Báo cáo thực tập Hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật

Rate this post

Dưới đây là mẫu Báo cáo thực tập Hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật dành cho các bạn đang viết Báo cáo thực tập về đề tài hoạt động marketing, đặc biệt phù hợp hơn cho các bạn đang chọn viết về Hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật. Hy vọng mẫu cơ sở lý thuyết dưới đây giúp cho các bạn sinh viên có thêm được tài liệu bổ ích khi làm bài.

Tham khảo thêm nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động Marketing tại Thuctap, thời gian tới Thuctap sẽ cập nhật thêm nhiều tài liệu hơn vì thế các bạn theo dõi Thuctap để nhận được thông tin sớm nhất nhé

Trong thời gian làm bài nếu các bạn còn thiếu tài liệu, chưa chọn được đề tài hay cần thuê viết Báo cáo thực tập, Tiểu luận, bài tập, luận văn,… thì liên hệ trực tiếp với Thuctap qua zalo ngay và luôn nha.


Phần mở đầu Báo cáo thực tập Hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật

1. Lý do chọn đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế là một cơ hội lớn để có thể thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong 8 tháng đầu năm 2016, tổng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam là 14.366 tỷ USD, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2015. Và trong số 65 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, ba quốc gia có số vốn đầu tư lớn nhất phải kể đến là Hàn Quốc (chiếm 33,4% tổng số vốn đầu tư vào Việt Nam), Singapore ( 11,6% tổng vốn đầu tư) và Nhật Bản (10,1% vốn đầu tư). Với sự đầu tư lớn như vậy từ các doanh nghiệp nước ngoài, việc học ngoại ngữ đối với lao động người Việt đang là một yêu cầu tất yếu. Bên cạnh tiếng Anh là ngôn ngữ bắt buộc dùng trong các trường Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học, nhiều bạn trẻ đã và đang tìm đến các trung tâm ngoại ngữ khác như tiếng Trung, tiếng Nhật để có thể có cơ hội việc làm tốt hơn. Với sự phát triển trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, từ năm 1992 đến nay, Việt Nam đã cử khoảng 31.000 tu nghiệp sinh sang Nhật Bản. Hiện tại, có khoảng 18.000 lao động và thực tập sinh Việt Nam trên đất nước Nhật Bản. Trong những năm gần đây, số lượng lao động (đặc biệt là điều dưỡng viên và hộ lý) và thực tập sinh liên tục tăng (từ 5.500 người năm 2009 đến 8.500 người năm 2012) đã cho thấy sức hút của thị trường Nhật Bản. Và để tồn tại và phát triển trên đất nước Nhật Bản, người lao động và thực tập sinh cần phải biết tiếng Nhật. Đó cũng là một trong những lý do khiến các trung tâm tiếng Nhật càng ngày càng phát triển tại Việt Nam, về cả lượng và chất. ( Báo cáo thực tập Hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật )

XEM THÊM: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP

Trên thị trường dạy và học tiếng Nhật hiện nay, có khoảng 80 Trung tâm dạy tiếng Nhật trên cả nước với quy mô khác nhau. Có thể thấy, sự cạnh tranh trên thị trường dạy và học tiếng Nhật khá gay gắt, khi có tới 52 Trung tâm tiếng Nhật đặt trụ sở tại Hà Nội. Nếu không có một chiến lược rõ ràng, doanh nghiệp khó có thể có chỗ đứng trên thị trường và định vị được trong tâm trí khách hàng.

Trung tâm tiếng Nhật Kosei (thuộc Công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Kosei) là một trung tâm tiếng Nhật được thành lập từ năm 2014. Tuy đã có bộ phận riêng đảm nhiệm chức năng Marketing nhưng vai trò của bộ phận này còn nhiều hạn chế. Đồng thời, bộ phận Marketing của Trung tâm mới chỉ tập trung vào các hoạt động Marketing trên môi trường Internet, được lên kế hoạch theo từng tháng mà chưa hướng tới xây dựng chương trình Marketing tổng thể và lâu dài cho Trung tâm.( Báo cáo thực tập Hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật )

Với những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt độngMarketing tại Trung tâm tiếng Nhật Kosei thuộc Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Kosei” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm làm rõ các hoạt động Marketing – Mix đang thực hiện tại Trung tâm và chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại khi thực hiện chiến lược Marketing – Mix. Từ đó, đề xuất giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện chiến lược Marketing – Mix tại Trung tâm tiếng Nhật Kosei.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện với 3 nhiệm vụ:
– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Marketing trong lĩnh vực giáo dục.
– Phân tích thực trạng của hoạt động Marketing – Mix tại Trung tâm tiếng Nhật Kosei.
– Đề xuất giải pháp Marketing – Mix.

XEM THÊM: KHO 999+ TÀI LIỆU BÁO CÁO THỰC TẬP

3. Câu hỏi nghiên cứu

Chuyên đề tập trung nghiên cứu để trả lời các câu hỏi sau:
– Căn cứ nào để vận dụng Marketing dịch vụ vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo? Bản chất, nội dung của Marketing trong lĩnh vực giáo dục.
– Thực trạng của hoạt động Marketing – Mix tại Trung tâm tiếng Nhật Kosei là gì?
– Làm gì để khắc phục những hạn chế còn tồn tại về các chính sách/công cụ Marketing – Mix tại Trung tâm tiếng Nhật Kosei?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Cơ sở lý luận và thực tiễn của chiến lược Marketing – Mix tại Trung tâm tiếng Nhật Kosei.
Phạm vị nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động Marketing của Trung tâm tiếng Nhật Kosei trong 3 năm 2014, 2015, 2016.
Thời gian nghiên cứu: 3 tháng (từ 9/2016-11/2016).( Báo cáo thực tập Hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật )
Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu các hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật Kosei.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp dự kiến cần thu thập:
Loại dữ liệu Nguồn cung cấp
Các tài liệu về Marketing, Marketing dịch vụ, Marketing trong lĩnh vực giáo dục. Sách, báo, tạp chí khoa học và Internet.
Các thông tin về môi trường phục vụ cho việc phân tích môi trường Marketing của Trung tâm tiếng Nhật Kosei. Phòng Marketing của Trung tâm tiếng Nhật Kosei, các ấn phẩm của các Bộ, Ban, Ngành có liên quan.
Thông tin về cơ sở thực tập, hoạt động kinh doanh của cơ sở thực tập Các phòng, ban trong công ty.
Website của công ty.
Khảo sát mức độ hài lòng của học viên đang theo học tại Trung tâm đối với các khóa học, chất lượng giáo viên, đội ngũ nhân viên phục vụ,… Phiếu khảo sát mức độ hài lòng của các học viên tại Trung tâm, được thực hiện sau mỗi khóa học.

Dữ liệu sơ cấp cần thu thập:
Loại dữ liệu Phương pháp thu thập dữ liệu
Các hoạt động Marketing – Mix tại Trung tâm tiếng Nhật Kosei. Phương pháp quan sát: Thực hiện trong quá trình thực tập tại Trung tâm.

Phương pháp phân tích dữ liệu

Các dữ liệu sẽ được tổng hợp và so sánh qua từng năm nhằm rút ra kết luận.

XEM THÊM: MẪU LÀM BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP ĐIỂM CAO

6. Tổng quan tình hình nghiên cứu

Hiện nay, liên quan đến Marketing trong lĩnh vực giáo dục có một số đề tài, bài báo khoa học như:
Lê Quang Hiếu, 2015, đề tài “Các công cụ marketing dịch vụ giáo dục đại học của trường đại học địa phương (ĐHĐP) tại Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh (Marketing), ĐH Kinh tế Quốc dân. Luận án đã xây dựng khái niệm “Trường đại học địa phương (ĐHĐP) ở Việt Nam” và làm rõ các giải pháp hoàn thiện các công cụ marketing dịch vụ giáo dục đại học.
Nguyễn Thị Thanh Ngân, 2013, đề tài “Hoàn thiện hoạt động Marketing tại Truờng Cao đẳng Thương Mại và Du Lịch” Luận văn Thạc sĩ kinh tế Quản trị kinh doanh, ĐH Bách Khoa Hà Nội. Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động Marketing – Mix tại Trường Cao đăng Thương Mại và Du lịch Hà Nội, và đề xuất giải pháp để hoàn thiện hoạt động Marketing của Trường.( Báo cáo thực tập Hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật )

Trần Huyền Trang, 2012, đề tài “Hoạt động Marketing của tổ chức giáo dục và đào tạo Apolo Việt Nam tại miền Bắc”, Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, trường Học viện công nghệ Bưu chính Viễn thông. Đề tài đã tổng hợp những vấn đề cơ bản về Marketing dịch vụ, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Đồng thời, luận văn cũng đã phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đạo tạo của Trung tâm tiếng Anh Apollo miền Bắc làm căn cứ đề xuất các biện pháp Marketing nhằm thúc đẩy hoạt động giáo dục đào tạo tại Trung tâm này.

Lê Văn Quang, 2015, bài báo “Ứng dụng Marketing giáo dục trong các trường đại học của Việt Nam” đăng trên Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 159 (tháng 8/2015). Bài báo đã khái quát khái niệm về Marketing giáo dục và các công cụ Marketing – Mix trong lĩnh vực giáo dục. Bài báo cũng đã nêu ra các biện pháp làm thế nào để phát triển hoạt động Marketing của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giáo dục tại Việt Nam.

Tuy nhiên, các đề tài, bài báo khoa học trên mới chỉ nghiên cứu trong một phạm vi nhất định, trong một doanh nghiệp cụ thể hoặc chung chung cho phần lớn các doanh nghiệp nên khó có thể áp dụng vào trường hợp của Trung tâm tiếng Nhật Kosei.

Báo cáo thực tập Hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật
Báo cáo thực tập Hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật

Đề cương Báo cáo thực tập Hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3. Câu hỏi nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu
7. Cấu trúc của chuyên đề( Báo cáo thực tập Hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật )
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MARKETING DỊCH VỤ GIÁO DỤC
1.1. Marketing trong lĩnh vực giáo dục và đặc điểm của Marketing trong lĩnh vực giáo dục
1.1.1. Khái niệm Marketing trong lĩnh vực giáo dục
1.1.2. Đặc điểm của Marketing trong lĩnh vực giáo dục
1.2. Các công cụ Marketing – Mix trong lĩnh vực giáo dục
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
2.1. Giới thiệu về Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kosei
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.2. Nguồn lực của Trung tâm tiếng Nhật Kosei
2.2. Môi trường Marketing
2.2.1. Môi trường vĩ mô
2.2.2. Môi trường vi mô

XEM THÊM: TRỌN BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP MARKETING

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI TRUNG TÂM TIẾNG NHẬT KOSEI
3.1. Chiến lược Marketing của doanh nghiệp
3.1.1. Chiến lược thị trường mục tiêu
3.1.2. Định vị
3.1.3. Kết quả kinh doanh
3.2. Thực trạng các chính sách Marketing – Mix của Trung tâm tiếng Nhật Kosei
3.2.1. Sản phẩm
3.2.2. Giá
3.2.3. Phân phối
3.2.4. Xúc tiến hỗn hợp
3.2.5. Quy trình dịch vụ
3.2.6. Môi trường vật chất trong cung ứng dịch vụ
3.2.7. Quản lý yếu tố con người( Báo cáo thực tập Hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật )
CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING
4.1. Chiến lược Marketing mục tiêu
4.2. Hoàn thiện các giải pháp Marketing – Mix (7Ps)
4.2.1. Sản phẩm
4.2.2. Giá
4.2.3. Phân phối
4.2.4. Xúc tiến hỗn hợp
4.2.5. Quy trình cung ứng dịch vụ
4.2.6. Môi trường dịch vụ
4.2.7. Quản lý yếu tố con người

PHẦN KẾT LUẬN

DOWNLOAD


Trên đây là mẫu Báo cáo thực tập Hoạt động Marketing tại Trung tâm tiếng Nhật được tham khảo từ báo báo cáo tốt nghiệp điểm cao của sinh viên khóa trước chuyên ngành Marketing, các bạn có thể dùng tham khảo khi viết bài tốt nghiệp của mình.

Nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình thực tập và làm bài, các bạn có thể liên hệ với Thuctap để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói công ty qua zalo ngay và luôn nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo