Cơ sở lý luận về Logistics, vận tải biển

Rate this post

Sau đây là mẫu cơ sở lý luận báo cáo thực tập Ngành Ngoại thương với đề tài Cơ sở lý luận về Logistics, vận tải biển. Tài liệu này được Thực Tập Tốt Nghiệp sưu tầm từ nhiều nguồn báo cáo thực tập đạt điểm cao của các công trình sinh viên khóa trước, hy vọng với nội dung bài viết Cơ sở lý luận về Logistics, vận tải biển này sẽ hỗ trợ cho các bạn sinh viên làm Báo cáo thực tập về Ngoại thương có thêm nguồn tài liệu tham khảo.

Ngoài ra, Trên website còn có nhiều nội dung khác tương tự về cơ sở lý luận, thực trạng khái niệm và những bài mẫu hoàn chỉnh về Cơ sở lý luận về Logistics, vận tải biển, các bạn có thể tham khảo những bài viết tại đây.

====>  KHO 99 + Cơ Sở Lý Luận

1. Các loại dịch vụ vận tải biển là gì?

1.1 Dịch vụ kinh doanh khai thác tàu

Phân chia theo đối tượng vận tải biển thì các tàu vận tải biển được chia thành 3 loại: tàu hàng, tàu khách và tàu vừa chở hàng vừa chở khách.

Phân chia theo hình thức tổ chức chạy tàu thì các tàu vận tải biển được chia thành 2 đội: vận tải tàu định tuyến ( tàu chợ ) và vận tải tàu chuyến.

Đặc trưng cơ bản nhất của tàu chuyến là được thuê trước lịch trình chuyển hàng, chứ không chạy theo lịch trình có sẵn. Đối tượng trở hàng sẽ là những loại hàng đặc thù, số lượng lớn.

Còn tàu chở là tàu hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những Cảng quy định và theo một lịch trình định trước. Thường phù hợp cho các lô hàng nhỏ, không ổn định.

1.2 Dịch vụ hàng hải

Quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi gửi đến nơi nhận ngoài quá trình vận chuyển và xếp dỡ, còn có quá trình phục vụ cho hai quá trình đó. Một trong những dạng phục vụ chủ yếu là quá trình đại lý và môi giới hàng hải.

Người đại lý tàu biển là người được người uỷ thác chỉ định làm đại diện để tiến hành dịch vụ đại lý tàu biển theo uỷ thác của người uỷ thác tại cảng biển. Người đại lý tàu biển có thể thực hiện dịch vụ đại lý tàu biển cho người thuê vận chuyển, người thuê tàu hoặc những người khác có quan hệ hợp đồng với chủ tàu hoặc người khai thác tàu, nếu được chủ tàu hoặc người khai thác tàu đồng ý.(Theo Bộ luật Hàng Hải số 40/2005/QH11 do Quốc Hội ban hành ngày 14/06/2005).

Đại lý tàu biển là dịch vụ mà người đại lý tàu biển nhân danh chủ tàu hoặc người khai thác tàu tiến hành các dịch vụ liên quan đến tàu biển hoạt động tại cảng, bao gồm việc thực hiện các thủ tục tàu biển vào, rời cảng; ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng bốc dỡ hàng hoá, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng thuê thuyền viên; ký phát vận đơn hoặc chứng từ vận chuyển tương đương; cung ứng vật tư, nhiên liệu, thực phẩm cho tàu biển; trình kháng nghị hàng hải; thông tin liên lạc với chủ tàu hoặc người khai thác tàu; dịch vụ liên quan đến thuyền viên; thu, chi các khoản tiền liên quan đến hoạt động khai thác tàu; giải quyết tranh chấp về hợp đồng vận chuyển hoặc về tai nạn hàng hải và dịch vụ khác liên quan đến tàu biển.

Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa là dịch vụ thực hiện kiểm đếm số lượng hàng hóa thực tế khi giao hoặc nhận với tàu biển hoặc các phương tiện khác theo ủy thác của người giao hàng, người nhận hàng hoặc người vận chuyển.

Dịch vụ bốc xếp hàng hóa tại cảng biển là dịch vụ thực hiện các công việc bốc, xếp hàng hóa tại cảng theo quy trình công nghệ bốc, xếp từng loại hàng.

Môi giới hàng hải là dịch vụ làm trung gian cho các bên liên quan trong việc giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng vận chuyển, hợp đồng bảo hiểm hàng hải, hợp đồng thuê tàu, hợp đồng mua bán tàu biển, hợp đồng lai dắt tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên và các hợp đồng khác liên quan đến hoạt động hàng hải theo hợp đồng môi giới hàng hải.

1.3 Dịch vụ kinh doanh khai thác cảng

Nhiệm vụ chính của cảng là xếp dỡ hàng hóa. Hiện nay, các lĩnh cực kinh doanh khai thác của cảng đã được mở rộng, ngoài việc xếp dỡ hàng hóa, cảng còn thực hiện các công việc khác như: thay mặt chủ tàu, chủ hàng làm nhiều hoạt động khác liên quan đến hàng như phân phối, giám sát việc vận chuyển hàng và trở thành trung tâm hậu cần.

1.4 Đội tàu biển

Tàu biển là phương tiện vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng đường biển. Thương mại hàng hóa giữa các quốc gia ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc vận chuyển hàng hóa ngoại thương cũng phát triển. Từ những đặc điểm và vai trò của vận tải đường biển, tàu biển là một phương tiện quan trọng trong vận tải đường biển.

1.5 Đội tàu biển việt nam

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến tháng 6-2020, Việt Nam có 1.503 tàu biển, trong đó có 1.038 tàu vận tải hàng hóa.

Theo đó, đội tàu biển Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN (sau Singapore, Indonesia và Malaysia) và đứng thứ 30 trên thế giới. Tuổi tàu bình quân của Việt Nam là 16,6 tuổi, trẻ hơn 5,2 tuổi so với đội tàu thế giới (bình quân là 21,8 tuổi).

Hàng hóa vận chuyển nội địa chủ yếu là các mặt hàng gia dụng, lương thực, than, vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc, container, xăng dầu, hàng hoá tổng hợp. Đối với vận tải biển quốc tế, đội tàu biển nước ta đang đảm nhận vận chuyển khoảng 10% thị phần và chủ yếu vận tải các tuyến gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, khu vực Đông Nam Á, đội tàu container Việt Nam hoạt động chủ yếu trên các tuyến vận tải ngắn Đông Nam Á và Đông Bắc Á, một số tàu hàng rời đã vận tải hàng hóa trên các tuyến Châu Âu.

Trên đây một số Các loại dịch vụ vận tải biển là gì?Dịch vụ kinh doanh khai thác tàu, và Dịch vụ kinh doanh khai thác cảng , để làm Cơ sở lý luận về Logistics, vận tải biển nội dung dưới đây là trình bày về dịch vụ vận tải biển và một số khái niệm Logistics, các bạn có thể dùng báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình.

===> Báo cáo thực tập về Logistics

2. Một vài Khái niệm logistics

2.1 Khái niệm logistics :

Theo Điều 233 Luật Thương Mại 2005 quy định:“Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”

Theo Hội đồng quản trị logistics Hoa Kỳ (LAC- The US. Logistics Administration Council): “Logistics là quá trình lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng di chuyển và lưu kho những nguyên vật liệu thô của hàng hóa trong quy trình, những hàng hóa thành phẩm và những thông tin liên quan từ khâu mua sắm nguyên vật liệu đến khi được tiêu dùng, nhằm thỏa mãn yêu cầu của người tiêu dùng”.

Đơn giản hơn, có thể hiểu rằng: Logistics là quá trình chuẩn bị hàng hóa, sắp xếp, đóng gói, kẻ kí mã hiệu và bảo quản hàng hóa, vận chuyển hàng hóa ra cảng và làm thủ tục thông quan xuất khẩu hoặc nhập khẩu cho hàng. Ngoài ra Logistics còn làm nhiệm vụ giao hàng và những dịch vụ liên quan đến hàng hóa để thuận lợi cho người bán hoặc người mua theo yêu cầu riêng. Nói cách khác, Logistics là “nhân vật trung gian” để đưa hàng hóa từ cơ sở sản xuất đến tay người tiêu dùng.

2.2 Khái niệm chiến lược “Trung Quốc + 1”.

Theo lý thuyết về đa dạng hóa đầu tư của Markowitz (1952), “Trung Quốc + 1” là một chiến lược đa dạng hóa, chiến lược tối ưu của các nhà đầu tư tài chính. Các nguyên tắc cơ bản của lý thuyết này cũng có thể được các DN áp dụng nhằm giảm thiểu rủi ro kinh doanh. Theo Madura và Whyte (1990), các DN có thể đa dạng hóa các sản phẩm hoặc đa dạng hóa quốc tế bằng cách đầu tư vào một loạt các quốc gia bên ngoài. Theo Keisuke (2015), Chiến lược “Trung Quốc + 1” là một phương pháp các DN dùng để bảo hiểm rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc, đặc biệt là đối với các DN Nhật Bản. Nghĩa là, các DN nước ngoài khi đầu tư vào Trung Quốc sẽ mở rộng, đặt chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất sang các nước châu Á khác như: Thái Lan, Việt Nam, Indonesia hoặc Myanmar…

Như vậy, có thể hiểu chiến lược “Trung Quốc +1” được định nghĩa như sau: các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào Trung Quốc sẽ đặt chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất sang các nước lân cận đề phòng rủi ro khi Trung Quốc gặp vấn đề không thể hoạt động được như covid, hay chi phí tăng cao.

2.3 Tầm quan trọng của vận tải biển với công ty logistics.

Vận tải biển đóng vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ngoại thương. Khối lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tăng không ngừng qua các năm. Dự báo trong những năm tới, tốc độ tăng trưởng hàng hóa thông qua cảng biển hàng năm sẽ là 12 -16%  lần so với hiện nay.  Khối lượng hàng hóa chuyên chở thông qua vận tải biển luôn chiếm khoản 80%. Đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ logistics, vận tải biển càng phát triển thì dịch vụ logistics có thêm nhiều cơ hội việc làm.

Việt Nam có vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển vận tải biển. Việt Nam nằm phía Nam Trung Quốc và phía Bắc các nước ASEAN, Là quốc gia ven biển, Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260km. Với vị trí thuận tiện cho giao thông và các vũng, vịnh kín có độ sâu lớn, rất thuận lợi làm cảng biển; cảng nước sâu và cảng trung chuyển quốc tế.

Ngoài ra, sử dụng vụ viết thuê báo cáo thực tập bên mình đây cũng là một cách giúp các bạn có thể làm bài báo cáo thực tập điểm cao, để tham khảo quy trình, bảng giá công việc các bạn có thể tham khảo tại bài viết dưới đây.

===>>>  Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo