Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Là Gì?

Rate this post

Xin chào các bạn sinh viên, hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên đang gặp khó khăn trong công việc thực tập và tìm kiếm công ty để đi thực tập. Tuy nhiên có những bạn sinh viên vẫn chưa hiểu gì về Thực tập tốt nghiệp là gì? Để giải thích cho câu hỏi này của các bạn sinh viên https://thuctaptotnghiep.net/ có chia sẻ đến các bạn sinh viên lý do dưới đây nhé.

THC TP TT NGHIP LÀ GÌ?

Thực Tập Tốt Nghiệp Là Gì? Theo Shindler và Babbitt (2013), mô hình thực tập đã tồn tại từ khoảng năm 1750 trước công nguyên ở Babylon. Qua thời gian dù có nhiều thay đổi, nhưng cốt lỗi của thực tập vẫn là một hình thức đào tạo kinh nghiệm thực hành để giúp sinh viên có thể áp dụng lý thuyết được học vào thực tiễn. Thực tập là cơ hội quý báu để học hỏi, trưởng thành và phát triển các kỹ năng cần thiết. Cái thời chỉ cần có bằng cấp mà không màn tới kinh nghiệm thực tế vẫn đảm bảo một công việc đã qua mất rồi. Ngày nay, nhà tuyển dụng chỉ thích tuyển những ai sẵn sàng làm việc tức thì. Điều này cho thấy thực tập có một vai trò rất quan trọng trong quá trình đào tạo và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên.

Theo Woodard (2015), để nổi trội hơn người khác trong một thị trường lao động cạnh tranh thì chỉ với kiến thức từ giảng đường là chưa đủ. Bạn phải cần nhiều hơn thế. Hầu hết bạn trẻ khi bước vào thị trường lao động thiếu hai thứ: sự chuyên biệt và vốn nghề nghiệp.

  • S chuyên bit (niche) là thứ gì đó rất đặc biệt nơi bạn, làm cho bạn là một người tốt nhất và luôn được biết đến. Niche là một vị trí rất thích hợp dành cho bạn. Một người có giáo dục không chỉ biết chuyên sâu về một thứ mà còn phải biết qua về mọi thứ. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều bạn trẻ ngày nay có thể biết mọi thứ, nhưng lại ít chuyên sâu một thứ nào cả. Để thành công khi ra trường, bạn cần phải chuyên sâu về một thứ gì đó.
  • Vn ngh nghip (career capital) là bằng chứng cho thấy bạn chuyên sâu về một thứ gì đó và bạn có thể tạo ra giá trị nhiều hơn so với bất kỳ người nào khác. Có thể bạn rất đam mê một lĩnh vực. Đam mê là điều rất tuyệt vời vì nhờ nó mà bạn có động lực để tận tụy lâu dài. Nhưng khi đi làm, chỉ có đam mê là chưa đủ. Bạn cần tích lũy vốn nghề nghiệp.

Làm thế nào để bạn có hai thứ này khi chưa ra trường? Thực tập (internship). Đã không còn văn hóa tuyển dụng suốt đời, ở đó các tổ chức chấp nhận bỏ vài năm đầu cho việc đào tạo trong công việc (on-the-job-training). Ngày nay, mất thời gian dài cho đào tạo trong công việc là một thứ xa xỉ và chứa đầy rủi ro cho nhà tuyển dụng. Chính vì thế, họ cần tuyển những ai sẵn sàng bắt tay vào việc. Vị trí tuyển dụng phù hợp chỉ dành cho ứng viên nào giỏi nhất với chút ít vốn luyến nghề nghiệp. Với xu hướng này, thì hầu hết việc đào tạo trong công việc đang được thực hiện dưới hình thức thực tập.

Thực tập có thể thực hiện ở bất kỳ thời gian nào trong suốt chương trình đào tạo bậc đại học chính quy. Theo Shindler và Babbitt (2013), thì một sinh viên đại học cần hoàn thành ít nhất bốn khóa thực tập. Tuy nhiên, trong các chương trình tiên tiến quốc tế UEH bậc đại học hiện nay chỉ yêu cầu sinh viên hoàn thành một kỳ thực tập vào học kỳ cuối và được gọi là “Thực tập tốt nghiệp – internship and graduation”. Trong học kỳ thực tập, sinh viên có thể chọn một trong bốn hình thức sau đây:

  • 1) Đi thực tập và viết báo cáo thực tập tốt nghiệp (còn gọi là chuyên đề tốt nghiệp – internship report);
  • 2) Không đi thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp (còn gọi là luận văn đại học – undergraduate thesis/dissertation);
  • 3) Vừa đi thực tập và vừa học phần thay thế (partial alternate courses);
  • 4) Học phần thay thế toàn phần (full alternate courses).

Tùy vào sở thích, tính cách và điều kiện riêng của mình mà bạn quyết định lựa chọn một hình thức phù hợp nhất. Lưu ý: hướng dẫn này có thể sẽ hữu ích hơn đối với những sinh viên chọn hình thức thứ nhất và thứ ba.

2. LI ÍCH CA THC TP TT NGHIP LÀ GÌ?

Như vừa nêu ở trên, thực tập là một hình thức đào tạo trong công việc – một dạng ‘học để làm việc (learning to do)’. Theo Oxford Royale Aceademy (2014), thực tập mang lại các lợi ích sau đây cho sinh viên:

2.1. Kinh nghim làm vic

Lợi ích chính khi hoàn thành thực tập là kinh nghiệm làm việc thực tế (practical work experience) mà bạn thu nhận được. Thực tập sẽ giúp tăng kiến thức về ngành nghề mà bạn nghĩ mình sẽ theo đuổi trong tương lai, và qua đó giúp bạn phát triển các kỹ năng cần thiết để thành công trong lĩnh vực đó. Nhờ thực tập mà bạn sẽ có thêm kinh nghiệm làm việc phù hợp để bổ sung vào lý lịch cá nhân trong hồ sơ xin việc sau này. Một nơi thực tập danh giá có thể sẽ làm cho lý lịch cá nhân của bạn trở nên ấn tượng hơn.

Thực tập giúp bạn hiểu được các công ty trong ngành mình chọn hoạt động ra sao, những thách thức mà họ gặp phải là gì và họ đã vượt qua những thách thức đó như thế nào. Thực tập cung cấp cho bạn một bức tranh đáng giá về nghề nghiệp tương lai của mình sẽ ra sao, và cơ hội để biết được thế giới công việc là như thế nào. Có lẽ bạn sẽ cảm nhận được rằng một ngày làm việc dài hơn một ngày đi học, và điều đó cho bạn động lực để nỗ lực hơn trong học tập. Hơn nữa, bạn sẽ nhận ra rằng khi làm việc thì bạn phải tiếp xúc với nhiều người khác nhau, và điều đó cho bạn hiểu rằng các kỹ năng chuyên nghiệp (professional skills) có một vai trò quan trọng như thế nào trong thế giới làm việc (working world).

2.2. Chn la ngh nghip

Nếu bạn muốn biết mình có hợp với một nghề gì, thì thực tập cho bạn cơ hội để xem đây có phải là một nghề mà mình thật sự muốn làm hay không (test-drive a career). Nếu bạn chưa biết chắc chắn mình muốn làm gì, thì thực tập có thể là một cách tốt để thử các lựa chọn nghề nghiệp khác nhau để xem nghề nào thích hợp nhất (career compass). Thông qua thực tập, bạn sẽ có quyết định tốt hơn loại văn hóa tổ chức (organizational culture) nào tốt nhất với mình, kiểu ‘sếp’ nào bạn đánh giá cao nhất, hoặc thậm chí cuộc sống bạn muốn sau khi tốt nghiệp. Một nơi thực tập đúng đắn làm cho các quyết định tương lai trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, việc được nhận vào thực tập sẽ khó khăn nếu bạn không có tham vọng lâu dài về một ngành nghề cụ thể bởi vì luôn luôn có sự cạnh tranh từ rất nhiều ứng viên khác trong và ngoài trường của bạn.

3. MC TIÊU CA THC TP TT NGHIP LÀ GÌ?

Mục tiêu chính của học phần thực tập và tốt nghiệp của chuyên ngành kinh tế đầu tư là nhằm giúp sinh viên trải nghiệm môi trường làm việc thực tế liên quan đến các hoạt động từ đầu tư sản xuất, kinh doanh đến đầu tư tài chính; hoặc kế hoạch chính sách kinh doanh, đánh giá tác động dự án. Trong trường hợp sinh viên chọn thực tập ở một lĩnh vực khác thì phải có sự đồng ý của cơ quan thực tập (internship/host organization) và giảng viên hướng dẫn (supervisor).

Các mục tiêu học tập chính (key learning aims) của học phần thực tập tốt nghiệp của chuyên ngành kinh tế đầu tư bao gồm:

  • Áp dụng kiến thức học được ở nhà trường vào thực tế;
  • Rèn luyện và phát triển các kỹ năng chuyên nghiệp;
  • Làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp;
  • Nâng cao khả năng viết và nghiên cứu khoa học.

Các kết quả học tập cụ thể (specific learning outcomes) của học phần thực tập tốt nghiệp có thể khác nhau tùy thuộc vào loại hình thực tập (toàn phần hay một phần), loại báo cáo thực tập (hướng công việc hay hướng nghiên cứu) và các mục tiêu cá nhân (personal targets) của sinh viên. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng rằng sau khi hoàn thành học phần thực tập tốt nghiệp thì sinh viên sẽ có thể:

  • Hiểu được môi trường làm việc thực tế diễn ra như thế nào;
  • Làm việc độc lập và/hoặc hài hòa với đồng nghiệp;
  • Biết lắng nghe và đón nhận những phê phán, chỉ bảo từ cấp trên;
  • Biết được bản thân cần học thêm những kỹ năng gì;
  • Thu thập, chọn lọc và phân tích thông tin một cách hiệu quả;
  • Đánh giá hoặc suy tưởng quá trình (và/hoặc thái độ) học tập của bản thân;
  • Mở rộng mạng lưới và phát triển các kỹ năng chuyên nghiệp;
  • Hình thành một quan điểm rõ ràng về triển vọng hoặc kế hoạch nghề nghiệp;
  • Viết báo cáo thực tập tốt nghiệp (internship report).

Ngoài ra, sinh viên có thể có những kết quả kỳ vọng khác như tìm kiếm một việc làm trong cơ quan thực tập, hoãn việc tìm kiếm việc làm để hoàn thiện bản thân (như rèn luyện các kỹ năng mềm, học kiến thức chuyên sâu một lĩnh vực cụ thể, học thi chứng chỉ ngoại ngữ), hoặc các mục tiêu cá nhân khác.

4. TÌM NƠI THC TP TT NGHIP Ở ĐÂU?

4.1 Thế nào là mt nơi thc tp thích hp?

Bạn có thể tìm kiếm cơ hội thực tập tại bất kỳ một tổ chức nào có liên quan đến chuyên ngành học như các doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia (Multinational company), khởi nghiệp (Start-up), ngân hàng (Commercial banks), quĩ đầu tư (Fund management), công ty chứng khoán (Securities company), cơ quan quản lý nhà nước (governmental agencies), viện nghiên cứu (Institutes), hay các tổ chức phi chính phủ về các vấn đề phát triển (Non-governmental organization) để tích lũy kinh nghiệm/kỹ năng và mở rộng kiến thức học thuật. Cơ quan thực tập phải là một nơi hoạt động chuyên nghiệp uy tính và đủ chuẩn học thuật để đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tiên tiến quốc tế UEH bậc đại học. Trong trường hợp bạn chọn một chủ đề khác chuyên ngành thì nên tham khảo ý kiến của cố vấn học tập (study advisor) và giảng viên hướng dẫn.

Để đạt được các mục tiêu học tập và/hoặc các kết quả học tập mong muốn, thì một nơi thực tập thích hợp (appropriate internship provider) phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Phải có chuyên môn (expertise), hoặc ít nhất có thể tiếp cận chuyên môn trong phạm vi của chủ đề/bài tập thực tập (internship topic/assignment);
  • Có thể đảm bảo rằng khi thực hiện các hoạt động thực tập, sinh viên sẽ được tham gia (be engaged) vào các thảo luận (discussions) và các hoạt động (activities) ở một mức độ chuyên môn về mặt học thuật (academic professional level);
  • Sinh viên được tiếp cận dữ liệu (data) cần thiết để viết báo cáo thực tập (dữ liệu ở đây có thể là những số liệu thống kê, báo cáo hoạt động kinh doanh, phỏng vấn nhân viên trong tổ chức, phỏng vấn khách hàng, …);
  • Có thể đảm bảo hướng dẫn thường xuyên (regular supervision) về kinh nghiệm thực tế bởi ít nhất một nhân sự (staff member) của cơ quan thực tập;
  • Đồng ý ký hợp đồng thực tập, hướng dẫn và đánh giá kết quả thực tập của sinh viên trong thời gian thực tập tại tổ chức.

Các tổ chức có kinh nghiệm nhận sinh viên thực tập chắc chắn sẽ ý thức được các yêu cầu kể trên. Tuy nhiên, khi tìm kiếm một nơi thực tập, bạn nên kiểm tra xem tổ chức đó có đảm bảo các yêu cầu như thế hay không. Điều này rất quan trọng bởi vì bạn có thể học được kinh nghiệm làm việc và rèn luyện kỹ năng, nhưng sẽ không hoàn thành báo cáo thực tập nếu như bạn không thể tiếp cận dữ liệu, hoặc cơ quan thực tập không đồng ý đánh giá kết quả thực tập của bạn. Ngoài ra, việc chọn cơ quan thực tập cũng cần cân nhắc đến mục tiêu nghề nghiệp tương lai của bạn (chính chuyên một nghề hay đa dạng hóa nghề nghiệp – career-focused vs. career diversity), vị trí thực tập (văn phòng ảo hay văn phòng thực – virtual vs. in-office), văn hóa và cấu trúc của tổ chức (nhà nước, tư nhân, nước ngoài, hay khởi nghiệp) và khoảng cách (gần hay xa chổ ở, thành phố hay tại địa phương).

Cơ quan thực tập phải hiểu rằng quá trình học tập của sinh viên (student’s learning process) là khía cạnh quan trọng nhất của thực tập chứ không phải là năng suất hay kết quả từ việc làm của sinh viên (Woodard, 2015). Chính vì thế mà bạn đừng bao giờ để mình rơi vào cảnh bị bóc lột sức lao động mà không được trả công và bạn cũng không nên vì tiền lương hậu hỉnh mà bỏ qua mục tiêu học tập (Shindler & Babbitt, 2013).

4.2. Làm thế nào để tìm mt nơi thc tp?

Tốt nhất là bạn nên bắt đầu nghĩ về việc thực tập trong giai đoạn học chuyên ngành, và ít nhất là 6 tháng trước khi bạn muốn bắt đầu (có thể trong thời gian học môn Viết đề xuất dự án – Writing project proposal). Nghĩ về nghề nghiệp mà bạn muốn theo đuổi, loại tổ chức mà bạn cảm thấy phù hợp nhất, và các tổ chức mà bạn biết có khả năng cung cấp nơi thực tập cho sinh viên kinh tế. Chổ thực tập hoặc ngành nghề bạn thực tập thường rất quan trọng bởi vì nó có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bạn sau khi tốt nghiệp. Ví dụ, bạn đang học chuyên ngành Kinh tế đầu tư, và bạn mong muốn sau này trở thành một chuyên viên phân tích đầu tư thì bạn nên chọn thực tập trong lĩnh vực đầu tư hoặc chứng khoán. Sự cọ xát với thực tế sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm cần thiết cho công việc mà bạn dự định sẽ gắn bó lâu dài (iconicjob.vn).

Trong quá trình học các môn chuyên ngành, bạn có thể hình dung được lĩnh vực mà bạn có đam mê, từ đó bạn nên tham thảo ý kiến của giảng viên môn học chuyên ngành, cố vấn học tập, diễn giả báo cáo ngoại khóa, cựu sinh viên cùng chuyên ngành hoặc bộ phận tuyển dụng (hiring staff) từ các doanh nghiệp tại ngày hội việc làm hàng năm của UEH. Bạn cũng có thể đăng ký/theo dõi mục ‘Career’ trên Website hoặc Facebook của các công ty để cập nhật cơ hội tuyển dụng và/hoặc thực tập. Ngoài ra, nơi thực tập của bạn cũng có thể đến từ bạn bè, gia đình, các câu lạc bộ sinh viên, hoặc bất kỳ một mối quan hệ nào mà bạn có thể có. Một cách tiếp cận tuyệt vời khác là bạn hãy vào trang web: www.yellowpages.vnn.vn, mục Tìm gì? bạn có thể nhập các từ khóa như “đầu tư”, “chứng khoán”, “tư vấn”, “dự án”, rồi chọn tỉnh/thành phố nào, bạn sẽ có rất nhiều địa chỉ để lựa chọn. Đừng quên rằng bạn còn có Mr. Google nữa nhé. Khi tìm một tổ chức thực tập thì bạn cần phải biết người biết ta, bởi vì “nếu công ty là một chiếc xe thì họ chỉ mời những người thích hợp lên xe mà thôi” (James Collins). Một khi có cơ hội gặp đại diện của các tổ chức có tiềm năng cung cấp thực tập, bạn hãy trao đổi với họ về các cơ hội thực tập, và chứng tỏ cho họ thấy bạn sẽ là một lựa chọn đúng đắn. Nhớ rằng các tiếp cận chủ động (pro-active approach) là cách tiếp cận khôn ngoan nhất.

Hiện tại rất nhiều doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài tổ chức các chương trình thực tập tốt nghiệp cho sinh viên một các bài bản (Chọn lọc hồ sơ, đánh giá năng lực, phỏng vấn, ký hợp đồng thực tập, đào tạo và đánh giá thực tập), và điểu quan trọng là sinh viên thực tập được hỗ trợ một phần chi phí, được gọi là khoản hỗ trợ thực tập. Có thể kể tới các doanh nghiệp tiêu biểu thuộc nhiều nhóm ngành khác nhau ngành Kinh Tế Đầu Tư có thể ứng tuyển: Unilever và P&G (Tiêu dùng nhanh – FMCG); Công ty điện tử Samsung (Điện tử và thiết bị di động); E&Y, KPMG, PWC và Deloitte (Tư vấn doanh nghiệp); Sacombank hay Techcombank (Ngân hàng thương mại); Các sở kế hoạch và công thương các tỉnh thành phố. Đây là cơ hội rất tốt để nắm bắt, vì nếu ứng viên hoàn thành tốt giai đoạn thực tập sẽ có nhiều khả năng được công ty đề nghị ký hợp đồng lao động (thậm chí trước khi tốt nghiệp chính thức).

Trách nhiệm tìm nơi thực tập thuộc về sinh viên. Bộ môn, khoa kinh tế, cố vấn học tập (và/hoặc giảng viên hướng dẫn) chỉ có thể hỗ trợ bạn trong quá trình tìm nơi thực tập. Nếu bạn muốn thảo luận về các khả năng thực tập tốt nghiệp, thì bạn có thể liên hệ với trưởng bộ môn hoặc cố vấn học tập (qua email hoặc điện thoại). Một khi bạn đã có ý tưởng về chủ đề và nơi thực tập, thì bạn có thể liên hệ với trưởng bộ môn hoặc cố vấn học tập để phân công giảng viên hướng dẫn phù hợp. Sau đó, bạn sẽ làm việc trực tiếp với giảng viên hướng dẫn được phân công chính thức. Trong suốt quá trình thực tập, bạn sẽ trao đổi và báo cáo trực tiếp với giảng viên hướng dẫn.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo