Dưới đây là Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn mà các bạn đang tìm kiếm nhiều đây. Thời gian tới Thuctap sẽ đăng thêm nhiều hơn nhé, các bạn yên tâm nha. Bài viết này được Thuctap trích ra từ một bài của sinh viên khóa trước chuyên ngành Khách sạn, được giáo viên đánh giá tốt trong quá trình làm bài. Các bạn tải và tham khảo ngay.
Nếu các bạn thiếu tài liệu hay cần người viết thuê thì liên hệ Thuctap ngay nhé!
Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn
Khái niệm về khách sạn
Khách sạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch , hoạt động nhằm sinh lời bằng việc cho thuê các phòng ở đã được chuẩn bị sẵn tiện nghi để khách ở lại qua đêm hay thực hiện một kỳ nghỉ (nhưng không phải là lưu trú thường xuyên). Cơ sở đó có thể bao gồm dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, nghỉ ngơi cùng với các dịch vụ bổ sung và cần thiết khác.
Khái niệm và đặc điểm kinh doanh trong khách sạn
Khái niệm về kinh doanh khách sạn:
Kinh doanh khách sạn là việc kinh doanh các sản phẩm vật chất và phi vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách và để doanh nghiệp thu lợi nhuận. ( Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn )
Xem thêm: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
Đặc điểm cơ bản về hoạt động kinh doanh khách sạn:
Kinh doanh khách sạn là một ngành nghề đem lại nguồn lợi nhuận lớn trong lĩnh vực kinh doanh du lịch. Để có thể thúc đẩy khách sạn phát triển đem lại nguồn thu lớn hơn, các nhà quản lý cần có những chiến lược phát triển hợp lý. Muốn vậy các nhà tổ chức quản lý cần nắm rõ những đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh đó là :
- Đặc điểm mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm:
Do sản phẩm chủ yếu của khách sạn là sản phẩm dịch vụ mang tính phi vật chất nên trong khách sạn quá trình sản xuất dịch vụ và quá trình tiêu thụ sản phẩm của khách sạn diễn ra gần như đồng thời trong cùng một thời gian và trên cùng một không gian:
– Cùng một thời gian vì chúng ta chỉ phục vụ khách khi khách đã liên hệ với khách sạn và có mặt tại khách sạn , vì vậy thời gian hoạt động của khách sạn phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách. Tuy nhiên nhu cầu khách cần phục vụ không lúc nào cũng như nhau mà luôn biến động thay đổi tạo nên tính thời vụ.
– Cùng một không gian : do sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ mà việc tiêu thụ sản phẩm phải thực hiện tại cùng một chỗ do tính không thể di chuyển của sản phẩm, khách hàng khi có nhu cầu sẽ đến liên hệ và đến trực tiếp khách sạn để sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ - Đặc điểm về tổ chức quá trình kinh doanh khách sạn:
Để phục vụ khách, khách sạn chia ra làm nhiều ban khác nhau như : bộ phận buồng , nhà hàng , lễ tân, …từng bộ phận sẽ đảm nhiệm công việc riêng biệt khác nhau về lao động và hoạt động của mình. Đó là tính tương đối độc lập của tổ chức quá trình kinh doanh trong khách sạn .
Bên cạnh hoạt động độc lập, các bộ phận trong khách sạn lại có mối quan hệ với nhau rất mật thiết nhằm giải quyết công việc, hỗ trợ lẫn nhau, làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chính vì lẻ này mà vấn đề được đưa ra của tổ chức quá trình kinh doanh khách sạn là xác định trách nhiệm rõ ràng của từng bộ phận, mỗi bộ phận chuyên trách công việc khác nhau nhưng vẫn tồn tại kênh thông tin để phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận.( Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn ) - Đặc điểm về việc sử dụng các yếu tố cơ bản trong kinh doanh du lịch:
Đó là các yếu tố về tài nguyên, nguồn vốn, đội ngũ lao động:
– Tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch được hợp thành từ 2 nhân tố: điều kiện du lịch + tài nguyên nhân tạo, đây được coi là yếu tố sản xuất trong kinh doanh khách sạn. Tính chất quy mô cấp hạng và hiệu quả kinh doanh phụ thuộc vào sự chi phối bởi sự phân bổ và hấp dẫn của tài nguyên. Để tăng thu nhập cho khách sạn cần phải biết khai thác tài nguyên tại điểm du lịch của mình một cách hiệu quả để đem lại nguồn doanh thu.
– Nguồn vốn:
Hoạt động kinh doanh khách sạn thường đòi hỏi một nguồn vốn lớn để đầu tư vào tài sản cố định, duy trì sự tiện nghi và trang trọng vốn có. Do các trang thiết bị trong khách sạn điều là tài sản cố định nhiều để hoạt động tốt thì tiêu hao về tài sản cố định cũng cao, đòi hỏi phải tốn chí phí sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng cũng lớn.
Bên cạnh đó, du lịch có tính thời vụ nên trong những mùa thấp điểm, khách sạn phải tốn chi phí không công vào cả nguyên vật liệu. Tất cả những lý do trên khiến cho hoạt động kinh doanh phải tốn một lượng lớn vốn đầu tư để duy trì sự phát triển và phục vụ khách.
– Đội ngũ lao động:
Trong kinh doanh khách sạn thì có kinh doanh dịch vụ lưu trú, kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ bổ sung , vì thế các nhân viên thuộc bộ phận này không đủ chuyên môn nghiệp vụ để đảm trách công việc bên kia được.Hơn nữa trong những mùa cao điểm, lượng khách đổ vào cùng một lúc sẽ rất nhiều, phải đảm bảo tính sẵn sàng phục vụ cho tất cả và do tính chất quan hệ giữa nhân viên phục vụ trực tiếp với khách hàng cũng tạo nên nét đặc thù của khách sạn. Chính vì những lẻ trên mà phần lớn công việc trong khách sạn không thể cơ giới hóa nên cần nguồn lao động dồi dào.

Đặc điểm về đối tượng phục vụ;
Khách đến khách sạn không phân biệt tuổi tác, giới tính, đất nước , tôn giáo, trình độ học vấn, sở thích, phong tục tập quán. Do đó khách sạn cần phải nắm bắt được thị hiếu và nhu cầu của khách, phối hợp giữa các phòng ban nhằm phục vụ khách có cảm giác thân quen , gần gũi giống như những gì họ mong đợi trước khi đặt chân tới đây.
Không những thế khách đến khách sạn thường là những người có thu nhập cao đòi hỏi tính phục vụ và tiện nghi cao. Bên cạnh đó còn có những khách hàng khó tính, đối với những đối tượng này cần phải nắm bắt chính xác thị hiếu của họ để phục vụ tạo nên một ấn tượng và ảnh hưởng tốt đẹp của khách sạn đối với họ.( Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn )
Đặc điểm về sản phẩm khách sạn:
Nhìn chung khách sạn cũng là một đơn vị trong ngành du lịch nên đặc điểm của sản phẩm cũng giống với đặc điểm của du lịch đó là :
– Sản phẩm khách sạn không thể lưu kho cất giữ
– Việc sản xuất và tiêu dùng phải diễn ra đồng thời khi khách có nhu cầu thì sản phẩm mới được làm ra và sử dụng, điều này là do tính không thể lưu kho của sản phẩm.
– Sản phẩm của khách sạn không thể thay thế : sản phẩm được làm ra của khách sạn là của riêng khách sạn. Mỗi khách sạn lại có một cách làm khác nhau để tạo nên sản phẩm phục vụ khách du lịch. Sản phẩm của nhà hàng không thể thay thế cho sản phẩm của quầy bar hay là sản phẩm buồng được. Mỗi phòng ban đều có những sản phẩm của riêng mình, việc thay đổi được xem là không thể.
– Sản phẩm khách sạn còn được tham gia của khách sạn đó là việc đánh giá về chất lượng sản phẩm.
– Sản phẩm của khách sạn không thể dịch chuyển vì đa số các sản phẩm đều là sản phẩm dịch vụ. Nếu khách có nhu cầu thì sẽ đến tận nơi để tiêu dùng, việc dịch chuyển đối với các sản phẩm dịch vụ là không thể ví dụ như phòng ở, dịch vụ tắm hơi,..vì là dịch vụ cố định tại khách sạn.
Khái niệm nhà hàng trong khách sạn
Nhà hàng là các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nhằm đảm bảo các nhu cầu giải trí ăn uống của khách.
Nhà hàng trong khách sạn là một bộ phận cấu thành của khách sạn nhằm đảm bảo các nhu cầu ăn uống trong quá trình khách lưu trú tại khách sạn.
Khái niệm và đặc điểm kinh doanh ăn uống trong du lịch
Khái niệm:
Kinh doanh ăn uống trong du lịch bao gồm các hoạt động chế biến thức ăn , bán và phục vụ nhu cầu tiêu dùng các thức ăn , đồ uống và các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn các nhu cầu về ăn uống và giải trí tại các nhà hàng trong khách sạn cho khách nhằm mục đích tạo ra lợi nhuận.( Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn )
Xem thêm: BÀI MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ LÝ LUẬN
Đặc điểm:
– Kinh doanh ăn uống trong du lịch là hoạt động được hạch toán trên cơ sở quỹ tiêu dùng của cá nhân với nhu cầu đòi hỏi cao hơn về chất lượng các món ăn , đồ uống cũng như chất lượng phục vụ.
– Kinh doanh ăn uống trong du lịch ngoài thức ăn đồ uống khách còn được thỏa mãn nhu cầu khác bởi các dịch vụ giải trí như: nghe nhạc, xem biểu diễn nghệ thuật , khiêu vũ, …chính các nhà hàng trong khách sạn nơi họ tiêu dùng sản phẩm ăn uống.
– Ăn uống trong du lịch lấy kinh doanh làm mục đích chính. Các doanh nghiệp kinh doanh ăn uống trong du lịch và tự hạch toán và phải theo đuổi mục tiêu lợi nhuận để đảm bảo sự tồn tại và phát triển lâu dài của mình .
– Ngoài ra, riêng đối với lĩnh vực du lịch quốc tế, kinh doanh ăn uống còn có thêm nhiệm vụ quan trọng là tích cực góp phần làm tăng thêm thu nhập ngoại tệ cho vùng và cho đất nước với chi phí ngoại tệ bỏ ra nhỏ nhất.
Tải thành công, tham khảo hết bài Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh nhà hàng trong khách sạn nhưng vẫn thiếu tài liệu? Inbox zalo Thuctap ngay để có tài liệu mới làm bài liền nhé
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562