Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Rate this post

Bài viết này Thuctap sẽ chia sẻ cho các bạn Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt bài viết này dành cho các bạn đang theo chuyên ngành Nhân Sự. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ chỉ ra cho các bạn những phần thiếu sót chưa được kể tới trong bài làm của mình. Tham khảo và tải ngay.

Thời gian tới Thuctap sẽ cố gắng cập nhật nhiều tài liệu hơn cho các bạn, nếu các bạn gặp khó khăn gì trong quá trình làm bài hoặc cần người viết thuê, liên hệ với Thuctap qua zalo ngay nhé!


Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Môi trường kinh doanh ảnh hưởng chung đến các hoạt động của doanh nghiệp nói chung hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp nói riêng. Ảnh hưởng của nhân tố bên ngoài doanh nghiêp, ảnh hưởng của nhân tố cạnh tranh, ảnh hưởng Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
• Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế
Các nhân tố kinh tế có vai trò quan trọng hàng đầu và ảnh hưởng có tình quyết định đến các hoạt động của doanh nghiệp. Tùy vào trạng thái phát triển của nền kinh tế: tăng trưởng, ổn định hay suy thoái mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực riêng.
Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế thường bao gồm:
– Tỷ lệ lãi suất: Tỷ lệ lãi suất ảnh hưởng tới mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp, quyết định mức chi phí về vốn, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và do đó quyết định về mức đầu tư cho nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ tác động đến nền kinh tế theo hai hướng: một là, tăng thu nhập của tầng lớp dân cư dẫn đến tăng khả năng thanh toán cho các nhu cầu của họ. Nhu cầu của thị trường ngày càng cao. Hai là, khả năng tăng sản lượng và mặt hàng của nhiều doanh nghiệp đã làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tạo khả năng tích lũy vốn nhiều hơn, tăng cầu về đầu tư mở rộng kinh doanh làm cho cầu về nguồn nhân lực tăng. Doanh nghiệp sẽ chú trọng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhiều hơn. Ngược lại khi nền kinh tế quốc dân rơi vào tình trạng suy thoái, Doanh nghiệp sẽ ở tình trạng khó khăn, Nguồn nhân lực có thể bị giảm bớt, hoặc phải phát triển những kỹ năng cho phù hợp với nền kinh tế. ( Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực )

Xem thêm: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP

• Ảnh hưởng của nhân tố chính trị.
Việc ban hành hệ thống luật pháp có chất lượng và đưa vào đời sống là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh bình đẳng, tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh lành mạnh, có mối quan hệ đúng đắn, bình đẳng giữa người sản xuất và người tiêu dùng, người lãnh đạo và nhân viên..Xu thế toàn cầu hóa thế giới, bảo hộ của nhà nước dần nhường chỗ cho thị trường cạnh tranh tự do. Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với những doanh nghiệp nước ngoài do đó đòi hỏi trình độ đội ngũ quản lí cũng như nhân viên phải học tập, thay đổi không ngừng. Do đó lựa chon chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hợp lý là vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
• Ảnh hưởng của yếu tố kỹ thuật – công nghệ.
Kỹ thuật – công nghệ mới thúc đẩy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển theo hướng tăng nhanh tốc độ, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm. Việc ứng dụng có chất lượng và hiệu quả công nghệ thông tin hiện đại vào các lĩnh vực kinh doanh sẽ nâng cao nhanh chóng khả năng tiếp cận thông tin thị trường làm tăng năng suất lao động của đội ngũ quản trị cũng như nhân viên
• Ảnh hưởng của các nhân tố văn hóa xã hội
Các yếu tố văn hóa xã hội như phong tục tập quán, xu hướng tiêu dùng của con người, lao động, sức khỏe, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng ..có ảnh hưởng rất sâu sắc đến cơ cấu cảu thị trường cũng như môi trường kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tác động trực tiếp đến việc hình thành môi trường văn hóa doanh nghiệp, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với đối tác kinh doanh cũng như khách hàng.. Chính vì vậy trong chiến lược đâò tạo và phát triển nguồn nhân lực phải đặc biết quan tâm tới ảnh hưởng của nhân tố văn hóa.( Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực )

Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh
Áp lực của nhân tố cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của thị trường. Việc nghiên cứu môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp giúp doanh nghiệp nhận ra cơ hội và thách thức của mình, từ đó điều chỉnh nguồn nhân lực hợp lí với chính sự thay đổi đó.
• Sự cạnh tranh của đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn là những doanh nghiệp hiện không có trong ngành nhưng có khả năng tham gia vào hoạt động kinh doanh của ngành đó. Tuy doanh nghiệp có sự ưa chuộng về sản phẩm hơn, có lợi thế về quy mô. Nhưng trong thời đại cạnh tranh ngày nay, sự ra đời của sản phẩm mới, cạnh tranh là cạnh tranh công nghệ.cạnh tranh về trình độ. Chính vậy, doanh nghiệp cần cảnh giác sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và từ đó đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường.
• Sức ép của khách hàng
Khách hàng là người tạo ra lợi nhuận, tạo ra sự thắng lợi của doanh nghiệp. Khách hàng có thể tạo sức ép với doanh nghiệp đến mức nào còn tùy thuộc vào thế mạnh của họ.Theo Michael E. Porter, những yếu tố tạo nên thế mạnh từ phía khách hành là:
– Khi ngành cung cấp gồm nhiều doanh nghiệp nhỏ,còn khách hàng chỉ là số ít nhưng có quy mô lớn.
– Khi người mua với số lượng lớn, họ có thể sử dụng sức mua của mình như một đòn bẩy để yêu cầu được giảm giá.
– Khi người mua có thể lựa chọn đơn đặt hàng giữa các công ty cung ứng cùng một loại sản phẩm.
Do vậy khâu chăm sóc khách hàng luôn là khâu quan trong, đòi hỏi nhân viên bán hàng,nhà doanh nghiệp phải nhạy bén, kịp thời phản ứng nhanh với những biến động tiềm năng có thể có thể có của khách hàng( Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực )
• Sựu cạnh tranh của sản phẩm thay thế, Sự cạnh tranh giữa các công ty đang hoạt động trong nghành, doanh nghiệp phải luôn tìm hiểu sự biến động của thị trường, điều chỉnh mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực sao cho phù hợp với những chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
• Khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp là quá trình xem xét, nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Đó là thông tin cơ bản nhất để nhà quản trị nắm bắt được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình khả quan hay không. Thấy được quy mô nguồn vốn và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các phương hướng đầu tư cho hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hợp lý.
Để đánh giá tình hình tài chính cần sử dụng các chỉ tiêu sau: Hệ số tự tài trợ, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu…
• Phân tích thị phần và doanh thu.
Doanh thu rất quan trọng với doanh nghiệp, doanh số tăng có nghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đã được chấp nhận và đương nhiên thị phần của doanh nghiệp cũng tăng lên. Thị phần tăng chứng tỏ doanh nghiệp đang đi đúng hướng và đang có cơ hội phát triển. Là điều kiên cho doanh nghiệp mở rộng quy mô, tuyển dụng thêm lao đông, chế độ đãi ngộ, chăm sóc người lao động được quan tâm…

Xem thêm: TRỌN BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP NHÂN SỰ

Xem thêm: BÀI MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ LÝ LUẬN

• Hoạt động marketing
Marketing là quá trình kế hoạch hóa và thực hiện các ý tưởng liên quan đến việc hình thành, xác định giá cả, xúc tiến phân phối hàng hóa và dịch vụ để tạo ra sự trao đổi nhằm thỏa mãn các mục tiêu của mọi cá nhân và tổ chức. Hoạt động Marketing thường tập chung vào chủng loại, sự khác biệt hóa và chất lượng sản phẩm, thị phần, giá cả, niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm, chi phí kinh doanh phân phối sản phẩm, hiệu quả hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng…( Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực )
Mục tiêu của marketing là thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của khách hàng bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Chính vậy đào tạo và phát triển đội ngũ marketing, bán hàng là yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty.
• Nguồn nhân lực
Là lực lượng lao động sáng tạo của doanh nghiệp, mang tính chất quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên cứu nguồn lao động của doanh nghiệp ngoài mục đích đảm bảo số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực còn tìm hiểu những yêu cầu, đòi hỏi nâng cao trình độ của từng cá nhân cũng như chế độ đãi ngộ của công ty có phù hợp để nhân viên cống hiến hết mình. Từ đó có biện pháp chỉnh sửa hoặc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với tùng nghành nghề, từng vị trí của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp.
• Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị là tổng hợp các bộ phận khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa, được giao những trách nhiệm và quyền hạn nhất định và được bố trí theo từng cấp nhằm thực hiện các chức năng quản trị doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp tác động mạnh mẽ đến hoạt động lao động sáng tạo của đội ngũ lao động, đến sự đảm bảo cân bằng giữa doanh nghiệp với môi trường bên ngoài cũng như cân đối có hiệu quả các bộ phận bên trong doanh nghiệp.( Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực )

DOWNLOAD


Sau bài Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nếu bạn cần thuê người làm bài thì liên hệ với THUCTAP qua zalo nhe

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo