Dưới đây là Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp mà Thuctap muốn chia sẻ đến các bạn hiện đang Thuctap hoặc làm bài Báo cáo thực tập về Tài chính doanh nghiệp, nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu, ý tưởng, tư liệu để hoàn thành bài của mình tốt nhất. Tham khảo ngay Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và tải về dưới cuối bài viết.
Bên Thuctap còn nhận viết thuê Luận văn, Báo cáo thực tập,Khóa luận, Tiểu luận,… các bạn đang có nhu cầu thì inbox Thuctap ngay và luôn nhé
Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
Phương pháp thu thập – tổng hợp số liệu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tài liệu bên ngoài: Các chuẩn mực, chế độ, thông tư, tạp chí, báo, các giáo trình phân tích kinh tế, giáo trình kế toán tài chính, giáo trình tài chính doanh nghiệp của các trường đại học Tài chính, Kinh tế… Các luận văn khóa trước của các anh chị trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM,trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM nghiên cứu về doanh thu, lợi nhuận, phân tích doanh thu, phân tích lợi nhuận.
Tài liệu bên trong: Các báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2014 – 2016, các số liệu tổng hợp và chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa trong kỳ của công ty…( Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, 9đ )
Phương pháp tổng hợp số liệu:
Các số liệu nằm rải rác trên nhiều số liệu khác nhau, để có số liệu phù hợp phục vụ cho việc phân tích chúng ta phải tiến hành tổng hợp số liệu: ví dụ để có nguồn số liệu phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian phải căn cứ vào số liệu doanh thu, lợi nhuận từ năm 2014 đến năm 2016 trên 3 báo cáo kết quả kinh doanh để tổng hợp, hay để có thông tin số liệu phân tích doanh thu theo mặt hàng, phải căn cứ vào số liệu về doanh thu trên sổ theo dõi chi tiết từng mặt hàng và tổng hợp về doanh thu của doanh nghiệp.
XEM THÊM: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
Phương pháp so sánh:
Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
Xác định số gốc để so sánh: Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trước. Khi nghiên cứu nhịp độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước. Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so sánh mức thực tế với mức hợp đồng.
Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế: Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.
Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh: Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ phân tích và kỳ gốc. Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích.( Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, 9đ )
So sánh tuyệt đối: số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Đơn vị tính là hiện vật, giá trị, giờ công. Mức giá trị tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ.
So sánh tương đối: Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.

Phương pháp thay thế liên hoàn:
Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh tế khi các nhân tố ảnh hưởng này có quan hệ tích hoặc thương số với chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện theo nội dung và trình tự sau đây:
Thứ nhất, xác định công thức phản ánh mối liên hệ giữa các nhân tố đến chỉ tiêu kinh tế.
Thứ hai, sắp xếp các nhân tố theo một trình tự nhất định và không đổi trong cả quá trình phân tích. Theo quy ước, nhân tố số lượng được xếp đứng trước nhân tố chất lượng, nhân tố hiện vật xếp trước nhân tố giá trị. Trường hợp có nhiều nhân tố số lượng cùng ảnh hưởng thì xếp nhân tố chủ yếu trước các nhân tố thứ yếu.
Thứ ba, xác định đối tượng phân tích. Đối tượng phân tích là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích (kỳ thực hiện) với chỉ tiêu kỳ gốc (kỳ kế hoạch, hoặc năm trước).( Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, 9đ )
Giả sử có chỉ tiêu kinh tế Y chịu tác động bởi 3 nhân tố, quan hệ giữa các nhân tố này tới chỉ tiêu là quan hệ tích số và được sắp xếp như sau:
Y = a.b. c
Ta qui ước: kỳ kế hoạch được ký hiệu bằng chỉ số 0, còn kỳ thực tế được ký hiệu bằng chỉ số 1. Do đó, ta có:
Y1 = a1.b1. c1 và Y0 = a0.b0.c0
Đối tượng phân tích được ký hiệu là ΔY: ΔY = Y1 – Y0
Thứ tư, Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố:
Ở bước này, ta lần lượt thay thế số kế hoạch của mỗi nhân tố bằng số thực tế.
Sau mỗi lần thay thế, lấy kết quả mới tìm được trừ đi kết quả trước đó. Kết quả của phép trừ này là ảnh hưởng của nhân tố được thay thế.
Cụ thể ta có:
– Thay thế lần thứ nhất ta có: Ya = a1.b0.c0
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố a, được ký hiệu là Δa
Δa = Ya – Y0 = a1.b0.c0 – a0.b0.c0
– Thay thế lần thứ hai ta có: Yb = a1.b1.c0
Mức ảnh hưởng của nhân tố b được ký hiệu là Δb:
Δb = Yb – Ya = a1.b1.c0 – a1.b0.c0
– Thay thế lần thứ ba ta có: Yc=a1.b1 .c1
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố c được ký hiệu là Δc
Δc = Yc – Yb = a1.b1.c1 – a1.b1.c0
Thứ năm, tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố. Tổng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố được xác định phải bằng đối tượng phân tích:
ΔY = Δa + Δb + Δc
Phương pháp số chênh lệch:
Phương pháp số chênh lệch là dạng rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn, điều kiện, phạm vi áp dụng tương tự như phương pháp thay thế liên hoàn nhưng phương pháp này chỉ nên áp dụng trong trường hợp công thức tính doanh thu có dạng tích số, số nhân tố ảnh hưởng có từ 2 đến 3 nhân tố, số liệu có ít chữ số và là số nguyên. Cách tìm này đơn giản hơn phương pháp thay thế liên hoàn và cho phép tính ngay kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nào thì lấy ngay số chênh lệch giữa kỳ gốc và kỳ phân tích của nhân tố đó rồi nhân với số liệu kỳ gốc và kỳ phân tích của nhân tố đứng trước.( Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, 9đ )
Phương pháp bảng cân đối:
Phương pháp này mô tả quan hệ cân đối thu – chi, cân đối nguồn vốn – tài sản, cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng cung ứng vốn, nhập xuất vật tư, cung ứng và sử dụng vật tư với các khoảng thời gian như kỳ gốc – kỳ phân tích, số đầu kỳ – số cuối kỳ. Mục đích của phân tích bảng cân đối là giúp ta thấy được đâu là những nhân tố làm tăng nguồn và đâu là những nhân tố làm giảm nguồn.
Phương pháp đồ thị:
Phương pháp này mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế dưới nhiều dạng khác nhau của đồ thị: biểu đồ tròn, các đường cong của đồ thị. Ưu điểm của phương pháp này là tính khái quát cao, thường được dùng khi mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế tổng quát, trừu tượng.
Tham khảo và tải ngay Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại đây. Chúc các bạn làm bài thuận lợi, điểm cao nhé !
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562