Phần Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng trích ra từ bài làm 9 điểm của một bạn sinh viên ngành Ngân hàng khóa trước, mà Thuctap muốn chia sẻ đến các bạn sinh viên khóa sau đang tìm kiếm tài liệu về tín dụng ngân hàng. Đây là phần Cơ sở lý luận mà Thuctap nhận định viết rất hay, đầy đủ ý, lý luận câu từ chặt chẽ, chưa kể giáo viên hướng dẫn còn đánh giá rất cao bài làm này. Chính vì thế, các bạn đang học chuyên ngành Ngân hàng và đang cần tìm tài liệu để tham khảo thì hãy nhanh tay tải về ngay nhé.
Đây là bài viết sẽ cập nhật tài liệu theo thời gian, nếu cần gấp có thể trực tiếp inbox zalo Thuctap nhé.
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
Cơ sở lí luận về tín dụng ngân hàng
Khái niệm tín dụng và tín dụng ngân hàng
Tín dụng (credit) là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị tài sản (vốn) từ người sở hữu sang người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở tín nhiệm (tin tưởng) người sử dụng vốn hiệu quả để có khả năng hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Như vậy, phạm trù tín dụng gắn với chuyển nhượng một lượng vốn có ba đặc điểm chính là: tính tạm thời (tính thời hạn), tính hoàn trả với giá trị lớn hơn giá trị ban đầu và tính chất tin tưởng người sử dụng vốn có khả năng hoàn trả đúng hạn.
Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp thuận để khách hàng sử dụng một lượng tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn. Ngân hàng cấp tín dụng bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác. ( Xem ngay: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng 9đ, Hay nhất )
Xem thêm: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
Chức năng của tín dụng ngân hàng
Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả
Đây là chức năng cơ bản của tín dụng, nhờ các chức năng này của tín dụng mà các nguồn vốn tiền tề trong xã hội được điều hòa từ nơi thừa sang nơi thiếu để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai mặt hợp thành chức năng cốt lõi của tín dụng.
– Ở mặt tập trung vốn tiền tệ: nhờ sự hoạt động của hệ thống tín dụng mà các nguồn tiền nhàn rỗi được tập trung lại, bao gồm tiền nhàn rỗi của dân chúng, vốn bằng tiền của các doanh nghiệp, vốn bằng tiền của cá tổ chức đoàn thể, xã hội.
– Ở mặt phân phối lại vốn tiền tệ, đây là mặt cơ bản của chức năng này – đó là sự chuyển hóa để sử dụng các nguồn vốn đã tập trung được để đáp ứng nhu cầu của sản xuất lưu thông hàng hóa cũng như nhu cầu tiêu dùng trong toàn xã hội.
Cả hai mặt tập trung và phân phối lại vốn đều được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả vì vậy tín dụng có ưu thể rõ rệt, nó kích thích mặt tập trung vốn, thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả.
Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội
Hoạt động tín dụng, trước hết tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như thương phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, các loại séc, các phương tiện thanh toán hiện đại như thẻ tín dụng, thẻ thanh toán… Cho phép thanh thế một số lượng tiền mặt lưu hành nhờ đó làm giảm bớt các chi phí có liên quan như in tiền, đúc tiền, vận chuyển, bảo quản…
Hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng ngân hàng, đã mở ra một khả năng lớn trong việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng dưới các hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ cho nhau.
Chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế
Đây là chức năng phát sinh, hệ quả của hai chức năng trên.
Sự vận động của vốn tín dụng phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận động của vật tư, hàng hóa, chi phú trong các xí nghiệp, các tổ chức kinh tế, vì vậy vốn tín dụng không những là tấm gương phản ánh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn thông quá đó thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực lãng phí, vi phạm luật pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. ( Xem ngay: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng 9đ, Hay nhất )

Nguyên tắc của tín dụng ngân hàng
Theo quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam thì khi khách hàng vay vốn của các tổ chức tín dụng phải đảm bảo các nguyên tắc:
Vốn vay phải được hoàn trả cả gốc và lãi đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng:
Nguyên tắc kinh doanh tiền tệ của ngân hàng là “đi vay để cho vay”. Đại bộ phận vốn của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động. Đó là một bộ phận tài sản của nhiều chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lí và sử dụng, do đó ngân hàng phải có nghĩa vụ thanh toán vốn gốc và lãi đúng hạn như đã thỏa thuận với người cho vay (người gửi tiền). Đến lượt mình, khi cho vay ngân hàng cũng phải thu nợ và gốc đúng hạn như đã thỏa thuận với người đi vay. Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng. Chính vì vậy, đây là nguyên tắc quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo cho các ngân hàng thương mại tồn tại và hoạt động bình thường, hạn chế rủi ro về thanh khoản.
Vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế:
Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hướng tới mục tiêu và yêu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Đối với các đơn vị kinh tế, tín dụng cũng phải đáp ứng được các mục đích cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh để thúc đẩy các daonh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Tín dụng đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế không những là nguyên tắc mà còn là phương châm hoạt động của tín dụng. Hiệu quả của nó trước hết là đẩy mạnh nhịp độ phát triển của nền kinh tế hàng hóa, tạo ra nhiều khối lượng sản phẩm, dịch vụ đồng thời tạo ra của cải tích lũy để thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng. ( Xem ngay: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng 9đ, Hay nhất )
Xem thêm: BÀI MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ LÝ LUẬN
Phân loại tín dụng ngân hàng
Theo thời hạn
– Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn dưới một năm và được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của doanh nghiệp và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân. Với loại tín dụng này, ít có rủi ro cho ngân hàng vì trong thời gian ngắn ít có biến động xảy ra và nếu có xảy ra thì ngân hàng có thể dự tính được.
– Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm và chủ yếu được sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro không cao vì ngân hàng có khả năng dự đoán được những biến động có thể xảy ra.
– Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầngcải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn. Loại tín dụng này có mức độ rủi ro rất lớn vì trong thời gian dài thì có những biến động xảy ra không lường trước được.
Theo điều kiện đảm bảo
– Tín dụng có bảo đảm: Là loại tín dụng dựa trên cơ sở các bảo đảm như thế chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Ngân hàng nắm giữ tài sản của người vay để xử lý thu hồi nợ khi người vay không thực hiện được các nghĩa vụ đã được cam kết trong hợp đồng tín dụng. Hình thức này được áp dụng đối với những khách hàng không có uy tín cao với ngân hàng. Mặc dù là có tài sản đảm bảo nhưng hình thức tín dụng này vẫn có độ rủi ro cao vì tài sản có thể bị mất giá hay người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình.
– Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng không có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc không có sự bảo lãnh của người thứ ba. Việc cấp tín dụng chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Muốn vậy, ngân hàng phải đánh giá hiệu quả sử dụng tiền vay của người vay, khách hàng không được phép giao dịch với bất kỳ ngân hàng nào khác. Mặc dù không có tài sản đảm bảo nhưng đây là một loại tín dụng ít rủi ro cho ngân hàng vì khách hàng có uy tín rất lớn và khả năng trả nợ rất cao thì mới được cấp tín dụng mà không cần đảm bảo. ( Xem ngay: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng 9đ, Hay nhất )
Theo mục đích sử dụng vốn tín dụng
– Tín dụng bất động sản: là các khoản tín dụng đầu tư vào bất động sản, bao gồm tín dụng ngắn hạn cho xây dựng nhỏ, sửa chữa nhà cửa và tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, cơ sở dịch vụ, trang trại.
– Tín dụng công thương nghiệp: là các khoản tín dụng cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, trả thuế và chi trả lương.
– Tín dụng nông nghiệp: là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động nông nghiệp, nhằm trợ giúp các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và chăn nuôi.
– Tín dụng tiêu dùng: là các khoản tín dụng cấp cho các nhân, hộ gia đình để mua sắm hàng hóa tiêu dung đắt tiền như xe hơi, trang thiết bị trong nhà, cho vay du học…
– Tín dụng đầu tư tài chính: là các khoản tín dụng cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp mua chứng khoán, vàng.
Theo chủ thể vay vốn
– Tín dụng doanh nghiệp (tín dụng bán buôn): gọi là bán buôn vì những doanh nghiệp thường vay với những khoản vay có giá trị lớn. Tuy nhiên những khoản cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa thường không lớn vì vẫn thuộc bán lẻ.
– Tín dụng cá nhân, hộ gia đình (tín dụng bán lẻ): Gọi là bán lẻ vì những các nhân thường vay với những khoản vay có giá trị nhỏ nhằm vào mục đích tiêu dung hoặc kinh doanh hộ gia đình.
– Tín dụng cho các tổ chức tài chính: đây là các khoản tín dụng cấp cho ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác. Những khoản đi vay này trở thành nguồn vốn của ngân hàng đi vay, nên chúng ta có thể dùng để trả nợ hay cho vay lại.
Theo phương thức hoàn trả nợ vay
– Tín dụng hoàn trả nhiều lần: loại tín dụng này áp dụng cho những khoản vay lớn và có thời hạn dài. Tín dụng trả góp là loại tín dụng mà khách hàng phải trả cả vốn gốc và lãi vay định kì thành những khoản bằng nhau, thường dùng trong mua nhà trả góp.
– Tín dụng hoàn trả một lần: là loại tín dụng mà khách hàng chỉ trả vốn gốc và lãi vay một lần khi đến hạn. Loại tín dụng này áp dụng cho những khoản vay nhỏ có thời hạn ngắn.
– Tín dụng hoàn trả theo yêu cầu: là loại tín dụng mà khách hàng có thể hoàn trả nợ vay bất cứ khi nào. Loại tín dụng này thường áp dụng cho những khoản vay thấu chi, thẻ tín dụng. ( Xem ngay: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng 9đ, Hay nhất )
Xem thêm: TRỌN BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP NGÂN HÀNG
Theo hình thái giá trị của tín dụng
– Tín dụng bằng tiền: là tín dụng mà hình thái của nó là bằng tiền. Tín dụng bằng tiền gọi là cho vay. Chiết khấu cũng là hình thức cho vay bằng tiền nhưng dưới hình thức mua bán giấy tờ có giá.
– Tín dụng bằng tài sản: là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng tài sản. Hình thức tín dụng này chính là cho thuê tài chính.
– Tín dụng bằng uy tín: là tín dụng mà hình thái giá trị của nó là bằng uy tín. Hình thức tín dụng này chính là bảo lãnh ngân hàng.
Theo xuất xứ tín dụng
– Tín dụng trực tiếp: là hình thức tín dụng, trong đó ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho khách hàng có nhu cầu vay vốn, đồng thời khách hàng hoàn trả nợ vay trực tiếp cho ngân hàng.
– Tín dụng gián tiếp: là hình thức cấp tín dụng thông qua trung gian như: tín dụng ủy thác, tín dụng thông qua tổ chức đoàn thể.
– Ngoài ra còn có các loại tín dụng khác như tín dụng nội tệ, ngoại tệ, vàng, tín dụng trong nước, tín dụng quốc tế… ( Xem ngay: Cơ sở lý luận về tín dụng ngân hàng 9đ, Hay nhất )
Trên đây là phần Cơ sở lý luận tín dụng ngân hàng mà Thuctap đã chia sẻ với các bạn, nếu các bạn cần thêm tài liệu hoặc thuê người viết bài thì hãy liên hệ với Thuctap qua zalo nhé.
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562