Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Cá Nhân

Rate this post

Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Cá Nhân theo pháp luật việt nam, để hoàn thiện được một bài báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành luật, thì việc đầu tiên các bạn sinh viên cần đó là lựa chọn những đề tài mà phù hợp với mình nhất. Có rất nhiều đề tài hay được được giáo viên hướng dẫn gợi ý, và có thể được nhiều dịch vụ tư vấn đề tài cho bạn. Và dịch vụ viết thuê thực tập nghiệp chia sẻ đến các bạn học sinh đề tài Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Cá Nhân hay.

Ngoài ra, còn rất nhiều đề tài ngành luật về tranh chấp lao động cá nhân các bạn có thể tham khảo thêm tại đây nhé.

===>>> Báo Cáo Thực Tập Về Tranh Chấp Lao Động

Mở Đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài

Tính cấp thiết của đề tài: trong cơ chế thị trường sức lao động được coi là hàng hóa đặc biệt quan trọng, và bên thường bị thiệt thòi hơn trong quan hệ lao động luôn thuộc về phía người lao động. Chính vì thế, đề ngăn ngừa tình trạng lạm dụng quá mức từ bên người sử dụng lao động như hiện nay, pháp luật Việt Nam nói chung, Luật lao động nói riêng đã có những quy định để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động và tập thể lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng lao động.

Một trong các quy định đó là chế định về việc giải quyết tranh chấp lao động tại tại Việt Nam, mà chủ yếu là tranh chấp lao động cá nhân. Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là nội dung cơ bản của pháp luật lao động, vì nhà nước Việt Nam đã nhiều lần sữa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện nay. Năm 2021 Bộ luật lao động 2019 chuẩn bị có hiệu lực thi hành để thay thế cho bộ luật lao động năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021. Năm 2004 Bộ luật tố tụng dân sự được quốc hội thông qua đã thay thế cho pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án lao động đã đưa ra một diện mạo mới đối với thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, đến 2010 Bộ luật tố tụng dân sự được sữa đổi, bổ sung. Đặc biệt ngày 25/11/2015, Bộ luật tố tụng dân sự ra đời (có hiệu lực từ 01/7/2016) với những thay đổi toàn diện trong quy định sẽ ảnh hưởng đến công tác giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

Như vậy với sự phát triển, hoàn thiện của hệ thống pháp luật lao động việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, tình hình thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động tại Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy tỷ lệ các vụ án của tòa án cấp sơ thẩm phải sửa vẫn còn tồn tại cao, một số vụ án phải kéo dài, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên không được khôi phục kịp thời. Những hạn chế đó đã gây những tác động tiêu cực đến quan hệ lao động đặc biệt là trong chế độ thị trường hiện nay, hạn chế quá trình phát triển của nền kinh tế của nước nhà. Trong quá trình sửa đổi, bổ sung toàn diện Bộ luật tố tụng dân sự hiện nay còn nhiều vấn đề cần hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án nhân dân.

Do đó, việc nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về giải quyết Tranh Chấp Lao Động cá nhân tại Việt nam trong những năm gần đây, để đề xuất những kiến nghị nhằm sửa đổi, bổ sung pháp luật về lao động nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết Tranh Chấp Lao Động tại Việt Nam, góp phần giải quyết bình ổn các mối quan hệ trong quan hệ pháp luật lao động, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động và người sử dụng lao động là việc làm có ý nghĩa quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn hiện nay. Với nhận thức như vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm mục đích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Việt Nam, giúp khôi phục một quyền và lợi ích bị xâm hại. Để đảm bảo nền kinh tế nước nhà ổn định hơn và nền kinh tế đi vào quỹ đạo để sánh vai cùng các bạn bè trên trường quốc tế

3. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng là những vấn đề lý luận về tranh chấp lao động cá nhân tại Việt Nam, các quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân.

4. Phạm vi Nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu trong Bộ luật Tố tụng Dân sự Việt Nam, Bộ luật lao động Việt Nam qua các lần sửa đổi, hoàn thiện.

4.1. Phạm vi nội dung

Báo cáo tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật lao động hiện hành liên quan đến các quy định pháp luật về giải quyết Tranh Chấp Lao Động cá nhân tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật hiện hành giải quyết Tranh Chấp Lao Động cá nhân tại Việt Nam.

4.2.Phạm vi không gian

Báo cáo được nghiên cứu tại công ty Luật Hợp Danh Danh và Cộng Sự và trụ sở của công ty được đặt trên 227 Điện Biên Phủ, phường 6, Quận 3, Tp.HCM

4.3. Phạm vi thời gian

Báo cáo được thực hiện từ ngày 01/10/2020 đến hết ngày 31/11/2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu, báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích – tổng hợp: Phương pháp này được tác giả sử dụng nhiều trong toàn tiểu luận, tập trung ở phần mở đầu và phần kết luận của tiểu luận nhằm khái quát hóa và tổng kết những vấn đề cơ bản của tiểu luận. Ngoài ra, phương pháp này còn được sử dụng trong tất cả các chương của tiểu luận nhằm rút ra những luận điểm, luận cứ của tiểu luận.

Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng phương pháp này khi tác giả đối chiếu với các quy định của pháp luật giai đoạn trước BLLĐ 2019, chủ yếu là BLLD năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành BLLD năm 2012 nhằm rút ra những điểm mới của BLLĐ 2019. Ngoài ra, để hoàn thành luận văn này, tác giả còn sử dụng các biện pháp như phân tích án thực tế.

6. Kết cấu bài báo cáo thực tập: Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Cá Nhân

Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, báo cáo gồm có 3 chương:

  • Chương 1: Tổng quan về cơ quan thực tập
  • Chương II: Những vấn đề lý luận chung về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam
  • Chương III: Thực tiễn giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thi hành các quy định pháp luật Việt Nam về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Để giúp đỡ những bạn sinh viên đang gặp rắc rối trong việc làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, bên mình có bảng giá hỗ trợ cho các bạn sinh viên.

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Lời Mở Đầu của đề tài Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Cá Nhân

  1. Tính cấp thiết của đề tài
  2. Mục đích nghiên cứu
  3. Đối tượng nghiên cứu
  4. Phạm vi nghiên cứu
  5. Phương pháp nghiên cứu
  6. Kết cấu báo cáo

Chương 1: Tổng Quan Về Cơ Quan Thực Tập

  • 1.1. Khái quát về công ty Luật Hợp Danh Danh và Cộng Sự
  • 1.1.1. Tên công ty
  • 1.1.2. Giới thiệu chung về cơ quan thực tập
  • 1.1.3. Quá trình thành lập
  • 1.1.4. Cơ cấu tổ chức
  • 1.1.5. Lĩnh vực hoạt động
  • 1.1.6. Phạm vi hoạt động
  • 1.2. Chức năng, nghĩa vụ, quyền hạn của luật sư
  • 1.2.1. Chức năng xã hội của luật sư
  • 1.2.2. Nghĩa vụ, quyền hạn của luật sư
  • 1.2.2.1. Nghĩa vụ của luật sư
  • 1.2.2.2. Quyền của luật sư
  • Kết luận chương

Chương 2: Những Vấn Đề Lý Luận Chung Về Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Cá Nhân Theo Pháp Luật Việt Nam

  • 2.1. Tổng quan chung về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam
  • 2.1.1.  Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam
  • 2.1.2. Phân loại tranh chấp lao động
  • 2.1.3. Đặc điểm tranh chấp lao động
  • 2.1.4. Ý nghĩa của quy định pháp luật về giải quyết Tranh Chấp Lao Động cá nhân
  • 2.1.5. Sự phát triển của quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
  • 2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về giải quyết Tranh Chấp Lao Động cá nhân
  • 2.2.1. Phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
  • 2.2.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
  • 2.2.3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân    
  • 2.2.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
  • 2.2.5. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
  • 2.2.5.1. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bởi hòa giải viên
  • 2.2.5.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bởi hội đồng trọng tài lao động
  • Kết luận chương

Chương 3: Thực Tiễn Vụ Việc, Và Một Số Kiến Nghị Hoàn Thiện

  • 3.1 Thực tiễn
  • 3.1 Thực trạng
  • 3.1 những hạn chế trong vụ việc trên
  • 3.2 Một số kiến nghị
  • 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân
  • 3.2.2. Nâng cao hiệu quả việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại Toà án nhân dân
  • Kết luận chương 3

Kết Luận

Trên đây là đề tài Báo Cáo Thực Tập Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Cá Nhân theo pháp luật Việt Nam, đề tài chia sẻ cho những bạn đang gặp khó khăn trong việc viết lời mở đầu, và đề cương chi tiết. Nếu như còn bạn nào đang gặp khó khăn trong việc làm bài báo cáo thực tập, và muốn được tư vấn đề tài, hỗ trợ làm đề cương và hoàn thiện bài thì liên hệ trực tiếp đến Thực tập tốt nghiệp nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo