Dưới đây là mẫu Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai dùng trong các bài báo cáo thực tập tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp phù hợp cho các bạn sinh viên đang làm đề tài hoàn thiện cho Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Hy vọng mẫu cơ sở lý thuyết dưới đây giúp cho các bạn sinh viên có thêm được tài liệu bổ ích khi làm bài.
Trong quá trình viết báo cáo thực tập tốt nghiệp nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không có công ty thực tập thì liên hệ trực tiếp với Thuctap qua zalo luôn nha!
PHẦN 1 MỞ ĐẦU – Tính cấp thiết của đề tài.
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, nó được khống chế về diện tích, không gian, vị trí địa lý theo đường biên giới quốc gia. Đất gắn bó mật thiết với sự tồn tại và phát triển của các sinh vật nói chung, của con người nói riêng. Đối với xã hội loài người, đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Đối với một quốc gia, đất đai là một dấu hiệu quan trọng để xác định chủ quyền, xác định sự thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, toàn vẹn chủ quyền quốc gia.
Từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì nhu cầu và giá trị về sử dụng đất ngày càng gia tăng trong lĩnh vực kinh tế xã hội và trong cuộc sống của người dân. Chính vì thế, các vụ tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai phát sinh la không tránh khỏi, xảy ra hầu hết ở các tỉnh thành trong cả nước và gây mất đoàn kết trong nội bộ nhân dân, làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự.
XEM THÊM: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
Ở nước ta hiện nay tranh chấp, khiếu nại và tố cáo đất đai có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng cũng như tính chất phức tạp. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo không được nhiều hoặc có giải quyết nhưng chưa dứt điểm, còn chậm, chưa đủ mạnh, số vụ phát sinh nhiều, số vụ giải quyết hiệu quả chưa cao dẫn đến tình trạng khiếu nại, tố cáo vượt cấp ngày càng tăng và ngày càng gay gắt. Do đó, việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội, được nhiều ngành nhiều cấp quan tâm.
Thành phố Đà Lạt đang trên đà phát triển theo hướng trở thành một thành phố hiện đại, năng động và những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định. Song mặt trái của sự phát triển này đã làm đảo lộn đời sống của một số gia đình, làm nảy sinh các bất đồng trong mối quan hệ giữa người sử dụng đất với nhau và giữa người sử dụng đất với người quản lý dẫn đến các vụ tranh chấp, khiêu nại, tố cáo về đất đai tương đối nhiều.
Từ yêu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý tài nguyên -, dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Nông Thu Huyền, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 – 2020”.
1.1. Mục đích nghiên cứu.
Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2018 – 2020. Từ đó rút ra một số kinh nghiệm và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố trong thời gian tới.
1.2. Yêu cầu.
-Nắm vững nội dung quản lý và sử dụng đất đai tại luật đất đai năm 2013, cùng nội dung trong các văn bản pháp lý có liên quan đến công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
-Các thông tin tài liệu, số liệu thu thập được phải trung thực, chính xác, khách quan, Đánh giá đúng thực trạng, khoa học, thu được hiệu quả cao nhất.
-Các giải pháp đề xuất phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, có tính khả thi, theo đúng quy định của pháp luật.
1.3. Ý nghĩa của đề tài.
-Ý nghĩa học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Trong quá trình học tập và nghiên cứu, giúp sinh viên chủ động, làm quen, năng động sáng tạo gắn kết và củng cố, vận dụng lý thuyết đã được trang bị trong nhà trường vào thực tiễn.
+ Làm cơ sở triển khai các đề án nhằm cải cách công tác giải quyết khiếu nại đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nói riêng và trên địa bàn Thành phố Đà Lạt nói chung.
+ Nắm bắt được hoạt động giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Thành phố Đà Lạt.
-Ý nghĩa thực tiễn:
+ Đánh giá được công tác giải quyết khiếu nại về đất đai tại Phòng Tài nguyên Môi trường Thành phố Đà Lạt trong những năm gần đây.
+ Rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác giải quyết khiếu nại về đất đai.
+ Nâng cao hiệu quả trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai tại Phòng Tài nguyên và Môi trường Thành phố Đà Lạt.
+ Góp phần nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai theo đúng pháp luật. Hạn chế thấp nhất các hành vi vi phạm luật đất đai, phục vụ việc quản lý và sử dụng đất đai hợp lý trên địa bàn Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng trong thời giai tới.

Đề cương – Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
Trang
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.3. Yêu cầu.
1.4. Ý nghĩa của đề tài.
ỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.2. Căn cứ pháp lý.
2.3. Một số quy định trong văn bản quy phạm pháp luật về công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai
2.3.1. Tranh chấp về đất đai
2.3.2. Khiếu nại về đất đai.
2.3.3. Tố cáo về đất đai
2.4. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở Việt Nam
2.4.1. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở một số địa phương trong cả nước
2.4.2. Tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ở tỉnh Lâm Đồng. 18
PHẦN 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .19
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu.
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.3. Nội dung nghiên cứu.
3.3.1.
3.3.2. Tình hình sử dụng đất đai Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.
3.3.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 – 2020
3.3.4. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Thành phố Đà Lạt trong thời gian tới
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
3.4.3. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.1. Vị trí địa lý
4.1.2. Địa hình
4.1.3. Khí hậu
4.1.4. Các loại tài nguyên
4.1.5. Điều kiện kinh tế – xã hội
4.1.6. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất
4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai Thành phố Đà Lạt
4.2.1. Hiện trạng bộ máy tổ chức cán bộ ngành TN&MT Thành phố Đà Lạt
4.2.2. Tình hình sử dụng đất đai Thành phố Đà Lạt
4.3. Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2018 – 2020
XEM THÊM: MẪU LÀM BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP ĐIỂM CAO
4.3.1. Công tác tiếp nhận và phân loại đơn thư
4.3.2. Kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Thành phố Đà Lạt giải đoạn 2018 – 2020
4.3.3. Tổng hợp kết quả giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn Thành phố Đà Lạt giai đoạn 2018 – 2020
4.3.4. Nguyên nhân phát sinh tranh chấp, khiếu nạo, tố cáo
4.4. Đánh giá chung về thuận lợi và khó khan trong công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Lạt giai đoạn 2018 – 2020
4.4.1. Thuận lợi
4.4.2. Khó khăn
4.5. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Lạt trong thời gian tới
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
luận
5.2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ năm 2018 – 2020 trên địa bàn thành phố đã nhận được 213 đơn thư về lĩnh vực tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Trong đó tranh chấp là 136 vụ chiếm 63,85%, khiếu nại là 69 vụ chiếm 32,40%, tố cáo là 8 vụ chiếm 3,75%.
Tại cấp xã, phường từ năm 2018 – 2020 tổng số đơn thư về tranh chấp đất đai là 136 đơn. Đã giải quyết được 127/136 vụ việc chiếm tỷ lệ 93,38%, số vụ chưa giải quyết được là 9/136 vụ chiếm tỷ lệ 6,62%.
Tổng số đơn thư về khiếu nại là 69 đơn. Trong đó đã giải quyết được 68/69 vụ việc chiếm 98,55%. Số vụ còn tồn đọng là 1/69 vụ chiếm 1,55% tổng số vụ.
Tổng số đơn thư về tố cáo là 8 đơn. Cơ quan thanh tra đã tổ chức giải quyết được 8/8 vụ không còn để tồn đọng, đạt 100% công việc được giao.
XEM THÊM: TRỌN BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP LUẬT
* Số vụ tồn đọng của tất cả các hình thức trung bình là 3 vụ/năm. Nguyên nhân của tồn đọng là do:
– Đơn thư nhận vào dịp cuối năm không kịp thời hạn giải quyết.
– Một số vụ việc phức tạp lien quan đến nhiều người, nhiều đối tượng do đó cần nhiều thời gian để thẩm tra, xác minh.
*Kết quả từ điều tra phỏng vấn người dân về nguyên nhân phát sinh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai như sau:
– Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp về đất đai như mua bán là 36,00%; do mượn đất là 44,00%; do lấn chiếm là 12,00%; nguyên nhân khác là 8,00%.
– Nguyên nhân dẫn đến khiếu nại về đất đai liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng chiếm 30,00%; do công tác cấp giấy chứng nhận 20,00%; do mượn đất chiếm 40,00%; nguyên nhân khác chiếm 10,00%.
– Nguyên nhân dẫn đến tố cáo về đất đai do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất chiếm 80,00%; nguyên nhân khác là 20,00%.
* Công tác giải quyết tranh chấp, tố cáo, khiếu nại về đất đai của Thành phố Đà Lạt giai đoạn 2018 – 2020 có nhiều thuận lợi, tuy nhiên vẫn gặp một số khó
khăn như: trình độ nhận thức của người dân chưa cao, thủ tục hành chính còn nhiều… Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của công tác này cho thành phố Đà Lạt trong thời gian tới thì cần có một số các giải pháp cụ thể đi kèm như: giải pháp về chính sách, giải pháp rút ngắn về thủ tục hành chính, ….
Kiến nghị
Sau khi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng”. Để góp phần nâng cao chất lượng công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai trong thời gian tới tôi xin đề nghị một số vấn đề như sau:
Đối với những vụ việc tồn đọng qua các năm cần được theo dõi kết quả giải quyết.
Đối với những vụ việc liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thì chính quyền địa phương và nhà đầu tư cần phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa, giải đáp các thắc mắc của người dân nhanh chóng, kịp thời, công khai minh bạch trong việc tiến hành bồi thường để nhân dân tin tưởng tránh phát sinh khiếu nại không đáng có.
Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kiến thức pháp luật cho các cán bộ chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ.
Để nghị UBND tỉnh cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện khi có luật, pháp lệnh mới ban hành.
Trên đây là mẫu Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai được tham khảo từ báo báo cáo tốt nghiệp điểm cao, các bạn có thể dùng tham khảo khi viết bài tốt nghiệp của mình. Nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình thực tập và làm bài, các bạn có thể liên hệ với Thuctap qua zalo để được hỗ trợ viết bài điểm cao trọn gói công ty
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562