chúc các bạn sinh viên hoàn thành tốt môn học này, và hẹn gặp lại các bạn trên ZALO: 0934. 536. 149
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562