Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý – Hay nhất

5/5 - (2 bình chọn)

Dưới đây là Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng đầy đủ ý nhất mà Thuctap muốn chia sẻ với các bạn. Đây là bài mẫu Thuctap muốn dành gửi cho các bạn học chuyên ngành Ngân hàng về tín dụng có thêm tài liệu làm bài, hoàn thành bài làm của mình tốt hơn. Tham khảo và tải về cuối bài viết.

Thời gian tới Thuctap sẽ cập nhật nhiều tài liệu liên quan về Ngân hàng để các bạn tham khảo, nhớ follow trang của Thuctap. Ngoài ra nếu các bạn cần viết thuê bài thì liên hệ với Thuctap ngay nhé!


Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng

Tín dụng là một nghiệp vụ kinh doanh chủ yêu của NHTM. Do đó, đo lường chất lượng tín dụng là một nội dung quan trọng trong việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM. Tùy theo mục đích phân tích mà người ta đưa ra nhiều chỉ tiêu khác nhau, tuy mỗi chỉ tiêu có nội dung khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhìn chung, khi đánh giá chất lượng tín dụng người ta thường dùng các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng.

Các chỉ tiêu định tính

Là những chỉ tiêu mang tính tương đối rất khó xác định thường được dùng để đánh giá chất lượng tín dụng một cách khái quát. Các chỉ tiêu định tính thường bao gồm:

Thứ nhất, Hoạt động tín dụng phải đảm bảo đúng mục tiêu, định hướng của ngân hàng trong ngắn hạn cũng như trng dài hạn, phải đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc cho vay nhằm hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho ngân hàng và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Thứ hai, Hoạt động tín dụng phải đảm bảo đúng qui trình thủ tục, tuân thủ các nguyên tắc: sử dụng vốn đúng mục đích, hoàn trả tiền vay đầy đủ và đúng hạn, có tài sản đảm bảo… có như vậy mới đảm bảo tính chất pháp lí và an toàn cho ngân hàng.

Thứ ba, Là uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp về qui mô, lãi suất, phí, thời gian phục vụ….. (Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý – Hay nhất)

Xem thêm: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP

Thứ tư, Là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, khả năng ứng dụng của công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong quá trình cung cấp tín dụng nhằm rút ngắn thời gian phục vụ nhưng vẫn đảm bảo thu thập, lưu trữ đầy đủ thông tin để giúp ngân hàng có thể khai thác, phát hiện và ngăn ngừa rủi ro.

Thứ năm, Là việc phối hợp tốt giữa các cơ quan chức năng như: công chứng, trung tâm giao dịch đảm bảo, các tổ chức, đoàn thể để làm tốt công tác cho vay.

Các chỉ tiêu định tính rất khó xác định và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và người quản lý cũng như các mối quan hệ của họ với khách hàng vì vậy trên thực tế nói đến chất lượng tín dụng thường người ta chú ý nhiều đến các chỉ tiêu định lượng.

Các chỉ tiêu định lượng

– Dư nợ:

dư nợ
dư nợ

Đây là một chỉ tiêu định lượng, xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.(Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý – Hay nhất)

tỷ lệ nợ quá hạn
tỷ lệ nợ quá hạn

Chỉ tiêu này cho biết trong tổng dư nợ thì có bao nhiêu phần trăm là nợ quá hạn. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng ngân hàng gặp rủi ro càng lớn, chất lượng tín dụng càng giảm. Nợ quá hạn cao khả năng mất vốn ngân hàng gặp phải là rất lớn. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước ( NHNN) Việt Nam thì ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn lớn hơn 7% được xem là ngân hàng yếu kém, nhỏ hơn hoặc bằng 5% thì ngân hàng đó được đánh giá là ngân hàng có hoạt động tín dụng tốt, chất lượng tín dụng đảm bảo. Nợ quá hạn là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng, do đó ngân hàng nào kiểm soát được nợ quá hạn thì ngân hàng đó có chất lượng tín dụng tương đối tốt. Nói chung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng không có dư nợ quá hạn đã là một thành công lớn của ngân hàng. Tuy nhiên chỉ tiêu này cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong qui trình tín dụng, còn có những ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định…

Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng

– Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ

Theo qui định về phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Thông tư số 02/2018/TT –NHNN ngày 21/1/2018 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì “ Ít nhất mỗi quý một lần, trong 15 ( mười lăm) ngày đầu tiên của tháng đầu tiên của mỗi quý, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tự thực hiện phân loại nợ, cam kết ngoại bảng đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý trước, căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng theo quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư này và gửi kết quả tự phân loại nợ, cam kết ngoại bảng cho CIC”.(Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý – Hay nhất)

Thông tư 02/2018/TT-NHNN cũng qui định về việc phân loại nợ và cam kết ngoại bảng đối với các tổ chức tín dụng thực hiện theo điều 10, điều 11 như sau:

+ Nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn) : Nợ trong hạn và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ và gốc đúng hạn hoặc nợ dưới 10 ngày và được đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi còn lại đùng thời hạn…

+ Nhóm 2: (Nợ cần chú ý): Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu…

+ Nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn): Bao gồm nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, nợ gia hạn lần đầu, Nợ được miễn giảm hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.. .

+ Nhóm 4: (Nợ nghi nghờ) : Bao gồm nợ quá hạn từ 181đến 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai…

+ Nhóm 5: (Nợ có khả năng mất vốn) : Bao gồm nợ quá trên 360 ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần hai, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

Trong đó các khoản nợ thuộc nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 được xem là các khoản nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu

 

Xem thêm: BÀI MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ LÝ LUẬN

Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng dư nợ có bao nhiêu phần trăm là nợ xấu ( hay trong tổng dư nợ có bao nhiêu phần trăm bị rủi ro).

Nợ xấu tăng làm tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, giảm lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng đó thấp, năng lực tài chính, năng lực quản lý cũng như năng lực hoạt động của họ yếu kém, do đó ngân hàng cần phải xem xét lại hoạt động tín dụng của mình để tránh rơi vào tình trạng khó khăn.(Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý – Hay nhất)

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ vốn cho vay trong tổng nguồn vốn huy động. Nó xem xét, đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng vốn của bản thân ngân hàng cũng như của nền kinh tế hay chưa.

Hiệu suất sử dụng vốn vay
Hiệu suất sử dụng vốn vay

Tỷ lệ này trên thực tế giao động từ 30% đến 100%. Thông thường vào khoảng trên 80% là tốt, còn nếu dưới hoặc trên mức đó, thậm chí xấp xỉ 100% có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới ngân hàng. Lúc đó tính thanh khoản của ngân hàng sẽ bị đe dọa do khối lượng dự trữ không được đảm bảo.

Xem thêm: TRỌN BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP NGÂN HÀNG

– Vòng quay vốn tín dụng: ( tốc độ chu chuyển vốn tín dụng)

Vòng quay vốn tín dụng trong năm
Vòng quay vốn tín dụng trong năm

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mấy lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.(Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, đầy đủ ý – Hay nhất)

DOWNLOAD


Sau khi tải bài Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, vẫn chưa đủ tài liệu để các bạn tham khảo thì có thể liên hệ với Thuctap để có thêm nhiều tài liệu làm bài nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo