Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu, 9đ

Rate this post

Sau đây là Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu mà Thuctap muốn chia sẻ với các bạn chuyên ngành Ngoại Thương, được trích ra của một bạn sinh viên chuyên ngành Ngoại Thương khóa trước làm. Trong quá trình làm bài, tác giả thường xuyên trao đổi với giáo viên hướng dẫn, nên phần Cơ sở lý luận mình chia sẻ với các bạn hoàn toàn phù hợp, đáng để các bạn tham khảo làm bài. 

Trong thời gian làm bài nếu các bạn cần thuê người viết bài dùm hoặc cần thêm tài liệu, hãy chủ động nhắn tin với Thuctap qua zalo để được hỗ trợ nhé.


Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu, khái niệm, vai trò

Khái quát chung về hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Khái niệm hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Kinh doanh xuất khẩu là việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ cho nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán. Trong đó hàng hóa hay dịch vụ có thể di chuyển qua biên giới hoặc không. Hàng hóa xuất khẩu bao gồm tất cả các động sản có mã số và tên gọi theo quy định của pháp luật được xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài, hàng hóa đã làm thủ tục hải quan được gửi tại kho ngoại quan chờ xuất khẩu. Mục đích của hoạt động xuất khẩu là nhằm khai thác được lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế.
Xuất khẩu hàng hóa, theo điều 29 Luật Thương mại 2005, là việc hàng hóa được đưa ra khỏi Việt Nam hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật . Như vậy, xuất khẩu thủy sản là việc đưa mặt hàng thủy sản từ quốc gia này sang quốc gia khác, cụ thể ở đây là từ Việt Nam sang các quốc gia khác và khu vực hải quan riêng của Việt Nam.
Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa của một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng của nước này với nước khác. Nền sản xuất xã hội của một nước phát triển như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động kinh doanh này, chính vì thế trong xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu, Đảng và Nhà nước chủ trương “mở cửa kinh tế, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hướng về xuất khẩu”.Bởi xuất khẩu đóng góp một phần rất lớn cho sự phát triển của nước ta ngày nay. Đối với một nền kinh tế còn nhiều vấn đề khó khăn, chúng ta chủ trương đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế, quan trọng là phải chủ động, tích cực tham gia hội nhập quốc tế và nâng cao sực cạnh tranh toàn cầu, cụ thể là đối với hàng hóa xuất khẩu. Vì lẽ đó, chúng ta đã và đang cố gắng cải thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh đối với hàng hóa xuất khẩu sang các thị trường lớn, đặc biệt là các mặt hàng nông, lâm, ngư chủ chốt, trong đó có thủy sản được chú trọng phát triển, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời kỳ gia nhập WTO cũng như một số hiệp định thương mại tự do (FTA) khác. ( Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu, 9đ )

Xem thêm: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP

Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Xuất khẩu trực tiếp
Là việc xuất khẩu các loại hàng hóa và dịch vụ do chính doanh nghiệp sản xuất hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước tới khách hàng nước ngoài thông qua các tổ chức của mình.
 Ưu điểm:
– Doanh nghiệp chủ động tìm và khai thác, thâm nhập thị trường khi đó doanh nghiệp có thể đáp ứng được các nhu cầu của thị trường.
– Giảm các chi phí trung gian, nâng cao sức cạnh tranh, tối đa được lợi nhuận.
– Nâng cao hiệu quả trong đàm phán và giao dịch, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
– Doanh nghiệp có thể khẳng định được thương hiệu, nâng cao uy tín và vị thế của mình
– Cho phép nhà kinh doanh có điều kiện trực tiếp tiếp cận thị trường để thích nghi với nhu cầu thị trường một cách tốt nhất.
 Nhược điểm
– Dễ xảy ra rủi ro nếu không nghiên cứu kỹ thị trường, bạn hàng, luật đàm phán.
– Cần phải XK một khối lượng hàng hóa lơn để bù đắp chi phí giao dịch.
– Chuẩn bị tốt về nhân lực kiến thức đàm phán tốt mới không bị rủi ro.( Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu, 9đ )
Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức xuất khẩu mà nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải mua bán hàng hóa thông qua người thứ ba làm trung gian.
Ưu điểm:
– Giảm bớt được chi phí nghiên cứu tìm kiếm bạn hàng
– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh như: mở rộng kênh phân phối, mạng lưới kinh doanh, am hiểu thị trường, giảm được rủi ro – Giảm các chi phí trong quá trình giao dịch.
 Nhược điểm:
– Bị thụ động phải phụ thuộc nhiều vào người trung gian, đặc biệt là không kiểm soát được người trung gian.

Cơ sở lý luận hoạt động kinh doanh xuất khẩu
Cơ sở lý luận hoạt động kinh doanh xuất khẩu

Xuất khẩu gia công ủy thác
Xuất khẩu gia công uỷ thác phương thức sản xuất hàng xuất khẩu. Trong đó, người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyên phụ liệu hoặc bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước. Người nhận gia công trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của khách. Toàn bộ sản phẩm làm ra người nhận gia công sẽ giao lại cho người đặt gia công để nhận tiền công.
 Ưu điểm
– Dựa vào vốn của người khác để kinh doanh thu lợi nhuận.
– Rủi ro ít và chắc chắn được thanh toán.
– Nhập được những trang thiết bị công nghệ cao tạo nguồn vốn để xây dựng cơ bản.
 Nhược điểm:
– Giá gia công rẻ, khách hàng không biết đến người gia công, không nắm được nhu cầu thị trường. Vì vậy, không thể điều chỉnh sản phẩm kinh doanh phù hợp.( Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu, 9đ )
Xuất khẩu ủy thác
Trong phương thức này, đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu (bên ủy thác) giao cho đơn vị xuất khẩu (bên nhận ủy thác) tiến hàng xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của bên nhận ủy thác nhưng với chi phí của bên ủy thác.
 Ưu điểm:
– Công ty ủy thác không phải bỏ vốn trong kinh doanh, giảm được rủi ro mà vẫn nhận được lợi nhuận là hoa hồng trong xuất khẩu.
 Nhược điểm:
– Do không bỏ vốn trong kinh doanh nên hiệu quả kinh doanh thấp.
– Không đảm bảo được tính chủ động trong kinh doanh.
Xuất khẩu đối lưu
Còn gọi là hình thức xuất nhập khẩu liên kết, là phương thức giao dịch trong đó có xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, người bán hàng đồng thời là người mua, lượng hàng trao đổi có giá trị tương đương nhau , thể hiện ở các mặt:
• Cân bằng về mặt hàng
• Cân bằng về giá cả
• Cân bằng về tổng giá trị hàng hóa giao cho nhau
• Cân bằng về điều kiện giao hàng.
Xuất khẩu tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là xuất khẩu hàng đã nhập vào trong nước, không qua chế biến thêm, cũng có trường hợp hàng không về trong nước, sau khi nhập hàng, giao hàng đó cho người ở nước thứ ba.
 Ưu điểm:
– DN có thể thu được lợi nhuận cao mà không cần phải tổ chức SX, đầu tư vào nhà xưởng máy móc thiết bị, khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn.
 Nhược điểm:
– Đòi hỏi sự nhạy bén tình hình thị trường và giá cả, sự chính xác và chặt chẽ trong các hoạt động mua bán, các DN cần phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn cao.

Xem thêm: TRỌN BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP NGOẠI THƯƠNG

Vai trò của xuất khẩu
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã và đang thay đổi mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
Xuất khẩu còn là việc tiêu thụ những sản phẩm dư thừa do sản xuất vượt quá mức nhu cầu của nội địa, nhưng với nền kinh tế lạc hậu và chậm phát triển như nước ta thì việc sản xuất còn chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ thụ động chờ sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu vẫn sẽ chậm phát triển. Song song đó, thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất, điều này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động thể hiện qua việc tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển, ổn định và khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Thông qua xuất khẩu, hàng hoá nước ta có thể tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới về giá cả, chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta cần tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất thích nghi với thị trường.
Ngoài ra, khai thác lợi thế so sánh của nền kinh tế quốc gia trong mối quan hệ với khu vực và toàn cầu, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước và tốc độ tăng trưởng kinh tế, từng bước nâng cao hiệu quả hoạt động của nền kinh tế quốc gia.
Xuất khẩu thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Ngày nay, có rất nhiều sản phẩm mà việc chế tạo từng bộ phận được thực hiện ở các quốc gia khác nhau.( Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu, 9đ )
Hoạt động xuất khẩu tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập và nâng cao mức sống
Về ngắn hạn, để tập trung phát triển các ngành hàng xuất khẩu thì phải cần nhiều lao động, còn để xuất khẩu có hiệu quả thì phải tận dụng được lợi thế lao động nhiều, giá rẻ ở nước ta. Chính vì thế, chúng ta chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu các ngành hàng cần nhiều lao động như may mặc, gia công, giày dép, cà phê, cao su… Bên cạnh đó, xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu những vật phẩm tiêu dùng thiết yếu giúp tái sản xuất ra sức lao động, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng phong phú của nhân dân. Mặc dù chúng ta có thể tự sản xuất giày dép, tuy nhiên mức sống ngày càng cao đòi hỏi cần có lượng giày dép phong phú với nhiều mẫu mã hơn, lúc này buộc các doanh nghiệp phải xuất khẩu để tạo nguồn vốn mua lại hàng xuất khẩu của các nước khác về phân phối cho thị trường trong nước để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Tham gia vào hoạt động xuất khẩu không chỉ đơn thuần đem hàng hóa đến với bạn bè thế giới, góp phần vào việc mở rộng khả năng tiêu dùng của nhân loại mà còn mang bản sắc của dân tộc mình giới thiệu cho thế giới.
Ngày nay, Việt Nam chúng ta đang trên đà phát triển, do đó xuất khẩu đóng vai trò quan trọng để giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân, vì xuất khẩu sẽ đẩy mạnh sản xuất.
Hoạt động xuất khẩu giúp nâng cao uy tín nước ta trên trường thế giới, mở rộng kinh tế đối ngoại
Hoạt động xuất khẩu đem lại ngoại tệ, góp phần làm cân bằng cán cân thanh toán, là một trong bốn điều kiện đánh giá nền kinh tế của một nước. Hơn nữa, xuất khẩu tăng trưởng giúp tăng xuất siêu, tăng tích lũy ngoại tệ, đảm bảo khả năng thanh toán với đối tác, tăng uy tín của doanh nghiệp Việt Nam với các đối tác nước ngoài. Đối với khách hàng, quan trọng nhất là giữ chữ tín, vì thế việc đảm bảo nguồn cung ngoại tệ cho việc thanh toán phụ thuộc thuộc rất lớn vào hoạt động xuất khẩu.Thông qua xuất khẩu, hàng hóa Việt Nam được bày bán trên thị trường thế giới, khuếch trương được tiếng vang và sự hiểu biết.
Tóm lại, đẩy mạnh xuất khẩu được xem là vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa đất nước.( Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu, 9đ )

Xem thêm: BÀI MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ LÝ LUẬN

Sự cần thiết của phân tích tình hình xuất khẩu
Kinh doanh XNK ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đây là một trong những lĩnh vực hoạt động được Đảng và Nhà nước rất chú trọng. Vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng lần VIII đã nhấn mạnh: “Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế cũng như sự nghiệp phát triển khoa học ở nước ta tiến hành nhanh hay chậm điều đó phụ thuộc vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”. Đảm bảo không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ nền sản xuất nào nói chung và của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Đối với chúng ta vấn đề nâng cao hiệu quả xuất khẩu thực sự cần thiết và trở thành cấp bách bởi lẽ: Nâng cao hiệu quả xuất khẩu là một nhân tố quyết định để tham gia phần công lao động quốc tế, thâm nhập thị trường nước ngoài.

DOWNLOAD


Thuctap biết chỉ với bài Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu đối với một số bạn sẽ không đủ để làm bài, cho nên trong thời gian làm bài nếu các bạn cần thuê người viết bài dùm hoặc cần thêm tài liệu, hãy chủ động nhắn tin với Thuctap qua zalo để được hỗ trợ nhé.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo