Sau đây mình sẽ giới thiệu đến cho các bạn một bài Báo Cáo Thực Tập Tại Văn Phòng Thừa Phát Lại là một trong những đề tài báo cáo hoàn toàn xuất sắc mà chắc hẳn các bạn sinh viên cũng đã quan tâm quan tâm và tìm kiếm, nội dung của bài mình đã tiến hành triển khai như là phần một là bình luận hồ sơ vi bằng số 1318/2021/VB –TPLQNLT,thành phần hồ sơ gồm có,nhận xét đánh giá và cuối cùng là tổng kết những bài học kinh nghiệm. Hy vọng đây là sẽ một trong những nguồn tài liệu đem đến cho các bạn thật nhiều kiến thức đa dạng và sáng tạo để bạn có thể nhanh chóng triển khai bài báo cáo của mình.
Ngoài ra, hiện tại bên mình đang có nhận viết thuê báo cáo đảm bảo đề tài điểm cao và chất lượng chính vì thế nếu như bạn đang loay hoay trong suốt thời gian dài nhưng vẫn chưa thể giải quyết được cho mình bài báo cáo hoàn chỉnh thì ngay bây giờ đây hãy liên hệ ngay đến dịch vụ nhận làm báo cáo tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá làm bài trọn gói và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.
PHẦN 1: Bình luận hồ sơ vi bằng số 1318/2021/VB –TPLQNLT
1. Thông tin hồ sơ
– Số Vi bằng: 1318/2021/VB – TPLQNTL
– Ngày lập: 25/06/2021.
– Người lập: Thừa phát lại: Nguyễn Hữu Đức.
– Nội dung vi bằng: ghi nhận buổi làm việc giữa bà Lê … Trang với bà Đỗ ….Thu
– Hồ sơ học viên đưa vào báp cáo thực tập này là hồ sơ đã hoàn thành xong thủ tục thừa phát lại, và đưa vào kho lưu trữ của văn phòng thừa phát lại quận Nam Từ Liêm (địa chỉ số 154 đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội).
– Học viên tóm tắt nội dung tình huống: Vào hồi 15 giờ 00 phút, ngày 25 tháng 06 năm 2021, bà Lê… Trang và bà Đỗ … Thu đến văn phòng thừa phát lại quận Nam Từ Liêm (địa chỉ số 154 đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) yêu cầu lập vi bằng về việc trao đổi nội dung cụ thể như sau:
* Bà Lê … Trang nói:
“Như đã trao đổi, tôi là chủ sỡ hữu cản hộ số … Lô số 1 – Dự án Metropolitan CT36, tổ 24 phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sỡ hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đấy số C0 899221 do Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội cấp ngày 01/11/2018.
XEM THÊM : Viết Thuê Báo Cáo Tốt Nghiệp
Hiện căn hộ trên tôi đang thế chấp để vay vốn tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong – Chi nhánh Hà Nội – PGD Ba Đình
Tôi đồng ý bán căn hộ trên cho bà (Đỗ… Thu) sau khi tất toán khoản vay tại Ngân hàng và hoàn thành thủ tục xóa đăng kí thế chấp đủ điều kiện ký Hợp đồng mua bán căn hộ theo quy định của pháp luật. Để có căn cứ làm bằng chứng, trước sự chứng kiến của Thừa phát lại tôi cùng bà (Đỗ … Thu) xác nhận và thống nhất thỏa thuận đặt cọc, thanh toán những điều kiện mua bán như sau:
– Giá mua bán: 1.350.000 đồng (bằng chữ: Một tỷ ba trăm năm mươi triệu đồng), được thanh toán thành các đợt như sau:
+ Đợt 1: Ngày 20/06/2021 bà (Đỗ… Thu) đã đặt cọc cho tôi số tiền 50.000.000 đồng (Năm mưới triệu đồng).
+ Đợt 2: Ngày 23/06/2021 bà (Đỗ… Thu) đã đặt cọc tiếp cho tôi số tiền 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng).
+ Đợt 3: Ngày hôm nay 25/06/2021 bà (Đỗ… Thu) thanh toán tiếp cho tôi số tiền 1.180.000 đồng (Một tỷ một trăm tám mươi triệu đồng). Ngay sau khi hai bên kí Hợp đồng ủy quyền tại Văn phòng công chứng Hà Đông.
– Trong trường hợp sau này bà Thu có cần sang tên căn hộ cho mình hoặc cho người khác, tôi cam kết sẽ hỗ trợ việc ký hủy Hợp đồng ủy quyền và Hợp đồng mua bán theo quy định của pháp luật. Toàn bộ các khoản thuế phí liên quan đến việc ký hợp đồng mua bán sẽ do bà Thu nộp.
– Thời hạn để thực hiện thủ tục xóa chấp và hoàn thành công việc trên chậm nhất là ngày 05/07/2021.
– Hết thời hạn ngày 05/07/2021 mà tôi không hoàn thành nội dung trên như đã thỏa thuận thì tôi cam kết sẽ trả lại toàn bộ số tiền đã nhận của bà (Đỗ … Thu) cộng với số tiền phạt là 500.000.000 đồng (Năm trăm triệu đồng).
– Tôi cam kết thực hiện đúng và đầy đủ nội dung đã trao đổi ngày hôm nay, nếu vi phạm tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật”.
* Bà Đỗ… Thu nói:
“Tôi đồng ý với những nội dung như lời bà (Lê… Trang) vừa nói. Đề nghị bà (Lê… Trang) thực hiện đúng đầy đủ nội dung đã thống nhất ngày hôm nay”.
XEM THÊM : 888+ Đề Tài Chuyên Đề Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự
2. Thành phần hồ sơ gồm có
* Người yêu cầu lập vi bằng: bà Đỗ… Thu; sinh năm 1988; CMND số…. do Công an Thành phố Hà Nội cấp; Hộ khẩu thường thú: Hà Nội.
– Bản sao CMND số…. do Công an Thành phố Hà Nội cấp;
– Hợp đồng mua bán căn hộ số… Lô số 1 – Dự án Metropolitan CT36, tổ 24 phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sỡ hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đấy số C0 899221 do Sở Tài Nguyên và Môi trường Thành phố Hà Nội cấp ngày 01/11/2018.
– Người tham gia lập vi bằng: bà Lê… Trang; sinh năm 1985; CCCD số … do CSĐKQL cư trú và DLQG cấp. Hộ khẩu thường trú tại… ngách 97/58 Phạm Ngọc Thạch, phường Kim Liên, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
Thành phần hồ sơ thuân thủ quy định tại Nghị định số 08/2020/NĐ – CP: “Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp[1]”.
3. Nhận xét, đánh giá
3.1. Kiểm tra thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng
Sau khi tiếp nhận hồ sơ lập vi bằng trong lĩnh vực đất đai, nhà ở, thừa phát lại có trách nhiệm kiểm tra thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng. Đây là thủ tục rất quan trọng đối với thừa phát lại. Thừa phát lại cần xác định rõ thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng của mình. Nếu xác định sai thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng thì vi bằng được lập sẽ không có giá trị do vượt quá thẩm quyền và thừa phát lại có thể bị xử phạt do lập vi bằng không đúng thẩm quyền, phạm vi mà pháp luật cho phép.
XEM THÊM : Danh Sách 176 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Luật Điểm Cao

Nghị định 08/2020/NĐ – CP quy định: “1. Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.
- Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
- Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập[2]”.
Những trường hợp không được lập vi bằng:
– Khoản 4 điều 4 Nghị định 08/2020 quy định: “Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì[3]”.
– Báo Cáo Thực Tập Tại Văn Phòng Thừa Phát Lại vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: “Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự[4]”.
– “3. Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội. 4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính. 5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. 6. Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng. 7. Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ. 8. Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. 9. Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật[5]”.
Như vậy, về nguyên tắc, trừ những trường hợp bị cấm theo quy định tại điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ – CP, thì mọi sự kiện, hành vi xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam thừa phát lại đều có thẩm quyền lập vi bằng. Như vậy có thể nhận định nội dung hồ sơ trên Thừa phát lại văn phòng thừa phát lại quận Nam Từ Liêm có quyền lập vi bằng.
Khi đánh giá, phân tích sự kiện, hành vi cần lập vi bằng để chuẩn bị phương án, phương tiện lập vi bằng đạt hiệu quả tốt cần đánh giá:
– Sự kiện, hành vi cần lập vi bằng là gì?
– Mục đích lập vi bằng nhằm tạo lập chứng cứ để chứng minh vấn đề gì?
– Vụ việc có thuộc thẩm quyền lập vi bằng không?
– Địa điểm lập vi bằng ở đâu? Địa điểm này do người yêu cầu lập vi bằng quản lý hay do bên thứ ba quản lý? Địa điểm này có phải là khu vực cần phải xin phép trước khi lập vi bằng hay không?
– Người yêu cầu lập vi bằng có quyền, nghĩa vụ gì liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng?
– Các bên tham gia hoặc có thể xuất hiện tại sự kiện lập vi bằng có hợp tác hay không?
– Sự kiện lập vi bằng có khả năng dẫn đến tranh chấp, mất an ninh trật tự hay không? Cần chuẩn bị những điều kiện gì để bảo đam cho việc lập vi bằng khách quan, an toàn?
- Thỏa thuận về việc lập vi bằng
Nghị định 08/2020 quy định: “1. Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây: a) Nội dung vi bằng cần lập; b) Địa điểm, thời gian lập vi bằng; c) Chi phí lập vi bằng; d) Các thỏa thuận khác (nếu có). 2. Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản[6]”. Cụ thể cá nhân, tổ chức yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận với trưởng văn phòng thừa phát lại về việc lập vi bằng với những nội dung chủ yếu đó là:
- Nội dung cần lập vi bằng
Báo Cáo Thực Tập Tại Văn Phòng Thừa Phát Lại cá nhân, tổ chức yêu cầu lập vi bằng trong lĩnh vực đất đai, nhà ở và Văn phòng Thừa phát lại phải thỏa thuận những sự kiện, hành vi cụ thể được lập vi bằng. Những nội dung này không được vượt quá thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng của thừa phát lại theo quy định tại điều 36, 37 Nghị định số 08/2020/NĐ – CP. Xét thấy nội dung trên thuộc thẩm quyền của Thừa phát lại quận Nam Từ Liêm.
- Địa điểm, thời gian lập vi bằng
– Địa điểm lập vi bằng: “Đây là nơi diễn ra những sự kiện, hành vi được lập vi bằng. Theo quy định tại khoản 1 điều 38 Nghị định số 08/2020/NĐ – CP thì địa điểm lập vi bằng do người yêu cầu lập vi bằng thỏa thuận với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại”. Địa điểm lập vi bằng tại trụ sở Văn phòng Thừa phát lại quận Nam Từ Liêm, địa chỉ số 134 Nguyễn Xiểm, phường Ba Đình, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
– Thời gian lập vi bằng: (khoản 1 điều 38 Nghị định 08/2020/NĐ – CP): Thời gian bắt đầu lúc 15 giờ 00 phút ngày 25 tháng 06 năm 2021 kết thúc vào 15 giờ 20 phút ngày 25 tháng 06 năm 2021.
- Chi phí lập vi bằng
Khoản 1 điều 64 Nghị định 08/2020/NĐ – CP quy định: “Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc”.
Như vậy, pháp luât hiện hành chỉ mới quy định về mặt nguyên tắc đó là chi phí lập vi bằng do người yêu cầu và Văn phòng thừa phát lại thỏa thuận theo công việ hoặc theo giờ làm việc. Ngoài ra, khoản 2 điều 64 Nghị định số 08/2020/NĐ – CP quy định: “Văn phòng Thừa phát lại quy định và phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.
Trên cơ sở chi phí đã niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm: Chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác (nếu có)”.
Chi phí do Văn phòng thừa phát lại quận Nam Từ Liêm đặt ra.
- Các thỏa thuận khác
Tùy tình hình cụ thể, Văn phòng thừa phát lại có thê thỏa thuận thêm với người yêu cầu lập vi bằng chi tiết, cụ thể về phương thức lập vi bằng, nguyên tắc tính chi phí, việc mời bên thứ ba chứng kiến, các trường hợp thanh lý hợp đồng… Thừa phát lại có thể đề nghị người yêu cầu lập vi bằng tạm ứng, đặt cọc chi phí trước khi thực hiện công việc. Việc thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Thỏa thuận lập vi bằng được soạn theo mẫu TP – TPL – N – 04 ban hành kèm theo Thông tư số 05/2020/TT – BTP .
Báo Cáo Thực Tập Tại Văn Phòng Thừa Phát Lại người yêu cầu phải cung cấp thông tin và các tài liên quan đến việc lập vi bằng, nếu có. Văn phòng thừa phát lại phải vào sổ theo dõi thỏa thuận việc lập vi bằng. Việc ký thỏa thuận lập vi bằng cần được thực hiện trước khi tiến hành lập vi bằng.
3.2. Chuẩn bị các điều kiện cho việc lập vi bằng
Trên cơ sở những nội dụng đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ về việc lập vi bằng, thừa phát lại phải lên phương án, chuẩn bị nhân lực trong việc lập vi bằng trong việc lập vi bằng trong lĩnh vực đất đai, nhà ở. Cụ thể:
– Nghiên cứu quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai, nhà ở, đặc biệt là lưu ý trình tự thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật.
– Chuẩn bị thẻ thừa phát lại, trang phục thừa phát lại, Thư ký nghiệp vụ, giấy giới thiệu, các văn bản quy phạm pháp luật về thừa phát lại để giải thích cho các bên liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của thừa phát lại.
– Tùy từng trường hợp cụ thể, thừa phát lại phải chuẩn bị nhân lực để phục vụ cho việc lập vi bằng. Trong những trường hợp bình thường nên có 01 thư ký nghiệp vụ cùng tham gia để giúp thừa phát lại trong việc lập vi bằng. Ngoài ra, một số trường hợp có thể mời các đại diện cơ quan tổ chức khác tham gia như tổ dân phố, công an… làm người chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết có thể mời thêm các chuyên gia tham gia lập vi bằng trong lĩnh vực chuyên biệt…
– Cần chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ như máy tính, máy ghi âm, ghi hình, đèn pin, bảng, thước đo… để ghi nhận các sự kiện, hành vi khi cần thiết.
– Cần chuẩn bị, dự liệu cách thức xử lý tình huống trong các trường hợp bị phản đối hay bị hành hung, tấn công khi thực hiện khi thực hiện lập vi bằng.
3.3. Tiến hành lập vi bằng
Khoản 9 điều 95 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định”. Vì vậy, để bảo đảm giá trị nguồn chứng cứ của vi bằng, khi tiến hành lập vi bằng trong lĩnh vực đất đại, nhà ở phải tuân theo trình tự, thủ tục mà pháp luật đã quy định.
Để vi bằng do thừa phát lại lập được xem là nguồn chứng cứ được chấp nhận trong hoạt động xét xử và trong quan hệ pháp lý khác thì vi bằng đó phải được lập một cách hợp pháp rõ ràng các sự kiện, hành vi được yêu cầu. Để có kĩ năng lập vi bằng tốt thì thừa phát lại, thư kí nghiệp vụ giúp thừa phát lại lập vi bằng phải nắm vững quy định của pháp luật. Đồng thời, thừa phát lại phải trung thực, khách quan, không mưu lợi bất hợp pháp từ việc lập vi bằng.
3.4. Thủ tục lập vi bằng
Căn cứ Nghị định 80/2020/NĐ – CP thì thì thủ tục lập vi bằng:
“1. Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
- Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
- Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng”.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp[7]”
Quy định về đăng kí vi bằng được hướng dẫn bởi điều 30 Thông tư 05/2020/TT – BTP như sau: “1. Văn phòng Thừa phát lại gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính 01 bộ vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) về Sở Tư pháp nơi Văn phòng đặt trụ sở hoặc cập nhật vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) vào cơ sở dữ liệu về vi bằng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng hoặc kể từ ngày Văn phòng Thừa phát lại cập nhật vào cơ sở dữ liệu về vi bằng, Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký vi bằng hoặc duyệt nội dung cập nhật trên cơ sở dữ liệu về vi bằng theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP để theo dõi, quản lý việc lập vi bằng.
Trường hợp phát hiện vi bằng, tài liệu chứng minh vi phạm quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì Sở Tư pháp có quyền thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại chịu trách nhiệm trước người yêu cầu lập vi bằng, trước pháp luật về nội dung, hình thức vi bằng đã lập.
- Sở Tư pháp có thể lập sổ đăng ký vi bằng điện tử. Khi hết năm, Sở Tư pháp in, đóng thành sổ, thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số vi bằng đã vào sổ đăng ký trong năm đó”.
3.5. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng
Vi bằng phải lập thành văn bản viết bằng Tiếng Việt và có các nội dung chủ yếu sau: “Tên, địa chỉ Văn phòng, thừa phát lại, họ, tên thừa phát lại lập vi bằng; Họ tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng; Họ tên, người tham gia khác (nếu có); Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận; lời cam đoan của thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng; Lời cam đoan của Thừa phát lị về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng; Chữ kí của Thừa phát lại, dấu Văn phòng thừa phát lại, chữ ký hoặc dâu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu)”[8].
Báo Cáo Thực Tập Tại Văn Phòng Thừa Phát Lại vi bằng này có 03 trang thì từng trang phải được đánh số thứ tự, vi bằng này có 03 tờ được đóng dấu giáp lại giữa các tờ, Vi bằng được lập thành 04 (bốn) bản chính, mỗi bản chính gồm 03 (ba) trang và có giá trị như sau. Văn phòng Thừa phát lại Nam Từ Liêm lưu 01 bản; Người yêu cầu vi bằng giữ 01 bản; Người tham gia giữ 01 bản; 01 bản gửi Sở Tư pháp thành phố Hà Nội để đăng ký.
3.6 Những vấn đề lưu ý khi soạn thảo vi bằng
– Vi bằng phải được lập bằng tiếng Việt. Tuy nhiên, pháp luật không cấm việc đính kèm vào vi bằng những tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
– Thời gian lập vi bằng cần phải thể hiện một số mốc quan trọng: Thời gian bắt đầu quá trình lập vi bằng; thời gian bắt đầu sự kiện, hành vi lập vi bằng, thời gia bắt đầu sự kiện; hành vi lập vi bằng, thời gian kết thúc sự kiện, hành vi lập vi bằng; và thời gian hoàn thành vi bằng (ký tên, đóng dấu). Thời điểm tính thời hạn đăng ký vi bằng là thời điểm hoàn thành vi bằng. Đối với nội dung về thời gian, địa điểm lập vi bằng thừa phát lại phải ghi một cách chính xác.
– Mở đầu phần “nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận”, thừa phát lại có thể ghi thêm lời trình bày của người yêu cầu lập vi bằng về lý do họ yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng.
– Tiếp theo đó là phần quan trọng, phần nội dung chính của vi bằng, mô tả toàn bộ sự kiện, hành vi mà thừa phát lại ghi nhận. Việc mô tả phải khách quan, trung thực. Trong quá trình lập vi bằng, thừa phát lại nên quay phim, ghi âm, chụp ảnh để kiểm tra lại nội dung hoặc đính kèm, minh chứng thêm cho vi bằng.
– Vi bằng bắt buộc phải có chữ ký của thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng, không bắt buộc Thư ký nghiệp vụ, những người tham gia khá phải kí vào. Tuy nhiên, trong quá trình lập vi bằng, nếu đã ghi nhận có sự tham gia của những người khác ở phần giới thiệu của vi bằng thì nên yêu cầu họ ký tên vào vi bằng.
Nhìn chung, đối với cách trình bày một vi bằng, ngoài những phần bắt buộc theo mẫu, mỗi thừa phát lại khác nhau ở mỗi văn phòng thừa phát lại khác nhau đều có những cách trình bày riêng, tuy nhiên các sự kiện, hành vi cần lập vi bằng phải được mô tả cụ thể, chi tiết, khách quan.
3.7. Đăng ký, lưu trữ vi bằng
- Đăng kí vi bằng
Theo quy định tại khoản 4 điều 39 Nghị định số 08/2020/NĐ – CP, Điều 30 Thông tư số 05/2020/TT – BTP thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi trực tiếp qua đường bưu chính 01 bộ vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư phát nơi văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở hoặc cập nhập vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) vào cơ sở dữ liệu về vi bằng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng hoặc kể từ ngày Văn phòng Thừa phát lại cập nhập vào cơ sở dữ liệu về vi bằng, Sở Tư pháp phải ghi vào sổ đăng ký vi bằng hoặc duyệt nội dung cập nhập trên cơ sở dữ liệu về vi bằng để theo dõi, quản lý việc lập vi bằng.
Trường hợp phát hiện vi bằng, tài liệu chứng minh vi phạm quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ – CP thì Sở Tư pháp có quyền thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại, Văn phòng thừa phát lại chịu trách nhiệm trước người yêu cầu lập vi bằng, trước pháp luật về nội dung, hình thức vi bằng đã lập.
- Lưu trữ vi bằng
Theo quy định tại khoản 3 điều 39 Nghị định số 08/2020/NĐ – CP thì vi bằng được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng. Chế độ lưu trữ hồ sơ công chứng được quy định tại điều 64 Luật ông chứng năm 2014.
3.8. Sửa lỗi kỹ thuật vi bằng
Theo quy định tại điều 41 Nghị định số 08/2020/NĐ – CP thì trong trường hợp có sai sót về kỹ thuật trong ghi chép, đánh máy, in ấn vi bằng mà việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi đươc lập vi bằng thì thừa phát lại có trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại đã lập vi bằng đó.
Báo Cáo Thực Tập Tại Văn Phòng Thừa Phát Lại thừa phát lại thực hiện việc sửa lỗi kĩ thuật có trách nhiệm đối chiếu từng lỗi cần sửa, gạch chân chỗ cần sửa, sau đó ghi nội dung đã được sửa bên lề kèm theo chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng Thừa phát lại.
Trong trường hợp vi bằng đã được gửi cho người yêu cầu và Sở Tư pháp thì Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng đã được sửa lỗi kỹ thuật cho người yêu cầu và Sở Tư pháp.
3.9. Cấp bản sao vi bằng
Căn cứ điều 42 Nghị định 08/2020/NĐ – CP: “1. Việc cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- a) Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc cung cấp hồ sơ vi bằng phục vụ cho việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án liên quan đến việc đã lập vi bằng;
- b) Theo yêu cầu của người yêu cầu lập vi bằng, người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến vi bằng đã được lập.
- Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng”.
PHẦN 3: Tổng kết những bài học kinh nghiệm
Trong quá trình thực tập tại Văn phòng Thừa phát lại quận Nam Từ Liêm kết hợp với những kiến thức đã học tại Học viện tư pháp giúp bản thân hoàn thành bài báo cáo này và rút ra những bải học kinh nghiệm như sau:
– Khi tiếp nhận yêu cầu vi bằng, Thừa phát lại cần phải nắm rõ yêu cầu của khách hàng để tư vấn đúng và kịp thời. Nếu hồ sơ chưa đủ thì Thừa phát lại sẽ đưa ra các yêu cầu cũng như hướng dẫn khách hàng bổ sung kịp thời để hồ sơ vi bằng được nhanh chóng.
– Khi tiến hành lập vi bằng phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của văn bản.
– Khi đến các tổ chức hành nghề thừa phát lịa, đa phần người yêu cầu vi bằng thường mong muốn công việc vi bằng của mình được giải quyết nhanh chóng. Chính vì vậy phải có thái độ thật bình tĩnh, tôn trọng bằng việc lắng nghe. Có thái độ hòa nhã, tôn trọng giải thích rõ ràng những quy định pháp luật liên quan đến yêu cầu vi bằng.
– Khi tiến hành lập vi bằng phải: “Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại có thể giúp Thừa phát lại thực hiện việc soạn thảo vi bằng nhưng Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến và chịu trách nhiệm về vi bằng do mình lập. Vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; việc ghi nhận của Thừa phát lạiphải khách quan, trung thực[9]”.
Qua đợt thực tập này, học viên đã nắm vững và thực hiện tốt những kỹ năng vi bằng, tiếp nhận, phân loại, kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ vi bằngcủa khách hàng và soạn thảo vi bằng khá tốt cụ thể như nghiên cứu hồ sơ, đưa ra quan điểm cá nhân về hồ sơ vi bằng cần bổ sung những giấy tờ gì cho đầy đủ và hoàn thành nhanh chóng hồ sơ vi bằng, nắm bắt được tư duy từ Công chứng viên hướng dẫn là Nguyễn Hữu Đức. Tuy nhiên không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót cần được khắc phục trong thời gian tới.
Trên đây là toàn bộ bài viết Báo Cáo Thực Tập Tại Văn Phòng Thừa Phát Lại là nguồn tài liệu hoàn toàn xuất sắc đáng để xem và theo dõi mà mình đã liệt kê đầy đủ ở trên đây, chúc các bạn sinh viên xem được bài viết này sẽ nhanh chóng triển khai được bài báo cáo thực tập của mình. Ngoài ra, hiện nay bên mình có nhận viết thuê báo cáo với nhiều đề tài đa dạng phổ biến nhất hiện nay, nếu như bạn đang có nhu cầu cần viết thuê một bài báo cáo thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ viết thuê báo cáo tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá làm bài báo cáo và hỗ trợ lựa chọn ngay cho bạn một đề tài phù hợp với chuyên ngành bạn đang học nhé.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
- Nghị định số 08/2020 ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ quy định V/v: “Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại”.
- Thông tư số 05/2020/TT – BTP ngày 28 tháng 08 năm 20220 của Chính phủ quy định V/v: “quy định một số điều và biện pháp thi hành nghị định số 08/2020/NĐ – CP ngày 08 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại”.
- SÁCH, BÁO VÀ CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO KHÁC
- Bùi Thị Hà (2015), “Thẩm quyền lập vi bằng của thừa phát lại và thủ tục đăng ký vi bằng”, tạp chí Dân chủ & Pháp luật, số chuyên đề 2, năm 2015, tr. 13.
- Học viện tư pháp (2020), Giáo trình Kỹ năng hành nghề Thừa phát lại, Nxb. Tư pháp, tr.215.
- Trường Sơn (2019), “Một số vấn đề liên quan đến lập vi bằng của thừa phát lại”, truy cập tại trang sotuphap ngày truy cập 07/11/2021.
[1] Khoản 1 điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ – CP. [2] Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ – CP. [3] Khoản 4 điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ – CP [4] Khoản 2 điều 38 Nghị định 08/2020/NĐ – CP. [5] Khoản 3,4,5,6,7,8 Nghị định 08/2020/NĐ – CP. [6] Điều 38 Nghị định 08/2020/NĐ – CP. [7] Điều 39 Nghị định 80/2020/NĐ – CP. [8] Học viện tư pháp (2020), Giáo trình Kỹ năng hành nghề Thừa phát lại, Nxb. Tư pháp, tr.220. [9] Trường Sơn (2019), “Một số vấn đề liên quan đến lập vi bằng của thừa phát lại”, truy cập tại trang sotuphap.angiang.gov.v ngày truy cập 07/11/2021.
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562