Cơ Sở Lý Luận Về Nâng Cao Y Đức Trong Bệnh Viện => 9 Điểm

5/5 - (28 bình chọn)

Bạn đang tìm Cơ Sở Lý Luận Về Nâng Cao Y Đức Trong Bệnh Viện? Bạn đang là sinh viên học chuyên ngành y và bạn đã tìm kiếm rất nhiều nguồn tài liệu từ các website khác nhưng không khiến bạn hài lòng, vì vậy các bạn cùng mình xem và tham khảo nguồn tài liệu hoàn toàn hữu ích này nhé. Với bài viết này mình cũng đã liệt kê như là khái niệm chung về y đức,tầm quan trọng của việc nâng cao y đức trong bệnh viện và cuối cùng là thực trạng vấn đề y đức tại bệnh viện hiện nay…

Tuy nhiên, chúng tôi đã từng viết bài báo cáo tốt nghiệp ngành dược cho các bạn sinh viên và đã đạt thành tích cao trong phần bài làm của mình, chính vì vậy nếu như bạn đang có nhu cầu cần viết thuê một bài báo cáo thì đừng đắn đo suy nghĩ nữa mà hãy tìm đến dịch vụ viết thuê báo cáo tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá làm bài báo cáo và hỗ trợ lựa chọn cho các bạn một đề tài phù hợp với chuyên ngành mà bạn đang học nhé.

I. Khái Niệm Chung Về Y Đức

Y đức hình thành và phát triển cùng với lịch sử y học và xã hội. Ngay từ những năm đầu xây dựng đất nước, trên cương vị người lãnh đạo, chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển của nền y tế nước nhà, nhất là trong vấn đề y đức của người thầy thuốc. Quan điểm y đức của Hồ Chí Minh bắt nguồn từ tư tưởng nhân văn cao cả và đạo đức cách mạng, biểu hiện rõ nét ở tình yêu thương con người sâu sắc. Người nói “phải yêu thương chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn, “Lương y phải như từ mẫu…”

Trên thế giới, nói đến ông tổ ngành Y phải nói đến Hypôcrat, một thầy thuốc danh tiếng thời Hy Lạp cổ đại, người sống cách chúng ta gần 2500 năm, nhưng những tư tưởng, kiến thức của ông cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt ông đã dạy người làm ngành Y phải có Y đức, mà những lời dạy ấy, sau này những người nối nghiệp ông đã viết nên một lời thề nghề nghiệp mà tất cả những y bác sĩ khi tốt nghiệp ra trường đều phải tuyên thệ, đó là lời thề Hypôcrat:

“Tôi xin thề sẽ trung thành với quy tắc danh dự và sẽ liêm khiết trong khi hành nghề bác sĩ. Tôi sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo, không bao giờ đòi hỏi một sự thù lao quá đáng so với công sức đã bỏ ra. Được mời đến gia đình, mắt tôi không để ý đến mọi sự xảy ra, miệng tôi sẽ giữ kín những bí mật mà người bệnh đã thổ lộ. Tôi sẽ không lợi dụng địa vị của mình để làm đồi bại phong tục hoặc tán dương tội ác. Một lòng tôn trọng và biết ơn các thầy, tôi sẽ truyền bá cho các con cháu các thầy những giáo huấn mà tôi đã lĩnh hội được. Nếu tôi giữ trọn lời thề, người đời sẽ quý mến; nếu tôi thất hứa, tôi sẽ mang mối ô danh và cam chịu sự khinh bỉ của các bạn đồng nghiệp và của nhân dân“.

XEM THÊM : Dịch Vụ Nhận Viết Thuê Báo Cáo Tốt Nghiệp Giá Rẻ

Như vậy là đã hàng ngàn năm nay, dù trong chế độ xã hội nào thì nghề thầy thuốc cũng phải lấy đạo đức làm trọng.

Và còn biết bao nhiêu những điều răn dạy của các bậc danh y, biết bao người đã toàn tâm toàn ý phục vụ người bệnh với cả cuộc đời mình. Không thiếu gì những người thầy thuốc đã lấy máu của mình để cho bệnh nhân khi cấp cứu, thậm chí có bác sĩ, điều dưỡng  đã lấy cả “củ phong” chứa rất nhiều vi khuẩn phong (tức vi khuẩn gây bệnh hủi) nghiền nhỏ, tiêm vào cơ thể mình để chứng minh rằng phong là một bệnh khó lây… Đó chính là Y đức.

Cơ Sở Lý Luận Về Nâng Cao Y Đức Trong Bệnh Viện kế thừa truyền thống đạo đức y học của dân tộc và giá trị đạo đức của nền y học thế giới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm cụ thể về y đức đối với mỗi người thầy thuốc và trở thành phương châm sống, kim chỉ nam chỉ đạo đối với sự phát triển của nền y tế nước nhà:

Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, có vai trò to lớn đối với đời sống con người. Một trong những nét cơ bản nhất của hình thái ý thức đạo đức là tự nguyện, tự giác quan tâm đến người khác, chứ không phải cho mình. Ở Việt Nam, y đức người thầy thuốc mang đậm dấu ấn của đạo đức truyền thống phương Đông. Đạo đức xã hội tốt đẹp thì y đức cũng từ đó mà tốt đẹp theo. Ngược lại, đạo đức xã hội đi xuống thì không thể có được y đức. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, hiện thân của một con người nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì con người. Người dành tình yêu thương và chia sẻ những nỗi đau của con người. Người từng chỉ đạo: “Chính sách của Đảng và Chính phủ phải hết sức chăm nom đến đời sống của nhân dân. Nếu dân đói là Đảng và Chính phủ có lỗi, nếu dân rét là Đảng và chính phủ có lỗi, nếu dân dốt là Đảng và chính phủ có lỗi, nếu dân ốm là Đảng và Chính phủ có lỗi”.

Nghề y là một nghề cao quý, được xã hội tôn vinh. Vì vậy người thầy thuốc phải không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện y đức. Y đức không chỉ là những hành động như thái độ niềm nở với người bệnh, mà còn đòi hỏi người thầy thuốc phải khiêm tốn, đối xử tốt với đồng nghiệp, giỏi về chuyên môn, không lợi dụng nghề nghiệp để chăm lo cho lợi ích của bản thân…Lương tâm nghề nghiệp trong sáng là cơ sở để hình thành những đức tính cần có của người thầy thuốc. Lương tâm người thầy thuốc còn là cơ sở để hình thành sự cảm thông sâu sắc với nỗi đau của người bệnh, từ đó hình thành quy chuẩn của đạo đức trong nghề nghiệp:

Hiện nay đứng trước xu thế hội nhập, đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ngành y tế có nhiều điều kiện phát triển, đội ngũ cán bộ y tế có nhiều tiến bộ, trình độ. Để thực hiện tốt và giữ đúng với y đức của người thầy thuốc, cần có sự tham gia của toàn xã hội, bắt đầu bằng việc giáo dục tuyên truyền và bồi dưỡng…

Có thể nói Y đức đang là vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện nay. Xã hội đòi hỏi người thầy thuốc phải có những phẩm chất đặc biệt. Muốn nâng cao y đức, chúng ta không thể hô hào chung chung mà phải xem xét nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái về y đức và đề ra các biện pháp khắc phục ngay từ khi tuyển chọn cán bộ vào ngành. Vì vậy để những hình ảnh của người thầy thuốc đẹp mãi trong lòng nhân dân, và để cho y đức luôn là niềm tự hào của ngành y, mỗi thầy thuốc cần phải nêu cao lòng nhân ái, cần phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với bệnh nhân. Tất cả thầy thuốc phải coi “ Y đức là một trong những quy chuẩn của đạo đức xã hội hiện nay”.

II. Tầm quan trọng của việc nâng cao y đức trong bệnh viện :

1. Đối với cán bộ Y tế:

– Thể hiện tính chuyên nghiệp trong thi hành nhiệm vụ chuyên môn;

– Giúp hoàn thành sứ mệnh của người thầy thuốc mà xã hội và nhân dân trao gửi;

– Giúp người thầy thuốc khẳng định vị thế của mình trước người bệnh và người nhà người bệnh;

– Giúp được thầy thuốc nêu cao tinh thần yêu ngành yêu nghề nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân.

2. Đối với người bệnh:

– Giúp tạo dựng được niềm tin của người bệnh và người nhà người bệnh với cán bộ y tế;

– Giúp tăng cường được hiệu quả điều trị;

– Đảm bảo được quyền của người bệnh được chăm sóc toàn diện và quyền được tôn trọng.

3. Đối với Bệnh viện:

– Tăng cường sự hài lòng của người bệnh và nhân dân với bệnh viện;

– Nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc;

– Xây dựng thương hiệu bệnh viện an toàn;

– Góp phần giúp bệnh viện phát triển ngày càng vững mạnh.

XEM THÊM : Kho 999+ Bài Báo Cáo Tốt Nghiệp

Cơ Sở Về Nâng Cao Y Đức Trong Bệnh Viện
Cơ Sở Về Nâng Cao Y Đức Trong Bệnh Viện

III. Thực trạng vấn đề y đức tại bệnh viện hiện nay:

Ai đã từng đi khám bệnh hoặc đi chữa bệnh ở các cơ sở y tế mới thấy được câu nói của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu” quan trọng đến nhường nào. Làm bất cứ nghề gì cũng cần đến lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề, nhưng với đặc thù của ngành y thì người hành nghề cần phải đề cao đạo đức nghề nghiệp mà xã hội thường gọi là y đức.

Đặc thù lao động của ngành y tế liên quan đến tính mạng, sức khoẻ con người là ngành nhân đạo (thầy thuốc) vì vậy đòi hỏi người cán bộ y tế phải tinh thông nghề nghiệp, phải có lương tâm nghề nghiệp. Phải được đào tạo nghiêm túc với thời gian dài hơn các ngành khác (6 năm học đại học sau đó phải học 1 năm chuyên khoa định hướng, 2 năm chuyên khoa cấp I rồi 2 năm chuyên khoa cấp II thành 11 năm hoặc 1 năm chuyên khoa định hướng, 2 năm thạc sỹ mới hành nghề giỏi được).

Lao động ngành y là loại lao động đặc thù, gắn với trách nhiệm cao trước sức khoẻ của con người và tính mạng của người bệnh. Là lao động hết sức khẩn trương giành giật từng giây từng phút trước tử thần để cứu tính mạng người bệnh. Là lao động liên tục cả ngày đêm, diễn ra trong điều điện không phù hợp của quy luật sinh lý con người làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ nhân viên y tế, trực đêm, ngủ ngày và ngược lại. Lao động trong môi trường không thuận lợi, không phù hợp với tâm lý con người. Tiếp xúc với người bệnh đau đớn, bệnh tật, độc hại, lây nhiễm, hoá chất, chất thải môi trường bệnh viện. Là lao động cực nhọc căng thẳng (đứng mổ hàng chục tiếng đồng hồ, tiếp xúc với tác nhân gây bệnh lây, lao, phong, HIV, AIDS.) Chịu sức ép nặng nề của dư luận xã hội, thái độ hành vi không đúng của người bệnh và người nhà bệnh nhân khi không thoả mãn nhu cầu của họ trong khi điều kiện đáp ứng không có, người thầy thuốc không thể thực hiện được.

Cơ Sở Lý Luận Về Nâng Cao Y Đức Trong Bệnh Viện là loại lao động luôn tiếp xúc với những người có sức khỏe về thể chất và tinh thần không bình thường. Người bệnh là người có tổn thương về thể chất và tinh thần, họ luôn lo lắng bức xúc với tình trạng bệnh tật của mình. Vì vậy họ buồn phiền, cáu gắt dễ có phản ứng phức tạp, nếu như trình độ nhận thức hiểu biết chưa tốt, thiếu giáo dục, thiếu bản lĩnh thì họ sẽ có những hành vi không đúng mức với thầy thuốc những người đang tìm cách cứu sống họ. Khi trong gia đình có người bị bệnh cả nhà lo lắng đưa người bệnh đến cơ sở y tế, họ yêu cầu người thầy thuốc và bệnh viện quá mức trong lúc đáp ứng của bệnh viện không có thể, họ coi trách nhiệm của bệnh viện là phải đáp ứng nhu cầu của họ mà không thấy trách nhiệm của mình là phải hợp tác với bệnh viện để tìm mọi cách tốt nhất điều trị người bệnh. Do đó dễ gây thắc mắc, căng thẳng giữa thầy thuốc và người bệnh.

Vì vậy đối với ngành y tế đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi phải phấn đấu cao hơn và quan tâm sâu sắc hơn.

Hơn nửa thế kỷ qua các thế hệ thầy thuốc và nhân viên y tế trên mọi miền của đất nước đã tận tuỵ hy sinh trong việc bảo vệ sức khoẻ nhân dân qua các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc cũng như trong thời kỳ hoà bình xây dựng đất nước. Bằng trí tuệ và lòng yêu nước vô hạn và tình nhân ái sâu sắc, hàng vạn cán bộ y tế nhiều thế hệ đã thầm lặng chiến đấu không mệt mỏi, ngày đêm chăm sóc người bệnh cứu sống hàng triệu sinh mạng con người, dập tắt kịp thời nhiều vụ dịch nguy hiểm, hạ tỷ lệ tử vong, nâng cao tuổi thọ trung bình cho người Việt Nam, tổ chức mạng lưới y tế rộng khắc từ đồng bằng, miền núi, từ thành thị đến nông thôn kể cả những nơi hải đảo xa xôi hẻo lánh để phục vụ nhân dân phòng bệnh, chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Cơ Sở Lý Luận Về Nâng Cao Y Đức Trong Bệnh Viện đào tạo nhiều cán bộ có chất lượng cho ngành ứng dụng nhiều kỹ thuật tiê tiến, hiện đại vào việc nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân, cử nhiều chuyên gia phục vụ sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân trong các nước. Dù bất kỳ ở đâu các thế hệ thầy thuốc Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần phục vụ,thực hiện tốt đạo đức y tế phục vụ người bệnh với trách nhiệm cao xây dựng ngành y tế phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực.

Tuy nhiên, khi chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nhu cầu khám chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ nhân dân ngày càng tăng cao, trong lúc kinh phí dành cho ngành y tế có hạn, đời sống cán bộ y tế quá khó khăn, điều kiện đáp ứng thiếu thốn, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng tăng cao trong lúc điều kiện đáp ứng thiếu thốn, ngành y tế đã phấn đấu nỗ lực hết sức mình để duy trì hoạt động đẩy mạnh công tác bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Trình độ cán bộ y tế được nâng cao, kỹ thuật hiện đại được áp dụng, các máy móc trang thiết bị được bổ sung, chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao rõ rệt, nhiều bệnh hiểm nghèo trước đây phải chuyển ra nước ngoài thì ngày nay đã giải quyết được ở trong nước.

Tuy nhiên so với nhu cầu thì chúng ta chưa có điều kiện để đáp ứng. Vì vậy không khỏi có những tiêu cực xảy ra vi phạm đạo đức y học của một số ít cán bộ y tế đòi hỏi chúng ta phải luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện để giảm bớt những tiêu cực làm ảnh hưởng đến thanh danh của người thầy thuốc.

Hiện nay, ở nước ta, ngay cả những bệnh viện tiên tiến xuất sắc vẫn chưa đạt được sự hài lòng cao của người bệnh. Để cải thiện chỉ số hài lòng của bệnh nhân, nâng cao y đức cho đội ngũ cán bộ y tế có quan trọng, góp phần làm cho người bệnh yên tâm, hợp tác điều trị và trong nhiều trường hợp, nó còn quyết định sự thành công trong việc chữa bệnh cho bệnh nhân.

Còn một bộ phận ngũ y bác sĩ vi phạm vấn đề y đức với các biểu hiện là: kê đơn thuốc đắt tiền để hưởng phần trăm hoa hồng của dược viên; móc ngoặc chuyển bệnh nhân về phòng khám tư; thiếu tôn trọng bệnh nhân; lơ là, sao nhãng không hoàn thành nghĩa vụ; gây khó khăn cho bệnh nhân để nhận tiền bệnh nhân…..Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.

Bài viết trên đây là toàn bộ Cơ Sở Lý Luận Về Nâng Cao Y Đức Trong Bệnh Viện là một trong những nguồn tài liệu vô cùng hữu ích mà mình đã triển khai đến cho các bạn cùng xem. Chúc các bạn xem được bài viết này của mình sẽ có triển khai thêm được nhiều ý hay để tiến làm bài báo cáo của mình, nếu như nguồn tài liệu trên đây chưa đủ để đáp ứng nhu cầu của bạn thì ngay bây giờ đây hãy tìm đến ngay dịch vụ nhận làm báo cáo tốt nghiệp của chúng tôi qua zalo/telegram : 0934.536.149 để được tư vấn báo giá và hỗ trợ nhanh nhất có thể nhé.

DOWNLOAD MIỄN PHÍ

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo