Hình như bạn đang tìm Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Giày Bình Định? Bài viết sau đây mình sẽ chia sẻ đến cho các bạn sinh viên một bài báo cáo hoàn toàn hữu ích cho nên các bạn hãy cùng mình xem và tham khảo nhé. Nguồn tài liệu mình đã tiến hành triển khai như là quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần giày bình định,đặc điểm tổ chức cơ cấu bộ máy của công ty,cơ cấu tổ chức sản xuất công ty,báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê báo cáo với đa dạng các đề tài và các ngành nghề phổ biến nhất hiện nay, nếu như bạn đang có nhu cầu cần viết thuê một bài báo cáo thì đừng chần chừ nữa mà ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ nhận viết thuê báo cáo thực tập của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.
1.Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Giày Bình Định
1.1.Thông tin chung về Công ty Cổ Phần Giày Bình Định:
– Tên công ty : Công Ty Cổ Phần Giày Bình Định.
– Tên viết tắt : BDFC.
– Tên giao dịch :BinhdinhFootwear Joint–Stock Company.
– Địa chỉ : 40 Tháp Đôi – Quy Nhơn – Bình Định.
– Cơ sở trực thuộc : Khu công nghiệp Phú Tài.
– Điện thoại : 0563 941071 – 0563 941065.
– Fax : 0563 841292.
– Email : bdr@.dng.vnn.vn.
– Website : www.bdfc.com.vn.
– Văn phòng đại diện : 131/17/9 Nguyễn Cữu Đàm, Phường Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh.
– Số điện thoại : 086 2673346.
1.2: Quá trình hình thành và phát triển:
Qua 45 năm kể từ khi chính thức thành lập (1976 – 2021), Công ty Cổ Phần Giày Bình Định đã trải qua rất nhiều thăng trầm để có được chỗ đứng trên thị trường như ngày hôm nay.
Xuất phát từ xưởng đắp lốp ô tô Kim Ngọc, một cơ sở tư nhân trước đây. Sau ngày giải phóng, tháng 06/1976 thi hành Quyết định số 204 của UBND tỉnh Nghĩa Bình, xưởng đắp lốp được chính thức tiếp thu cải tạo đi vào hoạt động hợp doanh. Đến năm 1984 nhận thức được chính sách của Nhà nước, chủ cũ đã tình nguyện viết đơn trình bày từ đó trở thành doanh nghiệp quốc doanh.
Ngày 15/05/1984 theo quyết định số 765/QĐ-UB của UBND tỉnh Nghĩa Bình đổi tên thành Nhà máy Cao su Quy Nhơn là một doanh nghiệp quốc doanh, đủ tư cách pháp nhân, có nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng cao su phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Ngày 25/08/1988 để phù hợp với quy mô phát triển của doanh nghiệp, UBND tỉnh Nghĩa Bình ra quyết định số 1492/QĐ-UB đổi tên doanh nghiệp thành Xí nghiệp liên hợp cao su Bình Định, bao gồm 3 đơn vị trực thuộc:
- Nhà máy Cao Su Quy Nhơn:
Có trụ sở chính tại 40 Tháp Đôi – Quy Nhơn – Bình Định. Nhà máy được thành lập ngày 17/01/1976, thực hiện hoạch toán kinh tế độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ. Nhiệm vụ sản xuất các mặt hàng cao su phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
- Xí nghiệp Cao Su Nghĩa Bình – Ratanakiri (Campuchia):
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Giày Bình Định được thành lập năm 1985 theo hiệp định được ký kết giữa 2 tỉnh Bình Định và Katanakiri, do Nhà nước Việt Nam và Campuchia phê chuẩn với thời hạn 10 năm. Đây là thành viên hạch toán kinh tế nội bộ có tư cách pháp nhân đầy đủ. Nhiệm vụ chủ yếu của xí nghiệp là chế biến cao su mủ cốm.
- Xí nghiệp khai thác mủ cao su Nghĩa Bình – Katanakiri:
Được thành lập năm 1988 với nhiệm vụ khai thác mủ cao su nhằm phục vụ cho nhu cầu chế biến ngày càng tăng. Đây cũng là thành viên hạch toán kinh tế nội bộ có tư cách pháp nhân đầy đủ.
Thực hiện Nghị quyết số 388/HĐBT ban hành ngày 20/11/1991 và Nghị định sửa đổi bổ sung 150/HĐBT ra ngày 07/05/1992.
Ngày 31/12/1992 UBND tỉnh Bình Định ra Quyết định số 2697/QĐ-UB thành lập lại Xí nghiệp cao su thành doanh nghiệp nhà nước với tổng số vốn ban đầu thành lập là 2.540.591.000 đồng.
Trong đó: Vốn cố định : 1.623.759.000 đồng.
Vốn lưu động : 764.816.000 đồng.
Vốn đầu tư XDCB : 152.016.000 đồng.
Đi lên từ một cơ sở đắp lốp ô tô tư nhân, với mặt bằng ban đầu nhỏ hẹp với 240 m2, giá trị tài sản đưa vào hợp doanh ít ỏi 171.109,33 đồng và lực lượng lao động thủ công chỉ có 12 người, nên trong quá trình phấn đấu cho sự tồn tại và phát triển của Công ty gặp không ít khó khăn, thách thức. Tuy nhiên Công ty không chịu dừng lại ở một số sản phẩm như đắp lốp các loại, đắp lốp xe đạp…với một số thiết bị cũ kỹ lạc hậu, không đồng bộ mà còn mạnh dạn đầu tư để mở rộng năng lực sản xuất, mở rộng nhà xưởng, trang bị hệ thống máy móc hiện đại, nhiều sản phẩm mới liên tục ra đời như: tấm lợp bằng cao su, cao su mủ cốm…Đặc biệt là sự chuyển hướng sang các mặt hàng giày, dép xuất khẩu. Đây là mặt hàng mà các nước trên thế giới có nhu cầu sử dụng lớn, giải quyết được việc làm cho nhiều lao động. Với số vốn tích lũy được qua các năm Công ty đã tiến hành nhập hai dây chuyền máy may công nghiệp của Nhật Bản và cũng từ đây mặt hàng giày dép của Công ty có mặt trên thị trường các nước.
- Giai đoạn từ năm 1986 đến 1995
Đây là giai đoạn đầu tư mở rộng, phát triển từ cơ sở ban đầu 240m2 đến nay doanh nghiệp có hai cơ sở khang trang, bề thế:
- Cở sở 1 tại Tháp Đôi – Quy Nhơn với diện tích hơn 6.000m2
- Cơ sở 2 tại Khu Công nghiệp Phú Tài với diện tích khoảng 25.000m2.
Cũng trong giai đoạn này Công ty đã nhận thức tình hình kinh tế thị trường sau khi chuyển đổi từ cơ chế bao cấp với mặt hàng truyền thống là đắp lốp cao su không còn phù hợp, xăm lốp xe đạp không đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại được sản xuất tại các nhà máy có máy móc thiết bị công nghệ mới như: Sao Vàng, Hooc Môn… Đồng thời đến năm 1993-1994 Công ty cũng hết thời hạn liên doanh với tỉnh bạn Ratanakiri- Campuchia.
- Giai đoạn từ năm 1996 đến nay:
Giai đoạn này Công ty tập trung đầu tư máy móc thiết bị đồng bộ, chuyên dùng cho từng phân xưởng nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất giày dép xuất khẩu sang thị trường EU, với năng lực sản xuất trên 3 triệu sản phẩm giày dép các loại và hơn 300.000 giày nữ cao cấp, lực lượng lao động hiện tại gần 1.500 CB CNV.
Để phù hợp với mô hình sản xuất và quản lý cũng như đặc điểm ngành hàng kinh doanh, ngày 05/06/2002 theo Quyết định số 1919/QĐ-UB của UBND tỉnh Bình Định Xí nghiệp liên hiệp cao su Bình Định đổi tên thành Công ty Giày Bình Định.
Không nằm ngoài chính sách cổ phần hóa của Nhà nước, vào ngày 03/08/2005 theo Quyết định số 1919/QĐ-UB của UBND tỉnh Bình Định, Công ty Giày Bình Định đổi tên thành Công ty Cổ Phần Giày Bình Định chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/2006.
2.Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty:
2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ Phần Giày Bình Định:
é Tổng số lao động toàn công ty : 1.460 người.
Trong đó:
– Hội đồng quản trị : 06 người.
+ Ban kiểm soát : 03 người.
+ Ban giám đốc : 03 người.
– Các phòng chức năng : 40 người.
– Các bộ phận trực thuộc : 1.414 người
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy Công ty Cổ Phần Giày Bình Định:

Ghi chú:
: Quan hệ trực tuyến.
: Quan hệ chức năng.
: Quan hệ kiểm soát.
2.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Hiện nay tồn tại nhiều mô hình tổ chức bộ máy quản lý cho một doanh nghiệp, ứng với từng mô hình có những hạn chế và lợi thế riêng. Để phù hợp với trình độ lao động, công nhân viên chức, đảm bảo tính rõ ràng thì Công ty áp dụng theo mô hình trực tuyến chức năng, một mô hình mà hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam đang sử dụng.
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Giày Bình Định từ mô hình ta thấy Công ty có hai cấp quản lý: Cấp cao và cấp trung gian. Các phó giám đốc và các phòng ban chức năng có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc và hướng dẫn cho cấp dưới thực hiện các quyết định. Tương tự người đứng đầu các phòng ban có quyền chỉ đạo các công việc tại phòng ban, với việc thực hiện mô hình trên hoạt động của Công ty không bị chồng chéo và sử dụng tối đa năng lực của cán bộ công nhân viên.
ô Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua họp đại hội cổ đông.
ô Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của Công ty có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc đại hội đồng cổ đông.
ô Ban kiểm soát: Là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động quản trị kinh doanh và điều hành Công ty có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Giám sát hoạt động của Công ty, kiểm tra sổ sách tài chính, quyết toán tài chính và báo cáo với đại hội đồng cổ đông một cách chính xác, trung thực và chịu hoàn toàn trách nhiệm về đánh giá và kết luận của mình.
ô Giám đốc: Là người đại diện pháp nhân của Công ty trong mọi giao dịch, là người quản lý điều hành mọi hoạt động kinh doanh của Công ty. Hiện tại giám đốc Công ty Ông Võ Ngọc Thủy có nhiệm vụ và quyền hạn quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty trừ những vấn đề thuộc về thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
ô Phó giám đốc: Tham mưu cho giám đốc, là người giúp cho giám đốc điều hành Công ty tổ chức điều hành cấp dưới nghiêm chỉnh thực hiện chế độ báo cáo và độc quyền các văn bản đối nội, đối ngoại trong lĩnh vực công tác được phụ trách. Phó giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được phân công điều hành Công ty theo sự phân công ủy quyền của giám đốc khi đi vắng và trực tiếp điều hành phòng ban trực thuộc dưới sự quản lý của mình.
2.3.Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban:
ô Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu cho lãnh đạo về mặt quản lý nhân sự, đào tạo, tuyển dụng lao động, tiền lương, hành chính và thực hiện các chế độ chính sách cho người lao động.
ô Phòng kế toán – tài vụ: Kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế phát sinh trong Công ty, tham mưu cho lãnh đạo về quản lý tài chính, bảo toàn vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, thực hiện đầy đủ đảm bảo nguyên tắc quản lý tài chính theo điều lệ.
ô Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, lập kế hoạch thu mua vật tư kỹ thuật cho từng mã hàng, theo dõi nhập xuất vật tư, xây dựng kế hoạch giá thành cho từng mã hàng, tham mưu cho giám đốc về mức giá dự kiến.
ô Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho lãnh đạo và điều hành lĩnh vực kỹ thuật của toàn Công ty, thiết lập yêu cầu kỹ thuật sản phẩm, ban hành và giám sát thực hiện tại các phân xưởng sản xuất nhằm đạt yêu cầu đã đề ra.
ô Phòng thiết kế mẫu: thiết kế mẫu theo hợp đồng, tính toán các chi tiết xây dựng định mức để phòng kinh doanh tính toán được nhu cầu vật tư và xây dựng giá bán.
3.Cơ cấu tổ chức sản xuất của Công ty:
Các phân xưởng sản xuất: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất mà lãnh đạo cấp cao giao, đúng quy trình kỹ thuật và thời gian, hoàn thành sản phẩm hoàn chỉnh, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất trong phạm vi phân xưởng phụ trách. Ngoài ra còn có nhiệm vụ quản lý, theo dõi và điều phối lao động trong bộ phận của mình, tránh việc sử dụng lãng phí lao động, ảnh hưởng đến thu nhập của công nhân.
Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất các phân xưởng của Công ty

v Chức năng, nhiệm vụ từng phân xưởng:
ô Phân xưởng chuẩn bị: Trong quá trình sản xuất sản phẩm thì đây là phân xưởng thực hiện công việc đầu tiên theo lệnh sản xuất của ban điều độ phân xưởng trực tiếp nhận nguyên liệu tại kho gồm: vật tư làm quai, làm đế…
+ Phân xưởng chuẩn bị quai: Nhận vật tư làm quai, mũ rồi giao cho tổ phun theo cán tráng. Được thực hiện cán tráng rồi phun qua một lớp keo sau đó nhập kho bán thành phẩm.
+ Phân xưởng chuẩn bị đế: Nhận vật tư làm đế và trực tiếp giao cho tổ chặt tiến hành chặt theo các kích cỡ đã có sẵn ở các con dao, còn vật tư làm đế giày quai phải trải qua công đoạn cán luyện mới tiến hành cắt đế, cắt lún sau đó tiến hành nhập kho bán thành phẩm.
ô Phân xưởng may dép: Nhiệm vụ của phân xưởng này là nhận chi tiết của dép từ phân xưởng chuẩn bị, sau đó thực hiện công việc dán lại hai lớp hoặc nhiều lớp tùy theo yêu cầu của từng mã hàng và tiến hành công đoạn may, hoàn thành phần quai dép và mặt dép để bộ phận KCS kiểm tra và nhập kho thành phẩm.
ô Phân xưởng may giày: Nhận các chi tiết của phần mũ giày từ phân xưởng chuẩn bị, sau đó thực hiện công việc dán và may các chi tiết lại để thành mã giày hoàn chỉnh, may xong chuyển sang đột và tán ôzê, cuối cùng bộ phận KCS kiểm tra và nhập kho bán thành phẩm.
ô Phân xưởng gò:
+ Phân xưởng gò dép: (gò, ghép, hoàn thành sản phẩm). Nhận quai dép, mặt đế và đế dép tại kho bán thành phẩm. Tiến hành bôi keo lên quai chân mặt đế sau đó bỏ qua băng tải cho chạy vào buồng sấy để chóng khô rồi dùng phom để dán quai vào mặt đế, dùng máy đập để kết dính hai phần lại với nhau và chuyển sang bộ phận KCS để kiểm tra.
Tổ bao bì tiếp nhận các loại tem nhãn, bao bì tại kho vật tư của Công ty để tiếp tục công việc còn lại phải hoàn thành, sau khi sản phẩm đã được bộ phận KCS kiểm tra thì sản phẩm được đựng vào bì nilông để đóng vào các thùng carton.
+ Phân xưởng gò giày nữ: (gò ghép hoàn thành sản phẩm) Trực tiếp nhận đế và mũ giày tại kho bán thành phẩm. Đầu tiên bôi keo, sấy khô chuyển sang dùng máy để gò phần mũ giày, tiếp theo chuyển sang phần gò gót, gò hông và lại bôi keo, sấy khô để tiến hành ghép đế dán bán và đưa vào lưu hóa. Sau khi lưu hóa xong bộ phận KCS tiến hành kiểm tra để chuyển sang bộ phận bao bì, dán tem nhãn, đóng thùng nhập kho.
+ Phân xưởng gò giày vải: Nhận đế và mũ giày tại kho bán thành phẩm sau đó bôi keo, sấy khô để tiến hành ghép dán bán và cuối cùng đưa vào lưu hóa, bộ phận KCS tiến hành kiểm tra và chuyển sang bộ phận bao bì dán tem, nhãn đóng thùng nhập kho thành phẩm.
ô Tổ thêu: Thêu các văn hoa lên sản phẩm.
ô Tổ in: Có nhiệm vụ in bao bì và nhãn mác.
4.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế nước ta nói chung và ngành công nghiệp nói riêng, Công ty Cổ Phần Giày Bình Định đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự phát triển đất nước và ngân sách Nhà nước. Điều đó được thực hiện thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ 2018 đến 2020.
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động của công ty trong 3 năm 2018-2020
Đơn vị tính: triệu đồng , %
Nội dung | 2018 | 2019 | 2020 | 2019/2018 | 2020/2019 | ||
Tuyệt đối | Tương đối % | Tuyệt đối | Tương đối % | ||||
Doanh thu | 78.569.962.413 | 172.564.935.101 | 181.629.056.959 | 93.994.
972.688 |
119,63% | 9.064.121.858 | 5,25% |
Chi phí | 75.607.530.869 | 168.094.011.851 | 170.112.059.320 | 92.486.
480.982 |
122,32% | 2.018.047.469 | 1,20% |
Lợi nhuận | 2.962.431.
544 |
4.470.923.
250 |
11.516.997.
639 |
1.508.
491.706 |
50,92% | 7.046.074.389 | 157,59% |
(Nguồn: Phòng kế toán)
ª Doanh thu:
Tổng doanh thu của doanh nghiệp hình thành từ ba loại: doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác. Sự chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần ngày càng chứng tỏ hướng đi đúng đắn, doanh thu thuần tăng dần theo các năm, tốc độ tăng doanh thu khá đều, mức tăng cũng tương đối cao. Năm 2018, tổng doanh thu đạt 78.569.962.413 đồng. Năm 2019, tổng doanh thu: 172.564.935.101 đồng tăng 119,63% so với năm 2018. Năm 2020, doanh thu đạt 181.629.056.959 đồng tăng 5,25% so với năm 2019.
Nhìn chung, doanh thu của doanh nghiệp tăng đều qua các năm nhờ sự tăng trưởng đều đặn của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, còn doanh thu từ hoạt động tài chính và thu nhập khác chiếm tỷ lệ nhỏ.
ª Chi phí:
Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Giày Bình Định tổng chi phí của doanh nghiệp qua các năm tương đối lớn và tăng khá cao. Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy tất cả các khoản mục hình thành nên tổng chi phí đều tăng, trong đó giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng tương đối cao. Chỉ có chi phí bán hàng giảm nhưng mức giảm không đáng kể.
Năm 2018, tổng chi phí: 75.607.530.869 đồng, trong khi đó doanh thu là 78.569.962.413 đồng. Như vậy chi phí chiếm tỷ lệ khá cao trong doanh thu. Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Năm 2020, tốc độ chi phí tăng chi phí cao gấp hai lần vì trong giai đoạn này Công ty tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất, đặc biệt ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng làm cho tổng chi phí của doanh nghiệp tăng cao.
Mặc dù tổng chi phí tăng cao qua các năm nhưng tốc độ tăng chi phí vẫn thấp hơn tốc độ tăng doanh thu. Điều này cho thấy Công ty đã lựa chọn được hướng đi đúng đắn, và chứng tỏ doanh nghiệp cũng đã thực hiện ngày càng có hiệu quả các biện pháp tiết kiệm chi phí hạ thấp giá thành sản phẩm. Tuy nhiên mức chênh lệch giữa doanh thu và chi phí không cao do đó Công ty cần phải có những biện pháp tích cực hơn nhằm giảm chi phí để gia tăng lợi nhuận.
ª Lợi nhuận
Trong suốt quá trình hoạt động của mình Công ty Cổ Phần Giày Bình Định đã có những bước tiến mạnh mẽ. Lợi nhuận của Công ty qua các năm có xu hướng tăng lên với tỷ lệ cao.
Năm 2018, lợi nhuận 2.962.431.544 đồng. Năm 2019, lợi nhuận đạt 4.470.923.250 đồng tăng 50,92% so với năm 2018. Năm 2020 lợi nhuận là 11.516.997.639 đồng, tăng 157,59% một sự tăng trưởng vượt bậc.
Sự gia tăng liên tục của lợi nhuận chứng tỏ Công ty kinh doanh có hiệu quả, đều đặn tạo ra thu nhập cho người lao động. Công ty làm ăn có lãi tạo động lực lớn cho toàn nhân viên của Công ty, đồng thời tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc và dây chuyền hiện đại, nâng cấp nhà xưởng, mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời đầu tư phát triển thêm những ngành nghề mới.
Ở nội dung đã tóm tắt sơ lược hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Giày Bình Định, cũng như tình hình hoạt động của Công ty 3 năm gần đây.
Là một trong những công ty sản xuất và phân phối giày đầu tiên tại Việt Nam và khu vực miền Trung. Công ty Cổ phần Giày Bình Định đã tạo được niềm tin, uy tín được nhiều đối tác lớn tin tưởng đối với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, dày dặn kinh nghiệm và hoàn thành tốt công việc trong mọi tình huống xảy ra. Nguồn nhân lực được tuyển chọn là những người có kinh nghiệm và tay nghề tầm trung. Được đào tạo chuyên nghiệp từ cơ bản đến nâng cao theo nhiệm vụ của từng phòng ban. Đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất.
Bên cạnh sự thành công của công ty không thể thiếu những công sức, công lao to lớn của Giám đốc Trần Văn Khiêm. Với sự lãnh đạo dẫn dắt tài tình của ông đã đưa Công ty vươn xa hơn nữa trong ngành sản xuất và phân phối da-giày không chỉ ở trong nước mà còn ở quốc tế.
Bài viết trên đây là bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Cổ Phần Giày Bình Định là toàn bộ nguồn tài liệu mà mình đã liệt kê và đồng thời triển khai đến cho các bạn cùng xem và theo dõi. Nếu như trong suốt quá trình mình triển khai nguồn tài liệu trên đây chưa đủ để làm bạn hài lòng thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ nhận viết thuê báo cáo thực tập của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562