Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing-Mix của doanh nghiệp, đó là những nhân tố nào? những nhân tố trên sao lại ảnh hưởng đến hoạt động Marketing-Mix của doanh nghiệp? các bạn cùng tìm hiểu dưới bài viết sau để để hiểu hơn về những nhân tố ảnh hưởng môi trường vĩ mô, và môi trường vi mô của doanh nghiệp nhé. Ngoài ra, bạn nào muốn hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh thì liên hệ trực tiếp đến dịch vụ viết thuê khóa luận tốt nghiệp nhé. Zalo 0934536149

Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết liên quan đến Marketing- Mix các bạn có thể tham khảo tại đây nhé.
1 Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là lĩnh vực mang tính bao trùm, ít thay đổi và có ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp. Đó chính là những yếu tố “không thể khống chế được” mà doanh nghiệp cần phải chú ý theo dõi và phản ứng kịp thời. Môi trường vĩ mô bao gồm:
1.1 Môi trường nhân khẩu
Môi trường nhân khẩu bao gồm những đặc điểm về dân số và sự phân bổ của dân cư của vùng, quốc gia và quốc tế. Các biến số chính của môi trường nhân khẩu bao gồm dân số, mật độ dân số, tốc độ tăng dân số tự nhiên, cơ cấu tuổi, tỉ lệ nam nữ và sự dịch chuyển dân cư.
1.2 Môi trường kinh tế
Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các biến số chính của môi trường này gồm: GDP của khu vực, GDP bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, cơ cấu kinh tế, tỷ giá hối đoái, các chính sách tài chính, tiền tệ, hoạt động ngoại thương…cùng với xu hướng vận động của chúng đều tác động mạnh mẽ đến việc mở rộng hay thu hẹp cơ hội kinh doanh của công ty, ảnh hưởng đến tiêu dùng và đầu tư do đó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình bán hàng của các doanh nghiệp.
1.3 Môi trường văn hóa – xã hội
Những yếu tố của môi trường văn hóa phân tích ở đây chỉ tập trung vào hệ thống phong tục tập quán, quan niệm về niềm tin, các chuẩn mực hành vi và các trào lưu xã hội mới, đây là các yếu tố có ảnh hưởng đến việc hình thành và đặc điểm của thị trường tiêu thụ. Khi phân tích môi trường văn hóa cho phép doanh nghiệp có thể hiểu biết ở những mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ của mình.
1.4 Môi trường khoa học công nghệ
Môi trường khoa học công nghệ bao gốm những tiến bộ công nghệ và đặc điểm công nghệ của tổ chức trong một khu vực, quốc gia và trên thế giới. Sự tiến bộ và phát triển của khoa học công nghệ và kỹ thuật ngày càng tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao với nhiều tiện ích, càng làm cho cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn, làm rút ngắn chu kỳ sống của sản phẩm. Do đó, các doanh nghiệp phải thường xuyên tự đổi mới mình, đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu phát triển và áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào kinh doanh.
1.5 Môi trường tự nhiên
Việc phân tích môi trường tự nhiên nhằm xác định các cơ hội, lợi thế cạnh tranh cũng như là các nguy cơ, bất lợi đối với doanh nghiệp và các đối thủ. Môi trường tự nhiên cũng có ảnh hưởng tới nhu cầu mua sản phẩm của khách hàng, bao gồm những đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên của khu vực, quốc gia và quốc tế.
1.6 Môi trường chính trị – pháp luật
Môi trường chính trị bao gồm các đường lối, chính sách của chính phủ, cấu trúc chính trị, hệ thống quản lý hành chính và môi trường luật pháp gồm các bộ luật và các quy định, có thể cản trở hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động marketing. Phân tích môi trường chính trị, pháp luật giúp doanh nghiệp thích ứng tốt hơn với những thay đổi có lợi hoặc bất lợi của điều kiện chính trị cũng như mức độ hoàn thiện và thực thi pháp luật trong nền kinh tế.
Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết liên quan đến Marketing- Mix các bạn có thể tham khảo tại đây nhé.
2 Môi trường vi mô
2.1 Khách hàng
Khách hàng là mục tiêu, đối tượng phục vụ của doanh nghiệp do đó phản ứng, nhu cầu, hành vi tiêu dùng của họ sẽ quyết định thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Khách hàng quyết định loại, cơ cấu, đặc tính cơ, lý, hóa… của hàng hóa mà doanh nghiệp kinh doanh. Hàng hóa của doanh nghiệp được khách hàng ủng hộ, điều đó cùng là một thành công của doanh nghiệp. Để thu hút được khách hàng, giữ chân khách hàng, có những khách quen, bạn hàng trung thành, doanh nghiệp phải có những chính sách marketing phù hợp, nhằm vào đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
2.2 Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và các đối thủ cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp thích mua từ nhiều nguồn cung cấp để tránh lệ thuộc vào một nhà cung ứng có thể dễ dàng nâng giá và cung cấp hạn chế. Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp chủ yếu. Trong những thời kỳ khan hiếm, doanh nghiệp cũng cần phải làm marketing đối với các nhà cung cấp để mua được nguồn nguyên liệu cần thiết.
2.3 Đối thủ cạnh tranh
Đối với mọi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay, cạnh tranh là xu thế tất yếu, việc phân tích đối thủ cạnh tranh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Phân tích đối thủ cạnh tranh là nhằm xác định số lượng đối thủ hiện có trên thị trường và các đối thủ tiềm tàng, mục tiêu của họ, các chiến lược của họ như thế nào, kế hoạch của họ trong thời giạn tới, ưu nhược điểm của họ. Căn cứ vào những thông tin thu thập được doanh nghiệp sẽ tạo cho mình hướng đi đúng, xây dựng các chiến lược marketing thích hợp để đứng vững trên thương trường.
2.4 Công chúng
Công chúng là những người trong xã hội đang có hoặc sẽ có mối quan tâm tới và có khả năng ảnh hưởng tới khả năng doanh nghiệp đạt các mục tiêu của nó. Doanh nghiệp cần chuẩn bị các kế hoạch marketing đối với các giới công chúng cũng như đối với với thị trường tiêu dùng. Mỗi doanh nghiệp thường có các giới công chúng sau: các tổ chức tài chính và nhà đầu tư; giới truyền thông; các cơ quan nhà nước; các nhóm công dân hành động; công chúng địa phương; công chúng nội bộ và đại chúng. Việc phân tích công chúng có mục đích nhằm tìm hiểu sự hiện diện, sức mạnh và khả năng ảnh hưởng của các nhóm công chúng trong khu vực bán hàng của doanh nghiệp. Những nhóm công chúng mà tiếng nói của họ có ảnh hưởng mạnh tới khách hàng, chính quyền hoặc có thể chi phối hoạt động của doanh nghiệp rất cần được phân tích kỹ và xây dựng quan hệ tốt.
2.5 Doanh nghiệp
Doanh nghiệp còn được gọi là môi trường vi mô nội bộ. Môi trường này bao gồm cơ cấu tổ chức bộ phận marketing, ngân sách cho hoạt động marketing, trình độ nhân lực thực hiện công tác marketing. Doanh nghiệp cần xác định các tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh giá và tiến hành thu thập thông tin để phục vụ cho việc đánh giá. Mục đích là đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, lợi thế cạnh tranh và bất lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trên các khúc thị trường khác nhau
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562