Dạo này có nhiều bạn hỏi Thuctap về Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa làm như thế nào, lý luận ra sao, có bài mẫu không,… nên Thuctap quyết định hôm nay chia sẻ cho các bạn luôn. Bài viết này dành cho các bạn học chuyên ngành Luật tham khảo hoàn thiện tốt bài làm của mình. Tải và tham khảo bài dưới cuối bài viết.
Nếu các bạn cần thêm tài liệu hoặc thuê người viết bài thì hãy liên hệ với Thuctap qua zalo nhé.
Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa
1.1 Khái quát chung về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại tại Tòa án nhân dân cấp huyện :
1.1.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại tại tòa án nhân dân cấp huyện :
Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung chấm dứt hơp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng. (Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa)
Vi phạm hợp đồng là căn cứ làm phát sinh tranh chấp giữa các bên. Điều kiện để quy trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm , hay nói cách khác những điều kiện nào được coi là cần và đủ để quy trách nhiệm bồi thường thiệt hại? Nhìn chung, Công ước Viên năm 1980, pháp luật Việt Nam và pháp luật một số nước trên thế giới đều có những quy định tương đối giống nhau về các căn cứ để quy trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng. Nếu người bán không thực hiện một nghĩa vụ nào đó của họ được quy định trong hợp đồng trong Công ước hay trong pháp luật, thì người mua có căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Quy định trách nhiệm của bên vi phạm hợp đồng đối với bên bị vi phạm cần có đủ các điều kiện sau đây :
– Có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa.
– Có sự thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm.
– Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại về tài sản.
– Có lỗi của bên vi phạm hợp đồng.
Xem thêm: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
1.1.2 Đặc điểm giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại tại tòa án nhân dân cấp huyện :
Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án là phương thức giải quyết tranh chấp được tiến hành theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ. Bản án, quyết định của Tòa án về tranh chấp nếu không có sự tự nguyện tuân thủ sẽ được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước.
Thẩm quyền của Tòa án đối với việc giải quyết các vụ án tranh chấp kinh doanh thương mại về hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.(Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa)
Việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa mang lại cho bên mua và bên bán những quyền lợi nhất định, hay nói cách khác là khi các bên tiến hành ký kết một hợp đồng mua bán thì hợp đồng mua bán thì hợp đồng đó hẳn mang lại cho họ những hi vọng về lợi nhuận nào đó. Đồng thời, hợp đồng đó cũng ràng buộc các bên những nghĩa vụ nhất định. Các nghĩa vụ này không phải sẵn có mà xuất phát trên cơ sở hợp đồng mà các bên đã ký kết với nhau. Tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa phát sinh khi các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng. Các đặc điểm của tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa được phân tích trên cơ sở các yếu tố làm phát sinh tranh chấp để qui trách nhiệm thuộc về bên mua hay bên bán. Cụ thể, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa dựa trên các yếu tố:
*Có sự vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa :
Vi phạm hợp đồng thể hiện trong việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ của hợp đồng. Ví dụ: như là bên bán không giao hàng, giao hàng chậm , giao hàng thiếu, giao hàng sai chủng loại, giao hàng kém chất lượng hay vi phạm đối với bên mua là không trả tiền, chậm trả tiền, trả tiền thiếu v.v.

*Có thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm :
Thiệt hại về tài sản trong hợp đồng mua bán hàng hóa là căn cứ để bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại. Nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thuộc về bên bị vi phạm. Nếu không chứng minh được thì không có căn cứ để yêu cầu Tòa án xem xét để bồi thường thiệt hại cho họ. Liên quan đến vấn đề thiệt hại do vi phạm hợp đồng, pháp luật của các nước có quy định khác nhau
*Có quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại vật chất xảy ra :
Điều này có nghĩa là vi phạm hợp đồng phải là nguyên nhân, còn thiệt hại về tài sản của bên bị vi phạm là hậu quả của nó thì mới có căn cứ để yêu cầu bồi thường thiệt hại. Hay nói cách khác chỉ bồi thường những thiệt hại gây ra bởi hành vi vi phạm hợp đồng.
*Có lỗi của bên vi phạm :(Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa)
Đây là điều kiện để qui trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng của bên vi phạm. Nếu một bên vi phạm hợp đồng mà không có lỗi thì không phải bồi thường thiệt hại. Ví dụ, bên bán đã chuẩn bị xong hàng hóa cho bên mua và chuẩn bị giao hàng theo hợp đồng thì bão ập đến cuốn trôi hàng và làm thiệt hại phần lớn hàng hóa khiến bên bán không thể giao hàng theo đúng thời hạn như hai bên đã ký kết. Như vậy, đây là sự kiện bất khả kháng , việc không giao hàng đúng thời hạn không có lỗi của bên bán hàng.
Về vấn đề xem xét lỗi trong hợp đồng mua bán hàng hóa, nguyên tắc là bên bị vi phạm không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm. Tuy nhiên, bên bị vi phạm có quyền quy đoán lỗi của bên vi phạm. Bên vi phạm phạm hợp đồng nếu muốn không phải chịu trách nhiệm thì phải tự chứng minh mình không có lỗi. Nếu bên vi phạm không chứng minh được thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo phán quyết của Tòa án.
Ngoài ra, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa còn có các đặc điểm sau đây:
– Tranh chấp được giải quyết thông qua con đường thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại.
– Tranh chấp này phát sinh giữa những chủ thể rất đặc thù ( chủ yếu là các thương nhân vì mục đích lợi nhuận ).
Xem thêm: BÀI MẪU BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.3 Ý nghĩa của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại tại tòa án nhân dân cấp huyện :
Nước ta ngày một hội nhập với các nước trên thế giới, cùng với đó sự phát triển kinh tế cũng phát triển đa dạng hơn. Các tranh chấp về hợp đồng kinh doanh hàng hóa ngày càng phức tạp và không tránh khỏi những vấn đề tất yếu, cần thiết đối với các chủ thể trong quan hệ tranh chấp này. Hiện nay, có rất nhiều phương thức để chủ thể trong tranh chấp hợp đồng kinh doanh hàng hóa lựa chọn, tuy nhiên mỗi phương thức đều có ưu và nhược điểm riêng nên các bên thương rất cân nhắc để áp dụng một cách hiệu quả tháo gỡ những mâu thuẫn đó. Đồng thời, khi ta di sâu trên phương diện lý thuyết về giải quyết tranh chấp bằng Tòa án thì thấy được tầm quan trọng của Tòa án trong hoạt động kinh doanh thương mại. Đây cũng là phương thức giải quyết giúp các chủ thể trong tranh chấp tin tưởng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia trong hoạt động kinh tế.(Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa)
Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa tại tòa án nhân dân cấp huyện theo thủ tục sơ thẩm là một trong những phương thức được các bên lựa chọn bởi tính pháp lý rằng buộc của bản án, quyết định. Thủ tục tố tụng tại Tòa án được đánh giá là chặt chẽ, hầu như tạo được sự tin cậy, công bằng cho các bên. Với việc tăng thẩm quyền cho Tòa án cấp huyện, thời gian gần đây, số lượng giải quyết các vụ án tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa không nhiều như trước đây, nhưng điều đó không có nghĩa là các tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa trên địa bàn huyện Nhà Bè đã giảm đi. Điều đó cho thấy những vụ án về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa là những vụ có tính chất phức tạp nhất định, thậm chí là rất phức tạp đòi hỏi đội ngũ cán bộ Thẩm phán, Thư ký Tòa án nhiệt tình, yêu nghề và có năng lực để đảm bảo giải quyết các vụ án một cách kịp thời, công bằng, hạn chế đến mức thấp nhất thời gian cũng như chi phí cho doanh nghiệp.
Trên đây là phần Cơ sở lý luận pháp lý về giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa mà Thuctap chia sẻ đến các bạn, nếu các bạn cần thêm tài liệu hoặc thuê người viết bài thì hãy chủ động liên hệ với Thuctap qua zalo nhé.
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562