Dưới đây là Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất, từ khóa hot rần rần dạo gần đây. Nắm bắt được thông tin các bạn sinh viên đang khan hiếm tài liệu để làm bài, bài viết này Thuctap mong rằng sẽ đáp ứng được nhu cầu của các bạn. Đây là một phần trích ra từ bài của sinh viên khóa trước chuyên ngành Quản trị sản xuất, lý luận sắc bén, câu từ xúc tích dễ hiểu, với bài mẫu như thế này thì còn lo gì không làm được bài nữa nào. Tải và tham khảo ngay cuối bài nhé.
Sau bài viết này các bạn còn thiếu tài liệu hoặc cần thuê người viết bài, bài làm không đạo văn thì chủ động liên hệ với Thuctap qua zalo để được tư vấn hỗ trợ mọi lúc mọi nơi.
Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất
Tổng quan về công tác lập kế hoạch sản xuất
Khái niệm lập kế hoạch sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất có nghĩa là để điều chỉnh các mục tiêu sản xuất và ước tính các nguồn lực cần thiết để đạt được các mục tiêu. Việc chuẩn bị một kế hoạch chi tiết để đạt được các mục tiêu sản xuất một cách tiết kiệm, hiệu quả và kịp thời. Lập kế hoạch sản xuất sẽ dự báo từng bước trong quá trình sản xuất. Bản kế hoạch dự báo các vấn đề, có thể phát sinh trong quá trình sản xuất, loại bỏ những vấn đề không cần thiết gây lãng phí. Kế hoạch sản xuất là một hoạt động tiền sản xuất. Đó là sự xác định trước các yêu cầu sản xuất như nhân lực, vật liệu, máy móc và quy trình sản xuất. Theo S. Anil Kumar và N. Suresh cho rằng: “Kế hoạch sản xuất là việc xác định, mua lại và sắp xếp tất cả các cơ sở cần thiết cho sản xuất sản phẩm trong tương lai. Nó đại diện cho thiết kế của hệ thống sản xuất. Ngoài việc lên kế hoạch cho các nguồn lực, nó sẽ tổ chức sản xuất dựa trên nhu cầu ước tính đối với các sản phẩm của công ty và thiết lập chương trình sản xuất để đáp ứng các mục tiêu được đặt ra bằng các nguồn lực khác nhau”.
Xem thêm: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
Theo Phạm Huy Tuân (2016), lập kế hoạch sản xuất hay điều độ sản xuất là toàn bộ các hoạt động xây dựng lịch trình sản xuất, điều phối, phân công lao động cho từng người, từng nhóm người, từng máy và sắp xếp thứ tự công việc ở từng nơi làm việc nhằm đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ. Lập kế hoạch sản xuất phải giải quyết toàn bộ vấn đề như giảm thời gian chờ đợi khách hàng, chi phí dự trữ, thời gian sản xuất đồng thời phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà quản trị phải tìm ra cách tốt nhất, hợp lý nhất với chi phí thấp nhất để thực thi. Kế hoạch sản xuất trả lời cho hai câu hỏi chính: “Nên làm những công việc gì?”, “Sẽ mất bao nhiêu thời gian để thực hiện công việc?”. Vì vậy, lập kế hoạch sản xuất quyết định cách thức và phương tiện sản xuất. Lập kế hoạch sản xuất cho thấy hướng rõ của công ty. Việc lập kế hoạch sản xuất dựa trên dự báo bán hàng. Đó là một điều kiện tiên quyết của kiểm soát sản xuất. ( Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất, HAY nhất – 9,5 điểm )
Mục tiêu về công tác lập kế hoạch sản xuất
Theo Gaurav Akrani (2012), mục tiêu của việc lập kế hoạch sản xuất: Tận dụng tối đa hiệu quả nguồn lực. Kế hoạch sản xuất được đề ra để giúp cho việc quản lý, phân công nguồn nhân lực, hoạt động của máy móc, thiết bị, qui trình sản xuất sao cho nhanh chóng, tiết kiệm chi phí và hiệu quả nhất. Kết quả của việc lập kết hoạch sản xuất là tận dụng tối đa các nguồn lực, công suất của nhà máy và thiết bị. Sao cho chi phí thấp nhất và đem lại lợi nhuận cao cho doanh nghiệp. Đảm bảo ổn định trong việc sản xuất một cách liên tục. Kế hoạch sản xuất đảm bảo sao cho dòng sản xuất được thường xuyên và ổn định. Tất cả máy móc được sử dụng một cách tối đa. Kết quả của việc sản xuất ổn định, giúp cung cấp thông tin về sản phẩm của khách hàng một cách thường xuyên. Ước tính nguồn lực. Kế hoạch sản xuất giúp doanh nghiệp ước tính các nguồn lực như con người, máy móc, nguyên vật tư, linh kiện,… Việc ước tính được thực hiện dựa trên dự báo bán hàng. Vì vậy, sản xuất được lên kế hoạch để đáp ứng yêu cầu bán hàng. Đảm bảo hàng tồn kho tối ưu. Kế hoạch sản xuất đảm bảo hàng tồn kho tối ưu. Giúp ngăn ngừa dự trữ quá mức và tồn kho dưới mức.

Dự trữ nguyên liệu thô được duy trì ở mức thích hợp để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Dự trữ hàng hóa thành phẩm cũng được duy trì để đáp ứng nhu cầu thường xuyên từ khách hàng. Phối hợp hoạt động của các bộ phận. Kế hoạch sản xuất giúp điều phối các hoạt động của các bộ phận khác nhau. Ví dụ: Bộ phận tiếp thị phối hợp với bộ phận sản xuất để bán hàng hóa. Điều này dẫn đến lợi nhuận cho tổ chức. Giảm thiểu lãng phí của nguyên vật liệu thô. Giúp đảm bảo hàng tồn kho thích hợp của nguyên liệu thô và vật liệu xử lý. Điều này giúp giảm thiểu lãng phí nguyên liệu thô. Nó cũng đảm bảo sản xuất sản phẩm chất lượng. Vì vậy, lập kế hoạch sản xuất và kiểm soát thích hợp dẫn đến lãng phí tối thiểu. Cải thiện năng suất lao động. Tận dụng tối đa nguồn lực. Người lao động được đào tạo trước khi làm việc. Người lao động được hưởng lương và trợ cấp giúp họ có động lực để thực hiện tốt công việc của mình. Điều này dẫn đến hiệu quả lao động được cải tiến. Giúp nắm bắt thị trường. Kế hoạch sản xuất giúp giao hàng hóa kịp thời đến khách hàng. Doanh nghiệp phải nắm nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Sản phẩm sản xuất ra đem đến khách hàng đúng mẫu mã, chất lượng.
Vì vậy, công ty có thể đối mặt cạnh tranh một cách hiệu quả và có thể chiếm lĩnh thị trường. Cung cấp môi trường làm việc tốt hơn. Kế hoạch sản xuất cung cấp một môi trường làm việc tốt hơn cho người lao động. Công nhân được cải thiện điều kiện làm việc, giờ làm việc theo quy định, nghỉ phép và ngày nghỉ, tăng lương và các quyền lợi khác. Tạo điều kiện cải thiện chất lượng. Kế hoạch sản xuất tạo điều kiện cải thiện chất lượng vì sản xuất được kiểm tra thường xuyên nhằm tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đánh giá chất lượng được phát triển giữa các nhân viên thông qua đào tạo, đề án, … Kết quả sự hài lòng của người tiêu dùng. Kế hoạch sản xuất giúp cung cấp thường xuyên sản phẩm cho người tiêu dùng với giá cả hợp lý. Giảm chi phí sản xuất. Kế hoạch sản xuất làm cho việc sử dụng tối ưu các nguồn lực giảm thiểu lãng phí. Nó cũng duy trì quy mô tối ưu của hàng tồn kho.( Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất, HAY nhất – 9,5 điểm )
Vai trò của lập kế hoạch sản xuất
Lập kế hoạch sản xuất đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp định hướng được các hoạt động trong tương lai, cụ thể như sau: Duy trì hoạt động sản xuất ổn định Ước lượng nguồn lực chính xác Sử dụng hiệu quả các nguồn lực một cách tối ưu Tăng cường sự phối hợp hoạt động của các phòng ban Giảm thiểu lãng phí nguyên vật liệu Cải thiện năng suất lao động Giảm chi phí sản xuất Cải thiện chất lượng Tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch sản xuất
Theo luận văn Thạc sĩ của Thái Ngô Hiếu (2013), đề ra các yếu tố ảnh hưởng đến việc lập kế hoạch sản xuất, cụ thể như:
Mục tiêu, chiến lược công ty
Việc lập kế hoạch sản xuất phải đảm bảo thực hiện các mục đích chung của công ty nhằm thực thi hóa các mục tiêu, chiến lược công ty. Một bản kế hoạch có tốt đến đâu mà không phù hợp với mục tiêu, tấm nhìn, chiến lược công ty đề ra, thì cũng không ý nghĩa. Do đó, người lập kế hoạch phải cân nhắc, xem xét sao cho phù hợp với việc lập kế hoạch sản xuất.
Quan điểm nhà lập kế hoạch
Nhân viên kế hoạch trong sản xuất là người chịu trách nhiệm lập kế hoạch và theo dõi quá trình sản xuất nhằm đảm bảo chúng được thực hiện theo đúng kế hoạch. Vì thế, năng lực và quan điểm nhà lập kế hoạch có tác động rất lớn đến việc lập kế hoạch sản xuất. Mỗi người lập kế hoạch, theo cách nhìn chủ quan trong việc lên kế hoạch, sẽ không đảm bảo sự thống nhất hoàn toàn giữa các nhân sự thực hiện sản xuất. Chính vì thế, nhà lập kế hoạch là người có đầu óc nhạy bén, sáng tạo, có chuyên môn và khả năng phân tích vấn đề một cách sâu sắc, hợp lý và khoa học. Cấp quản lý càng cao thì việc lập kế hoạch càng mang tính chiến lược. Kế hoạch tác nghiệp chiếm ưu thế trong công tác lập kế hoạch của các nhà quản trị kinh doanh.
Nguồn lực của công ty
Nguồn lực của công ty tác động rất lớn đến hiệu quả lập kế hoạch sản xuất. Nguồn lực công ty bao gồm 3 yếu tố chính: nhân lực, vật lực, tài lực. Nguồn nhân lực: được nhắc đến là yếu tố con người trong sản xuất và kinh doanh. Khi tiến hành lập kế hoạch sản xuất, cần đề ra những biện pháp để sử dụng nguồn lực sẵn có và có những chế độ, chính sách giúp cho nguồn nhân lực ổn định. Đồng thời kích thích đội ngũ cán bộ, công nhân viên luôn gắn bó với nhau vì lợi ích cộng đồng. Trong các kế hoạch dài hạn, cần có phương án thu hút, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với nhu cầu xã hội và yêu cầu của công ty. Vật lực bao gồm máy móc, thiết bị, cơ sở hạ tầng, … Công nghệ càng hoàn chỉnh, ổn định bao nhiêu thì càng hoàn thành được kế hoạch bấy nhiêu. Trong sản xuất, việc cải tiến công nghệ, chuyên môn hóa sản xuất luôn gắn liền với việc nâng cao tính đồng nhất về chất lượng sản phẩm, đảm bảo chất lượng đề ra. Tài lực bao gồm tài chính, nguồn vốn, … Đây là vấn đề rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lập kế hoạch sản xuất. Khả năng về tài chính, nguồn vốn, … sẽ giúp cho nhà sản xuất có cái nhìn tổng quát cũng như có thể xoay sở trước những biến động khác. Do đó, khả năng tài chính càng yếu sẽ kéo theo những yếu tố khác suy yếu theo.( Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất, HAY nhất – 9,5 điểm )
Xem thêm: BÀI MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ LÝ LUẬN
Sự biến động về nguồn cung ứng vật tư đầu vào
Sự biến đổi các yếu tố đầu vào có nhiều yếu tố như: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị,… tác động đến công tác lập kế hoạch sản xuất. Trước khi tiến hành lập kế hoạch sản xuất, cần tìm hiểu về đặc điểm, phương thức thanh toán, công suất,… của công ty cung ứng hàng cho công ty chúng ta. Từ đó, dễ dàng lường trước những thay đổi nếu có về nguồn cung ứng nguyên vật liệu. Thông thường, chúng ta nên có những nhà cung cấp đa dạng hơn về nguồn cung ứng để những ảnh hưởng nếu có của nhà cung ứng sẽ không ảnh hưởng quá lớn đến kế hoạch sản xuất của chúng ta.
Hệ thống thông tin
Trong quá trình lập kế hoạch sản xuất, hệ thống thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định một cách đúng lúc, kịp thời của các cấp quản lý. Khi lập kế hoạch sản xuất, hệ thống thông tin sẽ giúp đạt được sự thông hiểu nội bộ, thống nhất hành động, duy trì sức mạnh của tổ chức, đạt được lợi thế cạnh tranh, đảm bảo tạo ra khối lượng sản phẩm lớn nhất với chi phí là thấp nhất. Với bên ngoài, hệ thống thông tin giúp nắm bắt được nhiều thông tin về khách hàng hơn hoặc cải tiến dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh, tạo đà cho sự phát triển.
Sau khi tải thành công bài viết Cơ sở lý luận về công tác lập kế hoạch sản xuất này, các bạn còn thiếu tài liệu hoặc cần thuê người viết bài, bài làm không đạo văn thì chủ động liên hệ với Thuctap qua zalo.
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562