Tải Free Báo Cáo Thực Tập Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo

5/5 - (70 bình chọn)

Báo Cáo Thực Tập Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo sẽ là bài báo cáo hoàn toàn hữu ích mà ngày hôm nay mình muốn chia sẻ và giới thiệu đến cho các bạn sinh viên cùng xem và tham khảo, nội dung nguồn tài liệu mình đã triển khai bao gồm như là chức năng sở giáo dục và đào tạo, nhiệm vụ quyền hạn sở giáo dục và đào tạo,cơ cấu tổ chức sở giáo dục và đào tạo,sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy sở giáo dục và đào tạo tỉnh bình dương,thủ tục hành chính tại sở giáo dục và đào tạo bình dương,thời gian làm việc… Hy vọng nguồn tài liệu này sẽ mang đến cho bạn thật nhiều thông tin hữu ích để bạn có thể tiến hành triển khai bài báo cáo thực tập của mình. 

 Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê báo cáo với đa dạng các đề tài phổ biến nhất hiện nay, cho nên nếu như bạn đang gặp trục trặc trong vấn đề làm bài báo cáo thì không sao cả ngay bây giờ đây hãy tìm đến dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

1. Chức năng Sở Giáo Dục Và Đào Tạo

Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bao gồm: mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục và đào tạo, tiêu chuẩn nhà giáo và tiêu chuẩn cán bộ quản lý giáo dục; tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em, quy chế thi cử và cấp văn bằng, chứng chỉ; bảo đảm chất lượng giáo dục và đào tạo.

2. Nhiệm vụ, quyền hạn Sở Giáo Dục Và Đào Tạo

  1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
  2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
  3. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình và các nội dung khác về giáo dục và đào tạo sau khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
  4. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ đối với.
  5. Quyết định mở ngành đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp đối với các trường trung cấp chuyên nghiệp trực thuộc Sở theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo.
  6. Báo Cáo Thực Tập Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo quyết định cho phép hoạt động giáo dục, đình chỉ hoạt động giáo dục các cơ sở giáo dục.
  7. Hướng dẫn, xây dựng và tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của các cơ sở giáo dục .
  8. Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học – công nghệ tiên tiến trong giáo dục; tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương; quản lý công tác nghiên cứu khoa học – công nghệ trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ được giao.
  9. Tổ chức xây dựng, nhân điển hình tiên tiến và thực hiện công tác thi đua, khen thưởng về giáo dục trên địa bàn tỉnh.
  10. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục; hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi Chính phủ trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật.

XEM THÊM :  Nhận Viết Thuê Báo Cáo Tốt Nghiệp 

  1. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định các điều kiện, tiêu chuẩn để cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư về giáo dục; cấp, thu hồi giấy phép hoạt động; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo .
  2. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước, thống kê, tổng hợp các tổ chức dịch vụ đưa người đi du học tự túc ngoài nước theo quy định của pháp luật; kiểm tra hoạt động của tổ chức này theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và của pháp luật.
  3. Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế về lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
  4. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về xã hội hóa giáo dục; huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn.
  5. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, các phòng chuyên môn và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở; quyết định bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật, nghỉ hưu và thực hiện chế độ, chính sách .
  6. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cụ thể hóa các tiêu chuẩn, định mức kinh phí giáo dục điạ phương; hướng dẫn xây dựng và lập dự toán ngân sách giáo dục hàng năm tạo.
  7. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện kiểm tra việc tuân thủ pháp luật về giáo dục trong việc bảo đảm các điều kiện thành lập trường, hoạt động giáo dục, các điều kiện mở ngành đào tạo, công khai chất lượng giáo dục, điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục.
  8. Chủ trì hướng dẫn các cơ sở giáo dục xác định vị trí việc làm, số người làm việc; tổng hợp vị trí làm, số người làm việc của các cơ sở giáo dục, phối hợp với Sở Nội vụ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt danh mục vị trí việc làm, số người làm việc của các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn toàn tỉnh.
  9. Thực hiện cải cách hành chính, công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có liên quan đến giáo dục và xử lý vi phạm theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
  10. Thực hiện thống kê, thông tin, báo cáo định kỳ và hàng năm, báo cáo đột xuất về tỏ chức và tình hình hoạt động giáo dục của địa phương với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ giáo dục và Đào tạo.
  11. Quản lý tài chính, tài sản, cơ sở vật chất được giao theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện những nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.

XEM THÊM : Top 3 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Tạo Động Lực Làm Việc

3. Cơ cấu tổ chức Sở Giáo Dục Và Đào Tạo

(1). Lãnh đạo Sở:

Sở giáo dục và Đào tạo có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc;

– Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Sở;

– Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công; khi Giám đốc Sở vắng mặt, một phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy quyền điều hành các hoạt động của Sở;.

(2). Cơ cấu tổ chức thuộc Sở và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:

  1. Các phòng ban chức năng, gồm:

– Văn phòng;

– Thanh tra;

– Phòng Tổ chức cán bộ;

– Phòng Kế hoạch – Tài chính;

– Phòng Giáo dục mầm non;

– Phòng Giáo dục Tiểu học;

– Phòng Giáo dục Trung học;

– Phòng Giáo dục chuyên nghiệp và Thường xuyên;

– Phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục;

– Phòng Giáo dục dân tộc và công tác học sinh sinh viên.

  1. Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở:

– Trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương;

– Trường Trung cấp Kinh tế – Kỹ thuật Bình Dương;

– Các trường Trung học phổ thông;

– Các trường Phổ thông Dân tộc nội trú;

– Trường Phổ thông có nhiều cấp học, trong đó có cấp học Trung học phổ thông;

– Các Trung tâm GDTX – HNDN huyện, thị, xã, thành phố;

– Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Bình Dương;

– Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học tỉnh Bình Dương;

– Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp – Hướng nghiệp tỉnh Bình Dương;

– Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh Bình Dương  

4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Dương

Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Tỉnh Bình Dương
Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Tỉnh Bình Dương

 Quan hệ chỉ đạo, điều hành.

5. Thủ tục hành chính tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo Bình Dương

Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính trực thuộc Văn phòng Sở, do Chánh văn phòng làm trưởng Bộ phận (có con dấu riêng), các CB, CC do Sở điều động từ các phòng ban chuyên môn có liên quan tới lĩnh vực hành chính và chịu sự quản lý trực tiếp của Văn phòng Sở. 

5.1 Mối quan hệ phối hợp giữa Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả với các phòng ban chuyên môn

 Bộ phận “một cửa” của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bình Dươngcó mối quan hệ mật thiết đối với HĐND và UBND tỉnh và các phòng ban chuyên môn trong việc phối hợp hoạt động giải quyết hồ sơ hành chính cho công dân, tổ chức. Để Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả có thể hoạt động được theo đúng quy định của luật pháp, đòi hỏi phải có sự phối hợp với các bộ phận khác trong Sở và phải có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của lãnh đạo. Cụ thể là :

 (1). Lãnh đạo Văn phòng Sở phụ trách Bộ phận có nhiệm vụ:

– Quản lý thời gian làm việc hàng ngày của CB, CC thuộc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ;

Báo Cáo Thực Tập Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo nắm hình hình tiếp nhận, giải quyết, trả hồ sơ của CB, CC thuộc Bộ phận; kết hợp với các Trưởng phòng, ban chuyên môn kịp thời giải quyết những vấn đề vướng mắc xảy ra, đặc biệt là những hồ sơ thuộc trách nhiệm giải quyết của nhiều phòng, ban liên quan.

– Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành Quy chế, Nội quy Bộ phận ; chấn chỉnh về tác phong, lề lối làm việc của CB, CC; kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong quá trình giao dịch, giải quyết công việc đối với công dân.

– Nhận xét, đánh giá đối với CB, CC được Sở điều động từ các phòng, ban chuyên môn đến theo Pháp lệnh CB, CC. Báo cáo Lãnh đạo Sở xem xét, xử lý đối với những CB, CC không thực hiện đúng nội quy, quy chế hoạt động của Bộ phận.

– Báo cáo với Lãnh đạo Sở theo định kỳ tháng, quý, năm về tình hình và kết quả thực hiện công tác của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính. Xây dựng kế hoạch công tác, đồng thời đề xuất với Lãnh đạo Sở các vấn đề có liên quan, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả

 (2). Các phòng, ban chuyên môn có liên quan có nhiệm vụ phối hợp với Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả như sau :

– Vào sổ theo dõi, cập nhật các hồ sơ đã được ký và đóng dấu xác nhận, do Bộ phận tiếp nhận và trả kết của của các cơ quan chuyển đến.

– Trưởng các phòng, ban chuyên môn liên quan có trách nhiệm phân công CB, CC xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định – Nếu hồ sơ không giải quyết được, hoặc cần phải xem xét lại thì phòng chuyên môn phải có văn bản gửi về Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả để trả lời công dân.

– Các phòng, ban chuyên môn không trực tiếp nhận hồ sơ thuộc các lĩnh vực giải quyết theo cơ chế “một cửa” của khách hàng. Hồ sơ không có chữ ký xác nhận của trưởng Bộ phận và không có dấu của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở, được coi là hồ sơ không hợp lệ.

Báo Cáo Thực Tập Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo hồ sơ liên quan đến nhiều phòng, ban chuyên môn thì Trưởng phòng, ban chuyên môn chịu trách nhiệm chính phải phối hợp với các phòng chuyên môn khác để cùng giải quyết.

– Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho các CB, CC được phân công làm việc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính của Sở.

(3). Trưởng Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ hành chính

– Quản lý thời gian làm việc của CB, CC thuộc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo lịch phân công.

– Theo dõi, nắm tình hình và trực tiếp kiểm tra, kiểm soát toàn bộ việc tiếp nhận và trả kết quả theo lịch phân công.

– Trực tiếp cùng với công chức tiếp nhận hồ sơ giải thích, hướng dẫn quy trình thủ tục, điều kiện giải quyết đối với những hồ sơ phức tạp.

– Kiểm tra đôn đốc, chấn chỉnh kịp thời những sai sót trong quá trình làm việc của CB,CC trong việc tiếp nhận, xử lý và trả kết quả cũng như việc giao tiếp với tổ chức, công dân.

– Ký các văn bản đề nghị các phòng ban chuyên môn, các đơn vị trực thuộc thực hiện các nội dung, thủ tục xác minh, cho ý kiến để bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định và ký các văn bản khác được Lãnh đạo Sở ủy quyền.

– Trực tiếp xin ý kiến Lãnh đạo Sở giải quyêt đối với những hồ sơ công việc phức tạp, hoặc có những ý kiến chưa thống nhất trong giải quyết một công việc cụ thể giữa các phòng ban chuyên môn có liên quan.

– Báo cáo Lãnh đạo Sở về tình hình thực hiện công tác của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả bằng văn bản theo định kỳ hàng tháng, quý năm, đột xuất.

– Đề nghị các Thủ trưởng phòng ban chuyên môn thuộc Sở, các đơn vị trực thuộc thực hiện các nghiệp vụ, xác minh, kiểm tra, kết luận, cho ý kiến… trong việc giải quyết các hồ sơ hành chính tại địa phương.

– Kiểm tra, đôn đốc các cơ quan chuyên môn, các đơn vị trực thuộc thực hiện các công việc mà tổ chức, công dân yêu cầu trong thời gian hạn định.

– Đề nghị Lãnh đạo Sở khen thưởng hoặc có kỷ luật CB, CC trong Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo quy định của pháp luật.

(4). CB, CC tiếp nhận và trả kết quả

– Trực tiếp kiểm tra, xem xét các yêu cầu của tổ chức và công dân để bổ sung hoàn chỉnh.

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ các thủ tục theo quy định thì tiếp nhận.

+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức, công dân bổ sung, hoàn chỉnh.

+ Trường hợp yêu cầu của tổ chức, công dân không thuộc thẩm quyền giải quyết hoặc không thuộc các lĩnh vực thực hiện cơ chế “một cửa” thì hướng dẫn cụ thể để tổ chức,công dân hiểu và không nhận hồ sơ.

– Lập phiếu tiếp nhận và hẹn ngày hoàn trả hồ sơ. Soạn thảo các văn bản cần thiết khác để giúp cho tổ chức, công dân hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ.

– Chuyển hồ sơ của tổ chức, công dân đến phòng chuyên môn để xử lý.

– Sau khi có kết quả từ phòng ban chuyên môn, trả kết quả giải quyết cho tổ chức, công dân theo đúng thời gian quy định.

– Đối với những hồ sơ phức tạp, khó xử lý hoặc chưa có sự thống nhất giữa các phòng ban chuyên môn liên quan, CB, CC phải chủ động báo cho Trưởng Bộ phận để xin ý kiến giải quyết.

– Thu phí và lệ phí theo quy định.

– Hàng ngày phải vào sổ theo dõi việc tiếp nhận và trả kết quả.

 Như vậy, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả và các cán bộ có thẩm quyền cũng như các phòng ban chuyên môn có mối liên hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau.

6. Thời gian làm việc

 – Sáng: từ 07h30 – 11h30

– Chiều: từ 13h30 – 16h00

Thời gian hành chính còn lại trong ngày để CB, CC của Bộ phận “một cửa” sắp xếp hồ sơ, trình ký, đóng dấu xác nhận, chuyển hồ sơ đến các phòng, ban liên quan giải quyết. Hết ngày làm việc cán bộ thu phí, lệ phí có trách nhiệm kiểm kê phí, lệ phí đã thu, nộp kho bạc nhà nước theo chế độ quản lý tài chính.

Bài viết trên đây là toàn bộ Báo Cáo Thực Tập Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo là nguồn tài liệu mà mình đã triển khai và đồng thời liệt kê đến cho các bạn cùng xem và tham khảo, chúc các bạn xem được bài viết này nhanh chóng hoàn thành được bài báo cáo. Ngoài ra, hiện tại bên mình có nhận viết thuê báo cáo thực tập cho nên nếu như bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề làm bài thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ nhận viết thuê báo cáo tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo