Cơ sở lý luận kế toán công nợ trong doanh nghiệp

Rate this post

Dưới đây là Cơ sở lý luận kế toán công nợ trong doanh nghiệp mà Thuctaptotnghiep đã chọn lọc từ những bài điểm cao gửi đến các bạn tham khảo. Hy vọng với bài viết này có thể giúp các bạn có thêm tư liệu để làm bài BCTT của mình tốt hơn. Ngoài ra, còn có nhiều mẫu báo cáo của những đề tài khác và bài mẫu được chia sẻ miễn phí, các bạn sinh viên có thể tìm kiếm, tham khảo trong các chuyên mục để tài về tham khảo nhé! Chúc các bạn làm tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình nhé!

Lưu ý: Trong quá trình làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, nếu các bạn gặp khó khăn về đề tài hay chưa có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ làm báo cáo thực tập trọn gói qua:

SĐT  / Zalo: https://zalo.me/0934536149


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ TRONG DOANH NGIỆP

KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG KẾ TOÁN CÔNG NỢ

Khái niệm về thanh toán công nợ

Khái niệm kế toán công nợ

Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại là thực hiện việc tổ chức lưu thông hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng xã hội. Trong quá trình kinh doanh thường xuyên phát sinh các mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán, người mua, với cán bộ công nhân viên…Trên cơ sở các quan hệ thanh toán này làm phát sinh các khoản phải thu hoặc khoản phải trả. Kế toán các khoản phải thu và nợ phải trả gọi chung là kế toán công nợ. Như vậy kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. (Cơ sở lý luận báo cáo thực tập kế toán công nợ tại doanh nghiệp)

Nội dung của kế toán công nợ

b1. Các khoản nợ phải thu

Khoản phải thu xác định quyền lợi của doanh nghiệp về một khoản tiền, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai. Khoản nợ phải thu là một tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi.

b2. Các khoản nợ phải trả

Khoản phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp và các đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp về vật tư, hàng hóa, sản phẩm đã cung cấp trong một khoản thời gian xác định. Khoản phải trả là những khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng được của các cá nhân, tổ chức khác trong và ngoài doanh nghiệp.

Quan hệ thanh toán

Nghiệp vụ thanh toán là quan hệ giữa doanh nghiệp với các khách nợ, chủ nợ, ngân hàng, các tổ chức tài chính và các đối tác khác về các khoản phải thu, phải trả, các khoản vay trong qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. (Cơ sở lý luận báo cáo thực tập kế toán công nợ tại doanh nghiệp)

Quan hệ thanh toán có rất nhiều loại nhưng chung quy có hai hình thức thanh toán là: thanh toán trực tiếp và thanh toán qua trung gian.

  • + Thanh toán trực tiếp: Người mua và người bán thanh toán trực tiếp với nhau bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản đối với các khoản nợ phát sinh.
  • + Thanh toán qua trung gian: Việc thanh toán giữa người mua và người bán không diễn ra trực tiếp với nhau mà có một bên thứ ba ( ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác) đứng ra làm trung gian thanh toán các khoản nợ phát sinh đó thông qua ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc hay thư tín dụng…

Vai trò và nhiệm vụ của kế toán công nợ

Vai trò của kế toán công nợ

Kế toán công nợ là một phần hành kế toán khá quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của một doanh nghiệp, liên quan đến các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả. Việc quản lý công nợ tốt không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề cần thiết ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm, loại hình sản xuất kinh doanh, quy mô, ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý trong doanh nghiệp và trình độ đội ngủ kế toán để tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp. Tổ chức công tác kế toán công nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của kế toán công nợ

Nhiệm vụ  của kế toán công nợ là theo dõi, phân tích, đánh giá và tham mưu để cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doang nghiệp. Đó là:

  • + Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau. (Cơ sở lý luận báo cáo thực tập kế toán công nợ tại doanh nghiệp)
  • + Đối với những khách nợ có quan hệ giao dịch mua, bán thường xuyên hoặc có dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán, kế tóan cần tiến hành kiếm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ. Nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản.
  • + Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán
  • + Tổng hợp và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ từng loại cho quản lý để có biện pháp xử lý ( nợ trong hạn, nợ quá hạn, các đối tượng có vấn đề…)

Xem thêm: 16 Mẫu lời mở đầu ngành kế toán

 Nội dung của kế toán công nợ

Một số nguyên tắc mà kế toán công nợ cần thực hiện:

  • + Phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời.
  • + Phải kiểm tra đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối tháng từng khoản nợ phát sinh, số phải thu và số còn phải thu. (Cơ sở lý luận báo cáo thực tập kế toán công nợ tại doanh nghiệp)
  • + Phải theo dõi cả bằng nguyên tệ và quy đổi theo “ Đồng ngân hàng nhà nước Việt Nam” đối với các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ, cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá qui đổi thực tế.
  • + Phải chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ phải thu bằng vàng , bạc, đá quý. Cuối kỳ phải điều chỉnh số dư theo giá thực tế.
  • + Phải phân loại các khoản nợ phải thu theo thời gian thanh toán cũng như theo từng đối tượng.
  • + Phải căn cứ vào số dư chi tiết bên nợ của một số tài khoản thanh toán như 131,331… để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán.

Nội dung của kế toán các khoản nợ phải thu

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ thanh toán các khoản phải thu, phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa các đơn vị với công nhân viên về tạm ứng, với ngân sách về thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, với người mua về tiền hàng bán chịu…Thông qua các mối quan hệ thanh toán có thể đánh giá được tình hình tài chính và chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp.Các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp bao gồm:

  • + Phải thu của khách hàng: là khoản tiền mà doanh nghiệp phải thu từ những khách hàng đã được doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo phương thức bán chịu (bao gồm tiền hàng chưa có thuế giá trị gia tăng hoặc đã có thuế giá trị gia tăng) hoặc bán hàng theo phương thức trả trước. (Cơ sở lý luận báo cáo thực tập kế toán công nợ tại doanh nghiệp)
  • + Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: là số tiền thuế giá trị gia tăng đầu vào của các dịch vụ, tài sản cố định doanh nghiệp mua vào dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế được khấu trừ vào thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp của sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng.
  • + Phải thu nội bộ: là khoản phải thu trong đơn vị cấp trên (là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh độc lập không phải làcơ quan quản lý) đối với đơn vị cấp dưới trực thuộc, phụ thuộc hoặc là giữa các thành viên với nhau như các khoản đã chi hộ, thu hộ các khoản đơn vị trực thuộc phải nộp lên hoặc các đơn vị cấp trên cấp xuống.
  • + Phải thu khác: là khoản phải thu thiếu hụt vật tư tiền vốn, tiền tổn thất bằng bồi thường chưa thu được, phải thu các khoản cho vay, cho mượn vật tư tiền vốn, vật tư có tính chất tạm thời, phải thu các khoản đã chi cho sự nghiệp, dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các khoản gửi vào tài khoản chuyên chi đã nhờ đơn vị ủy thác xuất nhập khẩu hay đơn vị bán hàng nộp hộ các loại thuế, phải thu lệ phí, phí, nộp phạt
  • + Tạm ứng: là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một số công việc nào đó được phê duyệt.
  • + Phải thu khó đòi: là khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán. (Cơ sở lý luận báo cáo thực tập kế toán công nợ tại doanh nghiệp)

Nội dung của kế toán các khoản nợ phải trả

      Trong quá trình hoạt động SXKD, thường xuyên phát sinh các khoản nợ phải trả, phản ánh mối quan hệ thanh toán giữa đơn vị với người lao động, với ngân sách với người mua, với người bán… Thông qua quan hệ thanh toán các khoản nợ phải trả có thể đánh giá được tình hình tài chính và chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Các khoản nợ phải trả bao gồm:

  • + Phải trả cho người bán: là các khoản nợ phát sinh giữa các doanh nghiệp và các bạn hàng mà doanh nghiệp chưa thanh toán.
  • + Phải trả nội bộ: là khoản tiền phải trả hay thu hộ đơn vị câp trên với đơn vị cấp dưới phụ thuộc, trực thuộc trong các đơn vị thành viên
  • + Phải trả cho cán bộ nhân viên: là khoản tiền phải trả công nhân viên và những người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác về thu nhập của cán bộ công nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp.
  • + Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: là khoản loại thuế, phí, lệ phí mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp có trách nhiệm, nghĩa vụ kê khai và nộp đầy đủ kịp thời các lọai thuế, phí lệ phí cho nhà nước theo luật định.
  • + Phải trả phải nộp khác: những khoản phải trả ngoài các khoản thanh toán với người bán, với nhà nước, với cán bộ công nhân viên, giá trị tài sản, vốn bằng tiền, hàng tồn kho phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân chờ sử lý, doanh thu nhận trước, các khoản phải trả, phải nộp khác
  • + Vay ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn trả trong vòng một năm hay một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của doanh nghiệp kể từ ngày nhận tiền vay.
  • + Vay dài hạn: là khoản vay có thời hạn trả trên một năm kể từ ngày vay.Vay dài hạn có thể được dùng để mua sắm vật tư, thiết bị cho xây dựng cơ bản, ký cược, ký quỷ dài hạn.

Xem thêm: Đề cương kế toán công nợ trong doanh nghiệp


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CÔNG NỢ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

Khái niệm, vai trò, của kế toán công nợ trong các doanh nghiệp

Khái niệm công nợ

Đặc điểm cơ bản của hoạt động kinh doanh thương mại là thực hiện việc tổ chức lưu thông hàng hoá, dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong tiêu dùng xã hội. Trong quá trình kinh doanh thường xuyên phát sinh các mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người bán, người mua, với cán bộ công nhân viên…Trên cơ sở các quan hệ thanh toán này làm phát sinh các khoản phải thu hoặc khoản phải trả. Kế toán các khoản phải thu và nợ phải trả gọi chung là kế toán công nợ. Như vậy kế toán công nợ là một phần hành kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản nợ phải thu, nợ phải trả diễn ra liên tục trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Cơ sở lý luận báo cáo thực tập kế toán công nợ tại doanh nghiệp)

Khái niệm công nợ phải thu khách hàng

Phải thu của khách hàng: là khoản tiền mà doanh nghiệp phải thu từ những khách hàng đã được doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo phương thức bán chịu (bao gồm tiền hàng chưa có thuế giá trị gia tăng hoặc đã có thuế giá trị gia tăng) hoặc bán hàng theo phương thức trả trước

Khái niệm thuế GTGT được khấu trừ

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ: là số tiền thuế giá trị gia tăng đầu vào của các dịch vụ, tài sản cố định doanh nghiệp mua vào dành cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế được khấu trừ vào thuế giá trị gia tăng đầu ra phải nộp của sản phẩm hàng hóa dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng (Cơ sở lý luận báo cáo thực tập kế toán công nợ tại doanh nghiệp)

Khái niệm các khoản phải thu nội bộ

Là khoản phải thu trong đơn vị cấp trên (là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh độc lập không phải làcơ quan quản lý) đối với đơn vị cấp dưới trực thuộc, phụ thuộc hoặc là giữa các thành viên với nhau như các khoản đã chi hộ, thu hộ các khoản đơn vị trực thuộc phải nộp lên hoặc các đơn vị cấp trên cấp xuống

Khái niệm kế toán các khoản phải thu khác

Là khoản phải thu thiếu hụt vật tư tiền vốn, tiền tổn thất bằng bồi thường chưa thu được, phải thu các khoản cho vay, cho mượn vật tư tiền vốn, vật tư có tính chất tạm thời, phải thu các khoản đã chi cho sự nghiệp, dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc các khoản gửi vào tài khoản chuyên chi đã nhờ đơn vị ủy thác xuất nhập khẩu hay đơn vị bán hàng nộp hộ các loại thuế, phải thu lệ phí, phí, nộp phạt

Khái niệm kế toán tạm ứng

Là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một số công việc nào đó được phê duyệt.

Khái niệm kế toán phải trả người bán

Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết

Khái niệm kế toán phải nộp nhà nước

Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước trong kỳ kế toán năm

Khái niệm kế toán các khoản phải trả người lao động

Là khoản tiền phải trả công nhân viên và những người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác về thu nhập của cán bộ công nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp (Cơ sở lý luận báo cáo thực tập kế toán công nợ tại doanh nghiệp)

Khái niệm kế toán các khoản phải trả phải nộp khác

Những khoản phải trả ngoài các khoản thanh toán với người bán, với nhà nước, với cán bộ công nhân viên, giá trị tài sản, vốn bằng tiền, hàng tồn kho phát hiện thừa chưa rõ nguyên nhân chờ sử lý, doanh thu nhận trước, các khoản phải trả, phải nộp khác

Ý nghĩa của các khoản kế toán công nợ trong doanh doanh nghiệp

Các khoản nợ phải thu

Khoản phải thu xác định quyền lợi của doanh nghiệp về một khoản tiền, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai. Khoản nợ phải thu là một tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi.

Các khoản nợ phải trả

Khoản phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp và các đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp về vật tư, hàng hóa, sản phẩm đã cung cấp trong một khoản thời gian xác định. Khoản phải trả là những khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng được của các cá nhân, tổ chức khác trong và ngoài doanh nghiệp.

Vai trò nhiệm vụ của kế toán công nợ

Vai trò của kế toán công nợ  

Kế toán công nợ là một phần hành kế toán khá quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán của một doanh nghiệp, liên quan đến các khoản nợ phải thu và các khoản nợ phải trả. Việc quản lý công nợ tốt không chỉ là yêu cầu mà còn là vấn đề cần thiết ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tùy vào đặc điểm, loại hình sản xuất kinh doanh, quy mô, ngành nghề kinh doanh, trình độ quản lý trong doanh nghiệp và trình độ đội ngủ kế toán để tổ chức bộ máy kế toán cho phù hợp. Tổ chức công tác kế toán công nợ góp phần rất lớn trong việc lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp. (Cơ sở lý luận báo cáo thực tập kế toán công nợ tại doanh nghiệp)

 Nhiệm vụ của kế toán công nợ     

Nhiệm vụ  của kế toán công nợ là theo dõi, phân tích, đánh giá và tham mưu để cấp quản lý có những quyết định đúng đắn trong hoạt động của doang nghiệp. Đó là:

  • + Phản ánh và ghi chép đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau.
  • + Đối với những khách nợ có quan hệ giao dịch mua, bán thường xuyên hoặc có dư nợ lớn thì định kỳ hoặc cuối niên độ kế toán, kế tóan cần tiến hành kiếm tra đối chiếu từng khoản nợ phát sinh, số đã thanh toán và số còn nợ. Nếu cần có thể yêu cầu khách hàng xác nhận số nợ bằng văn bản.
  • + Giám sát việc thực hiện chế độ thanh toán công nợ và tình hình chấp hành kỷ luật thanh toán
  • + Tổng hợp và cung cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ từng loại cho quản lý để có biện pháp xử lý ( nợ trong hạn, nợ quá hạn, các đối tượng có vấn đề…)

Xem thêm: Kết luận toán công nợ trong doanh nghiệp

 Nguyên tắc hạch toán kế toán công nợ

Để hạch toán các khoản phải thu, phải trả của đơn vị một cách chính xác đòi hỏi kế toán phải nắm vững tình hình hoạt động kinh tế – tài chính của đơn vị mình; theo dõi và phản ánh kịp thời các khoản phát sinh của từng đối tượng phải thu, phải trả. Căn cứ vào các hợp đồng, các chứng từ, cam kết thanh toán… để kế toán thực hiện phản ánh các khoản phải thu, phải trả trong kỳ kế toán. Việc hạch toán cần quán triệt các nguyên tắc sau:

Thứ nhất là phải theo dõi chi tiết từng khoản nợ phải thu, phải trả theo từng đối tượng, thường xuyên tiến hành đối chiếu, kiểm tra, đôn đốc việc thanh toán được kịp thời.

Thứ hai là phải kiểm tra, đối chiếu theo định kỳ hoặc cuối mỗi niên độ từng khoản phải thu, phải trả phát sinh, số đã thu, đã trả; số còn phải thu, phải trả; đặc biệt là đối với các đối tượng có quan hệ giao dịch, mua bán thường xuyên, có số dư phải thu, phải trả lơn.

Sở dĩ, cuối mỗi niên độ, thậm chí cuối mỗi kỳ kế toán bộ phận kế toán công nợ phải tiến hành đối chiếu các khoản phải thu phải trả với từng đối tượng để tránh sự nhầm lẫn, đồng thời, kịp thời phát hiện những sai sót để sửa chữa. Mặt khác, đó cũng là việc làm cần thiết để lập được bộ chứng từ thanh toán công nợ hoàn chỉnh.

Thứ ba là đối với các khoản công nợ có gốc ngoại tệ cần phải theo dõi cả về nguyên tệ và quy đối theo đồng tiền Việt Nam. Cuối mỗi kỳ đều phải điều chỉnh số dư theo tỷ giá hối đoái thực tế.

Thứ tư là phải chi tiết theo cả chỉ tiêu giá trị và hiện vật đối với các khoản nợ bằng vàng, bạc, đã quý. Cuối kỳphải điều chỉnh số dư theo giá thực tế.

Thứ năm là phải phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả theo thời gian thanh toán cũng như theo từng đối tượng để có biện pháp thu hồi hay thanh toán.

Thứ sáu là phải căn cứ vào số dư chi tiết bên Nợ (hoặc bên Có) của các tài khoản phải thu, phải trả để lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bẳng cân đối kế toán mà tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa hai bên Nợ, Có với nhau.

Đó là những nguyên tắc rất khoa học mà người làm công tác kế toán cần phải quán triệt khi quản lý và hạch toán các khoản phải thu, phải trả. Bởi lẽ tổng số dư chi tiết các khoản phải thu và tổng số dư chi tiết các khoản phải trả là số liệu phản ánh tổng số tiền mà đơn vị còn phải thu của khách hàng hay còn phải trả cho khách hàng tính đến thời điểm lập báo cáo. Đương nhiên, các số phải thu, phải trả này là của những đối tượng khác nhau và họ đều chưa có sự chấp thuận bù trừ cho nhau. Bởi nếu như có thoả thuận bù trừ của các đối tượng phải thu, phải trả với nhau thì kế toán đã căn cứ biên bản thoả thuận đó để thực hiện hạch toán vù trừ trong quá trình hạch toán rồi. Nếu tự ý thực hiện bù trừ khi lập báo cáo tài chính thì người đọc sẽ không thể hiểu được chính xác tổng số nợ phải thu hoặc phải trả phản ánh trên báo cáo tài chính khi đã bù trừ là số thực tế phải thu, phải trả của đơn vị. (Cơ sở lý luận báo cáo thực tập kế toán công nợ tại doanh nghiệp)

 Nội dung của kế toán các khoản nợ phải thu

Khoản phải thu xác định quyền lợi của doanh nghiệp về một khoản tiền, hàng hóa, dịch vụ… mà doanh nghiệp sẽ thu về trong tương lai. Khoản nợ phải thu là một tài sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thu hồi.

Các khoản phải thu là một lọa tài sản của công ty tính dựa trên tất cả các khoản nợ, các giao dịch chưa thanh toán cho công ty. Các khoản phải thu được kế toán của công ty ghi lại và phản ánh trên bảng cân đối kế toán , bao gồm tất cả các khoản nợ mà công ty chưa đòi được và các khoản nợ chưa đến hạn thanh toán. Các khoản phải thu được ghi nhận như tài sản của công ty vì chúng phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toán trong tương lai. Các khoản phải thu dài hạn sẽ được ghi nhận là tài sản dài hạn trên bảng ân đối kế toán.Hầu hết các khoản phải thu ngắn hạn được coi là một phần của tài sản vãng lai của công ty.

Trong kế toán, nếu các khoản nợ này được trả trong thời hạn dưới 1 năm ( hoặc trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh) thì được xếp vào tài sản vãng lai .Nếu hơn một năm hoặc hơn một chu kỳ kinh doanh thì không phải là tài sản vãng lai.

 Nội dung của kế toán các khoản nợ phải trả

Khoản phải trả là một bộ phận thuộc nguồn vốn của doanh nghiệp xác định nghĩa vụ của doanh nghiệp phải thanh toán cho nhà cung cấp và các đối tượng khác trong và ngoài doanh nghiệp về vật tư, hàng hóa, sản phẩm đã cung cấp trong một khoản thời gian xác định. Khoản phải trả là những khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng được của các cá nhân, tổ chức khác trong và ngoài donh nghiệp.

Nợ phải trả được phân thành 2 loại: nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

+ Nợ ngắn hạn :là nợ mà doanh nghiệp phải trả trong vòng một năm hoặc một chu kỳ sản xuất kinh doanh bình thường.

+ Nợ dài hạn: Là nợ à doanh nghiệp phải trả trong thời gian trên một năm (Cơ sở lý luận báo cáo thực tập kế toán công nợ tại doanh nghiệp)

DOWNLOAD

Xem thêm: ==> Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập 

Xem thêm: Kho 999+ báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực

Lời kết: Trên đây là Cơ sở lý luận kế toán công nợ trong doanh nghiệp mà Thuctaptotnghiep đã chọn lọc từ những bài điểm cao gửi đến các bạn tham khảo. Hy vọng với bài viết này có thể giúp các bạn có thêm tư liệu để làm bài BCTT của mình tốt hơn. Ngoài ra, nếu thời gian viết bài quá gấp cần người viết thuê hay các bạn đang thiếu tài liệu để làm bài thì có thể liên hệ qua zalo: 0934.536149. Chúc các bạn làm tốt bài báo cáo thực tập của mình.

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo