CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP

Rate this post

Dưới đây Thuctaptotnghiep chia sẻ cho các bạn về Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp chọn lọc từ các bài điểm cao, được đánh giá tốt trong quá trình làm bài báo cáo thực tập kế toán. Các bạn tham khảo các mẫu dưới đây để hoàn thành thật tốt bài làm của mình nha.

Lưu ý: Trong quá trình làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, nếu các bạn gặp khó khăn về đề tài hay chưa có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ làm báo cáo thực tập trọn gói qua:

SĐT  / Zalo: https://zalo.me/0934536149


CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP

1.1.1. Khái quát về kế toán quản trị

1.1.1.1. Khái niệm

Kế toán quản trị là một bộ phận trong hệ thống thông tin của một tổ chức. Các nhà quản lý dựa vào thông tin kế toán quản trị để hoạch định và kiểm soát hoạt động của tổ chức ( Hilton, 1991).

Theo luật kế toán Việt Nam, kế toán quản trị được định nghĩa là “ việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán ( Luật kế toán, khoản 3, điều 4).

Tóm lại, kế toán quản trị là một lĩnh vực kế toán được thiết kế để thỏa mãn nhu cầu thông tin của các nhà quản lý và các cá nhân khác làm việc trong tổ chức ( Edmonds et al, 2003).

1.1.1.2. Chức năng

Kế toán quản trị cung cấp thông tin cho quá trình lập kế hoạch: giai đoạn này các nhà quản lý vạch ra những việc phải làm để đưa hoạt động của doanh nghiệp hướng về các mục tiêu đã xác định trước. Các kế hoạch mà nhà quản trị lập thường là các dự toán tổng thể và chi tiết. Để kế hoạch có chất lượng, có tính khả thi cao phải dựa trên thông tin đảm bảo, có cơ sở do kế toán quản trị cung cấp.

Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức và điều hành: là việc nhà quản lý phải làm sao phân công công việc phù hợp với nguồn nhân lực, vật lực tại đơn vị. Muốn đạt được điều đó, nhà quản lý phải cần thông tin từ kế toán quản trị nội bộ trong doanh nghiệp.

Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát, kiểm tra: cơ sở để đánh giá hiệu quả công việc bằng cách so sánh giữa các chỉ tiêu kỳ phân tích và tình hình thực hiện, qua đó phát hiện những điểm chưa đạt được, những chỉ tiêu chưa hợp lý để từ đó điều chỉnh cho phù hợp.

Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: để ra một quyết định cần có những thông tin thật cụ thể, thật chi tiết, thật đầy đủ, thật kịp thời không chỉ trong quá khứ mà còn cả ở hiện tại và tương lai. Những thông tin này phần lớn được cung cấp từ kế toán quản trị.

1.1.1.3.  Mục tiêu

Hệ thống thông tin kế toán quản trị trong tổ chức có nhiệm vụ cung cấp thông tin cho các nhà quản lý để thực hiện các hoạt động quản lý. Kế toán quản trị có bốn mục tiêu chủ yếu như sau:

  • Cung cấp thông tin cho nhà quản lý để lập kế hoạch và ra quyết định.
  • Trợ giúp nhà quản lý điều hành và kiểm soát hoạt động của tổ chức.( Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp. )
  • Thúc đẩy các nhà quản lý đạt được các mục tiêu của tổ chức.
  • Đo lường hiệu quả hoạt động của các nhà quản lý và các bộ phận, đơn vị trực thuộc trong tổ chức.

1.1.2. Khái quát về hàng tồn kho

1.1.2.1. Khái niệm

Hàng tồn kho là bộ phận tài sản lưu động dự trữ cho sản xuất, dự trữ cho lưu thông hoặc đang trong quá trình chế tạo ở doanh nghiệp. Đây là bộ phận chiếm tài sản chiếm tỉ trọng lớn và có vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02- Hàng tồn kho, quy định đó là những tài sản:

  • Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường.
  • Đang trong quá trình kinh doanh dở dang.
  • Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

1.1.2.2. Đặc điểm của hàng tồn kho

Hàng tồn kho là tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp biểu hiện dưới hình thái vật chất. Thông thường, chúng bao gồm những loại nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa. Hàng tồn kho thường có những đặc điểm sau:

  • Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của đơn vị và thường là khoản mục rất lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp thương mại hoặc sản xuất.
  • Số lượng và chủng loại hàng tồn kho rất phong phú, số lượng nghiệp vụ phát sinh trong kỳ rất nhiều với giá trị lớn và liên quan đến nhiều loại chứng từ.
  • Hàng tồn kho có khả năng bị giảm giá so với giá trị sổ sách rất nhiều do hao mòn hữu hình và vô hình, nên dễ bị mất giá, hư hỏng hay lỗi thời.
  • Có nhiều phương pháp khác nhau để tính giá hàng tồn kho, vì thế sẽ dẫn đến kết quả khác nhau về lợi nhuận, về giá trị hàng tồn kho.

1.2. Kế toán quản trị hàng tồn kho

1.2.1. Nhu cầu cung cấp thông tin cho công tác kế toán quản trị hàng tồn kho

1.2.1.1. Lập danh điểm vật tư, hàng hóa

Lập danh điểm vật tư, hàng hoá là qui định cho mỗi thứ vật tư, hàng hoá một ký hiệu riêng (mã số) bằng hệ thống các chữ số (có thể kết hợp với các chữ cái) để thay thế tên gọi, qui cách, kích cỡ của chúng. Danh điểm vật tư, hàng hoá phải được sử dụng thống nhất giữa các bộ phận quản lý liên quan trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có thể lập danh điểm vật tư, hàng hoá theo cách riêng, song cần đảm bảo yêu cầu dễ ghi nhớ và hợp lý, tránh nhầm lẫn hay trùng lắp.( Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp. )

Chẳng hạn, trong kế toán tài chính đã qui định các tài khoản cấp 1 của loại 1 nhóm 5- hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp để phản ánh nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá, thành phẩm. Cụ thể là TK 152-Nguyên liệu, vật liệu; TK 153-Công cụ, dụng cụ; TK 155-Thành phẩm; TK 156 -Hàng hoá. Vì vậy, kế toán quản trị có thể dựa vào ký hiệu TK cấp 1 và dựa vào việc phân loại vật tư, hàng hoá theo các cấp độ từ loại, nhóm, thứ, để lập danh điểm vật tư, hàng hoá.

Doanh nghiệp cũng có thể kết hợp sử dụng hệ thống chữ cái để đặt ký hiệu cho thứ vật liệu. Ví dụ 15211A là số danh điểm của thứ vật liệu A trong nhóm 1, loại 1. Nếu cùng một thứ VL được bảo quản ở các kho khác nhau thì có thể gắn chữ cái đầu của tên thủ kho hay số thứ tự kho theo số La mã vào danh điểm vật liệu. Ví dụ: 152111T là số danh điểm của thứ VL 1 trong nhóm 1, loại 1 ở kho ông Thành hoặc 152111 là số danh điểm của thứ VL 1 trong nhóm 1, loại 1 ở kho thứ I,…

Đối với CCDC cũng có thể đặt mã số cho từng thứ tương tự như NVL. Song, do chủng loại CCDC trong doanh nghiệp thường không nhiều, nên số chữ số trong danh điểm CCDC thường ít hơn. Ví dụ 153112 là số danh điểm của thứ DC xẻng xúc đất thuộc nhóm 1 (nhóm dụng cụ cầm tay) trong loại 1 (loại CCDC sản xuất).

Việc lựa chọn cách lập danh điểm vật tư, hàng hoá không đòi hỏi sự nhất quán giữa các doanh nghiệp, nhưng đòi hỏi sự nhất quán giữa các bộ phận liên quan trong nội bộ doanh nghiệp nhằm thống nhất quản lý vật tư, hàng hoá trong từng doanh nghiệp.

Xem thêm: Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp

1.2.1.2. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho

Để hạch toán hàng tồn kho, kế toán có thể áp dụng hai phương pháp: phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. Việc sử dụng phương pháp nào phải được nhất quán trong suốt kỳ kế toán.

  • Phương pháp kê khai thường xuyên

Là phương pháp theo dõi và phản ảnh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập – xuất- tồn vật tư hàng hóa trên sổ kế toán. Khi sử dụng phương pháp này thì tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh tình hình hiện có, tình hình biến động tăng giảm của vật tư, hàng hóa, sản phẩm dở dang, thành phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, giá trị vật tư (hàng hóa) tồn kho trên sổ kế toán có thể xác định được ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán.( Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp. )

  • Phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp này không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục trên sổ kế toán tính hình nhập- xuất- tồn kho mà chỉ phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ.

Khi áp dụng phương pháp này thì toàn bộ các khoản mua hàng hóa, vật liệu được phản ánh vào tài khoản mua hàng. Trong kỳ, các khoản xuất kho không được phản ánh vào các tài khoản hàng tồn kho mà cuối kỳ tiến hành kiểm kê thực tế số lượng tồn kho còn lại, xác định giá trị thực tế tồn kho cuối kỳ để ghi vào các tài khoản hàng tồn kho. Đồng thời xác định giá trị xuất kho trong kỳ làm căn cứ ghi vào tài khoản mua hàng. Như vậy:   Khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế tồn kho cuối kỳ).

Phương pháp này áp dụng ở những đơn vị có nhiều chủng loại vật tư, hàng hóa với mẫu mã rất khác nhau, có giá trị thấp. Để áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải tăng cường quản lý vật tư, hàng hóa tại kho bãi.

1.2.1.3. Phương pháp tính giá hàng tồn kho

Tính giá hàng tồn kho là dùng tiền để biểu thị giá trị của tồn kho theo những nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc cơ bản của hạch toán tồn kho là phải ghi sổ vật liệu, hàng hóa theo giá gốc, bao gồm: chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại.

Tính giá hàng nhập kho

Đối với hàng tồn kho mua vào, trình tự tính giá hàng tồn kho mua vào gồm 3 bước:

  • Bước 1: Xác định giá trị mua vào của hàng tồn kho. Trị giá mua vào của hàng tồn kho bao gồm giá mua thể hiện trên hóa đơn trừ đi các khoản giảm giá hàng mua và chiết khấu thương mại mà đơn vị được hưởng khi mua hàng cộng với các khoản thuế không thuộc diện khấu trừ như thuế nhập khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu có
  • Bước 2: Tập hợp chi phí thu mua. Chi phí thu mua bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến quá trình thu mua hàng tồn kho
  • Bước 3: Tổng hợp và tính giá thực tế hàng tồn kho mua vào như chi phí vận chuyển bốc dở, lưu kho, lưu bãi, hao hụt trong giới hạn cho phép… Những chi phí thu mua không thể tập hợp trực tiếp cho từng loại hàng tồn kho mua thì phải lựa chọn tiêu thức phù hợp để phân bổ.( Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp. )

Công thức tính giá hàng tồn kho:

Giảm giá hàng mua là khoản tiền mà người bán đồng ý giảm trên giá bán cho người mua trong trường hợp khi hàng đã mua không đủ chất lượng hoặc sai quy cách, phẩm chất theo yêu cầu của người mua đã đặt ra.

Chiếu khấu thương mại là khoản tiền giảm trừ mà người mua được hưởng khi mua hàng với số lượng lớn hoặc là những khách hàng thường xuyên.

Tính giá hàng xuất kho

Đối với giá của vật tư, hàng hóa xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

  • Phương pháp thực tế đích danh

Với phương pháp này đòi hỏi kế toán phải có đầy đủ hồ sơ cho từng lần nhập, từng loại vật tư, hàng hóa thì mới có thể xác định được. Giá vật tư, hàng hóa sẽ được tính đúng với thực tế từng loại vật tư, hàng hóa khi nhập.

  • Phương pháp giá đơn vị bình quân:

Vào cuối mỗi kỳ kế toán phải xác định đơn gía bình quân của hàng tồn kho đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính giá xuất kho theo công thức sau:

Đơn giá bình quân cả kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng tồn kho nhập trong kỳ
Số lượng hàng tồn kho đầu kỳ  + Số lượng hàng tồn kho trong kỳ

Ngoài ra, người ta còn có thể tính đơn giá bình quẩn sau mỗi lần nhập hoặc có thể tính đơn giâ bình quân của hàng tồn kho cuối kỳ trước theo công thức dưới đây.

Đơn giá bình quân cuối kỳ trước = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ ( hay cuối kỳ trước)

Số lượng hàng tồn kho tồn đầu kỳ

  • Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO)

Phương pháp này giả định vật tư, hàng hóa nhập trước sẽ được xuất dùng trước. Hàng tồn kho xuất ra dùng tính theo giá của lô hàng nhập trước nhất, nếu không đủ về mặt số lượng thì lấy tiếp giá của lô hàng nhập vào tiếp theo theo thứ tự từ trước đến sau.

  • Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)

Phương pháp này giả định vật tư, hàng hóa nhập sau sẽ được xuất dùng trước. Hàng tốn kho xuất ra được tính theo giá của lô hàng nhập sau cùng, nếu không đủ về mặt số lượng thì lấy tiếp theo của lô hàng nhập trước lô hàng sau cùng và cứ như vậy tính ngược lên theo thời gian.

Mỗi phương pháp tính giá xuất kho đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm hàng tồn kho của từng doanh nghiệp, mà doanh nghiệp đó lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho cho hợp lý. Việc sử dụng phương pháp nào cũng phải bảo đảm tính nhất quán trong niên độ kế toán.

Trình tự tính giá của hàng tồn kho xuất dùng hoặc xuất bán trong kỳ được tiến hành theo ba bước:

  • Bước 1: Xác định số lượng hàng tồn kho xuất dùng hoặc xuất bán.
  • Bước 2: Xác định đơn giá của hàng tồn kho xuất dùng hoặc xuất bán.
  • Bước 3: Phân bổ chi phí thu mua cho hàng đã tiêu thụ trong kỳ theo tiêu thức phù hợp (nếu có) theo công thức dưới đây:

Xem thêm: Lời mở đầu phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp

1.2.1.4. Công tác quản lý hàng tồn kho

Các thủ tục kiểm soát bao gồm:

  • Nhập kho

Khi nhận hàng, bộ phận nhận hàng phải kiểm tra về mẫu mã, chất lượng, khối lượng, thời gian hàng đến và các điều kiện khác để lập báo cáo nhận hàng. Để ngăn ngừa gian lận, phải phân công nhân viên tiếp nhận độc lập với kho và phòng kế toán. Hàng được kiểm soát chặt chẽ từ khi nhận hàng cho đến lúc chuyển vào kho. Phiếu Nhập kho (hoặc báo cáo nhận hàng) là bằng chứng về việc nhận hàng và kiểm tra hàng, và dùng để theo dõi thanh toán. Phiếu thường sẽ được gửi cho bộ phận mua hàng, bộ phận kho và kế toán nợ phải trả. ( Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp. )

. Nếu bộ phận nhận hàng được tổ chức độc lập với kho, báo cáo nhận hàng này phải có chữ ký của cả nhân viên nhận hàng và thủ kho.

  • Bảo quản, kiểm kê

Từ khi nhận hàng về, hàng được lưu trữ tại kho cho đến khi xuất kho để sản xuất do đó phải thiết lập chính sách bảo quản để giảm hao hụt, không bị mất phẩm chất. Bên cạnh đó cần duy trì mức độ dự trữ hợp lý, bởi vì nếu dự trữ không đầy đủ sẽ gây ra gián đoạn trong sản xuất kinh doanh còn ngược lại, nếu dự trữ dư thừa sẽ dẫn đến ứ đọng vốn.

Bộ phận kho phải độc lập với bộ phận mua hàng, bộ phận nhận hàng và kế toán. Định kỳ bộ phận độc lập kiểm kê đối chiếu số liệu với thẻ kho và sổ kế toán chi tiết hàng tồn kho. Mọi vật tư, hàng hóa, thành phẩm nhập kho đều phải có đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn gốc. Quản lý riêng biệt hàng tồn kho thuộc quyền kiểm soát và không thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp. Vật tư hàng hóa trong kho được nhập theo thứ tự và xuất theo thứ tự nhập vào. Đánh giá chất lượng hàng tồn kho qua kiểm kê. Xây dựng bộ mã hàng tồn kho, theo dõi hàng gửi đi bán.

  • Xuất kho

Khi có yêu cầu, bộ phận sản xuất lập phiếu yêu cầu vật tư, dựa vào đó, người phụ trách vật tư sẽ lập phiếu xuất kho, trong đó nêu rõ số lượng và chất lượng của loại vật tư cần thiết. Phiếu xuất vật tư phải được xét duyệt bởi người có thẩm quyền căn cứ trên kế hoạch sản xuất. Mọi trường hợp xuất vật tư đều phải căn cứ trên phiếu xuất hợp lệ. Phiếu xuất vật tư đều ghi vào sổ chi tiết và để hạch toán từ tài khoản nguyên vật liệu sang tài khoản chi phí nguyên vật liệu.

Các nghiệp vụ xuất kho thành phẩm, hàng hóa phải căn cứ vào hợp đồng bán hàng hoặc đơn đặt hàng đã được duyệt. Kế toán kiểm tra tính hợp pháp của các chứng từ đối chiếu các thông tin giữa các chứng từ với nhau, đảm bảo các thông tin trùng khớp mới thực hiện việc ghi sổ. Sử dụng phiếu xuất kho được đánh số trước và ghi sổ theo thứ tự đó.

1.2.3. Dự toán hàng tồn kho

Xây dựng dự toán là một công việc quan trọng trong việc lập kế hoạch đối với tất cả các hoạt động kinh tế. Dự toán là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi bởi các nhà quản lý trong việc hoạch định và kiểm soát các tổ chức (Horgen et al, 1999).

Dự toán chủ đạo phản ánh một cách toàn diện kế hoạch của nhà quản lý cho tương lai và biện pháp hoàn thành kế hoạch đó. Dự toán chủ đạo là một hệ thống bao gồm các dự toán riêng biệt về các hoạt động của doanh nghiệp nhưng có mối quan hệ lẫn nhau.

Dự toán tiêu thụ sản phẩm

Dự toán tiêu thụ sản phẩm được soạn thảo dựa trên các báo cáo về tiêu thụ sản phẩm. Khi dự báo về tiêu thụ sảm phẩm, doanh nghiệp phải xem xét nhiều nhân tố ảnh hưởng như:

  • Khối lượng tiêu thụ sản phẩm của các kỳ trước.
  • Chính sách giá trong tương lai.
  • Các đơn đặt hàng chưa thực hiện.
  • Các điều kiện chung về kinh tế.
  • Cạnh tranh trong kinh doanh trên thị trường.
  • Quảng cáo và việc đẩy mạnh tiêu thụ.( Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp. )
  • Các nhân tố phản ánh sự vận động của nền kinh tế như tổng sản phẩm xã hội, thu nhập bình quân đầu người, công việc làm …
  • Các kết quản tiêu thụ sản phẩm của những năm trước được sử dụng như điểm khởi đầu cảu việc soạn thảo cá dự báo về tiêu thụ sảm phẩm. Các nhà dự báo nghiên cứu các số liệu tiêu thụ sản phẩm trong mối liên hệ với các nhân tố khác nhau như giá bán, các điều kiện cạnh tranh, và các điều kiện chung về kinh tế.
  • Dự toán tiêu thụ sản phẩm được lập bằng cách nhân số lượng tiêu thụ dự kiến với giá bán.

Dự toán sản xuất

Sau khi dự toán tiêu thụ sản phẩm đã được soạn thảo, các yêu cầu của sản xuất cho kỳ dự toán sắp đến có thể được quyết định và tập hợp thành bảng dự toán về sản xuất. Khối lượng sản phẩm phải đủ để sẵn sàng thỏa mãn yêu cầu tiêu thụ, đồng thời cho yêu cầu tồn kho. Nhu cầu phải sản xuất được xác định được bằng cách cộng số lượng tiêu thụ dự kiến với yêu cầu tồn kho cuối kỳ ( cả bằng số lượng và giá trị), trừ cho số lượng tòn kho đầu kỳ.

Dự toán nguyên vật liệu

Dự toán nguyên vật liệu được soạn thảo để chỉ ra nhu cầu nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất. Việc lập dự toán nguyên liệu nhằm mục đích đảm bảo đầy đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất và nhu cầu tồn kho nguyên liệu cuối kỳ. Một phần nhu cầu nguyên liệu này đã được đáp ứng bởi nguyên liệu tồn kho đầu kỳ, số còn lại phải mua thêm trong kỳ.

1.2.4. Các báo cáo quản trị hàng tồn kho

Bên cạnh các dự toán thì các báo cáo về hàng tồn kho là một bộ phận không thể thiếu trong kế toán quản trị hàng tồn kho. Các báo cáo thường được lập theo yêu cầu của nhà quản lý với nhiều cấp độ khác nhau, do đó nó thường khá linh hoạt, đa dạng và không có những biểu mẫu nhất định. Nhưng nhìn chung, nội dung của các báo cáo này nhằm cung cấp các thông tin cho quá trình tổ chức điều hành hoạt động, quá trình kiểm soát cũng như ra các quyết định.

1.2.4.1. Các báo cáo phục vụ cho quá trình kiểm soát

  • Tiêu biểu cho loại báo cáo này là báo cáo Nhập-xuất-tồn. Thông qua báo cáo Nhập-xuất-tồn các thông tin chi tiết về tình hình nhập kho, xuất kho và tồn cuối kỳ của vật tư, hàng hoá được cung cấp.
  • Báo cáo này thường được lập cho từng đối tượng hàng tồn kho, từng đơn vị hoặc từng bộ phận…
  • Cơ sở để lập báo cáo này là các sổ chi tiết hàng tồn kho theo từng mặt hàng hoặc có thể dựa vào thẻ kho của thủ kho ghi chép sau khi đã được kế toán kiểm tra và đối chiếu.
  • Dựa vào báo cáo nhập-xuất-tồn và dự toán mua hàng, dự toán tồn kho cuối kỳ cùng các tài liệu liên quan khác, kế toán quản trị có thể tiến hành phân tích tình hình hàng tồn kho của từng đối tượng (nguyên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá…) theo các chỉ tiêu nhập, xuất, tồn kho, về các thông tin khả năng đáp ứng nhu cầu, tiến độ nhập hàng, định mức tồn kho, giá cả.
  • Bên cạnh báo cáo nhập-xuất-tồn, tuỳ theo đặc điểm của từng doanh nghiệp, yêu cầu của nhà quản lý mà các báo cáo phục vụ cho quá trình kiểm soát có thể có các báo cáo như: báo cáo xuất nội bộ, báo cáo tổng hợp hàng hoá, báo cáo hàng xuất trả.( Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp. )

1.2.4.2. Các báo cáo phục vụ cho việc đánh giá

Loại báo cáo này thường được trình bày dưới hình thức so sánh giữa số liệu cần đánh giá với số liệu gốc (kỳ trước, số kế hoạch… ). Từ đó, nhà quản trị có thể đưa ra kết luận đánh giá về tình hình thực hiện trong kỳ. Liên quan đến hàng tồn kho, thường có các báo cáo như: Tình hình dự trữ hàng hoá cuối kỳ, tốc độ lưu chuyển hàng tồn kho, tính kịp thời của việc cung ứng hàng hoá, vật liệu.

1.2.4.3. Các báo cáo phục vụ cho việc ra các quyết định

Quá trình ra quyết định của nhà quản trị là việc lựa chọn từ nhiều phương án kinh doanh khác nhau, trong đó mỗi phương án được xem xét bao gồm rất nhiều thông tin của kế toán.

Để có thông tin cho việc ra quyết định, kế toán quản trị sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp, chọn lọc những thông tin cần thiết rồi tổng hợp, trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu. Các thông tin này có thể diễn đạt dưới nhiều hình thức như: mô hình toán học, đồ thị, biểu đồ… để nhà quản trị có thể xử lý nhanh chóng.

Liên quan đến hàng tồn kho, nhà quản trị thường phải quyết định những vấn đề sau: Lượng đặt hàng tối ưu là bao nhiêu? Thời điểm nào thì đặt hàng? Và mức dự trữ an toàn trong kho là bao nhiêu? Và Kế toán quản trị không chỉ là người giúp nhà quản trong việc cung cấp các thông tin về nhu cầu, chi phí tồn kho, chi phí đặt hàng, thời gian giao nhận hàng… mà còn phải biết vận dụng các kỹ thuật phân tích vào trong các tình huống khác nhau, để tạo cơ sở cho nhà quản trị ra quyết định chính xác, kịp thời.

1.2.5. Tính mới của đề tài

         Ngày nay, vai trò của kế toán quản trị rất khác so với thập niên trước. Kế toán quản trị là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống kế toán nhằm thực hiện qúa trình nhận diện, đo lường, tổng hợp và truyền đạt thông tin hữu ích giúp các nhà quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt là công tác kế toán quản trị hàng tồn kho đóng một vai trò quan trọng. Quản trị tốt hàng tồn kho giúp các biện pháp hữu hiệu để bảo toàn, phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tạo điều kiện hạ giá thành sản phẩm, dịch vụ, quay vòng nhanh vốn lưu động để tái sản xuất và gia tăng giá trị doanh nghiệp.

       Vì vậy đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán quản trị” là một đề tài hay, hấp dẫn. Đây là đề tài mới lạ chưa có sinh viên thực hiện nên có thể tự do nghiên cứu , không bị rập khuôn bởi những khóa luận của các anh chị đi trược. Tuy nhiên, ít tài liệu tham khảo nên gặp phải một số hạn chế nhất định.

Xem thêm: Kiến nghị – Giải Pháp phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp


CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP 2

1.1. Hàng tồn kho của doanh nghiệp

1.1.1. Cơ cấu Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp

Khi đánh giá về một doanh nghiệp, thông tin tài chính nội bộ – các báo cáo tài chính chính là nguồn thông tin cơ bản nhất. Trong đó, Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính rất quan trọng đối với các đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp.( Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp. )

Bảng cân đối kế toán chính là một báo cáo tài chính mô tả tỡnh trạng tài chớnh của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Thông thường, Bảng cân đối kế toán được trỡnh bày dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: một bên phản ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp. Những đối tượng quan tâm hoặc có liên quan đến hoạt động quản lý tài sản của doanh nghiệp có thể xem xét Bảng cân đối kế toán như nguồn tư liệu đầu tiên để đánh giá chất lượng của hoạt động này tại doanh nghiệp được nghiên cứu. Cơ cấu tài sản được thể hiện rất rừ trờn Bảng cõn đối kế toán. Vỡ thế, người quan tâm có thể có được cái nhỡn tổng quan về tỉ trọng giữa tài sản lưu động và tài sản cố định cũng như biến động của các loại tài sản trong doanh nghiệp qua các thời kỡ kế tiếp nhau. Trong một doanh nghiệp sản xuất, tài sản lưu động mà đặc biệt là hàng tồn kho luôn chiếm một tỉ trọng nhất định trong cơ cấu tài sản. Theo dừi Bảng cõn đối kế toán qua nhiều năm tài chính có thể thấy rừ vị trớ và giỏ trị của hàng tồn kho trong tổng giỏ trị tài sản của doanh nghiệp. Hàng tồn kho khụng chỉ liờn quan đến các hoạt động đầu vào mà cũn liờn quan đến tỡnh hỡnh tiờu thụ và cỏc chớnh sỏch quản lý khỏc nhau. Nếu xột khớa cạnh cỏc năm tài chính, tỉ trọng và cơ cấu hàng tồn kho trên Bảng cân đối kế toán thay đổi đột biến qua các kỡ liờn tiếp sẽ là một vấn đề đặt ra cho hoạt động quản lý hàng tồn kho núi riờng và quản lý tài sản lưu động nói chung của doanh nghiệp.

Để có thể nghiên cứu nội dung quản lý hàng tồn kho, trước hết ta cần nắm bắt những vấn đề chung về tài sản lưu động và hàng tồn kho của doanh nghiệp.

1.1.2 Các vấn đề chung về tài sản lưu động và hàng tồn kho của doanh nghiệp

Tài sản lưu động

Một trong những điều kiện thiết yếu nhất để tiến hành các hoạt động sản xuất – kinh doanh là đối tượng lao động. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động chỉ tham gia và một chu kỡ sản xuất nhất định. Khi tham gia vào quá trỡnh sản xuất, dưới tác động của lao động, chúng bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay đổi hỡnh thỏi vật chất ban đầu để tạo ra hỡnh thỏi vật chất của sản phẩm. Chớnh vỡ vậy, đến chu kỡ sản xuất sau lại phải sử dụng cỏc đối tượng lao động khác. Những đặc điểm trên là xuất phát điểm quan trọng để nhận biết cũng như tổ chức quản lý tài sản lưu động. Từ đây ta có khái niệm chung về tài sản lưu động:( Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp. )

Tài sản lưu động là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quá trỡnh sản xuất – kinh doanh.[1]

Mỗi một loại tài sản đều có vai trũ, vị trớ nhất định đối với các nhiệm vụ và mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra. Đối với một doanh nghiệp, đặc biệt là một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, giá trị của tài sản lưu động thường chiếm một tỉ trọng khá cao và ổn định trong tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp. Vỡ thế, yờu cầu đặt ra đối với bộ máy điều hành doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản lưu động để góp phần hoàn thành các mục tiêu và kế hoạch đó đề ra. Để đạt được điều này, Doanh nghiệp cần phải quản lý tốt từng bộ phận của tài sản lưu động bao gồm:

  • Tiền mặt
  • Chứng khoỏn cú tớnh thanh khoản cao
  • Cỏc khoản phải thu
  • Dự trữ/Hàng tồn kho

Hàng tồn kho

Trong những bộ phận trên của tài sản lưu động, hàng tồn kho luôn được đánh giá là trung tâm của sự chú ý trong cỏc lĩnh vực kế toỏn – tài chớnh, kiểm toỏn… cũng như trong các cuộc thảo luận của các chuyên gia tài chớnh.

Có một số lí do chính khiến hàng tồn kho trở nên đặc biệt quan trọng:

  • Hàng tồn kho thường chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng số tài sản lưu động của một doanh nghiệp và rất dễ bị xảy ra các sai sót hoặc gian lận lớn trong hoạt động quản lý;
  • Mỗi một doanh nghiệp sẽ lựa chọn các phương pháp khác nhau để định giá hàng tồn kho cũng như các mô hỡnh dự trữ phự hợp với doanh nghiệp mỡnh. Vỡ mỗi một phương pháp, mô hỡnh khỏc nhau sẽ đem lại những kết quả khác nhau nên yêu cầu đặt ra với các doanh nghiệp là phải đảm bảo tính thống nhất trong việc sử dụng các phương pháp định giá cũng như mô hỡnh dự trữ giữa cỏc kỡ, cỏc năm tài chính;
  • Giỏ trị hàng tồn kho ảnh hưởng trực tiếp tới giá vốn hàng bán và do vậy có ảnh hưởng trọng yếu tới lợi nhuận thuần trong năm;
  • Công việc xác định chất lượng, tỡnh trạng và giỏ trị hàng tồn kho luụn là cụng việc phức tạp và khú khăn hơn hầu hết các tài sản khác. Hàng tồn kho là loại tài sản lưu động kết chuyển hết giá trị vào một chu kỡ sản xuất – kinh doanh nờn quản lý hàng tồn kho càng trở nờn phức tạp và quan trọng;
  • Hàng tồn kho là một khỏi niệm rộng, bao gồm rất nhiều loại khỏc nhau. Cú rất nhiều khoản mục khó phân loại và định giá như các linh kiện điện tử phức tạp, các công trỡnh xõy dựng cơ bản dở dang, các tác phẩm nghệ thuật, kim khí, đá quý…Đồng thời, do tính đa dạng của mỡnh, cỏc loại hàng tồn kho được bảo quản và cất trữ ở nhiều nơi khác nhau, điều kiện đảm bảo khác nhau và do nhiều người quản lý. Vỡ thế, cụng tỏc kiểm soỏt vật chất, kiểm kờ, quản lý và sử dụng hàng tồn kho là một cụng việc phức tạp trong cụng tỏc quản lý tài sản núi chung và tài sản lưu động nói riêng.

Từ những lí do trên ta thấy được sự cần thiết của việc nghiờn cứu về hàng tồn kho trong một doanh nghiệp sản xuất.

Xem thêm: Đề cương phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp

Nội dung hàng tồn kho

Hàng tồn kho: Là những tài sản:

  1. Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bỡnh thường;
  2. Đang trong quá trỡnh sản xuất kinh doanh dở dang;( Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp. )
  3. Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trỡnh sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Túm lại, tồn kho là bất kỡ nguồn nhàn rỗi nào được giữ để sử dụng trong tương lai. Bất kỡ lỳc nào mà ở đầu vào hay đầu ra của một doanh nghiệp có các nguồn khụng sử dụng ngay khi nú sẵn sàng, tồn kho sẽ xuất hiện.

Tuỳ từng loại hỡnh doanh nghiệp, cỏc dạng hàng tồn kho sẽ khỏc nhau và nội dung hoạch định, kiểm soát hàng tồn kho cũng khác nhau.

Đối với các doanh nghiệp làm công tác dịch vụ, sản phẩm của họ là vụ hỡnh như dịch vụ của các công ty tư vấn, các công ty giải trí… thỡ hàng tồn kho chủ yếu là cỏc dụng cụ, phụ tựng và phương tiện vật chất – kĩ thuật dùng vào hoạt động của họ. Đối với lĩnh vực này, nguyên vật liệu và sản phẩm tồn kho có tính chất tiềm tàng và có thể nằm trong kiến thức tích tụ, tích luỹ trong năng lực và kiến thức của nhân viên làm những công việc đó.

Đối với lĩnh vực thương mại, doanh nghiệp mua hàng để bán kiếm lời. Hàng tồn kho của họ chủ yếu là hàng mua về và hàng chuẩn bị đến tay người tiêu dùng. Trong lĩnh vực này, doanh nghiệp hầu như không có dự trữ là bán thành phẩm trên dây chuyền như trong lĩnh vực sản xuất.

Đối với lĩnh vực sản xuất chế tạo, sản phẩm của họ phải trải qua một quá trỡnh chế biến lõu dài để biến đầu vào là nguyên liệu thành sản phẩm làm ra cuối cựng. Vỡ thế hàng tồn kho bao gồm hầu hết cỏc loại, từ nguyờn vật liệu, đến bán thành phẩm trên dây chuyền và bán thành phẩm cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng.

1.1.3. Phân loại hàng tồn kho

Về cơ bản hàng tồn kho cú thể bao gồm ba loại chính:

  • Nguyờn vật liệu thụ phục vụ cho quỏ trỡnh sản xuất – kinh doanh. Nguyờn vật liệu là những đối tượng lao động đó được thể hiện dưới dạng vật hoá như: sắt, thép trong doanh nghiệp cơ khí chế tạo, sợi trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đóng giày, vải trong doanh nghiệp may mặc…Đây là một yếu tố không thể thiếu được của quá trỡnh sản xuất, cú vai trũ rất lớn để quá trỡnh này được tiến hành bỡnh thường dù nó không trực tiếp tạo ra lợi nhuận;
  • Sản phẩm dở dang bao gồm sản phẩm chưa hoàn thành và sản phẩm hoàn thành chưa làm thủ tục nhập kho thành phẩm. Tồn kho trong quá trỡnh sản xuất chủ yếu là sản phẩm chưa hoàn thành. Đó là các loại nguyên liệu nằm tại từng công đoạnh của dây chuyền sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm làm ra đũi hỏi trỡnh độ công nghệ cao. Vỡ thế quỏ trỡnh sản xuất ngày càng cú nhiều cụng đoạn, giữa những công đoạn này bao giờ cũng tồn tại những bán thành phẩm – những bước đệm nhỏ để quá trỡnh sản xuất được diễn ra liên tục. Nếu dây chuyền sản xuất càng dài, càng phức tạp, có nhiều công đoạn nhỏ phân tách thỡ sản phẩm dở dang sẽ càng nhiều;
  • Thành phẩm bao gồm thành phẩm tồn kho và thành phẩm gửi đi bán. Tồn kho thành phẩm luôn tồn tại trong một doanh nghiệp tại một thời kỡ nhất định. Sau khi hoàn thành các công đoạn sản xuất, hầu như tất cả các doanh nghiệp đều chưa thể tiêu thụ hết ngay các sản phẩm của mỡnh. Cú rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Để tiêu thụ sản phẩm có thể cần phải sản xuất đủ cả lô hàng mới được xuất kho, có “độ trễ” nhất định giữa sản xuất và tiêu dùng, quy trỡnh chế tạo nhiều cụng đoạn tốn nhiều thời gian hoặc doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng mang tớnh thời vụ…

Ngoài ra, hàng tồn kho có thể bao gồm một số loại khác như:( Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp. )

  • Hàng hoá mua về để bán (thường xuất hiện trong các doanh nghiệp thương mại) bao gồm: Hàng hoá tồn kho, hàng mua đang đi trên đường, hàng gửi đi bán, hàng hóa gửi đi gia công chế biến;
  • Cụng cụ, dụng cụ tồn kho, gửi đi gia công chế biến và đó mua đang đi trên đường.[3]

Trên đây là cách phân loại hàng tồn kho theo các bộ phận cấu thành. Người ta cũn cú thể phõn loại hàng tồn kho theo thời gian mà hàng tồn kho tồn tại. Tồn kho trong cỏc doanh nghiệp cú thể duy trỡ liờn tục và cũng cú thể chỉ tồn tại trong khoảng thời gian ngắn khụng lặp lại. Trên cơ sở đó hàng tồn kho có thể được phân chia làm hai loại:

  • Tồn kho một kỡ: Bao gồm cỏc mặt hàng mà nú chỉ được dự trữ một lần mà không có ý định tái dự trữ sau khi nó được tiêu dùng;
  • Tồn kho nhiều kỡ: Gồm cỏc mặt hàng được duy trỡ tồn kho đủ dài, các đơn vị tồn kho đó tiờu dựng sẽ được bổ sung. Giá trị và thời hạn bổ sung tồn kho sẽ được điều chỉnh phù hợp với mức tồn kho đáp ứng nhu cầu. Tồn kho nhiều kỡ thường phổ biến hơn tồn kho một kỡ.

1.1.4. Đặc điểm của các loại hàng tồn kho

1.1.4.1. Nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong quá trỡnh sản xuất – kinh doanh ở cỏc doanh nghiệp. Núi đến hoạt động quản lý hàng tồn kho, quản lý nguyờn vật liệu thường được nhắc đến đầu tiên. Quản lý tốt khõu thu mua, dự trữ và sử dụng nguyên vật liệu là điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Nguyờn vật liệu sử dụng trong doanh nghiệp bao gồm rất nhiều loại, mỗi loại cú vai trũ cụng dụng khỏc nhau. Với điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phân loại nguyên vật liệu tốt thỡ mới tổ chức tốt việc hạch toỏn và quản lý nguyờn vật liệu.

Trong thực tế của cụng tỏc quản lý và hạch toỏn ở cỏc doanh nghiệp, đặc trưng dùng để phân loại nguyên vật liệu thụng dụng nhất là theo vai trũ và tỏc dụng của nguyờn vật liệu trong quỏ trỡnh sản xuất – kinh doanh. Theo đặc trưng này, nguyên vật liệu thường phân ra làm các loại sau:

  • Nguyờn liệu và vật liệu chớnh (NVLC): Là nguyờn liệu, vật liệu mà sau quỏ trỡnh gia cụng chế biến sẽ cấu thành hỡnh thỏi vật chất của sản phẩm. Nguyờn liệu ở đây chính là các đối tượng lao động chưa qua chế biến công nghiệp;
  • Vật liệu phụ: Là những vật liệu cú tỏc dụng phụ trong quỏ trỡnh sản xuất – kinh doanh, được sử dụng kết hợp với NVLC để hoàn thiện và nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm hoặc được sử dụng để đảm bảo cho công cụ lao động hoạt động bỡnh thường, hoặc dùng để phục vụ cho nhu cầu kĩ thuật, nhu cầu quản lý;
  • Nhiên liệu: Là những thứ dùng để tạo nhiệt năng như than đá, củi, xăng, dầu… Nhiên liệu trong các doanh nghiệp thực chất là một loại vật liệu phụ, tuy nhiên nó được tách ra thành một loại riêng vỡ việc sản xuất và tiờu dựng nhiờn liệu chiếm một tỉ trọng lớn và đóng vai trũ quan trọng trong nền kinh tế quốc dõn, nhiờn liệu cũng cú yờu cầu và kĩ thuật quản lý hoàn toàn khỏc với cỏc loại vật liệu phụ thụng thường;
  • Phụ tùng thay thế: Là loại vật tư được sử dụng cho hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định;
  • Thiết bị và vật liệu XDCB: Là cỏc loại thiết bị, vật liệu phục vụ cho hoạt động xây lắp, xây dựng cơ bản;
  • Vật liệu khác: Là các loại vật liệu đặc chủng của từng doanh nghiệp hoặc phế liệu thu hồi.

Để đảm bảo thuận tiện, trỏnh nhầm lẫn cho cụng tỏc quản lý và hạch toỏn số lượng và giá trị của từng loại nguyên vật liệu, các doanh nghiệp trên cơ sở phân loại theo vai trũ và cụng dụng của nguyờn vật liệu phải tiếp tục chi tiết và hỡnh thành nờn “Sổ danh điểm nguyên vật liệu “. Sổ này xác định thống nhất tên gọi, mó hiệu, quy cỏch, số hiệu, đơn vị tính, giá hạch toán của từng danh điểm nguyên vật liệu.( Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp. )

Ph­ơng pháp này th­ờng áp dụng đối với các doanh nghiệp có nhiều chủng loại nguyên vật liệu với quy cách, mẫu mã khác nhau, giá trị thấp và đ­ợc xuất th­ờng xuyên. Ưu điểm của ph­ơng pháp này là giảm nhẹ công việc hạch toán, tuy nhiên độ chính xác về nguyên vật liệu xuất dùng cho các mục đích khác nhau phụ thuộc vào chất l­ợng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.

Xem thêm: Lời kết luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp

1.1.4.2. Bán thành phẩm

Bán thành phẩm hay còn gọi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là một loại hàng tồn kho dù ít dù nhiều cũng luôn tồn tại ở các doanh nghiệp. Bán thành phẩm là những sản phẩm mới kết thúc quy trình công nghệ sản xuất (trừ công đoạn cuối cùng) đ­ợc nhập kho hay chuyển giao để tiếp tục chế biến hoặc có thể bán ra ngoài. Tồn kho bán thành phẩm th­ờng có thể phân thành ba loại hình: bán thành phẩm vận chuyển, bán thành phẩm quay vòng, bán thành phẩm an toàn, đ­ợc lần l­ợt thiết lập bởi các mục đích khác nhau, đồng thời chịu ảnh h­ởng của các nguyên nhân khác nhau.

Trong mô hình JIT, một trong những mục tiêu trọng tâm là giảm tối đa l­ợng hàng tồn kho bán thành phẩm chứ không phải là rút ngắn chu kì sản xuất hay giảm chi phí sản xuất. Chu kì sản xuất sản phẩm là thời gian bắt đầu từ khi nguyên vật liệu đ­ợc đ­a vào cho đến khi đ­a ra đ­ợc thành phẩm. Đó chính là thời gian để nguyên vật liệu, linh kiện thông qua hệ thống chế tạo sản xuất. Giữa thời gian nguyên vật liệu thông qua hệ thống, l­ợng hàng tồn kho bán thành phẩm và năng suất có mối quan hệ nh­ sau:

Thời gian thông qua bình quân = L­ợng tồn kho bình quân bán thành phẩm
Năng suất của hệ thống

Công thức này đ­ợc gọi là định luật Little. Nó chứng minh rõ ràng rằng nếu giảm l­ợng hàng tồn kho bán thành phẩm của hệ thống có thể làm cho thời gian nguyên vật liệu thông qua hệ thống (chu kì sản xuất) đ­ợc rút ngắn. Khi tồn kho bán thành phẩm đ­ợc giảm thiểu sẽ có thể đem đến nhiều kết quả nh­:

  • Sản l­ợng tồn kho bán thành phẩm có hai hiệu ứng quan trọng đối với việc rút ngắn chu kì sản xuất – vừa giảm tử số của định luật Litte, vừa tăng mẫu số, vừa giảm chi phí lại vừa rút ngắn chu kì sản xuất nh­ một mũi tên bắn trúng hai đích;
  • Việc giảm sản l­ợng bán thành phẩm còn rút ngắng chu kì sản xuất, khiến cho biên độ dao động của thời gian hoàn thành gia công linh kiện sớm sẽ đ­ợc rút ngắn, từ đó l­ợng tồn kho dự phòng cần thiết lập sẽ đ­ợc giảm đi.

Đây chính là nguyên nhân mô hình JIT coi việc giảm l­ợng tồn kho bán thành phẩm là mục tiêu chính.( Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp. )

1.1.4.3. Thành phẩm

Thành phẩm là sản phẩm đã đ­ợc chế tạo xong ở giai đoạn chế biến cuối cùng của quy trình công nghệ trong doanh nghiệp, đ­ợc kiểm nghiệm đủ tiêu chuẩn kĩ thuật quy định và nhập kho. Thành phẩm đ­ợc sản xuất ra với chất l­ợng tốt, phù hợp với yêu cầu của thị tr­ờng đã trở thành yêu cầu quyết định sự sống còn của doanh nghiệp. Việc duy trì, ổn định và không ngừng phát triển sản xuất của doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện đ­ợc khi chất l­ợng sản phẩm sản xuất ra ngày càng tốt hơn, đáp ứng đ­ợc yêu cầu của thị tr­ờng.

Nhiệm vụ đặt ra với các nhà quản lý doanh nghiệp là kiểm soát đ­ợc tình hình nhập, xuất kho thành phẩm, các nghiệp vụ khác liên quan đến việc tiêu thụ thành phẩm vì chỉ có nh­ vậy mới xác định chính xác kết quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với thành phẩm, ta không th­ờng đ­a ra các mô hình quản lý dự trữ cụ thể vì tuỳ đặc điểm của từng doanh nghiệp mà nhà quản lý phải tìm ra biện pháp phù hợp với doanh nghiệp mình để quản lý thành phẩm thuộc hàng tồn kho. Tuy nhiên luôn có một số nguyên tắc quản lý và hạch toán chung nh­:

  • Hạch toán nhập, xuất kho thành phẩm phải đ­ợc phản ánh theo giá thực tế;
  • Thành phẩm phải đ­ợc phân loại theo từng kho, từng loại, từng nhóm và từng thứ thành phẩm;
  • Tổ chức ghi chép kiểm tra l­ợng, giá trị thành phẩm xuất, nhập kho đ­ợc thực hiện đồng thời ở hai nơi: phòng kế toán và ở kho. Nhờ đó, phòng kế toán cũng nh­ ban quản lý doanh nghiệp có thể phát hiện kịp thời các tr­ờng hợp ghi chép sai các nghiệp vụ tăng, giảm thành phẩm và các nguyên nhân khác làm cho tình hình tồn kho thực tế không khớp với số liệu ghi chép trên sổ sách kế toán;
  • Sản phẩm sản xuất xong sẽ đ­ợc nhân viên bộ phận kiểm tra chất l­ợng sản phẩm xác nhận thứ hạng chất l­ợng căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định và ghi vào “Bảng công tác của tổ”. Căn cứ vào kết quả kiểm tra chất l­ợng sản phẩm, tổ tr­ởng sản xuất lập “Phiếu nhập kho” và giao thành phẩm vào kho. Mỗi lần xuất kho thành phẩm để tiêu thụ cần lập “Phiếu xuất kho thành phẩm”. Phiếu này có thể lập riêng cho mỗi loại hoặc nhiều loại thành phẩm, tuỳ theo tình hình tiêu thụ thành phẩm.

Tóm lại, mỗi loại hàng tồn kho đều có những đặc điểm riêng. Vì thế, quy trình quản lý và kiểm soát cũng có những nét khác biệt đòi hỏi các nhà quản lý doanh nghiệp nắm vững tính chất hàng tồn kho của doanh nghiệp mình để đ­a ra ph­ơng pháp và mô hình quản lý hiệu quả.

1.2. Quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp

1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý hàng tồn kho

Quản lý và sử dụng hợp lý các loại tài sản l­u động có ảnh h­ởng rất quan trọng đến việc hoàn thành những nhiệm vụ, mục tiêu chung đặt ra cho doanh nghiệp. Việc quản lý tài sản l­u động thiếu hiệu quả cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho các công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, thậm chí dẫn đến phá sản.( Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp. )

Ba vấn đề cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp bao gồm: dự toán vốn đầu t­ dài hạn, cơ cấu vốn và quản lý tài sản l­u động. Trong đó, quản lý tài sản l­u động liên quan đến hoạt động tài chính hàng ngày cũng nh­ các quyết định tài chính ngắn hạn của doanh nghiệp. Vì vậy, công tác quản lý tài sản l­u động đóng một vai trò khá quan trọng trong công tác quản lý tài sản nói chung. 

Quản lý hàng tồn kho – một bộ phận của tài sản l­u động – có ý nghĩa kinh tế quan trọng do hàng tồn kho là một trong những tài sản có giá trị lớn trong doanh nghiệp. Bản thân vấn đề quản lý hàng tồn kho có hai mặt trái ng­ợc nhau là: để đảm bảo sản xuất liên tục, tránh đứt quãng trên dây chuyền sản xuất, đảm bảo sản xuất đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của ng­ời tiêu dùng trong bất cứ tình huống nào, doanh nghiệp có ý định tăng hàng tồn kho. Ng­ợc lại, hàng tồn kho tăng lên, doanh nghiệp lại phải tốn thêm những chi phí khác có liên quan đến dự trữ chung. Vì vậy, bản thân doanh nghiệp phải tìm cách xác định mức độ cân bằng giữa mức độ đầu t­ cho hàng tồn kho và lợi ích do thoả mãn nhu cầu của sản xuất và nhu cầu ng­ời tiêu dùng với chi phí tối thiểu nhất.

Đối với một doanh nghiệp sản xuất chế tạo, yêu cầu quản lý hàng tồn kho càng gắt gao. Có thể minh họa điều này bằng một vài con số: Bình quân mức tồn kho trong hệ thống sản xuất chế tạo th­ờng đạt vào khoảng 1,6 doanh số bán/tháng hay khoảng 13% doanh số năm, công ty bán lẻ khoảng 1,4 doanh số bán/tháng hay 12% doanh số năm, công ty bán buôn khoảng 1,2 doanh số bán/tháng hay 10% doanh số năm. Quản lý hàng tồn kho tốt cũng góp phần hoàn thành kế hoạch sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tr­ớc những yêu cầu đặt ra ngày càng cao của thị tr­ờng nh­:

  • Rút ngắn thời gian cần thiết để hệ thống sản xuất có thể đáp ứng nhu cầu;
  • Phân bổ chi phí cố định cho các đơn hàng hay lô sản xuất khối l­ợng lớn;
  • Đảm bảo ổn định sản xuất và số l­ợng công nhân khi nhu cầu biến đổi;
  • Bảo vệ doanh nghiệp tr­ớc các sự kiện làm đình trệ sản xuất nh­ đình công, thiếu hụt trong khâu cung cấp…
  • Bảo đảm sự mềm dẻo trong hệ thống sản xuất…

1.2.2. Nội dung của quản lý hàng tồn kho

Luồng dịch chuyển vật chất trong hệ thống sản xuất chế tạo

Vì hàng tồn kho có thể xuất hiện trong mọi công đoạn sản xuất nên ta cần nghiên cứu luồng dịch chuyển vật chất trong một hệ thống sản xuất – kinh doanh bao gồm nhiều công đoạn khác nhau để thấy đ­ợc sự hiện diện của hàng tồn kho cũng­ các loại kho trong từng công đoạn đó.

Hệ thống sản xuất đư­ợc diễn tả nh­ là sự chuyển hóa các đầu vào qua hộp đen kĩ thuật thành các đầu ra. Xét trong hệ thống sản xuất chế tạo, các đầu vào là sản phẩm hữu hình, quá trình chuyển hoá có thể biểu hiện ra nh­ một quá trình dịch chuyển vật chất từ đầu vào qua suốt các quá trình chuyển hoá thành đầu ra. Cụ thể nguyên vật liệu ở đầu vào, dịch chuyển từ nơi làm việc này đến nơi làm việc khác trở thành sản phẩm lan toả khắp các kênh phân phối đến khách hàng cuối cùng.

DOWNLOAD

Xem thêm: ==> Bảng giá viết thuê báo cáo thực tập

Lời kết: Trên đây Thuctaptotnghiep đã chọn lọc cho các bạn Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp từ những bài đạt điểm cao, được đánh giá tốt trong quá trình làm bài. Hy vọng với bài viết này có thể giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo để hoàn thành thật tốt bài luận của mình. Ngoài ra, trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn trong vấn đề thiếu tài liệu hoặc không có thời gian viết bài luận cần thuê người viết, các bạn liên hệ qua zalo: 0934.536.149 để được hỗ trợ làm tốt bài luận của mình nhé.

Chúc các bạn hoàn thành thật tốt bài báo cáo thực tập của mình!

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo