Bài viết này Thuctap sẽ chia sẻ với các bạn về Cơ sở lý luận về marketing Mix trong kinh doanh Bất động sản, đây là chủ đề mà các bạn hỏi Thuctap rất nhiều. Cho nên với bài viết này mong rằng các bạn sẽ hoàn thành tốt bài làm của mình, đặc biệt là nếu bạn đang học chuyên ngành Marketing về Bất động sản. Tải và tham khảo ngay cuối bài.
Thời gian thực tập cũng tới rồi, nếu các bạn chưa lựa được công ty Thực tập, chưa lựa được đề tài hay cần người làm bài dùm thì liên hệ Thuctap ngay nhé!
Cơ sở lý luận về marketing Mix trong kinh doanh Bất động sản
Khái niệm Marketing
Có rất nhiều quan niệm về Marketing trên thế giới:
Khái niệm Marketing của Phillip Kotler: Theo Phillip Kotler “Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước muốn của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi”.
Khái niệm Marketing của Viện Marketing Anh: Định nghĩa của viện Marketing Anh chỉ ra “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như dự kiến.
Khái niệm Marketing của AMA: Theo định nghĩa của AMA (1985) “Marketing là một quá trình lập ra kế hoạch và thực hiện các chính sách sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh của hàng hoá, ý tưởng hay dịch vụ để tiến hành hoạt động trao đổi nhằm thoả mãn mục đích của các tổ chức và cá nhân” (Cơ sở lý luận về marketing Mix trong kinh doanh Bất động sản)
Khái niệm Marketing của I. Ansoff, một chuyên gia nghiên cứu Marketing của Liên Hợp Quốc: Theo I. Ansoff, một chuyên gia nghiên cứu Marketing của Liên Hợp Quốc, một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu hiện nay cho là khá đầy đủ, thể hiện tư duy Marketing hiện đại và đang được chấp nhận rộng rãi: “Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói khác đi là lấy thị trường làm định hướng”
Như vậy khái niệm Marketing đã xuất hiện từ xa xưa và ngày càng phát triển, hoàn thiện hơn. Nó được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau, nhưng tóm lược lại có thể hiểu Marketing chính là hoạt động gắn liền với quá trình trao đổi và lưu thông hàng hóa trong thị trường, khi cung hàng hóa nhiều hơn so với cầu hàng hóa thì buộc các doanh nghiệp phải tìm và thực hiện các giải pháp để tiêu thụ hàng hóa của mình.
Nội dung Marketing bất động sản
Trên thực tế thì nguồn vốn của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh nói chung và doanh nghiệp kinh doanh bất động sản nói riêng đều chỉ có hạn, mỗi doanh nghiệp không thể sản xuất hay phát triển mọi sản phẩm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng, bên cạnh đó doanh nghiệp phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, để có thể thành công doanh nghiệp phải lựa chọn cho mình những khách hàng có nhu cầu và ước muốn phù hợp nhất đang được đáp ứng bởi các đối thủ mà doanh nghiệp có khả năng thắng thế nhất trong cạnh tranh. Chính vì thế doanh nghiệp cần phân đoạn thị trường tổng thể, từ đó lựa chọn ra những đoạn thị trường mục tiêu và định vị thị trường, tức là tìm cách chiếm một vị trí nhất định trong tâm trí của khách hàng mục tiêu và tạo chỗ đứng vững chắc cho mình trong thị trường đó.
Kế hoạch Marketing của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản thường bắt đầu bằng việc xác định các đối tượng khách hàng tiềm năng, sau đó doanh nghiệp áp dụng lý thuyết Marketing hỗn hợp (Marketing – mix) để tiếp cận với đối tượng khách hàng này. Lý thuyết này do Mc.Carthy xây dựng, còn được gọi là quy tắc 4P, bao gồm: Product – Thiết kế và xây dựng chiến lược sản phẩm; Price – Chiến lược giá; Place – Thiết lập kênh phân phối; Promotion – Xúc tiến sản phẩm và hỗ trợ bán hàng. Đây là những công cụ mà doanh nghiệp bất động sản có thể sử dụng để theo đuổi các mục tiêu của mình trong thị trường mà họ nhắm đến. (Cơ sở lý luận về marketing Mix trong kinh doanh Bất động sản)
Xem thêm: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
Chiến lược sản phẩm
Việc thiết kế một sản phẩm bất động sản sẽ dựa trên sự hiểu biết sâu sắc của doanh nghiệp bất động sản về những nhu cầu, mong muốn và khả năng sẵn sàng chi trả của khách hàng kết hợp với việc nghiên cứu thị trường bất động sản và khả năng thắng thế trước các đối thủ cạnh tranh.Với đặc điểm vốn lớn và thời gian xây dựng lâu dài thì chiến lược sản phẩm thị trường là một chiến lược rất quan trọng và là nền tảng của chiến lược markting bất động sản.
Trong thị trường mục tiêu doanh nghiệp bất động sản phải xác định nhóm khách hàng cụ thể, sau đó tiến hành định vị sản phẩm để xác định một hoặc hai lợi ích chính do bất động sản đem lại, sau đó dựa trên mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp như doanh thu, lợi nhuận, số sản phẩm bán được… mà doanh nghiệp sẽ đưa ra các chương trình quảng cáo, bán hàng, định giá và phân phối cho phù hợp.
Các quyết định về sản phẩm gồm có lợi ích cốt lõi của sản phẩm, đặc tính sản phẩm, dịch vụ khách hàng, thương hiệu sản phẩm, danh mục và chủng loại sản phẩm, phát triển sản phẩm mới.
Nội dung và quá trình phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị sản phẩm trên thị trường của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản như sau:
Phân đoạn thị trường
➢ Phân loại dựa vào hàng hóa bất động sản trên thị trường
Dựa vào loại hàng hóa bất động sản, thị trường bất động sản được phân chia thành: thị trường đất đai; thị trường nhà ở; thị trường bất động sản dùng trong dịch vụ; thị trường bất động sản dùng cho văn phòng, công sở; thị trường bất động sản công nghiệp
➢ Phân loại dựa vào tính chất quan hệ trao đổi
Dựa vào tính chất các mối quan hệ xuất hiện trên thị trường, thị trường bất động sản được phân chia thành: thị trường mua bán; thị trường thuê và cho thuê; thị trường thế chấp và bảo hiểm
➢ Phân loại dựa vào trình tự tham gia thị trường
Dựa vào trình tự tham gia, thị trường bất động sản được phân chia thành: thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất ( giao, mua, cho thuê ) hay còn gọi chung là thị trường đất đai; thị trường xây dựng các công trình bất động sản để bán và cho thuê ( thị trường sơ cấp ); thị trường bán hoặc cho thuê bất động sản ( gọi là thị trường thứ cấp ) (Cơ sở lý luận về marketing Mix trong kinh doanh Bất động sản)
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Sau khi thực hiện phân đoạn thị trường, doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ đánh giá các đoạn thị trường thông qua mức độ hấp dẫn của nó trong mối quan hệ với khả năng của doanh nghiệp.
Trên cơ sở những đánh giá các đoạn thị trường đã phân loại, doanh nghiệp sẽ lựa chọn một hoặc vài đoạn làm thị trường mục tiêu. Ví dụ trong các thị trường được phân đoạn dựa trên loại hàng hóa bất động sản doanh nghiệp có thể chọn một hoặc vài phân khúc như: thị trường đất đai, thị trường nhà ở, thị trường bất động sản thương mại – dịch vụ, thị trường bất động sản công nghiệp… Tiếp đó trong từng phân khúc doanh nghiệp có thể lựa chọn tiếp các hình thức như bất động sản mua – bán, thuê – cho thuê…
Sau khi đã lựa chọn được đoạn thị trường mục tiêu doanh nghiệp sẽ căn cứ trên đặc tính của sản phẩm và năng lực tài chính của mình để lựa chọn và xây dựng chiến lược Marketing phù hợp nhằm đáp ứng thị trường mục tiêu.
Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu
Sau khi hoàn thành phân đoạn thị trường và lựa chọn được thị trường mục tiêu doanh nghiệp bất động sản cần lựa chọn cách thức để tạo điểm khác biệt cho sản phẩm bất động sản của mình, xây dựng vị thế của bất động sản trên thị trường mục tiêu. Xác định được sản phẩm bất động sản của mình sẽ phù hợp với khả năng thanh toán của những đối tượng khách hàng nào. Để làm được điều này, doanh nghiệp bất động sản cần:
– Tìm hiểu quan điểm của người tiêu dùng trên mỗi đoạn thị trường
– Định vị sản phẩm trong nhận thức của người tiêu dùng ở thị trường mục tiêu
– Thiết kế hỗn hợp Marketing phù hợp để đạt định vị mong muốn
Một yếu tố quan trọng khác trong chiến lược sản phẩm là sản phẩm mẫu. Đó là mô hình sản phẩm giúp cho khách hàng thấy được những bất động sản họ sẽ mua khi nó được hoàn thiện và họ có thể đưa ra quyết định ngay từ khi sản phẩm thật chưa ra đời. Yêu cầu của sản phẩm mẫu đó là phải đảm bảo đúng quy cách và tính chất như sản phẩm thật. Có thể tăng thêm tính hấp dẫn và giá trị của quảng cáo bằng việc đưa vào các yếu tố phụ trợ không phải là yếu tố bất động sản.
Chiến lược giá
Giá bán bất động sản là chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ bất động sản từ nhà cung cấp. Việc định giá bất động sản trong một môi trường cạnh tranh không những vô cùng quan trọng mà còn mang tính thách thức. Để định giá bất động sản phục vụ cho chiến lược giá của mình các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần cân nhắc và căn cứ trên rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của bất động sản:
Các yếu tố có mối liên hệ trực tiếp với bản thân bất động sản
➢ Nhóm các yếu tố tự nhiên
Vị trí của bất động sản: khả năng sinh lời do yếu tố vị trí bất động sản mang lại càng cao thì giá trị của bất động sản càng lớn. Mỗi bất động sản luôn đồng thời tồn tại hai loại vị trí, vị trí tuyệt đối và vị trí tương đối. Việc xem xét đánh giá ưu thế về vị trí bất động sản là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là đối với việc xác định giá đất. (Cơ sở lý luận về marketing Mix trong kinh doanh Bất động sản)
Kích thước, hình thể, diện tích thửa đất hoặc lô đất: một kích thước và diện tích thửa đất tối ưu khi nó thoả mãn một loại nhu cầu cụ thể của đa số dân cư trong vùng. Ví dụ: tại Hà Nội, với nhu cầu để ở, thì loại kích thước và diện tích tối ưu khi mặt tiền thửa đất từ 4m-5m và chiều sâu thửa đất là từ 10m-15m.
Địa hình bất động sản toạ lạc: địa hình nơi bất động sản toạ lạc cao hay thấp, bằng phẳng hay gồ ghề so với các bất động sản khác trong vùng lân cận có tác động đến giá trị bất động sản. Ở những khu vực thấp, thường hay bị ngập nước vào mùa mưa hay bị hiện tượng triều cường thì giá của bất động sản sẽ thấp, ngược lại giá của nó sẽ cao hơn.
Hình thức (kiến trúc) bên ngoài của bất động sản (đối với bất động sản là nhà hoặc là các công trình xây dựng khác): nếu hai bất động sản có giá xây dựng như nhau, bất động sản nào có kiến trúc phù hợp với thị hiếu thì giá trị của nó sẽ cao hơn và ngược lại.
Đặc điểm trên mặt đất và dưới lòng đất (độ dày của lớp bề mặt, tính chất thổ nhưỡng, tính chất vật lý…). Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến giá trị của bất động sản tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng đất. Ví dụ: độ màu mỡ của đất có thể rất quan trọng đối với giá trị đất khi sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nhưng lại không quan trọng khi sử dụng đất cho xây dựng.
Tình trạng môi trường: môi trường trong lành hay bị ô nhiễm nặng, yên tĩnh hay ồn ào đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị bất động sản.
Các tiện lợi và nguy cơ rủi ro của tự nhiên: những bất động sản nằm ở những vùng thường hay bị các sự cố của thiên tai (bão, lụt, động đất, khí hậu khắc nghiệt…) làm cho giá trị bất động sản bị sút giảm và ngược lại.
Nhóm các yếu tố kinh tế
Khả năng mang lại thu nhập từ bất động sản: mức thu nhập hàng năm từ bất động sản mang lại sẽ có ảnh hưởng quan trọng đến giá trị của bất động sản đó. Khi khả năng tạo ra thu nhập từ bất động sản càng cao thì giá chuyển nhượng của nó càng cao và ngược lại.
Những tiện nghi gắn liền với bất động sản: như hệ thống điện, nước, vệ sinh, điều hoà nhiệt độ, thông tin liên lạc. Hệ thống tiện nghi càng đầy đủ và chất lượng càng tốt thì càng làm cho giá trị bất động sản càng gia tăng.
Nhóm các yếu tố liên quan đến thị trường
– Tính hữu dụng của bất động sản
– Nhu cầu của loại bất động sản trên thị trường
Các yếu tố về pháp lý liên quan đến bất động sản
Tình trạng pháp lý của bất động sản: các giấy tờ chứng thư pháp lý về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, giấy phép xây dựng v.v.. hiện có.
Các quy định về xây dựng và kiến trúc gắn với bất động sản, các hạn chế về quyền sử dụng đất, sở hữu nhà và công trình xây dựng khác gắn với bất động sản: tình trạng cho thuê, thế chấp bất động sản, tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất, sở hữu nhà, sự hạn chế quyền sở hữu chung
Các yếu tố liên quan đến chính sách của Nhà nước
Sự thay đổi về đường lối chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương có thể có những tác động đến hoạt động của thị trường bất động sản nói chung và sự đầu tư vào lĩnh vực bất động sản nói riêng. Cụ thể là:
Các chính sách có tác động gián tiếp như: sự khuyến khích đầu tư bên ngoài vào địa phương có thể làm tăng nhu cầu về bất động sản qua đó có thể làm cho giá bất động sản gia tăng.

Các chính sách tác động trực tiếp như:
– Chính sách cho phép Việt kiều mua bất động sản tại Việt Nam.
– Chính sách cho phép những người không có hộ khẩu thành phố được mua nhà tại thành phố.
– Chính sách tài chính áp dụng đối với những người được nhà nước giao đất, cho thuê đất…
– Chính sách tín dụng đối với hoạt động đầu tư vào lĩnh vực bất động sản
– Các chính sách thuế của Nhà nước đối với bất động sản
Trong các thị trường tự do và cạnh tranh, việc định giá bất động sản là trọng tâm của hầu hết mọi giao dịch. Khi khách hàng thấy rằng giá trị của một bất động sản tương xứng với giá đã định, khách hàng sẽ ưu tiên thực hiện giao dịch mua bán bất động sản này hơn so với các lựa chọn khác. Như vậy, việc tăng hay giảm giá sẽ điều chỉnh số lượng đơn vị sản phẩm cần bán. Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thể định giá cao hơn khi sản phẩm được nhìn nhận là mới lạ, độc đáo và không có sản phẩm thay thế nào hữu hiệu bằng. Nhưng ở giai đoạn chín muồi của vòng đời sản phẩm bất động sản, các doanh nghiệp thường giảm giá thành vì các sản phẩm bất động sản thay thế và đối thủ cạnh tranh xuất hiện ngày càng nhiều.
Nhìn chung, các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ linh hoạt hơn trong việc định giá khi sản phẩm hay dịch vụ của họ có tính độc đáo. Đối với những bất động sản thông dụng hay phổ biến, sự linh hoạt sẽ kém hơn vì khách hàng đã có nhiều sự chọn lựa và so sánh. Nếu doanh nghiệp định giá cao hơn thị trường chung, việc bán hàng sẽ trở nên khó khăn, còn nếu họ hạ giá quá thấp thì số lượng bất động sản bán tạm thời tăng lên, nhưng sẽ chững lại khi các đối thủ cạnh tranh cũng hạ giá.
Một số doanh nghiệp bất động sản đã thành công trong việc duy trì giá thành cao bằng cách bổ sung cho các sản phẩm bình thường của họ những ưu điểm về sự độc đáo, chất lượng hay sự mới lạ. Dù doanh nghiệp định giá sản phẩm hay dịch vụ bất động sản ở mức độ nào, thì giá đó cũng là một yếu tố quan trọng trong Marketing hỗn hợp và sẽ có tác động lớn đến kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp bất động sản có thể đặt giá cho bất kỳ mục tiêu nào sau đây: tăng số lượng bất động sản bán theo đơn vị sản phẩm, tăng lợi nhuận, hay tăng thị phần; đánh bại đối thủ cạnh tranh; hoặc ngăn không cho đối thủ cạnh tranh xâm phạm lãnh địa của mình. Những sản phẩm mới luôn được thiết kế theo các mục tiêu về giá cụ thể như thế này. (Cơ sở lý luận về marketing Mix trong kinh doanh Bất động sản)
Các phương pháp trong định giá bất động sản bao gồm:
– Phương pháp so sánh
– Phương pháp chi phí
– Phương pháp vốn hóa
– Phương pháp thặng dư
– Phương pháp lợi nhuận
Nội dung thanh toán trong chiến lược giá
Phương thức thanh toán
– Thanh toán trực tiếp: là thanh toán được diễn ra trực tiếp giữa những người mua và nhà đầu tư bất động sản
– Thanh toán qua trung gian: là thanh toán giữa những người bán và người mua thông qua một cơ quan đảm bảo về nguồn tài chính
– Thanh toán phổ thông: sẽ được thực hiện trong các thanh toán trực tiếp hoặc thanh toán ngắn hạn. Trong trường hợp thanh toán dài hạn phải tính trước được những yếu tố thay đổi giá trị đồng tiền
Thời hạn thanh toán
– Thanh toán ứng trước: là thanh toán mà người mua hàng sẽ trả tiền trước cho người đầu tư ngay từ khi bất động sản chưa được hình thành trên thực tế
– Thanh toán ngay khi giao nhận sản phẩm: chỉ được thực hiện khi quá trình thỏa thuận giữa người cung cấp và người tiêu dùng diễn ra đồng thời với việc chuyển giao các quyền về bất động sản
– Thanh toán chậm: là thanh toán diễn ra kéo dài sau khi đã sử dụng các quyền về bất động sản giữa nhà đầu tư và người tiêu dùng
Thiết lập kênh phân phối
Kênh trực tiếp
Sản phẩm trong kênh sẽ đi trực tiếp từ doanh nghiệp tới tay khách hàng mà
không phải qua bất kỳ trung gian nào. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ lên kế hoạch xây dựng và hoàn thiện công trình theo yêu cầu của khách hàng đã có trước, có thể hiểu khách hàng ở đây đang đóng vai trò của chủ đầu tư dự án. Những công trình này thường có tính khác biệt rất lớn so với các loại hình bất động sản khác bởi mục đích sử dụng là hoàn toàn khác nhau. Với hình thức này doanh nghiệp cần phải hoàn thành dự án với ngân sách và thời gian mà khách hàng đã yêu cầu đồng thời cần phải đảm bảo được tất cả những yếu tố khác về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
Kênh gián tiếp
Đây là kênh phân phối bao gồm doanh nghiệp, các trung gian phân phối và khách hàng. Số lượng các trung gian phân phối phụ thuộc vào đặc điểm của doanh nghiệp và sản phẩm bất động sản đem bán. Thường thì các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản sẽ sử dụng kênh phân phối này nhiều hơn bởi với số lượng các dự án bất động sản nhiều như hiện nay thì việc chỉ sử dụng kênh trực tiếp là không đủ. Các loại hình bất động sản được đem phân phối qua kênh gián tiếp chủ yếu là các chung cư, căn hộ dân sinh, các tòa nhà văn phòng,…
Trung gian phân phối ở đây thường là các nhà bán lẻ hay thường được gọi là các đại lý môi giới bất động sản và các sàn giao dịch bất động sản.
Mặc dù hình thức phân phối thông qua các sàn giao dịch bất động sản ra đời sau nhưng hiện nay kênh phân phối nay đã cho thấy những hiệu quả rất tích cực bởi tính công khai, tiện ích và an toàn của nó. Chỉ các sản phẩm đủ tiêu chuẩn mới được đăng lên sàn giao dịch, cùng với đó là sự cắt giảm trong các thủ tục hành chính sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Tất cả các hoạt động giao dịch tại đây đều chịu sự quản lý chung của nhà nước, do vậy tính an toàn sẽ cao hơn so với các đại lý môi giới bất động sản không chính thống. Tuy nhiên dù sử dụng trung gian phân phối nào thì việc mở rộng kênh nhằm gia tăng số lượng các trung gian cũng cần được doanh nghiệp chú ý để có thể tạo nên nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng hơn.
Xúc tiến sản phẩm và hỗ trợ bán hàng
Xúc tiến sản phẩm và hỗ trợ bán hàng là tất cả các hoạt động nhằm đảm bảo rằng khách hàng nhận biết về sản phẩm hay dịch vụ bất động sản của doanh nghiệp, có ấn tượng tốt về chúng và thực hiện giao dịch mua bán thật sự. Những hoạt động này bao gồm quảng cáo, catalog, quan hệ công chúng và bán lẻ, cụ thể là quảng cáo trên truyền hình, đài phát thanh, báo chí, các bảng thông báo, đưa sản phẩm vào phim ảnh, tài trợ cho các chương trình truyền hình và các kênh phát thanh được đông đảo công chúng theo dõi, tài trợ cho các chương trình dành cho khách hàng thân thiết, bán hàng qua điện thoại, bán hàng qua thư trực tiếp, giới thiệu sản phẩm tận nhà, gởi catalog cho khách hàng, quan hệ công chúng, thực hiện dịch vụ hậu mãi sau bán hàng. Doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cần xác định rằng: cùng với nghiên cứu thị trường, việc xúc tiến sản phẩm và hỗ trợ bán hàng chính là mắt xích truyền thông quan trọng giữa doanh nghiệp và khách hàng mà họ nhắm đến. (Cơ sở lý luận về marketing Mix trong kinh doanh Bất động sản)
Truyền thông, quảng cáo trong Marketing bất động sản
❖ Quy trình truyền thông
Hình 1.1: Quá trình truyền thông của bất động sản
❖ Các phương tiện hỗ trợ hoạt động truyền thông, quảng cáo
– Sản phẩm, mô hình, hình ảnh
– Bản sao các bản đồ, sơ đồ, biểu đồ, đồ thị, các phân tích tài chính
– Giấy chứng nhận và lý lịch bất động sản
– Catalog
– Các phương tiện nghe nhìn
– Bảo hành, bảo đảm
Thông tin quảng cáo
– Sử dụng uy tín sẵn có để giới thiệu dự án bất động sản trên hai giác độ: uy tín của nhà đầu tư ( đã có danh tiếng trên thị trường ) và uy tín của cơ quan quản lý vận hành bất động sản
– Khai thác sử dụng những lợi thế tuyệt đối về vị trí, tính chất, đặc thù của bất động sản
– Trong thông tin quảng cáo phải nhấn mạnh đến những đặc tính hướng vào sự thỏa mãn của khách hàng mục tiêu
– Lựa chọn kênh thông tin phải phù hợp với đặc tính của bất động sản và nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu
– Đối với bất động sản , đặc biệt là những sản phẩm mới thường phải thực hiện thông qua những thông tin tiếp thị gián tiếp. Bằng các hình thức như tổ chức hội thảo chuyên đề với đối tượng được mời tham dự là khách hàng mục tiêu; xây dựng những bài viết bản tin, chuyên đề, những bài bình luận hoặc hình thức tham quan
Xem thêm: TRỌN BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP MARKETING
– Xác định thời điểm thông tin: ngay từ khi dự án tiến hành xây dựng để nhằm tạo cho khách hàng có thời gian lựa chọn và đưa ra quyết định. Đồng thời có thể tiêu thụ được ngay sản phẩm khi chưa đưa sản phẩm thật ra thị trường
Chiến lược truyền thông Marketing ( kéo và đẩy )
Chiến lược kéo (Marketing pull): Là chiến lược lôi kéo người tiêu dùng, mua bất động sản của doanh nghiệp bằng cách dùng các công cụ tiếp thị tác động trực tiếp tạo ra nhu cầu như:
– Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng (báo chí, truyền hình, Internet, radio, brochure…)
– Tổ chức sự kiện (event) như ngày khánh thành hay khởi công một công trình với sự chứng kiến của lãnh đạo cao cấp
– Quan hệ công chúng (public relation) nhằm tạo quan hệ tốt với các cơ quan truyền thông để họ giới thiệu một cách khách quan về sản phẩm/dịch vụ bất động sản đến khách hàng, người tiêu dùng
– Giới thiệu và cho khách hàng tham quan nhà mẫu qua đó làm cho nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng, càng muốn có sản phẩm hoặc dịch vụ bất động sản (Cơ sở lý luận về marketing Mix trong kinh doanh Bất động sản)
Qua các công cụ Marketing trên, mục tiêu của nhà sản xuất hay cung cấp
dịch vụ là làm sao để tác động lôi kéo, gây sự chú ý, tạo nhu cầu cần thiết, kích thích sự ham muốn phải có ngay sản phẩm/dịch vụ đó trong tâm trí khách hàng. Và khi đã có nhu cầu, khách hàng sẽ tìm đến các cấp trung gian (đại lý, nhà phân phối) để mua sản phẩm hoặc dịch vụ đó.
Chiến lược đẩy (Marketing push): Là chiến lược chú trọng vào việc “đẩy” hàng từ chủ đầu tư hay nhà cung cấp dịch vụ bất động sản đến các cấp trung gian, chú trọng việc phân phối sỉ, các cấp trung gian hay người bán.
Thông thường chủ đầu tư có chiết khấu cho đại lý qua nhiều hình thức: ký gửi hàng, thanh toán 100% hay thanh toán nhiều đợt, gối đầu sản phẩm… Để thuyết phục được đại lý phân phối sản phẩm bất động sản cho mình, chủ đầu tư hay nhà cung cấp dịch vụ luôn có sẵn một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp như: hỗ trợ bán hàng, giám sát, quản lý khu vực… Các cấp nhân viên này đều được công ty cung cấp các kiến thức về sản phẩm bất động sản, huấn luyện kỹ năng bán hàng, kỹ năng giám sát, quản lý.
Dịch vụ hậu mãi và khuyến mãi trong Marketing bất động sản
Có rất nhiều hình thức xúc tiến sản phẩm và hỗ trợ bán hàng, một trong số đó là dịch vụ hậu mãi và khuyến mãi. Đây là một hình thức quan trọng trong Marketing bất động sản nhưng chưa được các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản quan tâm đúng mức, các dịch vụ hỗ trợ khách hàng sau khi bán sản phẩm hầu như còn bị bỏ ngỏ và ít được thực hiện.
Hỗ trợ miễn phí các dịch vụ bất động sản
– Làm thủ tục vay vốn ngân hàng với mức lãi suất và thời hạn vay ưu đãi
– Hỗ trợ các dịch vụ khác trong quá trình sử dụng bất động sản: thủ tục đăng ký, nộp thuế hàng năm hoặc các giao dịch khác với cơ quan hành chính công
Giảm giá bán
Nguyên tắc chung: không chính thức giảm giá trong mọi điều kiện thị trường. Trong điều hiện thị trường trầm lắng muốn thu hút khách hàng có thể sử dụng các hình thức khuyến khích lợi ích vật chất thay cho giảm giá
– Hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ các khoản thuế giá trị gia tăng, lệ phí trước bạ
– Hỗ trợ thiết kế, thi công, dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu và các dịch vụ khác trong quá trình thi công đưa bất động sản vào vận hành
– Giảm giá thông qua các phương thức khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, thanh toán một lần, ký hợp đồng mua hàng sớm
– Sử dụng miễn phí hoặc được giảm phí dịch vụ kèm theo: giảm hoặc miễn phí bãi xe trong một thời gian nhất định; giảm phí dịch vụ trong một số dịch vụ đi kèm như bể bơi, phòng tập gym, sân chơi thể thao…của chủ sở hữu bất động sản hoặc của các nhà cung cấp có quan hệ trong vùng mà các chương trình này cũng nằm trong mục tiêu khuyến mại của các dịch vụ đó
Xem thêm: BÀI MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ LÝ LUẬN
– Cho khách hàng sử dụng miễn phí trong thời gian đầu: miễn giá thuê trong thời gian đầu, hoàn lại giá thuê của một số tháng sau một khoảng thời gian sử dụng
– Giảm phí hoặc miễn phí một tời gian cho các dịch vụ kèm theo như xe đưa đón, nhà trẻ…
Cung cấp các dịch vụ bổ sung
– Tổ chức các hoạt động hỗ trợ cho hoạt động của khách hàng như tổ chức hội trợ triển lãm, thông tin quảng cáo, các sự kiện để lôi kéo khách hàng
– Tổ chức các chương trình dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động của các chủ sở hữu hoặc sử dụng bất động sản như dịch vụ nhân sự, dịch vụ thư ký, dịch vụ kỹ thuật, thiết bị…cho các trung tâm văn phòng; dịch vụ đời sống cho các khu dân cư
Thực hiện hậu mãi trong tiêu thụ bất động sản (Cơ sở lý luận về marketing Mix trong kinh doanh Bất động sản)
– Tổ chức dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng, bảo hành hoặc các thay đổi trang trí nội thất theo yêu cầu khách hàng
– Tổ chức thông tin, duy trì các mối liên hệ khách hàng để lôi kéo khách hàng bắc cầu, đáp ứng các nhu cầu mới, nhu cầu chưa thỏa mãn hoặc các nhu cầu thay đổi
Tóm lại, trong chiến lược Marketing, các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ thường dùng cả hai hình thức khuyến mãi và khuyến mại phù hợp với chương trình mục tiêu cho từng thời điểm và từng đặc thù sản phẩm hay dịch vụ.
Nếu bài viết Cơ sở lý luận về marketing Mix trong kinh doanh Bất động sản này chưa đủ để các bạn tham khảo, thì hãy liên hệ với Thuctap để có thêm tài liệu làm bài
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562