Dưới đây Thuctaptotnghiep chia sẻ cho các bạn về Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho công tác trong doanh nghiệp chọn lọc từ các bài điểm cao, được đánh giá tốt trong quá trình làm bài báo cáo thực tập kế toán. Các bạn tham khảo các mẫu dưới đây để hoàn thành thật tốt bài làm của mình nha.
Lưu ý: Trong quá trình làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, nếu các bạn gặp khó khăn về đề tài hay chưa có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ làm báo cáo thực tập trọn gói qua:
SĐT / Zalo: https://zalo.me/0934536149
LÝ LUẬN KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1.Những vấn đề chung về hàng tồn kho trong doanh nghiệp
1.1.1.Sự cần thiết của kế toán công tác hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Hàng tồn kho là tài sản lưu động của doanh nghiệp biểu hiện dưới dạng vật chất cụ thể dưới nhiều hình thức khác nhau, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hàng tồn kho bao gồm: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa, thành phẩm. Các thông tin kế toán hàng tồn kho có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp, vì vậy việc tổ chức công tác kế toán hàng tồn kho hoàn chỉnh mang lại hiệu quả cao là việc rất cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào nhất là doanh nghiệp thương mại.(Báo cáo thực tập Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp)
1.1.2.Đặc điểm, khái niệm hàng tồn kho
1.1.2.1.Khái niệm hàng tồn kho
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 – Hàng tồn kho ban hành ngày 31/12/2001 quy định về hàng tồn kho là những tài sản:
- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kỳ kinh doanh bình thường.
- Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
Hàng tồn kho là 1 bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng lớn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.2.2.Phân loại hàng tồn kho
Phân loại hàng tồn kho theo nguồn gốc hình thành. Hàng tồn kho được mua vào, bao gồm:
- Hàng mua từ bên ngoài: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp ngoài hệ thống tố chức kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hàng mua nội bộ: là toàn bộ hàng tồn kho được doanh nghiệp mua từ các nhà cung cấp thuộc hệ thống sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như mua hàng trực thuộc trong cùng một Công
- Hàng tồn kho tự sản xuất, gia công là toàn bộ hàng tồn kho được gia công sx tạo thành.
- Hàng tồn kho được nhập từ các nguồn khác: như hàng tồn kho được nhập từ liên doanh, liên kết, hàng tồn kho được biếu tặng v.v…
Các phân loại này giúp cho việc xác định các yếu tố cấu thành trong giá gốc hàng tồn kho, nhằm tính đúng, tính đủ giá gốc hàng tồn kho theo từng nguồn hình thành. Qua đó, giúp doanh nghiệp đánh giá đúng mức độ ốn định của nguồn hàng trong quá trình xây dựng kế hoạch, dự toán về hàng tồn kho. Đồng thời, việc phân loại chi tiết tiền hàng tồn kho được mua từ bên ngoài và hàng mua nội bộ giúp cho việc xác định chính xác giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính (BCTC) họp nhất.
Phân loại hàng tồn kho theo yêu cầu sử dụng.
Hàng hóa tồn kho sử dụng cho kinh doanh:phản ánh giá trị hàng tồn kho được dự trữ hợp lý đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường.
- Hàng tồn kho chưa cần sử dụng:phản ánh hàng tồn kho được dữ trữ ở mức cao hơn.
- Hàng tồn kho không cần sử dụng:phản ánh giá trị hàng tồn kho kém hoặc mất phẩm chất không được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất.
- Hàng tồn kho dùng để góp vốn liên doanh, liên kết
Cách phân loại này giúp đánh giá mức độ hợp lý của hàng tồn kho, xác định đối tượng cần lập dự phòng và mức độ dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập.
Phân loại hàng tồn kho theo địa điểm bảo quản.
- Hàng hóa tồn kho trong doanh nghiệp:phản ánh toàn bộ hàng tồn kho đang được bảo quản tại doanh nghiệp như hàng trong kho, trong quầy.
- Hàng hóa tồn kho bên ngoài doanh nghiệp:phản ánh toàn bộ hàng tồn kho được bảo quản tại các đơn vị, tổ chức, cá nhân ngoài doanh nghiệp như hàng gửi đi bán, hàng đang đi đường.
- Cách phân loại này giúp cho việc phân định trách nhiệm vật chất liên quan đến hàng tồn kho, làm cơ sở đế hạch toán giá trị hàng tồn kho hao hụt, mất mát trong quá trình bảo quản.
- Đối với các doanh nghiệp sản xuất chế tạo sản phẩm thì hàng tồn kho bao gồm nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm. Đối với các doanh nghiệp thuơng mại thì hàng tồn kho chủ yếu là hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua dang dự trữ, đang đi đường hay đang gửi bán.
1.1.2.3.Đặc điểm hàng tồn kho trong doanh nghiệp
- Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Việc sử dụng và quản lý hiệu quả hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Hàng tồn kho trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau. Xác định đúng, đủ, hợp lý giá gốc hàng tồn kho và chi phí hàng tồn kho làm cơ sở xác định lợi nhuận thực hiện trong kỳ.
- Hàng tồn kho tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần xuất lớn, qua đó hàng tồn kho luôn biến đổi về mặt hình thái hện vật và chuyển hóa thành những tài sản ngắn hạn khác nhau như tiền tệ, sản phẩm dở dang hay thành phẩm.(Báo cáo thực tập Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp)
- Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm niều loại khác nhau với đặc điểm về tính chất thương phẩm và điều kiện bảo quản khác nhau. Do vậy, hàng tồn kho thường được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm, có điều kiện tự nhiên hay nhân tạo không đồng nhất với nhiều người quản lý. Vì lẽ đó dễ xảy ra mất mát, công việc kiểm kê quản lý, bảo quản sử dụng hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn.
- Việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn là công việc khó khăn phức tạp.
Xuất phát từ những đặc điểm của hàng tồn kho, tùy theo điều kiện quản lý hàng tồn kho ở mỗi doanh nghiệp mà yêu cầu quản lý hàng tồn kho có những đặc điểm khác nhau:
- Thứ nhất, hàng tồn kho phải đượctheo dõi từ khâu thu mua, từng kho bảo quản, từng nơi sử dụng, từng người phụ trách vật chất ( thủ kho, cán bộ vật tư, nhân viên bán hàng)
Trong khâu thu mua, một mặt phải theo dõi nắm bắt thông tin về tình hình thị trường, khả năng cung ứng của nhà cung cấp, các chính sách cạnh tranh tiếp thị được các nhà cung cấp áp dụng, tính ổn định của nguồn hàng. Mặt khác, phải quản lý chặt chẽ về số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất, chủng loại, giá mua, chi phí và tiến độ thu mua cung ứng phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong khâu bảo quản, dự trữ phải tổ chức tốt kho, bến bãi, thực hiện đúng chế độ bảo quản, xác định được định mức dự trữ tối thiể, tối đa cho từng loại hàng tồn kho đảm bảo an toàn, cung ứng kịp thời cho sản xuất, tiêu thụ với chi phí tồn trữ thấp nhất. Đồng thời, cần phải có các cảnh báo kịp thời khi hàng tồn khovượt quá mức tối đa, tối thiểu để có các điều chỉnh hợp lý.
Thứ hai, việc quản lý hàng tồn kho phải thường xuyên đảm bảo được quan hệ đối chiếu phù hợp với giá trị và hiện vật của từng thứ, từng loại hàng tồn kho, giữa các số liệu chi tiết với số liệu tổng hợp về hàng tồn kho, giữa số liệu ghi trong sổ kế toán với số liệu thực tế tồn
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 156
Bên Nợ:
- Trị giá mua vào của hàng hoá theo hoá đơn mua hàng ( bao gồm các loại thuế không được hoàn lại)
- Chi phí thu mua hàng hoá
- Trị giá của hàng hoá thuê ngoài gia công (gồm giá mua vào và chi phí gia công)
- Trị giá hàng hoá đã bán bị người mua trả lại
- Trị giá hàng hoá phát hiện thừa khi kiểm kê
- Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn kho cuối kỳ ( trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
- Trị giá hàng hoá bất động sản mua vào hoặc chuyển từ bất động sản đầu tư.
Bên Có:
- Trị giá của hàng hoá xuất kho để bán, giao đại lý, giao cho đơn vị phụ thuộc, thuê ngoài gia công, hoặc sử dụng cho sản xuất, kinh
- Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hoá đã bán trong kỳ
- Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng
- Các khoản giảm giá hàng mua được hưởng
- Trị giá hàng hoá trả lại cho người bán
- Trị giá hàng hoá phát hiện thiếu khi kiểm kê
- Kết chuyển trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)
- Trị giá hàng hoá bất động sản đã bán hoặc chuyển thành bất động sản đầu tư, bất động sản chủ sở hữu sử dụng hoặc tài sản cốđịnh.
Số dư bên Nợ:
- Trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ hoặc cuối kỳ.
- Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 151
Bên Nợ:
- Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư mua đang đi đường cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hoá tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).(Báo cáo thực tập Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp)
Bên Có:
- Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường đã về nhập kho hoặc đã chuyển giao thẳng cho khách hàng;
- Kết chuyển trị giá thực tế của hàng hoá, vật tư đã mua đang đi đường đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng hoá tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ:
- Trị giá hàng hoá, vật tư đã mua nhưng còn đang đi đường (Chưa về nhập kho đơn vị).
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 153
Bên Nợ:
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn;
- Trị giá công cụ, dụng cụ cho thuê nhập lại kho;
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ thừa phát hiện khi kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ xuất kho sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, cho thuê hoặc góp vốn;
- Chiết khấu thương mại khi mua công cụ, dụng cụ được hưởng;
- Trị giá công cụ, dụng cụ trả lại cho người bán hoặc được người bán giảm giá;
- Trị giá công cụ, dụng cụ thiếu phát hiện trong kiểm kê;
- Kết chuyển trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ:
- Trị giá thực tế của công cụ, dụng cụ tồn
Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 157
Bên nợ:
- Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi cho khách hàng, hoặc gửi bán đại lý, ký gửi; gửi cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc;
- Trị giá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán;
- Cuối kỳ kết chuyển trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi bán chưa được xác định là đã bán cuối kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Bên Có:
- Trị giá hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp được được xác định là đã bán.
- Trị giá hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại.
- Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp chưa được là đã bán đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).(Báo cáo thực tập Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp)
Số dư bên Nợ:
Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp chưa được xác định là đã bán trong kỳ.
1.1.4.Phương pháp tính giá và quy trình hạch toán hàng tồn kho
1.1.4.1.Các phương pháp tính giá
Nguyên tắc xác định giá tri hàng tồn kho
- Hàng tồn kho được tính theo nguyên tắc giá gốc.
- Trường hợp giá trị thuần được thực hiện thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
- Giá gốc của hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Chi phí mua: bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác có liên quan đến việc mua hàng tồn kho, các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá mua do hàng mua không đúng quy cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua.
- Chi phí có liên quan trực tiếp khác tính vào giá gốc hàng tồn kho bao gồm các khoản chi phí khác ngoài chi phí mua và chi phí chế biến hàng tồn kho.
- Chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho gồm:Chi phí bảo quản hàng tồn kho trừ các khoản chi phí bảo quản hàng tồn kho cần thiết cho quá trình sản xuất tiếp theo, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
2. Nguyên tắc nhất quán
Các phương pháp tính giá hàng tồn kho doanh nghiệp đã chọn phải được thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm . Vì cách lựa chọn phương pháp định giá hàng tồn kho có thế ảnh hưởng cụ thể đến các báo cáo tài chính . Việc áp dụng các phương pháp kế toán thống nhất từ kỳ này sang kỳ khác sẽ cho phép báo cáo tài chính của doanh nghiệp mới có ý nghĩa mang tính so sánh.(Báo cáo thực tập Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp)
3. Nguyên tắc thận trọng
Thận trọng là việc xem xét,cân nhắc,phán đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.Nguyên tắc thận trọng đòi hỏi:
- Phải lập dự phòng nhưng không được quá lớn.
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập.
- Chi phí phải được ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường để tồn tại và đứng vững trước những rủi ro trong kinh doanh.Do vậy để tăng năng lực của doanh nghiệp trong việc đối phó với rủi ro,nguyên tắc thận trọng cần được áp dụng. Theo nguyên tắc này thì giá trị hàng tồn kho không thu hồi đủ khi hàng tồn kho bị hư hỏng,lỗithời,giá bán bị giảm hoặc chi phí hoàn thiện,chi phí để bán hàng tăng lên. Việc ghi giảm giá gốc hàng tồn kho cho bằng với giá trị thuần có thể được thực hiện là phù hợp với nguyên tắc tài sản không được phản ánh lớn hơn giá trị thực hiện ước tính từ việc bán hay sử dụng chúng.
Nguyên tắc này đòi hỏi trên bảng kế toán,giá trị hàng tồn kho phải được phản ánh theo giá trị ròng:
Giá trị tài sản ròng = giá trị tài sản – khoản dự phòng
4. Nguyên tắc phù hợp
Khi bán hàng tồn kho,giá gốc của hàng tồn kho đã bán được ghi nhận là chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ phù hợp với doanh thu liên quan đến chúng được ghi nhận.Ghi nhận giá trị hàng tồn kho đã bán và chi phí trong kỳ phải bảo đảm nguyên tắc phù hợp giữa chi phí và doanh thu.Giá vốn của sản phẩm sản xuất ra hàng hóa mua vào được ghi nhận là chi phí thời kỳ vào kỳ mà nó được bán.Khi nguyên tắc phù hợp bị vi phạm sẽ làm cho các thông tin trên báo cáo tài chính bị sai lệch,có thể làm thay đổi xu hướng phát triển thực lợi nhuận của doanh nghiệp. Trường hợp hàng tồn kho được sử dụng để sản xuất ra tài sản cố định hoặc sử dụng như nhà xưởng,máy móc,thiết bị tự sản xuất thì giá gốc hàng tồn kho này được hạch toán vào tài sản cố định.
Giá thưc tế nhâp kho
Giá thực tế nhập kho của hàng tồn kho được xác định theo nguyên tắc giá thực tế (nguyên tắc giá phí). Tùy theo nguồn nhập mà giá thực tế nhập kho được xác định như sau:(Báo cáo thực tập Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp)
– Đối với hàng hóa mua ngoài:
Giá thực tế = Giá mua ghi trên hóa đơn + Chi phí trục tiếp PS trong quá trình mua + Thuế không được khấu trừ – Các khoản giảm trừ được hưởng
Trong đó:
- – Giá trị ghi trên hóa đơn:
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:Giá ghi trên hóa đơn là giá chưa có thuế GTGT.
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp:Giá ghitrên hóa đơn là giá đã có thuế GTGT.
- -Chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình mua:
- Chi phí phát sinh trong quá trình mua bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí thuê kho, bến bãi trong quá trình mua, chi phí hao hụt tự nhiên trong định mức của hàng hóa.
– Đối với hàng hóa thuê ngoài gia công chế biến hoặc tự gia công chế biến: Giá thực tế NK = GT vật tư, hàng hóa xuất chế biến + CP chế biến + CP khác có liên quan.
Chi phí khác có liên quan là chi phí vận chuyến, bốc dỡ tới nơi chế biến, từ nơi chế biến về doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải chịu khoản chi phí này.
- Đối với hàng hóa do Nhà nước cấp, cấp trên cấp:
Giá thực tế = Giá trị bàn giao + Chi phí phát sinh( nếu có)
- Đối với hàng hóa nhận góp cổ phần, liên doanh:
Giá thực tế của hànghóanhập kho là: giá trị vốn góp do hội đông liên doanh thống nhất đánh giá xác định + Chi phí phát sinh (nếu có)
Giá thưc tế xuất kho
Hàng ngày vật tư, hàng hoá nhập kho được kế toán ghi nhận theo giá thực tế nhưng đơn giá các lần nhập khác nhau là khác nhau và thời điểm nhập là khác nhau. Do đó kế toán có nhiệm vụ xác định giá thực tế vật tư, hàng hoá, thành phẩm mỗi lần xuất kho. Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá sau để áp dụng cho việc tính giá thực tề xuất kho cho tấtcả các loại hàng tồn kho hoặc cho riêng từng loại:
- Phương pháp tính giá thực tế đích danh
- Phương pháp bình quân gia quyền
- Phương pháp nhập trước xuất – trước (FIFO)
- Phương pháp nhập sau – xuất trước (LIFO)
Trị giá hàng thực tế xuất kho = Số lượng x Đơn giá xuất kho(Báo cáo thực tập Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp)
* Trong đó : Đơn giá xuất kho tùy thuộc vào phương pháp tính giá mà doanh nghiệp áp dụng.
Mỗi phương pháp tính giá thực tế xuất kho của vật tư, hàng hoá, đều có những ưu nhược điểm nhất định. Mức độ chính xác và độ tin cậy của mỗi phương pháp tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và năng lực nghiệp vụ của các kế toán viên và trang thiết bị xử lý thông tin của doanh nghiệp.
Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh :
Khi xuất lô hàng nào thì lấy giá nhập thực tế của lô hàng đó.
– Ưu điểm:
- + Thuận lợi cho kế toán trong việc tính giá hàng hóa.
- + Đây là phương pháp cho kết quả chính xác nhất so với các phương phápkhác.
- + Chi phí thực tế phù hợp doanh thu thực tế, giá trị hàng tồn kho được đánh giá đúng theo giá trị thực tế của nó.
– Nhược điểm:
- + Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh ít mặt hàng, ít chủng loại hàng hóa, có thể phân biệt, chia tách thành nhiều thứ riêng rẽ.
- + Giá trị hàng tồn kho không sát với giá thị trường.(Báo cáo thực tập Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp)
Phương pháp nhập trước xuất trước :
Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng còn lại cuối kỳ là hàng được mua hoặc sản xuất ở thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.
- Ưu điểm: Có thể tính được ngay trị giá vốn hàng xuất kho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Vì vậy chỉ tiêu hàng tồn kho trên báo cáo kế toán có ý nghĩa thực tế hơn.
- – Nhược điểm: Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp này, doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hoá đã có được từ cách đó rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.
Phương pháp nhập sau xuất trước :
Phương pháp này có cách tính ngược với phương pháp nhập trước xuất trước. Số hàng hóa nào nhập vào sau cùng thì xuất trước tiên,áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hay sản xuất sau thì được xuất trước và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.
Theo phương pháp này sẽ phản ánh kịp thời và giá thích ứng với giá thị trường tuy nhiên khối lượng tính toán nhiều.
LÝ LUẬN KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI THEO THÔNG TƯ 200/2014/TT-BTC
1.1. Một số vấn đề chung về hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại.
1.1.1. Khái niệm về hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại.
- Hàng tồn kho (HTK) là toàn bộ số hàng mà doanh nghiệp đang nắm giữ với mục đích kinh doanh thương mại hoặc dự trữ cho việc sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ cho khách hàng.
- HTK trong doanh nghiệp thương mại (DNTM) bao gồm: hàng mua đi đường, nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ phục vụ công tác bán hàng và quản lý doanh nghiệp, hàng hóa mua về để bán.(Báo cáo thực tập Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp)
1.1.2. Đặc điểm hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại
- Thứ nhất, hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
- Thứ hai, hàng tồn kho trong doanh nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, với chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho khác nhau. Xác định đúng, đủ các yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho sẽ góp phần tính toán và hạch toán đúng, đủ, hợp lý giá gốc hàng tồn kho và chi phí hàng tồn kho làm cơ sở xác định lợi nhuận thực hiện trong kỳ.
- Thứ ba, hàng tồn kho tham gia toàn bộ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn, qua đó hàng tồn kho luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hoá thành những tài sản ngán hạn khác như tiền tệ, sản phẩm dở dang hay thành phẩm,…
- Thứ tư, hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau với đặc điểm về tính chất thương phẩm và điều kiện bảo quản khác nhau. Do vậy, hàng tồn kho thường được bảo quản, cất trữ ở nhiều địa điểm, có điều kiện tự nhiên hay nhân tạo không đồng nhất với nhiều người quản lý. Vì lẽ đó, dễ xảy ra mất mát, công việc kiểm kê, quản lý, bảo quản và sử dụng hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn, chi phí lớn.
- Thứ năm, việc xác định chất lượng, tình trạng và giá trị hàng tồn kho luôn là công việc khó khăn, phức tạp. Có rất nhiều loại hàng tồn kho rất khó phân loại và xác định giá trị như các tác phẩm nghệ thuật, các loại linh kiện điện tử, đồ cổ, kim khí quý,…(Báo cáo thực tập Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp)
1.1.3. Vai trò của hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại.
- Trong doanh nghiệp thương mại, hàng tồn kho là bộ phận của tài sản lưu động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy cần phải theo dõi, quản lý thường xuyên về số lượng, chất lượng. Vấn đề các doanh nghiệp thương mại quan tâm hàng đầu đó là lợi nhuận, do vậy chỉ một biến động nhỏ về giá cả của hàng tồn kho trên thị trường mà doanh nghiệp không năm bắt kịp cùng với các nguyên nhân ảnh hưởng khách quan và chủ quan khác cũng sẽ ảnh hường rất nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Kế toán hàng tồn kho là công cụ quan trọng và không thể thiếu quản lý hàng tồn kho của về hiện vật và giá trị nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, ngăn ngừa hạn chế đến mức thấp nhất những mất mát hao hụt hàng tồn kho trong các khâu của quá trình kinh doanh từ đó làm tăng lợi nhuận công ty.
- Việc tập trung quản lý một cách chặt chẽ ở tất cả các khâu, từ thu mua dự trữ đến tiêu thụ, trên tất cả các mặt: số lượng, chất lượng, chủng loại, giá cả,…, là cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, xác định vốn hàng bán, giá bán hàng hóa, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Lời mở đầu kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp
1.1.4. Phân loại hàng tồn kho trong các doanh nghiệp thương mại.
Việc phân loại và xác định những gì thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp ảnh hưởng tới tính chính xác của hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh. Các DNTM thường có hai loại chủ yếu là hàng hóa ở trong kho của doanh nghiệp là hàng hoá mua về để bán và hàng tồn kho ở khâu lưu thông (hàng gửi bán). Ngoài ra, hàng tồn kho còn có thể là nguyên vật liệu hay công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động bán hàng hay quản lý doanh nghiệp.(Báo cáo thực tập Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp)
- Hàng mua đi đường.
Hàng mua đi đường là các loại hàng hóa mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi, kho ngoại quan hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho.
- Hàng hóa.
Hàng hóa trong doanh nghiệp tại dưới hình thức vật chất, là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn một nhu cầy nào đó của con người, được hực hiện thông qua mua bán trên thị trường. Nói cách khác, hàng hóa doanh nghiệp là những hàng hóa vật tư… mà doanh nghiệp mua vào để bán phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Trị giá hàng mua bao gồm: Giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí thu mua hàng hóa như chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí có liên quan trực tiếp đến việc mua do hàng mua không đúng cách, phẩm chất được trừ khỏi chi phí mua hàng
Hàng hóa trong doanh nghiệp thường đa dạng và nhiều chủng loại khác nhau. Hàng hóa thường xuyên biến động trong quá trình kinh doanh nên cần phải theo dõi tình hình nhập – xuất- tồn trên các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị.
- Hàng gửi đi bán
Hàng gửi đi bán” trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (chưa được tính là doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng).(Báo cáo thực tập Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp)
1.1.5. Yêu cầu và nhiệm vụ cơ bản của kế toán hàng tồn kho.
- Yêu cầu quản lý hàng tồn kho.
- HTK trong doanh nghiệp thường gồm nhiều loại, có vai trò, công dụng khác nhau. Do đó, các doanh nghiệp phải đảm bảo tổ chức quản lý hàng tồn kho một cách chặt chẽ ở tất cả các khâu:
- Khâu thu mua, DN cần kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng thu mua hàng trên tất cả các mặt: số lượng, chất lượng, giá mua,… nhằm cung cấp đầy đủ kịp thời vật tư hàng hoá cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Khâu bảo quản, DN phải tổ chức tốt hệ thống bến bãi, trang bị các phương tiện kĩ thuật, bảo đảm an toàn cho hàng, tránh bị mất mát, hư hỏng,… gây nên sự lãng phí.
- Khâu dự trữ, để có thể vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho quá trình SX và tiêu dùng của xã hội, đồng thời vừa tránh được sự ứ đọng, DN cần thường xuyên tiến hành kiểm tra số tồn kho để có thể điều chỉnh lại kế hoạch cung ứng, thu mua.
- Khâu tiêu thụ, doanh nghiệp cần phải nâng cấp chất lượng sản phẩm, giữ uy tín, áp dụng các chiến lược maketing nhằm thu hút nhiều khách hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tóm lại, quản lý chặt chẽ từ khâu thu mua, bảo quản, vận chuyển và dự trữ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý hàng tồn kho doanh nghiệp.
- Nhiệm vụ của kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp.
Kế toán HTK cần tổ chức đánh giá phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của Nhà nước và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp, vì vậy kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức chứng từ, tài khoản, sổ kế toán phù hợp với phương pháp HTK của doanh nghiệp, thực hiện đầy đủ chế độ hạch toán đúng với chế độ hiện hành, mở sổ (thẻ) kế toán chi tiết, tạo điều kiện cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong phạm vi ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu về tình hình nhập – xuất – tồn hàng đầy đủ kịp thời, tính giá thực tế mua, nhập, xuất, tồn. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch về mặt số lượng, chất lượng,…nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời cho quá trình tiêu thụ.
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản, dự trữ, phát hiện ngăn ngừa và có những biện pháp xử lý những hàng thừa, thiếu…Tính toán, xác định số lượng và giá trị hàng thực tế đã xuất kho để kịp thời k/c giá vốn, ghi nhận DTBH.
- Tham gia kiểm kê đánh giá hàng hóa theo chế độ Nhà nước quy định, lập các báo cáo phục vụ công tác quản lý và lãnh đạo.
- Cung cấp thông tin tổng hợp và chi tiết cần thiết về hàng tồn kho kịp thời, phục vụ cho quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2. Tổ chức kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại theo thông tư 200/2014/TT-BTC
1.2.1. Quy định chung về hạch toán hàng tồn kho.
1.2.1.1. Yêu cầu đánh giá hàng tồn kho (Báo cáo thực tập Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho doanh nghiệp)
- Với các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại, việc quản lý số lượng và giá trị hàng tồn kho là một trong những trọng tâm hàng đầu. Nếu giá trị hàng tồn kho không được xác định chính xác thì sẽ dẫn đến việc xác định giá vốn hàng bán không phản ánh đúng thực tế và doanh nghiệp sẽ mất dần đi khả năng kiểm soát tình hình tài chính và kinh doanh.
- Khi đánh giá hàng tồn kho đòi hỏi việc tính giá hàng hóa phải được tiến hành dựa trên cơ sở tổng hợp đầy đủ đúng đắn và hợp lý các chi phí thực tế cấu thành nên giá trị vốn của hàng hóa và loại trừ các chi phí bất hợp lý, các chi phí đã thu hồi (nếu có), giảm thiểu chi phí kém hiệu quả.
- Nội dung phương pháp tính giữa các niên độ kế toán của một đơn vị phải thống nhất, nếu có bất kỳ thay đổi nào phải giải trình trên thuyết minh bản báo cáo tài chính. Cách tập hợp chi phí, cách tính toán phân bổ, tiêu thức phân bổ chung để xác định chỉ tiêu về trị giá hàng mua nhập kho và trị giá xuất kho giữa các kỳ hạch toán phải quán tránh ảnh hưởng của trị giá hàng nhập kho đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.1.2. Xác định giá trị nhập – xuất hàng tồn kho.
Việc tính giá hàng tồn kho sẽ tạo điều kiện cho kế toán tính toán chính xác và ghi chép kịp thời trị giá của hàng nhập kho, do đó sẽ cung cấp cho các nhà quản lý những thông tin đầy đủ, kịp thời, góp phần quản lý hoạt động thu mua, sản xuất hàng tồn kho có hiệu quả. Thông qua tính giá HTK giúp kế toán ghi nhận, xử lý và cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác về sự biến động, sử dụng hàng của doanh nghiệp, đồng thời chi tiết theo từng chủng loại, … làm cơ sở cho việc quản lý dự trữ, sản xuất HTK.
Xem thêm: Thực trạng kế toán hàng tồn kho công tác trong doanh nghiệp
Hơn nữa, việc tính giá HTK giúp cho kế toán tính toán được trị giá vốn của HTK, kết hợp với việc ghi nhận doanh thu hàng bán, kế toán sẽ xác định được kết quả tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh của DN giúp cho việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hơn.
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho:
- Nguyên tắc giá gốc:
Theo chuẩn mực 02 HTK thì HTK phải được đánh giá theo giá gốc. Giá gốc hay được gọi là trị giá vốn thực tế của HTK là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được các ở địa điểm và trạng thái hiện tại.Giá gốc HTK bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh có được hàng tồn kho ở địa điểm hiện tại.
- Nguyên tắc thận trọng:
- HTK được đánh giá theo giá gốc, nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Giá trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh trừ (-) đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
- Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá HTK, kế toán đã ghi sổ theo giá gốc và phản ánh khoản dự phòng giảm giá HTK.
- Nguyên tắc nhất quán:
Các phương pháp kế toán sử dụng trong đánh giá hàng tồn kho phải đảm bảo tính nhất quán. Kế toán đã chọn phương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt niên độ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi thông tin kế toán một cách trung thực và hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi đó.
- Xác định trị giá thực tế hàng nhập kho
Tính giá hàng tồn kho là một công tác quan trọng trong việc tổ chức hạch toán hàng tồn kho. Tính giá hàng tồn kho là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của hàng tồn kho theo những nguyên tắc nhất định. Áp dụng theo chuẩn mực kế toán số 02 hàng tồn kho (Ban hành và công bố theo quyết định 149/2001/QĐ- BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) thì hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được”. Trong đó:
- Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
- Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán hàng hóa ở các doanh nghiệp, hàng tồn kho được tính theo giá thực tế.Hàng tồn kho nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nguồn nhập khác nhau. Tùy theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của hàng hóa nhập kho được xác định khác nhau.
LÝ LUẬN KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
2.1. Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu
2.1.1. Khái niệm hàng tồn kho
- -Theo chuẩn mực kế toán số 02: “ Hàng tồn kho” là những tài sản:
- + Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
- + Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
- + Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
- Hàng tồn kho bao gồm:
- – Hàng hóa mua về để bán: Hàng hóa tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
- – Thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán;
- – Sản phẩm dở dang: Sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm;
- – Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đã mua đang đi trên đường;
- – Chi phí dịch vụ dở dang.
- Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng lớn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- -Theo chế độ kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại: Hàng tồn kho là những mặt hàng sản phẩm được doanh nghiệp giữ để bán ra sau cùng. Nói cách khác, hàng tồn kho là những mặt hàng dự trữ mà một công ty sản xuất ra để bán và những thành phẩm tạo nên sản phẩm. Do đó, hàng tồn kho chính là sự liên kết giữa việc sản xuất và bán sản phẩm đồng thời là một một bộ phận của tài sản ngắn hạn, chiếm tỷ trọng lớn, có vai trò quan trọng trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- -Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đều là hàng tồn kho thuộc tài sản ngắn hạn. Đặc điểm chung của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là thời gian luân chuyển ngắn tham gia vào một chu kỳ kinh doanh hoặc trong một năm tài chính. Tuy nhiên, mỗi loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ lại có công dụng, mục đích sử dụng và đặc điểm khác nhau.
Xem thêm: Nhận xét & Kiến nghị kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp
2.1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kế toán hàng tồn kho
2.1.2.1. Phân loại hàng tồn kho
Đối với doanh nghiệp thương mại, hàng hóa tồn kho bao gồm hàng hóa tồn trong kho, hàng hóa đang đi đường hoặc hàng hóa gửi bán , hay hàng hóa gửi đi gia công chế biến.
Việc phân loại và xác định những hàng nào thuộc hàng tồn kho của doanh nghiệp ảnh hưởng tới việc tính chính xác của hàng tồn kho phản ánh trên bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh.
2.1.2.2. Đặc điểm hàng tồn kho trong doanh nghiệp thương mại
- – Hàng tồn kho là một bộ phận của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Việc quản lý và sử dụng có hiệu quả hàng tồn kho có ảnh hưởng lớn đến việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- – Hàng tồn kho được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau nên chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho cũng khác nhau. Xác định đúng, đủ các yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc hàng tồn kho sẽ góp phần tính toán và hạch toán làm cơ sở xác định lợi nhuận thực hiện trong kỳ.
- – Hàng tồn kho tham gia toàn bộ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó các nghiệp vụ xảy ra thường xuyên với tần suất lớn, qua đó hàng tồn kho luôn biến đổi về mặt hình thái hiện vật và chuyển hóa thành những tài sản ngắn hạn khác như tiền tệ ,sản phẩm dở dang hay thành phẩm…
- – Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau với dặc điểm và tính chất thương mại và điều kiện bảo quản khác nhau . Do đó , hàng tồn kho hạn khác như tiền tệ , sản phẩm dở dang hay thành phẩm …
- – Hàng tồn kho trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau với đặc điểm và tính chất thương phẩm và điều kiện bảo quản khác nhau. Do đó, hàng tồn kho thường được bảo quản , cất trữ ở nhiều địa điểm ,có điều kiện tự nhiên hay nhân tạo không đồng nhất với nhiều người quản lí .Vì lẽ đó , dễ xảy ra mất mát , công việc kiểm kê , quản lí,bảo quản và sửu dụng hàng tồn kho gặp nhiều khó khăn , chi phi lớn .
- – Việc xác định chất lượng , tình trạng và giá trị hàng tồn kho là công việc khó khắn ,phức tạp . Có rất nhiều loại hàng tồn kho rất khó phân loại và xác định giá trị như các tác phẩm nghệ thuật , các loại linh kiện điện tử , đồ cổ …
2.1.2.3. Phương pháp tính giá hàng tồn kho
Hàng tồn kho thường là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, việc xác định phương pháp tính giá ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, nên phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho phải cung cấp được những con số thực tế và chính xác.
Việc tính giá hàng tồn kho sẽ tạo điều kiện cho kế toán tính toán chính xác và ghi chép kịp thời trị giá của hàng nhập kho, do đó sẽ cung cấp cho nhà quản lý những thông tin đầy đủ, kịp thời, góp phần quản lý hoạt động thu mua, sản xuất hàng tồn kho có hiệu quả. Thông qua tính giá hàng tồn kho giúp kế toán ghi nhận, xử lý và cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác về sự biến động, sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp, đồng thời chi tiết theo từng loại làm cơ sở việc quản lý dự trữ, sản xuất hàng tồn kho.
Hơn nữa, việc tính giá hàng tồn kho giúp cho kế toán tính toán được trị giá vốn của hàng tồn kho, kết hợp với việc ghi nhận doanh thu bán hàng, kế toán sẽ xác định được kết quả tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh, phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho việc quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hơn.
Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho:
-Nguyên tắc giá gốc:
Theo chuẩn mực 02 hàng tồn kho thì hàng tồn kho phải được đánh giá theo giá gốc. Gía gốc hay được gọi là trị giá vớn thực tế của hàng tồn kho là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có được các địa điểm và trạng thái hiện tại.
Gía gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh có được hàng tồn kho ở địa điêm hiện tại.
-Nguyên tắc thận trọng:
Hàng tồn kho được đánh giá theo giá gốc, nhưng trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
Gía trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh trừ đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
Thực hiện nguyên tắc thận trọng bằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, kế toán đã ghi sổ theo giá gốc và phản ánh khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
-Nguyên tắc nhất quán:
Các phương pháp kế toán sử dụng trong đánh giá hàng tồn kho phải đảm bảo tính nhất quán. Kế toán đã chọn phương pháp nào thì phải áp dụng phương pháp đó nhất quán trong suốt niên dộ kế toán. Doanh nghiệp có thể thay đổi thông tin kế toán một cách chân thực và hợp lý hơn, đồng thời phải giải thích được ảnh hưởng của sự thay đổi đó.
Xác đinh trị giá thực tế hàng tồn kho:
Tính giá hàng tồn kho là một công tác vô cùng quan trọng trong việc tổ chức hạch toán hàng tồn kho. Tính giá hàng tồn kho là việc dùng thước đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của hàng tồn kho theo những nguyên tắc nhất định. Áp dụng theo chuẩn mực kế toán 02 hàng tồn kho (Ban hành và công bố theo quyết định 149/ 2001/QĐ -BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính) thì hàng tồn kho được tính theo giá gốc: Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được. Trong đó:
-Gía gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.
-Gía trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ đúng.
Như vậy phù hợp với chuẩn mực kế toán hàng tồn kho trong công tác hạch toán hàng hóa ở các doanh nghiệp, hàng tồn kho được tính theo thực tế.
Hàng tồn kho nhập kho trong kỳ của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều nguồn nhập khác nhau. Tùy theo từng nguồn nhập mà giá trị thực tế của hàng hóa nhập kho được xác định khác nhau.
Đối với hàng hóa mua ngoài:
Giá trị hàng hóa thực tế nhập = Gía mua ghi trên hóa đơn+ Chi phí thu mua + các khoản thuế không được hoàn lại – CKTM, giảm giá hàng bán.
Trong đó:
-Gía mua ghi trên hóa đơn: số tiền mà doanh nghiệp phải trả cho người bán theo hợp đồng hay hóa đơn phụ thuộc vào phương pháp tính thuế GTGT mà do doanh nghiệp áp dụng, cụ thể:
- + Gía mua ghi trên hóa đơn: là giá chưa có VAT nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ.
- + Gía mua ghi trên hóa đơn: là giá có VAT nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp.
- -Chi phí thu mua: chi phí vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ, lưu kho bãi, bảo hiểm hàng mua, hao hụt trong định mức cho phép.
- -Các khoản thuế không hoàn lại: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt.
- -Chiết khấu thương mại: số tiền mà doanh nghiệp được giảm trừ do đã mua hàng dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận.
- -Giảm giá hàng mua: số tiền người bán giảm trừ cho người mua hàng do kém phẩm chất, sai quy cách.
Đối với hàng hóa tự chế biến:
- Giá trị hàng hóa thực tế nhập = Gía thực tế của hàng hóa thuê ngoài gia công chế biến + chi phí thuê ngoài gia công chế biến + Chi phí liên quan đến tiếp nhận.
- Đối với hàng hóa thực tế nhập = Gía trị vốn góp hội đồng đánh giá + Chi phí liên quan đến tiếp nhận.
- Đối với hàng hóa được biếu tặng:
- Trị giá nhập kho là thực tế xác định theo thời gian trên thị trường.
- Tính giá xuất kho hàng tồn kho:
Theo thông tư 200/ 2014/TT -BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành thì các doanh nghiệp có thể sử dụng một trong các phương pháp tính giá sau để áp dụng cho việc tính giá thực tế xuất kho như sau:
Xem thêm: Lời kết luận kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp
Phương pháp bình quân gia quyền
Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ:
Theo phương pháp này giá trị của từng loại hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Phương pháp bình quân có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một lô hàng, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.
- Được xác định sau khi kết thúc hạch toán, dựa trên số liệu đánh giá hàng hóa cả kỳ dự trữ. Các lần xuất hàng hóa khi phát sinh chỉ phản ánh về mặt giá trị toàn bộ giá trị xuất được phản ánh vào cuối kỳ khi có đầy đủ số liệu tổng nhập.
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ làm, chỉ cần tính một lần vào cuối kỳ.
- Nhược điểm: Độ chính xác không cao, hơn nữa, công việc tính toán dồn vào cuối tháng gây ảnh hưởng tới tiến độ của các phần hành khác. Ngoài ra, phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán ngay tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ.
- Điều kiện áp dụng: Có thể áp dụng được cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Phương pháp bình quân cuối kỳ trước:
- Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán
- Nhược điểm: Trị giá hàng xuất kho không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả trong kỳ hiện tại, nên phương pháp này làm cho chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh không sát với giá thực tế.
Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập:
- Sau mỗi lần nhập hàng, kế toán phải xác định lại giá trị thực của hàng tồn kho và giá đơn vị bình quân. Căn cứ vào giá đơn vị bình quân và lượng xuất giữa 2 lần nhập kế tiếp để tính giá xuất
- Ưu điểm: Khắc phục những hạn chế của phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ, áp dụng ở các doanh nghiệp có it chủng loại tồn kho, có lượng nhập xuất it.
- Nhược điểm: Tính toán phức tạp, nhiều lần, tốn nhiều công sức.
Phương pháp nhập trước xuất trước ( FIFO ):
- Phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước sẽ được xuất bán và sử dụng trước, hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ. Do đó, giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm lập cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ của tồn kho.
- Ưu điểm: Phương pháp này có thể tính theo giá trị giá vốn hàng xuất kho cho từng lần xuất hàng, do vậy đảm bảo cung cấp số liệu kịp thời cho kế toán ghi chép các khâu tiếp theo cũng như cho quản lý. Trị giá vốn của hàng tồn kho sẽ tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó.
- Nhược điểm: Phương pháp này có nhược điểm là làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Doanh thu hiện tại được tạo ra bởi giá trị sản phẩm, vật tư, hàng hóa đã có từ rất lâu. Đồng thời nếu số lượng chủng loại mặt hàng nhiều, phát sinh nhập xuất liên tục dẫn đến những chi phí cho việc hạch toán cũng như khối lượng công việc sẽ tăng lên rất nhiều.
- Điều kiện áp dụng: phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp mà có số lần nhập xuất ít, chủng loại hàng tồn kho ít.
Phương pháp giá thực tế đích danh:
- Theo phương pháp này, hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương pháp tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Gía trị của hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
- Ưu điểm: Phương pháp đơn giản, dễ tính toán, chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Gía trị hàng hóa được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó.
- Nhược điểm: Việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp ít mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn. Không phù hợp với doanh nghiệp có nhiều loại mặt hàng.
- Điều kiện áp dụng: Phương pháp này phù hợp với các doanh nghiệp mà giá trị hàng tồn kho lớn, mặt hàng ổn định và mang tính chất đơn chiếc có thể theo dõi riêng và nhận diện từng lô hàng.
Phương pháp giá bán lẻ:
- Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị của hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác.
- Gía trị xuất kho của hàng hóa = Gía bán hàng tồn kho – Lợi nhuận biên
- Phương pháp giá bán lẻ được áp dụng cho một số đơn vị đặc thù ( ví dụ như các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự ). Đặc điểm của loại hình kinh doanh siêu thị là chủng loại mặt hàng rất lớn, mỗi mặt hàng lại có số lượng lớn. Khi bán hàng, các siêu thị không thể tính ngay giá vốn của hàng bán vì chủng loại và số lượng các mặt hàng bán ra hàng ngày rất nhiều, lượng khách hàng đông. Vì vậy, các siêu thị thường xây dựng một tỷ lệ lợi nhuận biên trên giá vốn hàng mua vào để xác định ra giá bán của hàng hóa. Sau đó, căn cứ doanh số bán ra và tỷ lệ lợi nhuận biên, siêu thị sẽ xác định giá vốn hàng đã bán và giá trị hàng còn tồn kho của kỳ.
2.2. Kế toán chi tiết hàng tồn kho
Kế toán chi tiết hàng tồn kho là việc hạch toán kết hợp giữa thủ kho và phòng kế toán trên cùng cơ sở các chứng từ nhập – xuất kho nhằm đảm bảo theo dõi chặt chẽ số hàng tồn kho hiện có và tình hình biến động của từng loại , từng nhóm hàng tồn kho về số lượng và giá trị . Các doanh nghiệp phải tổ chưc hệ thống chứng từ ,mở các sổ kế toán chi tiết và vận dụng phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho phù hợp để tăng cường quản lí hàng tồn kho .Muốn vậy giữa kho và phòng kế toán cần có sự phối hợp chặt chẽ với nhau đế sử dụng chứng từ kế toán nhập xuất hàng tòn kho một cách hợp lí trong việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho , ghi chép vào sổ kế toán chi tiết của kế toán ,nhằm dảm bảo sự phù hợp số liệu giữa thẻ kho và số kế toán ,tránh sự ghi chép trùng lặp không cần thiết .
Xem thêm: ==> Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập
Lời kết: Trên đây Thuctaptotnghiep đã chọn lọc cho các bạn Cơ sở lý luận kế toán hàng tồn kho công tác trong doanh nghiệp từ những bài đạt điểm cao, được đánh giá tốt trong quá trình làm bài. Hy vọng với bài viết này có thể giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo để hoàn thành thật tốt bài luận của mình. Ngoài ra, trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn trong vấn đề thiếu tài liệu hoặc không có thời gian viết bài luận cần thuê người viết, các bạn liên hệ qua zalo: 0934.536.149 để được hỗ trợ làm tốt bài luận của mình nhé.
Chúc các bạn hoàn thành thật tốt bài báo cáo thực tập của mình!
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562