Dưới đây Thuctaptotnghiep chia sẻ cho các bạn về Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp chọn lọc từ các bài điểm cao, được đánh giá tốt trong quá trình làm bài báo cáo thực tập kế toán. Các bạn tham khảo các mẫu dưới đây để hoàn thành thật tốt bài làm của mình nha.
Lưu ý: Trong quá trình làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, nếu các bạn gặp khó khăn về đề tài hay chưa có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ làm báo cáo thực tập trọn gói qua:
SĐT / Zalo: https://zalo.me/0934536149
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.1 Cơ sở lý luận về kết quả và hiệu quả kinh doanh
2.1.1 Khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp
Sản xuất là quá trình làm ra sản phầm để sử dụng hay trao đổi trong thương mại. Bao gồm : Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai ?Gía thành sản xuất và làm sao để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn lực cần thiết làm ra thành phầm
Kinh doanh là những hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, cung ứng dịch vụ,….Được các chủ thể kinh doanh tiến hành một cách độc lập nhằm mang về lợi nhuận được tính bằng thước đo của tiền tệ. Những hoạt động sản xuất ra sẽ tạo ra của cải vật chất để phục vụ nhu cầu người tiêu dùng
Trước tiên để một đơn vị sản xuất kinh doanh phân bón, trước hết đơn vị bạn cần có Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về kinh doanh phân bón
Sản xuất phân bón là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động tạo ra sản phẩm phân bón thông qua phản ứng hóa học, sinh hóa, sinh học hoặc các quá trình vật lý như nghiền, trộn, sàng, sấy, bọc, tạo hạt, viên hoặc khuấy trộn, lọc hoặc chỉ đóng gói phân bón.
Xem thêm: Báo cáo thực tập Đề cương phân tích hiệu quả kinh doanh
2.1.1.1 Kinh doanh sản xuất sản phẩm phân bón
Khái niệm Phân bón:
Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Trong phân bón chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Các chất dinh dưỡng chính trong phân là: đạm (N), lần(P), và kali(K). Ngoài các chất trên, còn có các nhóm nguyên tố vi lượng…
Phân bón được chia làm 3 nhóm chính: phân hữu cơ, phân hóa học (phân vô cơ) và phân vi sinh, với sự khác biệt lớn giữa chúng là nguồn gốc, chứ không phải là những sự khác biệt trong thành phần dinh dưỡng.
Quy định về sản xuất phân bón:
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 108/2017/NĐ-CP về quản lý phân bón. Nghị định này thay thế Nghị định số 202/2013/NĐ-CP
Nghị định số 108/2017/NĐ-CP quy định quản lý nhà nước về phân bón, bao gồm: Công nhận; khảo nghiệm; sản xuất, buôn bán; xuất khẩu; nhập khẩu; quản lý chất lượng; ghi nhãn, quảng cáo, hội thảo và sử dụng phân bón ở Việt Nam.
Theo đó, phân bón không được công nhận lưu hành khi có chứa các yếu tố gây hại vượt mức giới hạn tối đa theo quy định tại các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia hoặc theo quy định tại Phụ lục V Nghị định này trong thời gian chưa có Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia và các quy định khác có liên quan.
Phân bón cũng không được lưu hành khi có bằng chứng khoa học về phân bản có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường; trùng tên với phần bản khác đã được công nhận lưu hành.
Phân bản bị hủy bỏ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam khi: Có bằng chứng khoa học về phân bốn có nguy cơ cao gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, môi trường phát hiện sử dụng tài liệu giả hoặc cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng với phân bón đề nghị công nhận lưu hành, phân bón đã được công nhận lưu hành nhưng hết thời gian lưu hành mà không công nhận lại.
Điều kiện để buôn bán phân bón:
Theo quy định tại Nghị định số 108/2017/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân buôn bán phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau:
- – Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật,
- – Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: Biển hiệu, sổ ghi chép việc mua, bán phân bón, bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc,
- – Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
- – Người trực tiếp bản phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp, có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và đáp ứng quy định về người trực tiếp bản phân bón.
2.1.1.2 Kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Theo GS.TS Phan Công Nghĩa & PGS.TS Bùi Đức Triệu (2012) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp là những sản phẩm mang lại lợi ích tiêu dùng xã hội được thể hiện sản phẩm vật chất hoặc sản phẩm phi vật chất.
Theo Điều 68 thông tư 133/2016/TT-BTC và Điều 96 thông tư 200/2014/TT-BTC. Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác trong một thời kỳ nhất định. Biểu hiện của kết quả kinh doanh là số lãi (hoặc số lỗ).
Như vậy kết quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp được thể hiện qua các chỉ số kết quả được thể hiện dưới dạng các chỉ số tài chính (lãi lỗ, doanh thu, …) và các chỉ số sản phẩm vật chất (sản lượng, sản phẩm,…)
2.1.1.3 Hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được. (Nguyễn Đình Kiệm & Bạch Đức Hiển, 2009)
Theo P. Samerelson và W. Nordhous thì “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản lượng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản xuất của nó. Thực chất quan điểm này đề cập đến khía cạnh phân bổ và sử dụng các nguồn lực của nền sản xuất trên đờng giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đa ra là cao nhất là ý tởng và không thể có mức hiệu quả nào cao hơn
Một số tác giả lại đa ra cách hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu đợc xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa kết quả với chi phí. Đây là biểu hiện của bản chất chứ không phải là khái niệm về hiệu quả kinh tế.
Hoặc “Hiệu quả sản xuất kinh doanh là mức độ hữu ích của sản phẩm sản xuất ra tức là giá trị sử dụng của nó: hoặc là doanh thu và nhất là lợi nhuận thu đợc sau quá trình kinh doanh”. Quan điểm này đã lẫn lộn giữa hiệu quả với kết quả sản xuất kinh doanh, giữa hiệu quả và mục tiêu kinh doanh.
Hay “hiệu quả sản xuất kinh doanh là các chỉ tiêu đợc xác định bằng tỉ lệ so sánh giữa kết quả và chi phí. Định nghĩa nh vậy chỉ để cách xác lập các chỉ tiêu chứ không phải ý niệm của vấn đề.
Từ các điểm trên, ta có thể chia ra khái niệm tơng đối đầy đủ phản quan ánh được tính hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ tận dụng nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra.
Xem thêm: Báo cáo thực tập lời mở đầu phân tích hiệu quả kinh doanh
2.1.2 Đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh phân bón
– Cung cấp chất dinh dưởng cho cây, bổ sung độ màu cho đất, là phương tiện tốt nhất để tăng sản lượng và cải thiện chất lượng lương thực, thực phẩm. – Giúp cho cây trồng có khả năng chống chịu với sâu bệnh và thời tiết xấu. – Bổ sung chất dinh dưỡng cho cây nhằm thõa mãn những đòi hỏi của cây trồng có tiềm năng về năng suất. – Bù đắp chất dinh dưỡng cho cây đã dùng hoặc bị rửa trôi. – Làm tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp nếu việc bón phân cân đối, vừa phải. Giữa các bộ phận trong cây thì phân bón làm thay đổi thành phần hóa học của lá dễ hơn là lam thay đổi thành phần của hạt. mỗi loại phân bón có mỗi chức năng và nhiệm vụ riêng nhưng điều có điểm chung đó là giúp cho cây trồng tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, đem lại năng suất cao. Tuy nhiên nếu chúng ta không biết cách sử dụng phân bón cho cây trồng một cách hợp lý, việc sử dụng quá thừa hay quá thiếu phân bón nào đó đều ảnh hưởng xấu đến phẩm chất nông sản. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón cần lưu ý vấn đề môi trường. Những ô nhiễm có thể gây ra do sử dụng phân bón là rất đáng lo ngại: bón thừa cây không sử dụng hết do bào mòn, rữa trôi làm nước ngầm có nhiều nitrat có thể gây ô nhễm nguồn nước, sản xuất các loại phân hữu cơ không được xử lý, chế biến gây mất vệ sinh, sản xuất các loại phân hữu cơ không đúng quy trình gây ô nhiễm…Do đó cần sử dụng các loại phân hóa học một cách hợp lý, đúng quy trình, giảm thiểu ô nhiễm đến mức thấp nhất.
*Đặc điểm trong sản xuất kinh doanh phân bón.
Để hiểu thấu đáo về hiệu quả sản xuất kinh doanh và ứng dụng phạm trù hiệu quả sản xuất kinh doanh và việc thành lập các chỉ tiêu nhằm phản ánh hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, chúng ta cần:
Thứ nhất. Xác định cách tính hiệu quả:(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Trong đó:
– K: Là kết quả sản xuất kinh doanh có đợc trong thời kỳ tính toán thông thông tuỳ vào từng mục tiêu đánh giá mà K có thể là lợi nhuận, doanh thu, tổng giá trị sản lợng.
– C: Là chi phí sản xuất kinh doanh để có đợc kết quả trong thời kỳ tính toán và C có thể là vốn kinh doanh, vốn tự có, chi phí tiền lớng.
– H: Là hiệu quả sản xuất kinh doanh ta có thể so sánh với hiệu quả cũng loại của ngành, của đối thủ cạnh tranh, của thời kỳ trớc nếu H lớn hơn, có xu h ứng tăng và càng lớn thì càng tốt.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Thứ hai, ta cần làm rõ mối quan hệ giữa hiệu quả và kết quả. Kết quả là cơ sở để tính hiệu quả, kết quả là sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể là những đại lợng có khả năng cân, đong, đo, đếm được thể hiện là số tuyệt đối và thờng là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp. Còn hiệu quả đợc sử dụng những công cụ nhận biết khả năng tiến tới mục tiêu của doanh nghiệp.
Xem thêm: Báo cáo thực tập Đề cương phân tích hiệu quả kinh doanh
Thứ ba, ta cần phân biệt:
Hiệu quả xã hội, hiệu quả kinh tế xã hội, hiệu quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả trớc mắt và hiệu quả lâu dài:
Hiệu quả xã hội phản ánh trình độ tận dụng các nguồn lực nhằm đạt đợc các mục tiêu về xã hội nhất định. Các mục tiêu xã hội thờng là: giải quyết nạn thất nghiệp, nâng cao trình độ văn hoá, nâng cao mức sống của ngời dân, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Còn hiệu quả kinh tế xã hội phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực nhằm đạt đến các mục tiêu cả về xã hội và kinh tế trên phạm vi nền kinh tế quốc dân cũng nh trên phạm vi từng vùng, từng khu vực của nền kinh tế.
Hiệu quả trước mắt với hiệu quả lâu dài: Các chỉ tiêu hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào các mục tiêu của doanh nghiệp do đó mà tính hiệu quả ở các giai đoạn khác nhau thì khác nhau. Xét về hiệu quả trớc mắt thì nó phụ thuộc vào các mục tiêu hiện tại mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Trên thực tế để thực hiện mục tiêu lâu dài là tối đa hoá lợi nhuận có rất nhiều doanh nghiệp hiện tại không đặt mục tiêu là lợi nhuận mà nhiều doanh nghiệp là nâng cao uy tín, mở rộng thị trờng cả về chiều sâu lẫn chiều rộng. Do đó mà các chỉ tiêu hiệu quả về lợi nhuận ở đây không cao nhưng các chỉ tiêu có liên quan đến các mục tiêu mà doanh nghiệp đặt lên hàng đầu ở thời điểm hiện tại là cao thì chúng ta không thể kết luận là doanh nghiệp đang hoạt động không có hiệu quả. Như vậy, các chỉ tiêu hiệu quả và tính hiệu quả hiện tại có thể là trái với các chỉ tiêu hiệu quả lâu dài, nhưng mục đích của nó là nhằm thực hiện chỉ tiêu hiệu quả lâu dài.
2.1.2.2 Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh
* Vai trò và ý nghĩa của phân bón với sản xuất nông nghiệp
Phân bón ảnh hưởng đến sự phát triển và khả năng sinh trưởng của cây trồng. Bởi tác dụng của phân bón đã được ông bà ta truyền dạy với câu nói: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ngoài ra thì còn có câu : “Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân”. Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng phát triển ngoài các dưỡng chất có tự nhiên trong đất. Vì thế mà nó có tầm quan trọng thứ 2 trong những thứ cần thiết nhất để cây trồng phát triển.
Năng suất của cây cũng được quyết định bởi phân bón. Bởi phân cung cấp đầy đủ N,P,K các nguyên tố trung lượng ( ca, Mg, S) và các nguyên tố vi lượng ( Fe, Cu, Mh, B, Mo…). Đây là những thành phần dinh dưỡng rất cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng của cây.
*Vai trò và ý nghĩa của phân tích kết quả và hiệu quả trong phân bón đối với doanh nghiệp
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm năng trong hoạt động kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến quy chế quản lý trong kinh doanh.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác nhau như thế nào đi nữa, cũng còn những tiềm ẩn, khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện. Chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể phát hiện được, và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Thông qua phân tích, doanh nghiệp mới thấy rõ nguyên nhân cùng nguồn gốc của các vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở quan trọng đế ra các quyết định kinh doanh.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh là biện pháp quan trong để phòng ngừa rủi ro.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra, doanh nghiệp phải biết phương thức tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh, đồng thời dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp về tài chính, lao động vật tư doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự tính các rủi ro có thể xảy ra và có kế hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra.
2.1.2.3 Ý nghĩa của hiệu quả sản xuất kinh doanh
Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hoạt động kinh doanh có những ý nghĩa sau:
- Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh
Ý nghĩa trước tiên của phân tích là đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả tính được so với các mục tiêu kế hoạch, dự toán định mức đã đặt ra, để khẳng định tính đúng đắn và khoa học của chỉ tiêu xây dựng, trên một số mặt chủ yếu của quá trình hoạt động kinh doanh.
Ngoài quá trình đánh giá dựa trên phân tích cần xem xét đánh giá tình hình chấp hành các quy định, các thể lệ thanh toán, trên cơ sở tôn trọng pháp luật của nhà nước ban hành và luật trong kinh doanh quốc tế.
Thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá, người ta có được cơ sở định hướng để nghiên cứu sâu hơn ở các bước sau, nhằm làm rõ các vấn đề mà doanh nghiệp cần quan tâm.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng
Sự biến động của chỉ tiêu là do ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố gây nên, do đó ta phải xác định trị số của nhân tố và tìm nguyên nhân gây nên biến động của trị số nhân tố đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ đánh giá kết quả chung chung, mà cũng không chỉ dừng lại ở chỗ xác định nhân tố và tìm nguyên nhân, mà phải từ cơ sở nhận thức đó phát hiện các tiềm năng cần được khai thác, và những chỗ còn tồn tại yếu kém, nhằm đề xuất giải pháp phát huy thế mạnh và khắc phục điểm yếu ở doanh nghiệp.
- Xây dựng phương án kinh doanh căn cứ vào mục tiêu đã định
Quá trình kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh là để nhận biết tiến độ thực hiện và những nguyên nhân sai lệch xảy ra, ngoài ra còn giúp cho doanh nghiệp phát hiện những thay đổi có thể xảy ra tiếp theo. Nếu như kiểm tra và đánh giá đúng đắn, nó có tác dụng giúp cho doanh nghiệp điều chỉnh kế hoạch và đề ra các giải pháp tiến hành trong tương lai.
Định kỳ, doanh nghiệp phải tiến hành kiểm tra và đánh giá trên mọi khía cạnh hoạt động, đồng thời căn cứ vào các điều kiện tác động ở bên ngoài, như môi trường kinh doanh hiện tại và tương lai để xác định vị trí của doanh nghiệp đang đứng ở đâu và hướng đi đâu, các phương án xây dựng chiến lược kinh doanh có còn thích hợp nữa hay không? Nếu không phù hợp thì cần phải điều chỉnh kịp thời.
Ý nghĩa của phân tích nhằm xem xét các dự báo, dự toán có thể đạt được trong tương lai, có thích hợp với chức năng hoạch định các mục tiêu kinh doanh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hay không?
2.1.3 . Các quan điểm chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh phân bón
2.1.3.1. Các quan điểm về hiệu quả
Quan điểm 1:
Nhà kinh tế học người Anh , Adam Smith cho rằng : “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế ,doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Theo quan điểm này , ông đã đồng nhất hiệu quả với chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh . Hạn chế của quan điểm này là kết quả sản xuất kinh doanh có thể được tăng lên do tăng chi phí sản xuất hay do mở rộng sử dụng các nguồn lực sản xuất .Nếu với cùng một kết quả sản xuất kinh doanh có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này cũng có hiệu quả. Quan điểm này chỉ đúng khi kết quả sản xuất kinh doanh tăng với mức độ nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí đầu vào của sản xuất
Quan điểm 2:
Cho rằng : “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của phần kết quả và phần tăng thêm của chi phí” , quan điểm này đã xác định hiệu quả trên cơ sở so sánh tương đối giữa kết quả đạt được của phần chi phí bỏ ra để có được kết quả đó . Nhưng xét trên quan niệm của triết học Mác –Leenin thì sự vật hiện tượng đều có quan hệ ràng buộc có tác động qua lại lẫn nhau chứ không tồn tại một cách riêng biệt. Hơn nữa sản xuất kinh doanh là một quá trình tăng thêm có sự liên hệ mật thiết với các yếu tố có sẵn. Chúng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinh doanh thay đổi. Hạn chế của quan điểm này là nó chỉ xem xét hiệu quả trên cơ sở so sánh phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí và nó không xem xét đến phần chi phí và phần kết quả ban đầu . Do đó theo quan điểm này chỉ đánh giá được hiệu quả của phần kết quả sản xuất kinh doanh mà không đánh giá được toàn bộ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm: Báo cáo thực tập lời mở đầu phân tích hiệu quả kinh doanh
Quan điểm 3:
Quan điểm cho rằng:” Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Quan niệm này có ưu điểm là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế . Nó gắn được kết quả với toàn bộ chi phí , coi hiệu quả là phản ánh của trinh độ sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên quan điểm này chưa phản ánh được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí . Để phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố hoặc kết quả đầu ra hoặc chi phí bỏ ra. Tuy nhiên trên thực tế các yếu tố này luôn biến đổi và vận động
Quan điểm 4:
- Theo quan điểm này: “ Hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí hay các yếu tố đầu vào bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Ta có thể diễn tả theo công thức : E= K/C
- E là hiệu quả kinh doanh(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
- K là kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh
- C là chi phí hay các yếu tố đầu vào
- Kết quả đạt được có thể đo lường bằng các chỉ tiêu: giá trị sản lượng ,doanh thu thuần ,… . Còn yếu tố đầu vào bao gồm các nguồn lực tài sản, nguồn vốn , lao động được sử dụng trong kỳ kinh doanh.
Dựa trên cơ sở so sánh tương quan giữa kết quả đạt được với chi phí hay các yếu tố đầu vào , quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực trong sự vận động và biến đổi không ngừng của hoạt động sản xuất kinh doanh .
2.1.2.2. Các chỉ tiêu kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
* Các chỉ tiêu đánh giá kết quả SXKD của doanh nghiệp
Tổng doanh thu(TR): là biểu hiện bằng tiền của những sản phẩm , hàng hóa , dịch vụ sản xuất ra đã tiêu thụ ,đã bán được , đã xuất kho , đã thu tiền về hay giấy báo có tại ngân hàng.
Công thức tính: Tổng doanh thu = Sản lượng sản phẩm tiêu thụ* giá bán
Gía trị sản xuất của doanh nghiệp (GO) : đây là chỉ tiêu được đùng để đánh giá quy mô kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cũng là căn cứ để tính chỉ tiêu giá tăng thêm của doanh nghiệp. Nó bao gồm toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mà lao động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làm ra trong thời kỳ phân tích.
Công thức tính : GO=VA+IC
Chi phí sản xuất (TC) : là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mafdoanh nghiệp phải bỏ ra trong một thời kỳ để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Lợi nhuận(LN) : là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp ,là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Nó được tính bằng hiệu số giữa tổng doanh thu và tổng chí phí sản xuất. Công thức tính : LN=TR-TC
*Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD của doanh nghiệp
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định : Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ. Nó tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó được chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm sau mỗi chu kỳ kinh doanh dưới hình thức khấu hao.
-Hiệu suất sử dụng VCĐ= Doanh thu thuần / Vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ bỏ ra trong thời kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
-Mức doanh lợi của VCĐ = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ bỏ ra trong kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu ddooofng lợi nhuận. Chỉ tieu này càng cao cứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hiệu quả VCĐ.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
– Mức đảm nhiệm VCĐ = Vốn cố định/ Doanh thu thuần
Chie tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng VCĐ
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả SXKD sử dụng vốn lưu động :
VLĐ là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ. Gía trị của nó được chuyển hết vào sản phẩm trong một chu kỳ SXKD .
-Số vòng quay VLĐ = Doanh thu tiêu thụ/ VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VLĐ bỏ vào kinh doanh thifthu được bao nhiêu đồng doanh thu
-Mức đảm nhiệm VLĐ= Vốn lưu động bình quân/ Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết để tạo một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng VLĐ.
-Mức doanh lợi VLĐ = Lợi nhuận sau thuế/ Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này hản ánh cứ một đồng VLĐ bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
-Tốc độ chu chuyển vốn lao động :
Số lần chu chuyển vốn lao động (L) = Tổng mức vốn lao động trong kỳ/ Số VLĐ bình quân trong kỳ
Chi tiêu này phản ánh số lần chu chuyển VLĐ trong kỳ
-Số ngày trên vòng quay của VLĐ = Doanh thu lưu động / Vốn bình quân
Chỉ tiêu này nói lên số ngày cho một lần chu chuyển là bao nhiêu trong kỳ phân tích
Tổng mức lợi nhuận
Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô của kết quả và một phần hiệu quả SXKD của doanh nghiệp
-Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần+ lợi nhuận tài chính + lợi nhuận bất thường
-Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần –( Gía vốn hàng hóa bán + chi phí bán hàng + chi phí quản lý)
Tỷ số doanh lợi tiêu thụ
-Tỷ số doanh lợi tiêu thụ = Lợi nhuân ròng *100/ Doanh thu tiêu thụ
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu tiêu thụ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi phí(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
-Mức doanh lợi chi phí = Lợi nhuận ròng /Chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả SXKD tổng hợp của doanh nghiệp , cho ta biết khả năng sinh lời của một đồng chi phí bỏ ra
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
NSLD= Doanh thu/ Số LĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh khối lượng, giá trị sản phẩm mà một lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian
-Mức sinh lời của một lao động= Lợi nhuận/ Số lượng LĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số đồng lợi nhuận mà mỗi lao động tạo ra trong một chu kỳ kinh doanh.
Chỉ số khả năng thanh toán nhanh
-Khả năng thanh toán ngắn hạn = Tổng tài sản lưu động/ Tổng nợ ngắn hạn
-Khả năng thanh toán tức thời=Vốn bằng tiền /Nợ đến hạn
– Khả năng thanh toán nhanh= Vốn bằng tiền+ Các khoản phải thu/ Tổng nợ ngắn hạn
2.1.4 Nội dung nghiên cứu kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp
2.1. 4.1 Sản phẩm phân bón sản xuất kinh doanh
2.1.4.2 Nguồn lực trong sản xuất phân bón
Nguồn lực hữu hình
+ Nguồn lực tài chính
Nguồn vốn chủ sở hữu hiện nay gần 40 tỷ đồng, công ty luôn có sự chủ động
về nguồn vốn trong kinh doanh trong hoạt động kinh doanh phân bón. Bên cạnh đó,
công ty có những hạn mức tín dụng tương ñối lớn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn.
+ Nguồn lực cơ sở vật chất
Hệ thống mạng lưới, cửa hàng, kho chứa hàng đều khắp các huyện trong tỉnh,
hệ thống phương tiện vận tải trang bị khá đầy đủ;
Có kế hoạch mở rộng dây chuyền sản xuất phân hữu cơ và NPK.
– Nguồn lực vô hình(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
+ Nguồn nhân lực: Chú trọng tăng tỷ trọng lực lượng lao động trẻ và đã qua
đào tạo. Đây chính là nguồn nhân lực chủ yếu của công ty trong những năm đến.
2.1.4.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Công ty đưa sản phẩm đến cả trong nước và nước ngoài .
2.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng
2.1.5.1 Các yếu tố bên ngoài
Môi trường vĩ mô
A, Môi trường kinh tế
Đồng Việt Nam mất giá so với đồng đô la Mỹ làm giảm khả năng nhập khẩu và có lợi cho sử dụng hàng trong nước và xuất khẩu. Các nhà nhập khẩu và sản xuất phân bón hóa chất ở Việt Nam chưa có mối liên kết chặt chẽ dẫn tới nhập quá nhiều so với nhu cầu, trên thị truờng có hiện tượng làm giá, dẫn tới giá phân bón, hóa chất biến động thất thường.
B, Môi trường pháp luật Chính sách “tam nông” Quy hoạch đất đai đảm bảo an ninh ,lương thực chưa được phê duyệt, tình hình lấy đất nông nghiệp cho đô thị và công nghiệp vẫn đang tiếp diễn mạnh(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Luật bảo vệ môi trường tác động không chỉ đối với sản xuất mà cả trong phân phối, sử dụng phân bón và tiết kiệm năng lượng. Để đạt được các yêu cầu này, chắc chắn chi phí sẽ tăng thêm do phải đầu tư các giải pháp xử lý hoặc bù trừ phát thải đioxit carbon
C, Môi trường nhân khẩu học .Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, vấn đề an ninh lương thực cần được Nhà nước đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh diện tích trồng lúa được dự báo ngày càng giảm do công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi khí hậu.
D, Môi trường công nghệ. Trong công nghệ sản xuất phân bón: Hiện tại, công nghệ sản xuất NPK của VINACHEM vẫn là công nghệ hiện đại của thế giới, ít gây ô nhiễm môi trường so với sản xuất urê từ than. Đối với NPK, hiện có 4 cấp: công nghệ hóa chất chất tạo hạt, công nghệ nung chảy tạo hạt, 12 công nghệ dùng hơi nước tạo hạt và phối trộn 3 loại hạt N, P & K. Đối với sản xuất phân hữu cơ và vi sinh, công nghệ tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào như rác thải, phân bùn, sỉ than….
E, Một số nhân tố khác ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại khu vực: Ngành nông nghiệp Việt Nam đã và đang phải thâm canh tăng vụ, kết hợp nuôi trồng thủy sản với trồng lúa. Tuy nhiên hiện nay Việt Nam sử dụng quá nhiều và không hiệu quả phân bón nên Nhà nước đã có chương trình “3 giảm, 3 tăng” để giảm lượng phân bón.
2 Phân tích môi trường bên trong
Phân tích nguồn lực(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
A, Các nguồn lực hữu hình Tài chính: Công ty là đơn vị có nguồn tài chính mạnh. Với lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, Công ty luôn có sẵn nguồn vốn dồi dào để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Nguồn vật chất: Công ty có hệ thống kho bãi và văn phòng làm việc tại Hải Dương, thuận tiện trong việc lưu trữ hàng hóa tại các thời điểm thấp điểm và đáp ứng nhanh nhu cầu thị trường khi vào vụ cao điểm. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi nhận hàng và phân phối tại khu vực Miền Bắc.
Ngoài ra, nhà máy sản xuất còn có phòng thí nghiệm với máy móc hiện đại, các mẫu sản phẩm truớc khi đưa ra thị trường đều được kiểm định về chất lượng, do đó hạn chế tối đa sản phẩm bị lỗi hay không đạt chất lượng như đã công bố. Chính điều đó mà sản phẩm phân bón đã được người nông dân trên cả nước tin dùng và rất an tâm khi mua sản phẩm.
B, Các nguồn lực Nhân sự: Công ty là có môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, có chính sách đãi ngộ tốt, nguồn thu nhập ổn định, do đó Công ty đã thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao từ nhiều miền của đất nước. Danh tiếng: Công ty Cổ phần phân bón Sơn Trang được biết đến như một nhà xuất nhập khẩu hàng đầu Việt Nam về phân bón và hóa chất. Hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty đã không ngừng đẩy mạnh phát huy lĩnh vực kinh doanh truyền thống, đồng thời mở rộng thêm nhiều mảng kinh doanh, sản xuất khác, tạo những bước đột phá để dần khẳng định vị thế của một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về kinh doanh, sản xuất phân bón và dịch vụ xuất nhập khẩu.
Đội ngũ nhân viên :Với chính sách nhân sự tốt, chế độ đãi ngộ cao, môi trường làm việc chuyên nghiệp và có nhiều cơ hội để phát triển nên Công ty thu hút được nguồn nhân lực giỏi, năng động, có kinh nghiệm và được đào tạo, rèn luyện bài bản, chuyên nghiệp, đáp ứng đòi hỏi yêu cầu cao trong công việc
Điều kiện cơ sở vật chất : Có đủ các điều kiện về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường, an toàn và vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật có liên quan.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với công suất và chủng loại phân bón sản xuất
Địa điểm, diện tích, nhà xưởng, kho chứa phù hợp với công suất sản xuất phân bón.
2.1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp
2.1.6.1 Yếu tố vĩ mô
- Kinh tế
Sự phát triển của Việt Nam trong hơn 30 năm qua rất đáng ghi nhận. Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2.700 USD năm 2019, với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Tỉ lệ nghèo giảm mạnh từ hơn 70% xuống còn dưới 6% (3,2 USD/ngày theo sức mua ngang giá). Đại bộ phận người nghèo còn lại ở Việt Nam là dân tộc thiểu số, chiếm 86%.
Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương, nhưng đại dịch đã để lại những tác động dài hạn đối với các hộ gia đình – thu nhập của khoảng 45% hộ gia đình được khảo sát giảm trong tháng 1 năm 2021 so với tháng 1 năm 2020. Nền kinh tế được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% năm 2021 nếu Việt Nam kiểm soát tốt sự lây lan của vi-rút đồng thời các ngành sản xuất hướng xuất khẩu hoạt động tốt và nhu cầu nội địa phục hồi mạnh mẽ.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
- Chính trị – pháp luật
Nền chính trị của Việt Nam tương đối ổn định, chính sách giảm thuế nhập khẩu xuống 0% tạo sự an tâm cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư, hỗ trợ hoc hỏi kinh nghiêm và phát triển
Hệ thống các chính sách, luật pháp về tiêu dùng, bình ổn giá sữa đã bước đau hoàn thiện
Môi trường chính trị và luật pháp tạo nên một khung khác biệt trong môi trường và điều kiện kinh doanh ở mỗi quốc gia.
Môi trường chính trị- luật pháp bao gồm thể chế chính trị, sự ổn định của chính phủ, hệ thống các văn bản pháp quy, chính sách, các đạo luật, bộ luật và các quy định, hướng dẫn thi hành của từng quốc gia. Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh vào một khu vực thị trường mới, họ thường tập trung nghiên cứu kĩ lưỡng hệ thống luật pháp và các chính sách của quốc gia đó để xây dựng kế hoạch kinh doanh thích hợp.
Môi trường chính trị – luật pháp của các quốc gia phản ánh khả năng phát triển của quốc gia đó cả đối nội và đối ngoại. Đường lối, định hướng của Đảng cầm quyền ảnh hưởng quyết định đến xu hướng đối nội, đối ngoại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Sự tác động của môi trường chính trị-luật pháp ảnh hưởng vĩ mô đến môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Tự nhiên – môi trường
Hiện nay, môi trường tự nhiên đang được các nước trên thế giới nhất mực quan tâm bởi lẽ sự phát triển của khoa học công nghệ của những nước tiên tiến đang gây tổn thương nghiêm trọng đến môi trường thiên nhiên của nhân loại. Sự mất cân đối sinh thái sẽ tạo ra những thảm hoạ không lường trước được. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải biết đến những đe doạ và cơ may có dính đến bốn xu hướng trong môi trường thiên nhiên:
– Sự khan hiếm những nguyên liệu nào đó đang xảy ra: chất liệu của trái đất bao gồm những thứ có tính chất vô tận như không khí,… và những thứ có hạn gồm hai loại: tài nguyên có hạn nhưng tái tạo lại được như rừng và thực phẩm; và tài nguyên có hạn nhưng không thể tái tạo lại được như dầu hoả, than đá, và những loại khoáng sản khác.
– Phí tổn về năng lượng gia tăng: dầu hoả, một trong số những nguồn tài nguyên có hạn nhưng không thể tái tạo lại được, đang tạo thành vấn đề hết sức quan trọng đối với sự phát triển trong tương lai. Các nền kinh tế chính yếu trên thế giới đang phụ thuộc nặng nề vào dầu hoả và cho đến khi những dạng năng lượng thay thế có tính hiệu năng chi phí khác được tìm ra, dầu hoả vẫn sẽ tiếp tục thống trị bức tranh kinh tế và chính trị của thế giới.
– Mức độ ô nhiễm gia tăng: điều không thể tránh khỏi là một số hoạt động kỹ nghệ sẽ làm thiệt hại đến chất lượng của môi trường thiên nhiên. Các chất thải hoá học, chất phóng xạ, và độ thuỷ ngân trong biển đang ở mức nguy hiểm, sự vung vãi trong môi trường những vỏ đồ hộp, đồ nhựa, các chất liệu bao bì khác có tính chất phân huỷ theo đường sinh học.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
– Sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền trong việc quản trị tài nguyên thiên nhiên: nhiều cơ quan khác nhau đang đóng vai trò tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Sự bảo vệ đó có thể sẽ làm cản trở sự phát triển trong việc gia tăng nhân dụng khi các cơ sở kinh doanh buộc phải mua thiết bị kiểm soát ô nhiễm thay vì mua thiết bị sản xuất tân tiến hơn.
- Văn hóa – xã hội
Điều kiện xã hội của một nước là điều mà các doanh nghiệp nên quan tâm để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp để tạo hình ảnh tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng.
Môi trường này cũng ảnh hưởng nhiều đến thông điệp sản phẩm muốn gửi gắm. Nếu thông điệp được truyền tải không phù hợp với văn hóa của mỗi nước thì dù sản phẩm có tốt cũng khó được chấp nhận.
- Công nghệ – kỹ thuật
Công nghệ của doanh nghiệp phản ánh năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Công nghệ ngày nay là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với một doanh nghiệp. Nhờ có công nghệ cao, sản phẩm của doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh trên thị trường nên tiêu thụ với khối lượng lớn hơn, bán với mức giá cao hơn và khả năng thu được lợi nhuận cao là rất khả quan.
Công nghệ cuả doanh nghiệp là một trong các yếu tố quyết định khả năng thâm nhập thị trường của sản phẩm cũng như có ảnh hưởng lớn đến khả năng xây dựng lòng trung thành của khách hàng.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ cũng như khả năng cập nhật và ứng dụng công nghệ mới làm cho doanh nghiệp có thể nâng cao được lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp theo từng thời kỳ phù hợp với sự biến động của trình độ tiêu dùng của thị trường. Đây cũng là một trong các yếu tố được xtác giả xét để đánh giá khả năng đổi mới và cải tiến sản phẩm cũng như khả năng phát triển sản phẩm mới trong một doanh nghiệp. Tất cả chúng ta đều biết rằng bất kỳ sản phẩm nào cũng sẽ lỗi thời và phải loại bỏ để nhường chỗ cho các sản phẩm mới phù hợp hơn. Nếu doanh nghiệp không có khả năng cải tiến và phát triển sản phẩm mới thì con đường phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng coi như bị chặn đứng.
Xem thêm: Báo cáo thực tập Phân tích tình hình hiệu quả kinh doanh
- Dân số – nhân khẩu
Môi trường dân số là mối quan tâm chính yếu đối với các nhà làm Marketing, vì dân chúng là lực lượng làm ra thị trường.
Nhân khẩu học là khoa học nghiên cứu về dân số trên các phương diện như tỷ lệ tăng trưởng, phân bố dân cư, cơ cấu lứa tuổi, tỷ lệ sinh và tỷ lệ chết, cơ cấu lực lượng lao động, mức thu nhập, giáo dục và các đặc tính kinh tế – xã hội khác. Những kết quả nghiên cứu trên về dân số có thể được sử dụng để dự đoán nhu cầu tiêu dùng sản phẩm trong tương lai. Biểu hiện ở các khía cạnh chủ yếu sau đây:(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
– Quy mô, tốc độ tăng dân số là hai chỉ tiêu phản ánh khái quát và trực tiếp quy mô nhu cầu thị trường ở cả hiện tại và tương lai. Nếu đi sâu xem xét hai chỉ tiêu trên ở từng khu vực thành thị và nông thôn, giữa các vùng địa phương cho thấy từng nơi có quy mô và tốc độ tăng dân số là không giống nhau. Với các thay đổi như vậy dẫn đến sự cần thiết phải xác định lại những nhà kinh doanh và các điểm bán buôn hay bán lẻ.
– Sự thay đổi về cơ cấu lứa tuổi của dân cư sẽ làm thay đổi cơ cấu khách hàng tiềm năng theo lứa tuổi đối với các loại sản phẩm. Đến lượt nó, cơ cấu lứa tuổi lại tuỳ thuộc các nhân tố khác của đất nước như chuyển từ giai đoạn chiến tranh sang hoà bình, sự phát triển của ngành y tế bảo vệ sức khoẻ của nhân dân…
– Tỷ lệ các bộ phận của dân số tham gia vào lực lượng lao động xã hội bao gồm các loại lao động: nam, nữ; lao động trong tuổi và ngoài tuổi. Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề của các loại lao động do tác động của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước cũng làm thay đổi về nhu cầu về sản phẩm, hàng hoá. Những thay đổi nói trên đều có tác động đến Marketing đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp phải tính đến.
– Trình độ văn hoá giáo dục của dân cư. Hành vi mua sắm và tiêu dùng của khách hàng phụ thuộc vào trình độ văn hoá, giáo dục của họ. Đó là văn hoá tiêu dùng như văn hoá Nm thực, văn hoá thời trang, văn hoá trà… Những người có văn hoá cao sẽ có cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn, họ có nhu cầu tiêu dùng những hàng hoá có chất lượng cao hơn.
2.1.4.2 Yếu tố vi mô
- Khách hàng
Khách hàng của doanh nghiệp là những người có cầu với sản phẩm của doanh nghiệp. Nhu cầu của người tiêu dùng là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng có tính quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lượng cầu tác động đến mức độ và cường độ cạnh tranh trong ngành. Nếu quy mô thị trường lón mà lại không có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường thì sức ép cạnh tranh với doanh nghiệp sẽ giảm; còn nếu thị trường đã bão hòa mà số lượng doanh nghiệp gia nhập ngày càng nhiều thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ khiến lợi nhuận ngày càng giảm sút.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Khách hàng là người tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thị hiếu và những yêu cầu cụ thể của khách hàng về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, tính nhạy cảm của khách hàng với giá cả… đều tác động đến việc thiết kế sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu của khách hàng sẽ giành được thắng lợi trong cạnh tranh, ngược lại, doanh nghiệp nào không chú ý đến nhu cầu của khách hàng chắc chắn sẽ gặp thất bại. Do nhu cầu của khách hàng là một phạm trù không có giới hạn nên doanh nghiệp còn phải biết khai thác và biến nhu cầu của khách hàng thành cầu thực sự.
- Đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang kinh doanh cùng ngành nghề, cùng khu vực thị trường. Số lượng, quy mô, sức mạnh của từng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo M. Porter, tám vấn đề sau sẽ ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ: số lượng đối thủ cạnh tranh là nhiều hay ít? mức độ tăng trưởng của ngành là nhanh hay chậm? chi phí cố định là cao hay thấp? các đối thủ cạnh tranh có đủ ngân sách có đủ khả năng khác biệt hóa sản phẩm hay chuyển hướng kinh doanh hay không? năng lực sản xuất của các đối thủ có tăng hay không và nếu tăng thì tăng ở tốc độ nào? tính chất đa dạng sản xuất kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh ở mức độ nào? mức độ kỳ vọng của các đối thủ cạnh tranh vào chiến lược kinh doanh của họ và sự tồn tại của rào cản rời bỏ ngành
- Nhà cung cấp
Các nhà cung cấp hình thành các thị trường cung cấp yếu tố đầu vào khác nhau bao gồm người bán thiết bị, nguyên vật liệu, người cấp vốn và những người cung cấp lao động cho doanh nghiệp. Quan hệ với nhà cung ứng ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tìm được nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào lâu dài với giá rẻ; được cac tổ chức tín dụng cho vay vốn với lã suất thấp; hoặc tìm được nguồn cung lao động dồi dào, được đào tạo bài bản thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí đầu vào, qua đó có thể giảm giá thành, đồng thời nâng cao chất lượng được sản phẩm chất lượng. Còn nếu các nhà cung cấp lại gây sức ép tăng giá đầu vào thì doanh nghiệp sẽ phải tăng giá bán, khiến cho tính cạnh tranh của sản phẩm giảm sút, hoặc phải chấp nhận giảm lợi nhuận để giữ được khách hàng.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
- Công chúng
Trong thành phần môi trường marketing một yếu tố không thể không nhắc đến chính là công chúng trực tiếp. Đây là nhóm bất kỳ – họ tỏ ra quan tâm và thích thú đến sản phẩm/ thương hiệu. Họ có thể là nhóm tham khảo của khách hàng – người trực tiếp mua hàng tại doanh nghiệp.
Công chúng trực tiếp có thể hỗ trợ hoặc đôi khi chống lại nỗ lực của công ty đối với thị trường. Công chúng tích cực là nhóm quan tâm đến công ty với thái độ thiện chí như yêu thích, ủng hộ thương hiệu. Công chúng tìm kiếm là đối tượng để công ty tìm kiếm sự quan tâm và vấn đề của họ, nhưng khó tìm hiểu được thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
Nhóm công chúng tiếp theo là công chúng không mong muốn. Đây là nhóm mà công ty cố gắng thu hút sự chú ý của họ và cần để ý đến sự hiện diện của họ (Chẳng hạn nhóm người tiêu dùng tẩy chay). Thái độ của nhóm này có thể ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của tổ chức. Công ty có thể xây dựng kế hoạch marketing cho tất cả các công chúng trực tiếp. Để thu hút được thiện cảm, các lời ca tụng hay hoạt động tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp cần thực hiện chiến dịch marketing hấp dẫn.
Hiện nay, có 7 nhóm công chúng trực tiếp, bao gồm:
Giới tài chính: Thường là các ngân hàng, đơn vị công ty đầu tư, cổ đông công ty… Họ có ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn vốn của doanh nghiệp.
Công chúng trực tiếp thuộc các cơ quan Nhà nước: Ban lãnh đạo ép buộc chú ý đến tất cả những gì xảy ra trong lĩnh vực Nhà nước. Do đó, nhà quản trị doanh nghiệp đều cần để ý đến chính sách, quy định luật pháp và động thái thiết lập từ chính quyền.
Các nhóm công dân hành động: Họ là người bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các đơn vị kiểm kê chất lượng hàng hóa, sản phẩm hay công ty bảo vệ môi trường.
Công chúng trực tiếp địa phương: Mọi công ty đều có quan hệ với công chúng trực tiếp địa phương. Để làm việc với nhân viên địa phương, các công ty lớn thường cử một cán bộ chuyên trách về việc quan hệ với địa phương. Điều này là một cách PR gián tiếp cho thương hiệu và đem lại sự uy tín với giới địa phương.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Quần chúng đông đảo: Công ty cần phải theo dõi chặt chẽ thái độ của quần chúng đông đảo đối với hàng hóa và hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Công chúng trực tiếp nội bộ: Bao gồm công nhân viên chức, tình nguyện viên, CEO, CMO, BM, các ủy viên Hội đồng giám đốc của công ty. Thông thường, doanh nghiệp sẽ thực hiện các hoạt động truyền thông nội bộ để phục vụ nhóm công chúng này.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
2.1.4.3 Yếu tố nội vi
- Tài chính
Tài chính là khả năng huy động và sử dụng các nguồn vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mọi hoạt động đầu tư, mua sắm, dự trữ, lưu kho… cũng như khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở mọi thời điểm đều phụ thuộc vào khả năng tài chính của nó. Khi đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp cần tập trung vào một số vấn đề: cầu về vốn và khả năng huy động vốn của doanh nghệp, việc phân bổ vốn, hiệu quả sử dụng vốn ở doanh nghiệp, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp…
- Nhân lực
Nhân lực là lực lượng lao động sáng tạo của doanh nghiệp. Toàn bộ lực lượng lao động của doanh nghiệp bao gồm cả lao động quản trị, lao động nghiên cứu và phát triển, đội ngũ lao động trực tiếp tham gia vào sản xuất. Nhân lực đóng vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Mọi năng lực khác như năng lực tài chính, năng lực sản xuất, năng lực marketing…chỉ có thể được phát huy nếu doanh nghiệp tuyển dụng và đào tạo được đội ngũ lao động có chất lượng.
- Văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp giống như đời sống tinh thần của một doanh nghiệp. Để tồn tại và phát triển về mọi mặt, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp phù hợp, đầy đủ và thực hiện nó một cách nghiêm túc.
Văn hoá doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.
Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả các doanh nghiệp khác. Để tạo ra sự khác biệt này, doanh nghiệp phải xây dựng văn hoá dựa trên hai yếu tố:(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
– Định hướng, chiến lược của công ty (sứ mệnh, tầm nhìn)
– Những giá trị mà công ty đang có (giá trị)
2.2 Cơ sở thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh phân bón
2.2.1 Tình hình sản xuất kinh doanh phân bón trên thế giới
2.2.1.1 Sản xuất kinh doanh phân bón trên thế giới
Trong ngắn hạn, không có yếu tố hỗ trợ đáng kể cho tăng trưởng nhu cầu phân bón toàn cầu. Ngành nông nghiệp thế giới năm 2019 không khởi sắc hơn so với năm 2018. Sản xuất ngũ cốc toàn cầu niên vụ 2019/2020 kỳ vọng tăng trưởng khoảng +2%. Giá các mặt hàng nông sản được dự báo tăng nhẹ. Trong trung hạn, nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng trong khi nhu cầu phân bón duy trì ổn định. Nhu cầu phân bón thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng 1,3%/năm trong 5 năm tới. Tổng lượng tiêu thụ phân bón toàn cầu đạt 201,5 triệu tấn chất dinh dưỡng năm 2023.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Tốc độ tăng trưởng nhu cầu cao được FAO và IFA dự báo ở Châu Phi, EECA và Nam Mỹ, những khu vực có tiềm năng tăng trưởng nông nghiệp cao nhất trong giai đoạn tới. Công suất toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng ở tất cả các phân khúc. Giai đoạn 2018 – 2023, vốn đầu tư ngành phân bón lên tới gần 110 tỷ USD vào 70 nhà máy mới, tương ứng với công suất bổ sung khoảng 60 triệu tấn/năm. Thị trường phân bón toàn cầu tiếp tục bị chi phối bởi nguồn cung. Trong khi nhu cầu phân bón chỉ tăng trưởng khiêm tốn trung bình 1,3%/năm giai đoạn 2019 – 2023, nguồn cung toàn cầu được dự báo tăng trưởng trung bình 1,6%/năm. Tình trạng dư cung vẫn sẽ tiếp diễn trong giai đoạn tới.
Ngành phân bón toàn cầu đã bước vào thời kỳ bão hòa và nhu cầu tăng trưởng chậm lại. Năm 2018, tiêu thụ phân bón toàn cầu chỉ tăng 1%, đạt 189,4 triệu tấn chất dinh dưỡng. Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm từ năm 2009 đến năm 2018 đạt 2,12%, và có tình trạng cung vượt cầu ở một số khu vực. Xu hướng kết hợp phân NPK chất lượng cao với phân hữu cơ và vi sinh được kỳ vọng sẽ trở thành động lực tăng trưởng của ngành phân bón trong một thời gian tới. Không có yếu tố chính nào ảnh hưởng đến tăng trưởng nhu cầu phân bón toàn cầu. Nông nghiệp toàn cầu năm 2019 không tốt hơn năm 2018. Trong niên vụ 2019/2020, sản lượng lương thực toàn cầu dự kiến sẽ tăng khoảng 2% so với năm trước. Giá nông sản dự báo sẽ tăng nhẹ, nguồn cung tiếp tục tăng trong trung hạn và nhu cầu phân bón vẫn ổn định.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Từ năm 2019 đến năm 2023, nhu cầu về phân bón hóa học dự kiến sẽ tăng với tốc độ hàng năm là 1,3%. FAO và IFA dự đoán rằng nhu cầu phân bón ở Châu Phi, EECA và Nam Mỹ sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, và những khu vực này có tiềm năng tăng trưởng nông nghiệp lớn nhất trong giai đoạn này. Nguồn cung thế giới hiện đang được dự báo. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 1,6%/ năm, và tình trạng cung vượt cầu sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
2.2.1.2 Cung cầu phân bón trên thế giới
- Nhu cầu phân bón trên thế giới
Năm 2018, tiêu thụ phân bón thế giới tăng trưởng +1% yoy, ước đạt 189,4 triệu tấn chất dinh dưỡng. Trong đó, Đông Á, Nam Á, Tây và Trung Âu chiếm tới 62% lượng tiêu thụ toàn cầu. Những năm gần đây, nhu cầu trì trệ ở các khu vực này khiến tốc độ tăng trưởng tiêu thụ phân bón toàn cầu chậm dần chỉ từ 0,5% – 1,4%/năm. Tốc độ tăng trưởng nhu cầu phân bón bị thu hẹp chủ yếu đến từ điều kiện thời tiết, giá cả các mặt hàng nông sản gây bất lợi cho các khu vực nông nghiệp. Chính sách môi trường ở Trung Quốc và chiến lược cải tạo phân bón ở Ấn Độ đã tác động đến nhu cầu phân bón của các quốc gia tiêu thụ phân bón lớn nhất thế giới này. Bên cạnh đó, việc sử dụng phân bón hiệu quả hơn ở các quốc gia phát triển cũng khiến nhu cầu tiêu thụ phân bón tăng trưởng chậm lại.
- Nguồn cung phân bón trên thế giới
Nguồn cung toàn cầu năm 2018 tiếp tục xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng đã chậm lại so với giai đoạn trước. Thặng dư cung cầu có xu hướng thu hẹp, do các chính sách pháp lý tại một số khu vực. Tại Trung Quốc, các quy định về thanh tra môi trường đã buộc các nhà máy không đạt tiêu chuẩn phải đóng cửa. Sản lượng phân bón giảm mạnh (-2,4%/năm từ 2015 – 2018), đặc biệt là phân lân và Urê. Theo ước tính của AgroMonitor, Trung Quốc đã cắt giảm khoảng 30% sản lượng đá phosphate nguyên liệu trong năm 2018.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Tại Ấn Độ, chính sách cải tạo phân bón của nước này đã khiến công suất phân Urê bị cắt giảm mạnh, nguồn cung phụ thuộc lớn vào nhập khẩu. Tính đến nửa đầu năm 2019, 2/3 số nhà máy Urê công suất lớn tại Ấn Độ vẫn đang ngừng hoạt động, dự kiến sẽ khôi phục lại từ đầu năm 2021. Tại Bắc Mỹ, nguồn cung phosphate tiếp tục bị thắt chặt sau khi Mosaic (công ty phân bón đứng đầu tại Mỹ) quyết định đóng cửa vĩnh viễn nhà máy Plant City tại Florida, sau thời gian dừng hoạt động từ cuối năm 2017.
2.2.1.3 Triển vọng thị trường và giá phân bón thế giới
Trong ngắn hạn, không có yếu tố hỗ trợ đáng kể cho tăng trưởng nhu cầu phân bón toàn cầu. Ngành nông nghiệp thế giới năm 2019 không khởi sắc hơn so với năm 2018. Sản xuất ngũ cốc toàn cầu niên vụ 2019/2020 kỳ vọng tăng trưởng khoảng +2% yoy. Giá các mặt hàng nông sản được dự báo tăng nhẹ. Trong trung hạn, nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng trong khi nhu cầu phân bón duy trì ổn định. Nhu cầu phân bón thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng 1,3%/năm trong 5 năm tới. Tổng lượng tiêu thụ phân bón toàn cầu đạt 201,5 triệu tấn chất dinh dưỡng năm 2023.
Tốc độ tăng trưởng nhu cầu cao được FAO và IFA dự báo ở Châu Phi, EECA và Nam Mỹ, những khu vực có tiềm năng tăng trưởng nông nghiệp cao nhất trong giai đoạn tới. Công suất toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng ở tất cả các phân khúc. Giai đoạn 2018 – 2023, vốn đầu tư ngành phân bón lên tới gần 110 tỷ USD vào 70 nhà máy mới, tương ứng với công suất bổ sung khoảng 60 triệu tấn/năm. Thị trường phân bón toàn cầu tiếp tục bị chi phối bởi nguồn cung. Trong khi nhu cầu phân bón chỉ tăng trưởng khiêm tốn trung bình 1,3%/năm giai đoạn 2019 – 2023, nguồn cung toàn cầu được dự báo tăng trưởng trung bình 1,6%/năm. Tình trạng dư cung vẫn sẽ tiếp diễn trong giai đoạn tới.
2.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh phân bón ở Việt Nam
2.2.2.1 Sản xuất kinh doanh phân bón ở Việt Nam
- Nhu cầu tiêu thụ phân bón
Theo Bộ Công Thương Việt Nam, nhu cầu tiêu thụ phân bón trong nước hiện vào khoảng 11 triệu tấn trong đó, phân vô cơ chiếm khoảng 90%, nhu cầu tiêu thụ phân hữu cơ và một số chủng loại khác chỉ vào khoảng 10%. Theo các năm, nhu cầu tiêu thụ cũng có sự dao động đáng kể ở mức 1,4 triệu tấn lân, 2,3 triệu tấn urê, gần 4 triệu tấn NPK. Các loại phân còn lại như DAP, kali, SA dao động ở mức 850 – 950 tấn.
- Tình hình sản xuất trong nước
Những năm gần đây, ngành sản xuất phân bón của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Từ chỗ phải nhập gần 60%, Việt Nam đã chủ động được nguồn cung ure, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, phát triển được những loại phân bón mới như DAP, kali. Các doanh nghiệp Việt đã đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm phân lân và phân NPK. Các nhà máy sản xuất phân bón trong nước hiện có thể đáp ứng đủ nhu cầu phân urê, phân lân, phân NPK và hướng tới xuất khẩu một số sản phẩm. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn phải nhập khẩu hoàn toàn phân SA, kali và một phần phân DAP (Bộ công thương Việt Nam, 2018) .
-Tính đến hết năm 2004, có 70 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón có hồ sơ công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa tại Sở Nông nghiệp và PTNT. Trong đó: 10 doanh nghiệp sản xuất phân bón NPK, 15 doanh nghiệp sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học, số còn lại là các doanh nghiệp sản xuất gia công, kinh doanh phân bón lá và các chế phẩm sinh học phục vụ nông nghiệp
-Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí là đầu mối giao thông, thương mại trong khu vực, nên lượng phân bón nhập khẩu, sản xuất và phân phối đi các nơi là khá lớn. Tổng lượng phân bón trên địa bàn TP chiếm 2/3 lượng phân bón các tỉnh phía Nam. Trong đó lượng phân bón sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 38,86% và lượng phân hữu cơ các loại chiếm khoảng 11,4% lượng phân bón sản xuất tại TP. HCM.
Sản lượng phân bón trong nước
Nhu cầu phân bón ở Việt Nam hiện nay vào khoảng trên 10 triệu tấn các loại. Trong đó, Urea khoảng 2 triệu tấn, DAP khoảng 900. 000 tấn, SA 850.000 tấn, Kali 950.000 tấn, phân Lân trên 1,8 triệu tấn, phân NPK khoảng 3,8 triệu tấn, ngoài ra còn có nhu cầu khoảng 400 – 500.000 tấn phân bón các loại là vi sinh, phân bón lá. 24 Phân Urea, hiện tại năng lực trong nước đến thời điểm hiện tại là 2,340 triệu tấn/năm. Như vậy, về Urea đến nay, sản xuất trong nước không những phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn có lượng để xuất khẩu. Phân DAP: Sau 2015 sản xuất trong nƣớc đạt tới gần 1 triệu tấn DAP/năm, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Phân Lân: Hiện tại Supe Lân sản xuất trong nước có công suất 1,2 triệu tấn/năm. Như vậy sản xuất phân Lân trong nước cũng đáp ứng được về cơ bản cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp trong nước. Phân NPK: Hiện cả nước có tới cả trăm đơn vị sản xuất phân bón tổng hợp NPK các loại. Về quy mô sản xuất tại các đơn vị cũng khác nhau từ vài trăm tấn/năm tới vài trăm ngàn tấn/năm và tổng công suất vào khoảng trtên 3,7 triệu tấn/năm. Nói chung là sản xuất NPK ở Việt Nam vô cùng phong phú cả về thiết bị, công nghệ đến công suất nhà máy. Chính điều này đã dẫn tới sản phẩm NPK ở Việt Nam rất nhiều loại khác nhau cả về chất lượng, số lượng đến hình thức bao gói. Phân Kali: Hiện trong nước chưa sản xuất được do nước ta không có mỏ quặng Kali, vì vậy 100% nhu cầu của nước ta phải nhập khẩu từ nước ngoài. Phân SA: Hiện tại nước ta chưa có nhà máy nào sản xuất SA và nhu cầu của nƣớc ta vẫn phải nhập khẩu 100% từ nƣớc ngoài. Phân Hữu cơ và vi sinh: Hiện tại sản xuất trong nƣớc vào khoảng 400.000 tấn/năm, tương lai nhóm phân bón này vẫn có khả năng phát triển do tác dụng của chúng với cây trồng, làm tơ xốp đất, trong khi đó nguyên liệu được tận dụng từ các loại rác và phế thải cùng than mùn sẵn có ở nước ta.
Sản lượng phân bón nhập khẩu
Theo số liệu sơ bộ của Tổng cục Hải quan, năm 2020, Việt Nam đã chi 952 triệu USD để nhập khẩu 3,8 triệu phân bón, tăng 0,11% về lượng nhưng giảm 9,18% về kim ngạch so với năm 2019.
Giá trung nhập khẩu phân bón trung bình trong năm 2020 đạt 250,18 USD/tấn, giảm 9,28% so với giá trung bình của năm 2019 (275,76 USD/tấn). Trong đó, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cung cấp phân bón cho Việt Nam, chiếm 41,74% trong tổng lượng phân bón nhập khẩu của cả nước và chiếm 38,73% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 1,59 triệu tấn, trị giá 368,5 triệu USD, tăng 3,79% về lượng và giảm 3,34% về trị giá so với năm 2019.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Ngoài thị trường Trung Quốc, Việt Nam còn nhập khẩu phân bón từ các thị trường Nga đạt 110,19 triệu USD, chiếm 11,58% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước; Israel đạt 55,29 triệu USD, chiếm tỷ trọng 5,81%.
Trong năm 2020, Việt Nam nhập khẩu tăng khá ở thị trường Canada (tăng 104,43% về lượng và 62,23% về trị giá) và thị trường Đức (tăng 132,85% về lượng và 67,31% về trị giá).
Một số thị trường cung cấp phân bón cho Việt Nam giảm cả lượng và trị giá so với năm 2019 như: Belarus, Philippines, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ.
Theo Bộ Công Thương, từ chỗ phải nhập gần 60%, Việt Nam đã chủ động được nguồn cung urê, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, phát triển được những loại phân bón mới như DAP, kali. Các DN cũng đã đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao hàm lượng dinh dưỡng, chất lượng sản phẩm phân lân và phân NPK.
Cao điểm 2016 – 2019, nhập khẩu phân bón đều vượt trên 1 tỷ USD/năm. Cụ thể, năm 2016 nhập 4,2 triệu tấn, trị giá 1,1 tỷ USD, 2017 nhập 4,6 triệu tấn, trị giá 1,23 tỷ USD, năm 2018 nhập 4,2 triệu tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, năm 2019 nhập 3,722 triệu tấn, trị giá 1,019 tỷ USD.
Năm 2021, với dự báo tình hình thời tiết thuận lợi và giá các loại nông sản ở mức cao sẽ là động lực để các nhà sản xuất phân bón thúc đẩy sản lượng. Đặc biệt, chính sách thuế giá trị gia tăng hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp phân bón 2021. Dự kiến, tổng nhu cầu phân bón tại Đồng bằng sông Cửu Long (khu vực tiêu thụ phân bón lớn nhất cả nước) sẽ hồi phục khoảng 4 – 6% so với cùng kỳ; trong đó, chủ yếu tăng tiêu thụ phân DAP, NPK và các chủng loại khác như phân lân, phân bón hữu cơ.
2.2.2.2 Sử dụng phân bón trong sản xuất nông nghiệp của Việt Nam
Ví dụ bón phân chuồng thì
- Đúng loại:
+ Sử dụng đúng loại phân mà cây trồng yêu cầu và phù hợp với từng loại đất.
+ Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
+ Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng.
2. Đúng liều :
Bón đủ lượng cho từng giai đoạn sinh trưởng, khả năng chịu đựng của từng loại cây vì có loại ưa bón ít một chứ bón nhiều xót rễ nhưng có cây lại chịu được bón nhiều
3. Đúng lúc:
Là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
4. Đúng cách:
bón lót lúc sớm vùi sẵn hay trộn đều trong đất để có độ ẩm ổn định cho các vi sinh sinh sống và phát triển, không bón trên mặt đất phơi nắng vừa mất đạm vừ tiêu diệt các vi sinh vật.
Bón phân hóa học nên bón buổi chiều mát, đừng bón sát gốc cây mà bón hơi xa gốc để nước mưa hoặc nước tưới ngấm từ từ xuống phần rễ bên dưới, bón sát gốc quá độ đậm đặc của phân chưa hòa loãng làm cháy gốc thối gốc và các rễ nổi quanh gốc. Cho nên bón hóa học phải tưới nhiều nước nhiều lần 1 lúc cho phân loãng ra nếu mưa nhỏ cũng phải tưới lại, nhưng tốt nhất là hòa loãng phân vào nước tưới, khi tưới tất cả bộ rễ, lá, đều hấp thụ hết số phân không bị thất thoát và hại như rắc.
Còn phân bón lá thì xịt đều trên lá vào chiều mát, nhưng là đối với lá non, còn lá già thì không nên vì khi đó lá kém hấp thụ phân
2.2.2.3 Môi trường kinh doanh phân bón tại Việt Nam
Môi trường pháp lý: Ngành phân bón Việt Nam là ngành đầu vào quan trọng cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến người nông dân. Vì vậy, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách điều tiết, bình ổn thị trường, hỗ trợ người nông dân trong việc tiếp cận nguồn phân bón. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất trước sự cạnh tranh của phân bón ngoại nhập cũng đã được ban hành trong những năm gần đây.
2.2.2.4 Các chính sách quan trọng liên quan đến ngành phân bón Việt Nam
Từ năm 2014 đến nay, ngành phân bón đã trải qua những biến động lớn khi chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón thay đổi. Các giai đoạn thay đổi chính có thể tóm tắt như sau:
Thời gian | Sự kiện | Nội dung thay đổi | Ảnh hưởng đến ngành |
Trước Năm 2014 | Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 còn hiệu lực. | Mức thuế suất GTGT: 5% (được khấu trừ thuế GTGT đầu vào) | Tích cực |
Năm
2014 – 2015 |
– Tháng 11/2014: Quốc hội thông qua Luật 71/2014/QH13 về việc sửa đổi Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12.
– 01/01/2015: Luật 71/2014/QH13 chính thức có hiệu lực. |
Mức thuế suất GTGT: Không chịu thuế GTGT (không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào) | Tiêu cực |
Năm
2017 – 2019 |
– Tháng 1/2017: Bộ Công Thương kiến nghị với Thủ tướng thay đổi Luật thuế GTGT.
– Tháng 8/2017: Bộ Tài Chính công bố Dự thảo Luật Thuế sửa đổi để lấy ý kiến. – Tháng 6/2018: Bộ Tài Chính trả lời cử tri về việc sửa đổi thuế Luật thuế GTGT: phân bón sẽ được xếp vào nhóm thuế GTGT đầu ra 5%. – Tháng 11/2018: Kỳ họp Quốc hội thứ 6 QH14, dự thảo sửa đổi 6 Luật thuế được trình Quốc hội, tuy nhiên chưa được thông qua. – Tháng 5/2019: Kỳ họp thứ 7 QH14, Quốc hội đã không đưa ra thảo luận về việc sửa đổi Luật thuế này. |
Chuyển từ Không chịu
thuế GTGT sang mức thuế suất 5%
|
Theo dõi |
Dự kiến
2020 – 2021 |
Luật thuế GTGT sửa đổi, bổ sung cho Luật 71/2014/QH13 sẽ chính thức có hiệu lực. | Mức thuế suất GTGT: 5% (được khấu trừ thuế GTGT đầu vào)
|
Tích cực |
Từ năm 2015 đến nay, phân bón được chuyển từ diện chịu thuế GTGT 5% sang không chịu thuế GTGT theo Luật 71/2014/QH13 đã tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Do việc thay đổi chính sách thuế này, các doanh nghiệp sản xuất nội địa không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, làm tăng giá thành sản xuất. Điều này cũng tạo điều kiện cho phân bón nhập khẩu với lợi thế cạnh tranh hơn. Năm 2017, Bộ Công Thương đã đề xuất thay đổi Luật thuế GTGT nhằm giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp nội địa.
Với việc chuyển mặt hàng phân bón từ diện không chịu thuế GTGT về mức thuế suất 5% như trước đây, các doanh nghiệp phân bón sẽ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của từng doanh nghiệp trong ngành sẽ khác nhau nếu Luật sửa đổi được thông qua. Các doanh nghiệp thuộc phân khúc Urê sẽ được hưởng lợi lớn nhất, sau đó là phân lân. Hầu hết các doanh nghiệp NPK sẽ không được hưởng lợi do nguyên liệu đầu vào là phân đơn, có mức thuế suất GTGT bằng phân NPK đầu ra.
2.2.3.2 Bài học kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh phân bón tại Việt Nam
Bài học kinh nghiệm từ “Con cò vàng”, thương hiệu phân bón ngày càng được khẳng định
Con Cò Vàng cam kết: chỉ coi là hoàn thành quy trình sản xuất phân bón khi nhà nông dùng sản phẩm của mình đạt năng suất và chất lượng nông sản. Con Cò Vàng đi tiên phong bảo hành chất lượng sản phẩm và đồng hành cùng nhà nông cho đến khi kết thúc mùa vụ. Hiếm có nhà sản xuất nào chịu trách nhiệm dài hơi, đến nơi đến chốn như thế.
Điều này không chỉ khẳng định tinh thần trách nhiệm, dám đương đầu với mọi thách thức, mà còn cho thấy cả dây chuyền sản xuất đến thị trường, với hơn 5.000 nhà phân phối, trên khắp cả nước và nhiều nước khác… rất chặt chẽ, khoa học.
Không phải ngẫu nhiên Con Cò Vàng chiếm được niềm tin của nhà nông, dẫn đầu thị trường phân bón tại Việt Nam chiếm hơn 30% thị phần trong nước, đồng thời nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, xuất khẩu tới 18 nước, khẳng định thương hiệu của Tập đoàn công nghệ cao Concovang Hi-tech Group. Với thành tích đó, bà Nguyễn Kim Thoa-Tổng Giám đốc tập đoàn đoạt Cúp vàng Thương hiệu nổi tiếng ASEAN, danh hiệu Doanh nhân tâm tài ASEAN …(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Con Cò Vàng sản xuất nhiều sản phẩm chất lượng, với hơn 500 loại phân bón thế hệ mới, đa dinh dưỡng, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Nông dân- những người sử dụng, giám sát chất lượng, hưởng thành quả do tăng năng suất cây trồng nên đã tin dùng các loại phân bón đó. Các sản phẩm Chất Lượng Vàng – Thế Hệ Mới – Tiết kiệm đạm của Con Cò Vàng luôn trong trí nhớ người nông dân ở khắp các vùng, miền: Phân bón chất lượng cao 8 trong 1, phân bón Silic cao cấp, Tiger Green, Tiger Gold, Lions King Green, Lions King Gold, Luxi USA siêu Đạm, Lân, Kali, Amino Acid, Canxi Bo…
Nông dân một số nước nơi thị trường của Con Cò Vàng vốn thận trọng, nhưng qua sử dụng đã thấy các sản phẩm này hiệu quả nên nhanh chóng tiếp nhận. Con Cò Vàng cung ứng hơn 500.000 tấn phân bón đến 18 nước. Lào, Campuchia, Ấn độ, nhiều nước châu Phi, Mỹ la-tinh… thường xuyên nhập sản phẩm của Con Cò Vàng, từ NPK ba màu, một màu, NPK thế hệ mới, DAP, Kali 60 đặc chủng, urea, ĐạmS + Bo…; các loại phân bón hữu cơ, super lân dạng viên, dạng bột,, các loại phân bón chuyên dùng cho rau, hoa và cây cảnh…
Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, Con Cò Vàng vừa triển khai dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón tại Thạnh Hóa, Long An, công suất 500.000 tấn/năm. Cùng với những dự ántrước đó đang mở ra sức phát triển mới của Con Cò Vàng trong thời gian tới.
Hơn 40 năm phát triển, Con Cò Vàng trở thành một minh chứng sống động về sức vươn của doanh nghiệpViệt trong xu thế hội nhập thị trường quốc tế. Với sự tâm huyết, quyết tâm đổi mới của Tổng Giám đốc Nguyễn Kim Thoa, đến nay Con Cò Vàng không chỉ cho ra những sản phẩm phân bón hàng đầu chiếm lĩnh thị trường trong nước, mà còn tạo ra những sản phẩm phân bón chiếm được niềm tin của nông dân nước ngoài.
Trên con đường chinh phục thị trường các nước Đông Nam Á, Châu phi, Châu Mỹ La Tinh, Con Cò Vàng đang bước vững chắc trong nỗ lực hướng tới trở thành “Tập Đoàn hàng đầu Châu Á” trong các lĩnh vực phân bón; thuốc bảo vệ thực vật, sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao…
2.2.3.3 Các nghiên cứu liên quan
Luận văn của Phạm Quốc Đạt. (2011). Đánh giá hiệu quả kinh doanh phân bón tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Hà Tĩnh, Luận văn tốt nghiệp. Hà Nội: Đại học Kinh tế Quốc dân: Bài nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh phân bón trên địa bàn Hà Tĩnh. Tác giả cũng đã nghiên cứu và chỉ ra được những tác động từ các yếu tố này đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu có ý nghĩa tham khảo đối với các doanh nghiệp kinh doanh phân bón tại thị trường Việt Nam.
Một nghiên cứu khác của Nguyễn Kỳ Sơn. (2017). Phương hướng hoàn thiện hệ thống quản lý và kinh doanh phân bón ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp. Hồ Chí Minh: Đại học Nông Lâm TPHCM: Nghiên cứu đánh giá một cách đúng đắn thực trạng hệ thống tổ chức quản lý lu thông và tình hình hoạt động kinh doanh phân bón vô cơ của các doanh nghiệp nghiệp kinh doanh phân bón vô cơ ở Việt nam hiện nay.
Đề xuất phơng hớng hoàn thiện hệ thống quản lý và kinh doanh phân bón vô cơ nhằm giải quyết một cách căn bản vấn đề phân bón và oỏn định thi trồng phân bón ở việt nam trong thời gian tới.
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
1.1.Tổng quan về hiệu quả hoạt động kinh doanh:
1.1.1. Khái niệm và bản chất hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay của nước ta, mục tiêu lâu dài của các doanh nghiệp là kinh doanh có hiệu quả và tối đa hóa lợi nhuận. Môi trường kinh doanh luôn biến đổi đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có chiến lược kinh doanh thích hợp. Công việc kinh doanh là việc làm đòi hỏi sự tính toán nhanh nhạy, biết nhìn nhận vấn đề ở tầm chiến lược.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Khái niệm: Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để có kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao, cụ thể là tối đa hóa lợi nhuận.
Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra / Kết quả đầu vào
Hiệu quả chính là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu. Hiệu quả kinh doanh là kết quả “đầu ra” tối đa trên chi phí tối thiểu “đầu vào”
Bản chất của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Thực chất là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh,các công ty buộc phải chú trọng các điều kiện nột tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kểt quả tối đa với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của việc hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện công việc kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán thực sự. Cách hiểu như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng có hiệu quả.
1.1.2.Phân loại hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Thực tiễn cho thấy, có nhiều cách phân loại hiệu quả kinh doanh, mỗi cách phân loại dựa trên những tiêu thức khác nhau và nhằm mục đích khác nhau. Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, ngưởi ta có các cách phân loại sau:
1.1.2.1.Căn cứ vào đối tượng cần đánh giá hiệu quả, có hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế – xã hội.
Hiệu quả kinh doanh cá biệt là hiệu quả kinh doanh thu được từ các hoạt động thương mại của từng doanh nghiệp kinh doanh. Biểu hiện chung của hiệu quả kinh doanh cá biệt là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp đạt được.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Hiệu quả kinh tế – xã hội mà hoạt động kinh doanh đem lại cho nền kinh tế quốc dân là sự đóng góp của nó vào việc phát triển sản xuất, đổi mới cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động xã hội, tích luỹ ngoại tệ, tăng thu cho ngân sách, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân.
Giữa hiệu quả kinh doanh cá biệt và hiệu quả kinh tế xã hội có quan hệ nhân quả và tác động qua lại với nhau. Hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ có thể đạt được trên cơ sở hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiêp. Mỗi doanh nghiệp như một tế bào của nền kinh tế, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ đóng góp vào hiệu quả chung của nền kinh tế. Ngược lại, tính hiệu quả của bộ máy kinh tế sẽ là tiền đề tích cực, là khung cơ sở cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt kết quả cao. Đó chính là mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, giữa lợi ích bộ phận với lợi ích tổng thể. Tính hiệu quả của nền kinh tế xuất phát từ chính hiệu quả của mỗi doanh nghiệp và một nền kinh tế vận hành tốt là môi trường thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động và ngày một phát triển.
Vì vậy, trong hoạt động kinh doanh của mình các doanh nghiệp phải thường xuyên quan tâm đến hiệu quả kinh tế – xã hội, đảm bảo lợi ích riêng hài hoà với lợi ích chung. Về phía các cơ quan quản lý nhà nước, với vai trò định hướng cho sự phát triển của nền kinh tế cần có các chính sách tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể hoạt động đạt hiệu quả cao nhất trong khả năng có thể của mình.
1.1.2.2.Căn cứ vào phạm vi xác định hiệu quả, có hiệu quả của chi phí tổng hợp và hiệu quả của chi phí bộ phận.
Theo quy luật giá trị, trong nền kinh tế hàng hoá, trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở chi phí lao động xã hội cần thiết, điều này có nghĩa là giá trị của hàng hoá trao đổi không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá biệt của nhà sản xuất cộng thêm phần chi phí của nhà kinh doanh thương mại (nếu xuất hiện trung gian thương mại trong quá trình trao đổi hàng hoá) mà bởi lao động xã hội cần thiết. Hàng hoá chỉ được trao đổi, được thị trường chấp nhận khi hao phí lao động cá biệt để tạo ra một đơn vị sản phẩm của nhà sản xuất cộng thêm phần chi phí của nhà kinh doanh thương mại (nếu có) phải bằng hao phí lao động xã hội cần thiết để làm ra một đơn vị hàng hóa đó.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Trong hoạt động kinh doanh thương mại của doanh nghiệp tồn tại nhiều khoản mục chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ thuê ngoài…Để thuận lợi cho việc nắm rõ nội dung các khoản chi cũng như thuận tiện cho công tác quản lý, mỗi khoản mục chi phí này lại được phân loại thành các khoản mục chi phí chi tiết hơn. Do vậy, khi đánh giá hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp thương mại cần đánh giá tổng hợp các loại chi phí trên đồng thời phải đánh giá hiệu quả của từng loại chi phí. Điều này có ý nghĩa quan trọng giúp công tác quản lý tìm được hướng giảm chi phí tổng hợp và chi phí bộ phận, thông qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm: Báo cáo thực tập Giải pháp phân tích hiệu quả kinh doanh
1.1.2.3.Căn cứ vào chỉ tiêu phản ánh hiệu quả, có hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối.
Hiệu quả tuyệt đối: Là lượng hiệu quả được xác định cho từng phương án kinh doanh trong từng kỳ kinh doanh. Hiệu quả tuyệt đối chính là phần chênh lệch giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để có được kết quả đó.
Hiệu quả tương đối hay hiệu quả so sánh: Được xác định bằng cách so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối của các phương án kinh doanh khác nhau trong một kỳ kinh doanh hoặc giữa các kỳ kinh doanh với nhau, hay chính là mức chênh lệch về hiệu quả tuyệt đối của các phương án.
Trong kinh doanh, để thực hiện các mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp có thể có nhiều phương án khác nhau. Mỗi phương án mang lại mức hiệu quả khác nhau với mức chi phí khác nhau. Việc tính toán các chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối, hiệu quả tương đối giúp doanh nghiệp lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu nhất.
1.1.2.4.Căn cứ vào lợi ích nhận được,có hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài.
Căn cứ vào lợi ích nhận được trong các khoảng thời gian dài hay ngắn mà người ta phân chia thành hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. Hiệu quả trước mắt là hiệu quả được xem xét trong một thời gian ngắn. Hiệu quả lâu dài là hiệu quả được xem xét trong một thời gian dài. Doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động kinh doanh sao cho nó mang lại cả lợi ích trước mắt cũng như lâu dài cho doanh nghiệp. Phải kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, không được chỉ vì lợi ích trước mắt mà làm thiệt hại đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
1.1.3.Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:
- Đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng được nâng cao thì quan hệ sản xuất càng được củng cố, lực lượng sản xuất phát triển góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển.
- Đối với công ty:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh không những là thước đo giá trị chất lượng, phản ánh trình độ tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh của công ty mà còn là cơ sở để duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty. Ngoài ra, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh còn là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và tự hoàn thiện bản thân công ty trong cơ chế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh để đảm bảo cho công ty tồn tại và phát triển lâu dài.
- Đối với người lao động:
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty cao mới đảm bảo cho người lao động có việc làm ổn định, đời sống tinh thần vật chất cao, thu nhập cao và ngược lại. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi công ty tác động đến người lao động. Một công ty làm ăn có hiệu quả sẽ kích thích được người lao động làm việc hưng phấn hơn, hăng say hơn. Vì hiệu quả sản xuất kinh doanh chi phối rất nhiều tới thu nhập của người lao động, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
1.2. Vai trò và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:
1.2.1.Vai trò của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:
- Đối với công ty:
Hiệu quả là điều kiện tồn tại và phát triển của công ty. Hiệu quả giữ một vị trí hết sức quan trọng trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế “lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi” thì công ty có tồn tại và phát triển được hay không điều đó phụ thuộc vào việc công ty có tạo ra được lợi nhuận và nhiều lợi nhuận hay không? Hiệu quả có tác động đến tất cả các hoạt động, quyết định trực tiếp đến tình hình tài chính của công ty. Hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sản xuất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của hàng hóa, giúp công ty củng cố được vị trí, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đầu tư công nghệ mới góp phần vào lợi ích xã hội. Nếu công ty làm ăn không hiệu quả, không bù đắp được những chi phí bỏ ra thì đương nhiên công ty khó đứng vững, tất yếu dẫn đến phá sản. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với công ty là hết sức quan trọng, nó quyết định sự sống còn của công ty trong nền kinh tế thị trường, nó giúp cho công ty chiếm lĩnh được thị trường, đạt được thành quả to lớn.
- Đối với kinh tế xã hội:
Việc công ty đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đối với chính bản thân công ty cũng như đối với xã hội. Nó tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của công ty cũng như đối với xã hội, trong đó mỗi công ty chỉ là một cá thể, nhiều các thể vững mạnh và phát triển cộng lại sẽ tạo ra nền kinh tế xã hội phát triển bền vững. Công ty kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả thì công ty mang lại lợi ích cho nền kinh tế xã hội, tạo ra việc làm, nâng cao đời sống dân cư, trình độ dân trí được đẩy mạnh, tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người lao động, thúc đẩy nên kinh tế phát triển. Khi công ty làm ăn có hiệu quả thì phần thuế đóng vào ngân sách nhà nước tăng giúp nhà nước xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân tài, mở rộng quan hệ quốc tế.
Điều này không những tốt cho công ty mà còn tốt đối với sự phát triển kinh tế toàn xã hội. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm nguồn lực lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các công ty buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Để hiểu rõ về vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, ta cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh là những gì mà công ty đạt được sau một quá trình kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của công ty. Trong khi đó trong khái niệm về hiệu quả kinh doanh, người ta sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí để đánh giá hiệu quả kinh doanh.
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí để tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thật sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả cao hơn.
1.2.2.Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh chính là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí,…nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan tâm của doanh nghiệp trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.
Hiệu quả kinh doanh cao cho ta biết được trình độ quản lý, trình độ sử dụng lao động của các nhà quản lý doanh nghiệp đồng thời cũng từ đó giúp các nhà quản trị đánh giá chung về nguồn lực của mình và đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó. Trước nhu cầu ngày càng tăng của con người, trong khi các nguồn lực đầu vào đang dần cạn kiệt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực ấy để phục vụ cho sản xuất với chi phí thấp nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Thị trường ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh không chỉ là cạnh tranh về hàng hóa (chất lượng, giá cả, mẫu mã,…) mà còn là sự cạnh tranh về uy tín, danh tiếng thị trường, có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới hoàn thành mục tiêu đề ra. Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy vừa là sự kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Để đạt được điều này thì sản phẩm doanh nghiệp phải đạt yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả, dịch vụ bán hàng. Như vậy, hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản của sự cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường để các doanh nghiệp tự nâng cao sức cạnh tranh.
1.3.Các phương pháp phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh:
1.3.1.Phương pháp thu thập – tổng hợp số liệu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tài liệu bên ngoài: Các chuẩn mực, chế độ, thông tư, tạp chí, báo, các giáo trình
phân tích kinh tế, giáo trình kế toán tài chính, giáo trình tài chính doanh nghiệp của
các trường đại học Tài chính, Kinh tế… Các luận văn khóa trước của các anh chị
trường Đại Học Tài Nguyên và Môi Trường TP.HCM,trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM nghiên cứu về doanh thu, lợi nhuận, phân tích doanh thu, phân tích lợi nhuận.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Tài liệu bên trong: Các báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2015 – 2017, các số liệu tổng hợp và chi tiết về doanh thu, lợi nhuận, hợp đồng, hóa đơn, chứng từ liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa trong kỳ của công ty…
Phương pháp tổng hợp số liệu:
Các số liệu nằm rải rác trên nhiều số liệu khác nhau, để có số liệu phù hợp phục vụ cho việc phân tích chúng ta phải tiến hành tổng hợp số liệu: ví dụ để có nguồn số
liệu phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian phải căn cứ vào số liệu doanh thu, lợi nhuận từ năm 2015 đến năm 2017 trên 3 báo cáo kết quả kinh doanh để tổng hợp, hay để có thông tin số liệu phân tích doanh thu theo mặt hàng, phải căn cứ vào số liệu về doanh thu trên sổ theo dõi chi tiết từng mặt hàng và tổng hợp về doanh thu của doanh nghiệp.
1.3.2.Phương pháp so sánh:
Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành được cần xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, mục tiêu để so sánh.
Xác định số gốc để so sánh: Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là chỉ tiêu ở kỳ trước. Khi nghiên cứu nhịp độ thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoảng thời gian trong năm thường so sánh với cùng kỳ năm trước. Khi nghiên cứu khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể so sánh mức thực tế với mức hợp đồng.
Điều kiện để so sánh được các chỉ tiêu kinh tế: Phải thống nhất về nội dung kinh tế của chỉ tiêu. Đảm bảo tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu. Đảm bảo tính thống nhất về đơn vị tính, các chỉ tiêu về cả số lượng, thời gian và giá trị.
Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh: Xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tương đối cùng xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai kỳ phân tích và kỳ gốc. Mức độ biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quy mô của chỉ tiêu phân tích.
So sánh tuyệt đối: số tuyệt đối là mức độ biểu hiện quy mô, khối lượng giá trị về một chỉ tiêu kinh tế nào đó trong thời gian và địa điểm cụ thể. Đơn vị tính là hiện vật, giá trị, giờ công. Mức giá trị tuyệt đối được xác định trên cơ sở so sánh trị số chỉ tiêu giữa hai kỳ.
So sánh tương đối: Mức độ biến động tương đối là kết quả so sánh giữa thực tế với số gốc đã được điều chỉnh theo một hệ số chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.
1.3.4.Phương pháp số chênh lệch:
Phương pháp số chênh lệch là dạng rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn, điều kiện, phạm vi áp dụng tương tự như phương pháp thay thế liên hoàn nhưng phương pháp này chỉ nên áp dụng trong trường hợp công thức tính doanh thu có dạng tích số, số nhân tố ảnh hưởng có từ 2 đến 3 nhân tố, số liệu có ít chữ số và là số nguyên. Cách tìm này đơn giản hơn phương pháp thay thế liên hoàn và cho phép tính ngay kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nào thì lấy ngay số chênh lệch giữa kỳ gốc và kỳ phân tích của nhân tố đó rồi nhân với số liệu kỳ gốc và kỳ phân tích của nhân tố đứng trước.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
1.3.5.Phương pháp bảng cân đối:
Phương pháp này mô tả quan hệ cân đối thu – chi, cân đối nguồn vốn – tài sản, cân đối giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng cung ứng vốn, nhập xuất vật tư, cung ứng và sử dụng vật tư với các khoảng thời gian như kỳ gốc – kỳ phân tích, số đầu kỳ – số cuối kỳ. Mục đích của phân tích bảng cân đối là giúp ta thấy được đâu là những nhân tố làm tăng nguồn và đâu là những nhân tố làm giảm nguồn.
1.3.6.Phương pháp đồ thị:
Phương pháp này mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế dưới nhiều dạng khác
nhau của đồ thị: biểu đồ tròn, các đường cong của đồ thị. Ưu điểm của phương pháp
này là tính khái quát cao, thường được dùng khi mô tả và phân tích các hiện tượng
kinh tế tổng quát, trừu tượng.
1.4.Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh:
1.4.1.Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán:
Tình trạng tài chính DN được thể hiện khá rõ nét qua khả năng thanh toán. Một DN nếu có tình trạng tài chính tốt, lành mạnh chứng tỏ hoạt động của DN có hiệu quả, DN có đủ khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu DN ở tình trạng tài chính xấu, chứng tỏ hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, DN không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ, uy tín của DN thấp. Thực tế cho thấy, nếu khả năng thanh toán của DN không đảm bảo, chắc chắn DN sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong mọi hoạt động, thậm chí DN có thể rơi vào tình trạng phá sản.
–Khả năng thanh toán hiện hành:
Hệ số này được sử dụng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (như nợ và các khoản phải trả) bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho).
Hệ số này càng cao, khả năng trả nợ của doanh nghiệp càng lớn. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành được nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù với tỷ lệ nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt được tình hình tài chính tốt, nhưng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.
Khả năng thanh toán hiện hành | =TSNH / Nợ ngắn hạn |
Tỷ lệ này cho phép hình dung ra chu kì hoạt động của công ty xem có hiệu quả không, hoặc khả năng biến sản phẩm thành tiền mặt có tốt không. Nếu công ty gặp phải rắc rối trong vấn đề đòi các khoản phải thu hoặc thời gian thu hồi tiền mặt kéo dài, thì công ty rất dễ gặp phải rắc rối về khả năng thanh khoản.
–Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh cho biết với giá trị những TS có thể nhanh chóng
chuyển đổi thành tiền (giá trị TSNH còn lại sau khi loại trừ giá trị hàng tồn kho là bộ phận có khả năng chuyển đổi thành tiền chậm nhất trong toàn bộ TSNH), DN có đủ khả năng trang trải toàn bộ nợ ngắn hạn hay không.
Khả năng thanh toán nhanh | =(Tiền + Các khoản phải thu) / Nợ ngắn hạn |
Khi giá trị của chỉ tiêu trên lớn hơn hoặc bằng 1 thì DN đảm bảo khả năng thanh
toán nhanh và ngược lại, khi giá trị của khả năng thanh toán nhanh nhỏ hơn 1, DN
không đảm bảo khả năng thanh toán nhanh.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
1.4.2.Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời:
Khả năng sinh lợi của DN là chỉ tiêu phản ánh mức lợi nhuận mà DN thu được
trên 1 đơn vị chi phí hay yếu tố đầu vào hay trên 1 đơn vị đầu ra phản ánh kết quả sản xuất. Mức lợi nhuận mà DN thu được tính trên 1 đơn vị càng cao thì khả năng sinh lợi càng cao, dẫn đến hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại; mức lợi nhuận thu được trên 1 đơn vị càng nhỏ, khả năng sinh lợi càng thấp, kéo theo hiệu quả kinh doanh càng thấp. Vì thế, khả năng sinh lợi của DN là biểu hiện cao nhất và tập trung nhất của hiệu quả kinh doanh của DN.
–Hệ số biên lợi nhuận gộp:
Hệ số biên lợi nhuận gộp còn gọi là hệ số tổng lợi nhuận hoặc tỷ lệ lãi gộp (tên tiếng Anh: gross margin, gross profit margin, gross profit rate) được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận gộp chia cho doanh thu. Công thức tính hệ số biên lợi nhuận gộp như sau:
Hệ số biên lợi nhuận gộp | =Lợi nhuận gộp / Doanh thu thuần |
Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thu về tạo ra được bao nhiêu đồng thu nhập. Hệ số biên lợi nhuận gộp là một chỉ số rất hữu ích khi tiến hành so sánh các doanh nghiệp trong cùng một ngành.Doanh nghiệp nào có hệ số biên lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kiểm soát chi phí hiệu quả hơn so với đối thủ cạnh tranh của nó.
Hệ số biên lợi nhuận gộp được biểu hiện bằng con số phần trăm (%), ví dụ nếu hệ số biên lợi nhuận gộp là 20% tức là một công ty sẽ tạo ra được 0.2 đồng thu nhập trên mỗi đồng doanh thu bán hàng. Chỉ đơn thuần nhìn vào thu nhập của một doanh nghiệp sẽ không thể nắm hết được toàn bộ thông tin về doanh nghiệp đó. Thu nhập tăng là dấu hiệu tốt nhưng điều đó không có nghĩa là hệ số biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp đang được cải thiện.
–Hệ số sinh lợi của doanh thu (Biên lợi nhuận ròng) (ROS):
Hệ số sinh lợi của doanh thu (ROS) thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh
thu thuần. Mặt khác, chỉ tiêu này phản ánh trình độ kiểm soát chi phí của các nhà quản trị nhằm tăng sự cạnh tranh trên thị trường.
Hệ số sinh lợi doanh thu (ROS) | =Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần |
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ kinh doanh, DN thu được 1 đồng doanh thu thuần thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập DN, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng tốt. Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi và ngược lại, tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị mở rộng thị trường, tăng doanh thu.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
–Hệ số sinh lợi của TS (ROA)
Trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh, DN mong muốn mở rộng quy
mô sản xuất, thị trường tiêu thụ nhằm tăng trưởng mạnh. Hệ số sinh lời của TS (ROA) giúp nhà quản trị đánh giá hiệu quả sử dụng các TS đã đầu tư.
Hệ số sinh lợi của TS (ROA) | =Lợi nhuận sau thuế / Bình quân Tổng TS |
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ kinh doanh DN bỏ ra 1 đồng TS đầu tư thì thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa công ty làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy DN sử dụng TS càng tốt, đó là nhân tố giúp nhà quản trị đầu tư theo chiều rộng như xây dựng nhà xưởng, mua thêm máy móc thiết bị,… Còn nếu tỷ số nhỏ hơn 0, thì công ty làm ăn thua lỗ. Tỷ số lợi nhuận ròng trên TS phụ thuộc vào mùa vụ kinh doanh và ngành nghề kinh doanh. Do đó, khi xem xét hiệu quả kinh doanh, DN chỉ sử dụng tỷ số này trong so sánh công ty với bình quân toàn ngành hoặc với công ty khác cùng ngành và so sánh cùng một thời kỳ.
Phân tích hệ số sinh lợi tài sản (ROA) bằng phương pháp phân tích tài chính Dupont như sau: Mô hình tài chính Dupont là một trong các mô hình thường được vận dụng để phân tích hiệu quả sử dụng TS của DN trong mối quan hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra. Yếu tố đầu vào của DN thể hiện bằng các TS đầu tư. Kết quả đầu ra của DN là chỉ tiêu doanh thu thuần, lợi nhuận. Mục đích của mô hình tài chính Dupont là phân tích khả năng sinh lời của 1 đồng TS mà DN sử dụng dưới sự ảnh hưởng cụ thể của những bộ phận TS, chi phí, doanh thu nào. Thông qua phân tích, mô hình Dupont giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định nhằm đạt được khả năng lợi nhuận mong muốn.
Trong phân tích theo mô hình Dupont, cụ thể như sau:
Hệ số sinh lợi của TS (ROA) | = Lợi nhuận sau thuế / Tổng TS
= ( Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) x (Doanh thu / Tổng TS) |
Hệ số sinh lợi của TS (ROA) | = Hệ số sinh lợi của doanh thu (ROS) x Số vòng quay của tổng TS |
Trong đó, số vòng quay của tổng TS càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các TS càng nhanh, đó là nhân tố tăng sức sinh lời của TS. Vòng quay của tổng TS bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: tổng doanh thu thuần càng lớn, số vòng quay càng nhiều; tổng TS càng nhỏ, số vòng quay càng nhiều. Song tổng doanh thu thuần và tổng TS có quan hệ mật thiết với nhau, trong thực tế hai chỉ tiêu này thường quan hệ cùng chiều, khi tổng TS tăng thì doanh thu thuần tăng. Trên cơ sở đó, nếu DN muốn tăng vòng quay tổng TS thì cần phân tích các nhân tố có liên quan, phát hiện mặt tích cực, tiêu cực của từng nhân tố để có biện pháp nâng cao số vòng quay tổng TS, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Khi nghiên cứu khả năng sinh lợi của TS phải quan tâm đến mức tăng của VCSH bởi số vòng quay của tổng TS và mức sinh lời của doanh thu thuần là 2 nhân tố không phải lúc nào cũng tăng ổn định. Mặt khác, để tăng lợi nhuận trong tương lai, DN phải đầu tư thêm. Việc tăng VCSH phụ thuộc vào lợi nhuận thuần và chính sách phân phối lợi nhuận của công ty. Do vậy, cần tăng VCSH và tăng những nguồn tài trợ từ bên ngoài. Tóm lại, phân tích hiệu quả sử dụng TS của DN dựa vào mô hình tài chính Dupont đã đánh giá đầy đủ hiệu quả trên mọi phương diện. Đồng thời phát hiện ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng TS để từ đó có biện pháp nâng cao lợi nhuận cho DN.
Xem thêm: Báo cáo thực tập Lời kết luận phân tích hiệu quả kinh doanh
–Hệ số sinh lợi VCSH (ROE)
Hệ số sinh lợi VCSH (ROE) cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận của VCSH mà
DN sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hệ số sinh lợi VCSH (ROE) | = Lợi nhuận sau thuế / Bình quân VCSH |
Hệ số này cho biết 1 đồng VCSH của DN tạo ra bao nhiều đồng lợi nhuận sau
thuế. Nếu tỷ số này mang giá trị dương, là công ty làm ăn có lãi; nếu mang giá trị âm là công ty làm ăn thua lỗ. Nếu chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCSH của DN là tốt, góp phần nâng cao khả năng đầu tư của chủ DN. Đó là nhân tố giúp nhà quản trị tăng VCSH để phục vụ cho hoạt động kinh doanh.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Cũng như tỷ số lợi nhuận trên TS, tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh.
Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của DN. Để so sánh chính
xác, cần so sánh tỷ số này của một DN với tỷ số bình quân của toàn ngành, hoặc với tỷ số của DN tương đương trong cùng ngành.
Phân tích hệ số sinh lợi VCSH (ROE) bằng phương pháp phân tích tài chính
Dupont như sau: Để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của VCSH ta có thể biến đổi chỉ tiêu ROE theo mô hình tài chính Dupont.
Hệ số sinh lợi VCSH (ROE) |
=(Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu) x (Doanh thu / Tổng TS) x (Tổng TS / VCSH) |
Hệ số sinh lợi VCSH (ROE) |
Hệ số sinh lợi của doanh thu (ROS) x Số vòng quay của tổng TS x Hệ số TS so với VCSH |
Nhìn vào quan hệ trên ta thấy muốn nâng cao khả năng sinh lời của VCSH có thể tác động vào 3 nhân tố: hệ số TS so với VCSH, số vòng quay của tổng TS và hệ số sinh lợi của doanh thu (ROS). Từ mô hình Dupont, DN sẽ có thể đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của từng nhân tố góp phần đẩy nhanh tỷ suất sinh lời của VCSH (ROE).
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động:
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng hoạt động là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng tài nguyên, nguồn lực của DN. Bao gồm các chỉ tiêu sau:
Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động kinh doanh của DN, thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của DN.
Số vòng quay hàng tồn kho | = GVHB / Bình quân Hàng tồn kho |
Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho cho biết trong 1 năm hay 1 kỳ, vốn đầu tư cho hàng tồn kho quay được bao nhiêu vòng. Tỷ số càng lớn thì số vòng quay càng nhiều, chứng tỏ hàng tồn kho vận động không ngừng, đó là nhân tố để tăng doanh thu, góp phần tăng lợi nhuận của DN.
Thời gian quay vòng hàng tồn kho
Thời gian quay vòng HTK | = 360 / Số vòng quay hàng tồn kho |
Chỉ tiêu này cho biết 1 vòng quay của hàng tồn kho mất bao nhiêu ngày, chỉ tiêu này càng thấp, chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh đó là nhân tố góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận của DN.
Số vòng quay các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt và mức độ công ty bị chiếm dụng vốn từ khách hàng
Số vòng quay phải thu của KH | = Doanh thu thuần / Bình quân Khoản phải thu khách hàng |
Chỉ tiêu này cho biết trong 1 kỳ phân tích, các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ DN thu hồi tiền hàng kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, chỉ tiêu này quá cao có thể phương thức thanh toán tiền của DN quá chặt chẽ, khi đó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ. Mặt khác, chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý các khoản phải thu đối với từng mặt hàng cụ thể của DN trên thị trường.(Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
Thời gian quay vòng khoản phải thu
Thời gian quay vòng khoản phải thu |
= 360 / Số vòng quay các khoản phải thu |
Chỉ tiêu này xác định thời gian của một vòng quay các khoản phải thu của khách hàng. Chỉ tiêu này càng ngắn chứng tỏ tốc độ thu tiền càng nhanh, DN ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại, thời gian của 1 vòng quay càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số vốn của DN bị chiếm dụng nhiều.
1.4.4.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản:
Bên cạnh các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, khả năng hoạt động, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TS cũng phản ánh một phần không nhỏ về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
-Hiệu suất sử dụng tổng TS:
Hiệu suất sử dụng TS | = (Doanh thu thuần / Tổng TS bình quân)x100 |
Hệ số hiệu suất sử dụng TS cho biết với 100 đồng TS có bao nhiêu đồng doanh thu thuần được tạo ra. Hệ số vòng quay tổng TS càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng TS của DN vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả.
-Hiệu suất sử dụng TSNH :
Hiệu suất sử dụng TSNH | = (Doanh thu thuần / TSNH bình quân)x100 |
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSNH cho biết các TSNH quay được bao nhiêu vòng. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sử dụng TSNH là tốt. Hoặc cho biết 100 đồng TSNH đầu tư trong kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần, chỉ tiêu này thể hiện sự vận động của TSNH trong kỳ, chỉ tiêu càng cao chứng tỏ TSNH vận động càng nhanh, đó là nhân tố góp phần nâng cao lợi nhuận.
-Hiệu suất sử dụng TSCĐ :
Hiệu suất sử dụng TSCĐ | = (Doanh thu thuần / TSCĐ bình quân)x100 |
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ cho biết 100 đồng TSCĐ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu càng cao sẽ góp phần tăng lợi nhuận cho DN. Mặt khác, chỉ tiêu này thể hiện sức sản xuất của TSCĐ, chỉ tiêu càng cao chứng tỏ TS hoạt động tốt, đó là nhân tố góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, doanh nghiệp đồng thời phải nâng cao quy mô, chất lượng sản phẩm và khai thác hợp lý, tối ưu cơ cấu TSCĐ
1.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay:
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay | = EBIT / Chi phí lãi vay |
Chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán lãi vay phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán lãi tiền vay của DN. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng sinh lời của vốn vay càng tốt, đó là sự hấp dẫn của các tổ chức tín dụng vào hoạt động kinh doanh. (Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp)
1.4.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chi phí:
Chi phí kinh doanh của công ty được biểu hiện hao phí sức lao động cá biệt của công ty trong một thời kỳ nhất định, nó là căn cứ để xác định số tiền phải bù đắp thu nhập của công ty trong thời kỳ đó. Nó được phản ánh qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí, bao gồm các chỉ tiêu sau đây:
Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng
Tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng |
= Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh / Chi phí bán hàng |
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của chi phí bán hàng cho biết trong kỳ kinh doanh, DN đầu tư 1 đồng chi phí bán hàng thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí bán hàng càng lớn, DN đã tiết kiệm được chi phí bán hàng.
Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN
Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN | = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh / Chi phí quản lý kinh doanh |
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý DN cho biết trong 1 kỳ kinh doanh, DN đầu tư 1 đồng chi phí quản lý DN thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí quản lý DN càng lớn, DN đã tiết kiệm chi phí quản lý của mình.
Xem thêm: ==> Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập
Lời kết: Trên đây Thuctaptotnghiep đã chọn lọc cho các bạn Cơ sở lý luận phân tích hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp từ những bài đạt điểm cao, được đánh giá tốt trong quá trình làm bài. Hy vọng với bài viết này có thể giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo để hoàn thành thật tốt bài luận của mình. Ngoài ra, trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn trong vấn đề thiếu tài liệu hoặc không có thời gian viết bài luận cần thuê người viết, các bạn liên hệ qua zalo: 0934.536.149 để được hỗ trợ làm tốt bài luận của mình nhé.
Chúc các bạn hoàn thành thật tốt bài báo cáo thực tập của mình!
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562