Cơ sở lý luận về Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động là phần mà nhiều bạn hỏi Thuctap trong thời gian dạo gần đây. Vì vậy Thuctap quyết định lên bài viết này để các bạn sinh viên đang viết Báo cáo thực tập hoặc Khóa luận tốt nghiệp về Tài chính doanh nghiệp có thể cùng tham khảo, hoàn thành thật tốt bài làm của mình nhé!
Ngoài ra, Thuctap còn nhận viết thuê các bài Luận văn thạc sĩ, Báo cáo thực tập, Khóa luận tốt nghiệp,… Các bạn cần thuê liên hệ Thuctap ngay và luôn nha!
Cơ sở lý luận về Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động
Vai trò và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:
Vai trò của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh:
– Đối với công ty:
Hiệu quả là điều kiện tồn tại và phát triển của công ty. Hiệu quả giữ một vị trí hết sức quan trọng trong điều kiện hạch toán kinh doanh theo cơ chế “lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi” thì công ty có tồn tại và phát triển được hay không điều đó phụ thuộc vào việc công ty có tạo ra được lợi nhuận và nhiều lợi nhuận hay không? Hiệu quả có tác động đến tất cả các hoạt động, quyết định trực tiếp đến tình hình tài chính của công ty. Hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh chính là điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sản xuất nhằm nâng cao số lượng và chất lượng của hàng hóa, giúp công ty củng cố được vị trí, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đầu tư công nghệ mới góp phần vào lợi ích xã hội. Nếu công ty làm ăn không hiệu quả, không bù đắp được những chi phí bỏ ra thì đương nhiên công ty khó đứng vững, tất yếu dẫn đến phá sản. Như vậy, hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với công ty là hết sức quan trọng, nó quyết định sự sống còn của công ty trong nền kinh tế thị trường, nó giúp cho công ty chiếm lĩnh được thị trường, đạt được thành quả to lớn. ( Cơ sở lý luận về Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động )
XEM THÊM: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
– Đối với kinh tế xã hội:
Việc công ty đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng đối với chính bản thân công ty cũng như đối với xã hội. Nó tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của công ty cũng như đối với xã hội, trong đó mỗi công ty chỉ là một cá thể, nhiều các thể vững mạnh và phát triển cộng lại sẽ tạo ra nền kinh tế xã hội phát triển bền vững. Công ty kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả thì công ty mang lại lợi ích cho nền kinh tế xã hội, tạo ra việc làm, nâng cao đời sống dân cư, trình độ dân trí được đẩy mạnh, tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người lao động, thúc đẩy nên kinh tế phát triển. Khi công ty làm ăn có hiệu quả thì phần thuế đóng vào ngân sách nhà nước tăng giúp nhà nước xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân tài, mở rộng quan hệ quốc tế.
Điều này không những tốt cho công ty mà còn tốt đối với sự phát triển kinh tế toàn xã hội. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm nguồn lực lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các công ty buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí.
Để hiểu rõ về vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, ta cũng cần phân biệt giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động kinh doanh. Kết quả hoạt động kinh doanh là những gì mà công ty đạt được sau một quá trình kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của công ty. Trong khi đó trong khái niệm về hiệu quả kinh doanh, người ta sử dụng cả hai chỉ tiêu kết quả và chi phí để đánh giá hiệu quả kinh doanh. ( Cơ sở lý luận về Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động )
Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây được hiểu theo nghĩa rộng là chi phí để tạo ra nguồn lực và chi phí sử dụng nguồn lực, đồng thời phải bao gồm cả chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội là giá trị của việc lựa chọn tốt nhất đã bị bỏ qua hay là giá trị của sự hy sinh công việc kinh doanh khác để thực hiện hoạt động kinh doanh này. Chi phí cơ hội phải được bổ sung vào chi phí kế toán và loại ra khỏi lợi nhuận kế toán để thấy rõ lợi ích kinh tế thật sự. Cách tính như vậy sẽ khuyến khích các nhà kinh doanh lựa chọn phương án kinh doanh tốt nhất, các mặt hàng sản xuất có hiệu quả cao hơn.

Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh chính là điều kiện tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp luôn phải nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí,…nhằm đạt mục tiêu lợi nhuận. Vì vậy đạt hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan tâm của doanh nghiệp trở thành điều kiện sống còn để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường. ( Cơ sở lý luận về Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động )
Hiệu quả kinh doanh cao cho ta biết được trình độ quản lý, trình độ sử dụng lao động của các nhà quản lý doanh nghiệp đồng thời cũng từ đó giúp các nhà quản trị đánh giá chung về nguồn lực của mình và đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó. Trước nhu cầu ngày càng tăng của con người, trong khi các nguồn lực đầu vào đang dần cạn kiệt buộc các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực ấy để phục vụ cho sản xuất với chi phí thấp nhất mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận sự cạnh tranh. Thị trường ngày càng phát triển thì các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau ngày càng khốc liệt hơn. Sự cạnh tranh không chỉ là cạnh tranh về hàng hóa (chất lượng, giá cả, mẫu mã,…) mà còn là sự cạnh tranh về uy tín, danh tiếng thị trường, có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới hoàn thành mục tiêu đề ra. Cạnh tranh vừa là động lực thúc đẩy vừa là sự kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Để đạt được điều này thì sản phẩm doanh nghiệp phải đạt yêu cầu về chất lượng, số lượng, giá cả, dịch vụ bán hàng. Như vậy, hiệu quả kinh doanh chính là nhân tố cơ bản của sự cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh là con đường để các doanh nghiệp tự nâng cao sức cạnh tranh. ( Cơ sở lý luận về Vốn lưu động và hiệu quả sử dụng Vốn lưu động )
Không chỉ dừng lại ở dịch vụ viết thuê Luận văn thạc sĩ, Báo cáo thực tập,… mà Thuctap còn có dịch vụ sửa bài, sửa đạo văn nữa nhé các bạn ơi.
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562