Dưới đây là Cơ sở lý luận về Bảo hiểm y tế, khái niệm Bảo hiểm y tế – đối tượng sử dụng mà Thuctap chia sẻ với các bạn. Phần Cơ sở lý luận về Bảo hiểm y tế, khái niệm Bảo hiểm y tế – đối tượng sử dụng này trích dẫn từ một bài điểm 9 của bạn sinh viên khóa trước chuyên ngành về Bảo hiểm được giáo viên chấm 9đ và đánh giá rất cao phần Cơ sở lý luận, cho nên đây sẽ là tài liệu mẫu thích hợp để các bạn khóa sau tham khảo làm tốt bài làm của mình.
Tiếp theo Thuctap sẽ cập nhật nhiều tài liệu liên quan để các bạn thoải mái, dễ làm bài hơn. Ngoài ra các bạn có thể chủ động inbox qua zalo để Thuctap gửi thêm các tài liệu hoặc thuê Thuctap viết bài hộ nhé.
Cơ sở lý luận về Bảo hiểm y tế, khái niệm về Bảo hiểm y tế
Tìm hiểu về bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế hay bảo hiểm sức khỏe là một hình thức bảo hiểm theo đó người mua bảo hiểm sẽ được cơ quan bảo hiểm trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh. Bảo hiểm y tế tạo điều kiện cho bệnh nhân được khám và điều trị dù không có đủ tiền trang trải số chi phí khám chữa bệnh thực tế cho cơ quan y tế. Để có thể đạt được điều này, bản thân các cơ quan y tế cũng phải tham gia vào công tác bảo hiểm này. Thường thì các cơ quan y tế công lập bị yêu cầu phải tham gia. Còn các cơ quan y tế tư nhân được khuyến khích tham gia và họ có tham gia hay không là do tự họ quyết định.
Tùy mỗi nước mà phạm vi đối tượng bảo hiểm và mức độ bảo hiểm (một phần hay toàn bộ) ở mỗi nước một khác.
Ở mỗi quốc gia có cách phân loại Bảo hiểm y tế khác nhau. Ví dụ, tại Nhật Bản, Bảo hiểm y tế bao gồm cả các chính sách bảo hiểm ngắn hạn là: Ốm đau, Thai sản, Tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp và khám chữa bệnh. Chế độ bảo hiểm xã hội chỉ gồm có hai loại là Bảo hiểm Y tế và Bảo hiểm hưu trí. Tại Việt Nam, Bảo hiểm xã hội bao gồm các chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất. Bên cạnh đó là Bảo hiểm Y tế, Bảo hiểm Thất nghiệp. Việt Nam cũng đang hướng tới mô hình Bảo hiểm xã hội đa tầng giống như tại Pháp. Theo đó, khi người lao động tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật, trong trường hợp gặp phải các sự cố sẽ được cơ quan bảo hiểm chi trả theo đúng nguyên tắc bảo hiểm. Để được thanh toán 100% các chi phí phát sinh do sự kiện bảo hiểm gây ra, người tham gia sẽ đóng thêm một số tiền nhất định cho công ty bảo hiểm (do người tham gia lựa chọn) theo hợp đồng đã được hai bên đồng thuận từ trước. Mô hình bảo hiểm này kiện toàn và phát huy hiệu quả từ chính sách bảo hiểm của Nhà nước, huóng tới sự phát triển bền vững của cộng đồng, xã hội. ( Cơ sở lý luận về Bảo hiểm y tế, khái niệm Bảo hiểm y tế – đối tượng sử dụng )
Căn cứ Điều 2, Luật bảo hiểm y tế số 01/VBHN-VPQH quy định chi tiết về khái niệm bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
BHYT là 1 trong những chính sách an sinh xã hội tốt nhất hiện nay cho người lao động khi thăm, khám chữa bệnh.
Xem thêm: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
Đối tượng và phạm vi áp dụng
Nhóm do NLĐ và người sử dụng lao động đóng, bao gồm: NLĐ làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; NLĐ là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức; người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
* Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm: người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng; cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng; người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
* Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm: Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội, công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an; Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước; người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo; thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; thân nhân của người có công với cách mạng, thân nhân của các đối tượng sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ, đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an; người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật; người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam…. ( Cơ sở lý luận về Bảo hiểm y tế, khái niệm Bảo hiểm y tế – đối tượng sử dụng )
* Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm: người thuộc hộ gia đình cận nghèo; học sinh, sinh viên.
* Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình.
* Các đối tượng khác theo quy định của Chính phủ.

Hình thức và cách thức tham gia
Hình thức tham gia:
Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau: người thứ nhất đóng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Cách thức tham gia
Mỗi đối tượng tham gia bảo hiểm y tế có một cách mua và địa điểm mua khác nhau. Cụ thể:
• Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên:
Học sinh, sinh viên có thể tham gia bảo hiểm y tế ngay tại trường mà mình đang theo học.
Khi mua, học sinh, sinh viên chỉ cần thẻ học sinh/sinh viên, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác có ảnh.
• Bảo hiểm y tế hộ gia đình:
Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế có thể mua tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc Đại lý thu trên địa bàn.
Đồng thời, để mua bảo hiểm y tế theo hình thức này, đại diện hộ gia đình phải chuẩn bị các giấy tờ theo Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
+ Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (mẫu số TK1-TS);
+ Danh sách thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (mẫu D01-HGĐ);
+ Bản chụp và bản chính sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú (để đối chiếu);
+ Bản chính hoặc bản chụp thẻ bảo hiểm y tế của những người đã có thẻ để xác định việc giảm trừ mức đóng.
• Bảo hiểm y tế với các cá nhân khác:
Theo quy định tại Điều 31 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người được Nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng được mua bảo hiểm y tế tại chính đơn vị nơi đang làm việc hoặc tại cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn.
Về hồ sơ, người tham gia chỉ cần chuẩn bị Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (Mẫu TK1-TS), sau đó thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan, đơn vị. ( Cơ sở lý luận về Bảo hiểm y tế, khái niệm Bảo hiểm y tế – đối tượng sử dụng )
Quỹ bảo hiểm y tế và mục đích sử dụng
BHYT là một CSXH do Nhà nước tổ chức thực hiện, nhằm huy động sự đóng góp của người sử dụng lao động, NLĐ, các tổ chức và cá nhân có nhu cầu được bảo hiểm từ đó hình thành lên một quỹ và quỹ này sẽ được dùng để chi trả khám chữa bệnh khi một người nào đó không may mắc phải bệnh tật mà họ có tham gia bảo hiểm y tế. Từ đó bảo hiểm y tế có những vai trò riêng biệt mang tính xã hội rộng rãi như sau:
(1) Là biện pháp xóa đi những bất công giữa người giàu và người nghèo, để mọi người có bệnh đều được điều trị với điều kiện họ có tham gia bảo hiểm y tế theo nguyên tắc “ Số đông bù số ít”. Tham gia bảo hiểm y tế vừa có lợi có mình, vừa có lợi cho xã hội.
(2) bảo hiểm y tế giúp cho người tham gia khắc phục khó khăn cũng như ổn định về mặt tài chính khi không may gặp phải rủi ro ốm đau.
(3) Góp phần giáo dục người dân trong xã hội về tính nhân đạo theo phương châm “ Lá lành đùm lá rách”. Đặc biệt là giúp giáo dục cho trẻ em ngay khi còn nhỏ tuổi về tính cộng đồng thông qua loại hình bảo hiểm y tế học sinh – sinh viên.
(4) bảo hiểm y tế còn góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Vì hiện nay kinh phí cho y tế chủ yếu trong 4 nguồn: Ngân sách Nhà nước; từ quỹ bảo hiểm y tế; thu một phần viện phí và dịch vụ y tế; tiền đóng góp của các tổ chức quần chúng, các tổ chức từ thiện và một phần viện trợ quốc tế. Trong 4 nguồn trên từ khi chưa có bảo hiểm y tế thì nguồn do ngân sách Nhà nước cấp là chủ yếu.
Quy định của nhà nước về bảo hiểm y tế hiện nay
Mức đóng bảo hiểm y tế 2020
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, tùy theo diện đối tượng, các cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hàng tháng phải đóng 4,5% mức lương cơ sở, tiền lương tháng hoặc tiền trợ cấp tháng.
Riêng các đối tượng tham gia theo hình thức bảo hiểm y tế hộ gia đình, mức đóng hàng tháng được tính như sau:
+ Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;
+ Người thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của người thứ nhất;
+ Người thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của người thứ nhất;
+ Người thứ tư đóng bằng 50% mức đóng của người thứ nhất;
+ Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất. ( Cơ sở lý luận về Bảo hiểm y tế, khái niệm Bảo hiểm y tế – đối tượng sử dụng )
Xem thêm: BÀI MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ LÝ LUẬN
Bảng 1.1.Mức đóng bảo hiểm y tế 2020
Mức đóng Từ 01/01/2020 – 30/6/2020 Từ 01/7/2020 – 31/12/2020
Người thứ 1 67.050 đồng/tháng 72.000 đồng/tháng
Người thứ 2 46.935 đồng/tháng 50.400 đồng/tháng
Người thứ 3 40.230 đồng/tháng 43.200 đồng/tháng
Người thứ 4 33.525 đồng/tháng 36.000 đồng/tháng
Từ người 5 trở đi 26.820 đồng/tháng 28.800 đồng/tháng
Lưu ý: Mức đóng trên chưa tính mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và có thể thay đổi tùy theo mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.
Mức hưởng bảo hiểm y tế
Chi phí khám, chữa bệnh các bệnh thông thường, chưa kể đến các bệnh nan y tại các cơ sở y tế hiện nay không phải là con số nhỏ. Bằng việc tham gia bảo hiểm y tế, tùy thuộc vào tuyến khám, chữa bệnh, người tham gia sẽ được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần.
• Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến:
– 100% chi phí nếu là:
+ Các đối tượng thuộc lực lượng công an, quân đội;
+ Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;
+ Trẻ em dưới 6 tuổi;
+ Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng;
+ Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; tại xã đảo, huyện đảo;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;
+ Khám, chữa bệnh một lần thấp hơn 15% mức lương cơ sở (Từ 01/01/2020, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng; từ 01/7/2020, mức lương cơ sở là 1,6 triệu đồng/tháng) và tại tuyến xã;
+ Tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở.
– 95% chi phí nếu là:
+ Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ người được bảo hiểm y tế chi trả 100% chi phí;
+ Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.
– 80% chi phí nếu là các đối tượng khác.
• Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến:
– 40% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương; ( Cơ sở lý luận về Bảo hiểm y tế, khái niệm Bảo hiểm y tế – đối tượng sử dụng )
– 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31/12/2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01/01/2021 tại bệnh viện tuyến tỉnh;
– 100% chi phí tại bệnh viện tuyến huyện.
Riêng người sống tại xã đảo, huyện đảo; người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đi khám không đúng tuyến vẫn được hưởng theo mức hưởng đúng tuyến.
Trên đây là Cơ sở lý luận về Bảo hiểm y tế, khái niệm Bảo hiểm y tế – đối tượng sử dụng mà Thuctap chia sẻ đến các bạn. Nếu cần thêm tài liệu hoặc thuê người viết bài thì liên hệ với Thuctap ngay nhé.
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562