Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk là một điều khó khăn đối với các bạn sinh viên khi không được thực tế quan sát, rất khó để viết lời thành văn. Chính vì thế với bài viết này Thuctap chia sẻ đến các bạn đang làm Báo cáo thực tập tốt nghiệp về Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu mẫu bổ ích khi làm bài, hoàn thành bài tốt nghiệp xuất sắc.
Tuy nhiên chỉ với bài mẫu Báo cáo thực tập này thì chưa đủ để các bạn vận dụng vào bài làm, trên trang Thuctap còn rất nhiều các tài liệu khác liên quan tham khảo ngay nhé. Thời gian sắp tới Thuctap sẽ cố gắng dành nhiều thời gian hơn để đưa đến các bạn nhiều tài liệu hơn, theo dõi Thuctap để cập nhật thông tin nhanh chóng.
Quá trình làm bài có khó khăn, nhiều vấn đề xảy ra thì các bạn cũng đừng nản lòng, hãy chủ động nhắn tin qua zalo với Thuctap để Thuctap hỗ trợ bạn nhé
Phần mở đầu Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là một trong những vấn đề xã hội bức xúc, mang tính toàn cầu, nó tồn tại ở mọi quốc gia, mọi châu lục và không trừ một ngoại lệ nào. Bước sang thế kỷ XXI nhưng một phần tư thế giới vẫn đang sống trong sự cùng cực của nghèo khổ không đủ khả năng đáp ứng những nhu cầu cơ bản của con người. Hàng triệu người khác có nguy cơ tái nghèo cao.
Ở Việt Nam công cuộc khởi xướng vào năm 1986 đã mang lại những thay đổi sâu sắc về nhiều mặt trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Từ một mước nông nghiệp lạc hậu thiếu lương thực thường xuyên Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới. Chính sách mở cửa hội nhập đã tạo ra cơ hội chưa từng có của người dân trong sản xuất kinh doanh. Việt Nam đang được các tổ chức quốc tế đánh giá là một trong những nước đạt thành quả cao trong chương trình xóa đói giảm nghèo, một nhiệm vụ cơ bản của mục tiêu thiên niên kỷ. Bộ mặt các xã nghèo, các xã đặc biệt khó khăn có sự thay đổi to lớn. Đáng kể nhất về kết cấu hạ tầng, chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo được cải thiện nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi, vùng sâu, vùng xa và phụ nữ. ( Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ )
XEM THÊM: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ như trên, cho đến nay Việt Nam vân là một nước nghèo, đã có nhiều chỉ báo cho rằng tốc độ giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay đang bị chững lại. Chất lượng giảm nghèo, tính chất bền vững và tỷ lệ tái nghèo hiện nay cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Điều này gây ra những hậu quả xã hội tiêu cực khiến cho cuộc chiến chống đói nghèo ở nước ta vẫn còn nhiều cam go và thách thức.
Đặc biệt, còn khó khăn hơn khi họ là những người phụ nữ nghèo đơn thân làm chủ gia đình họ không chỉ là nạn nhân của đói nghèo mà họ còn gánh vác trọng trách nuôi sống cả gia đình, thiếu thốn tình cảm, mặc cảm, tự ti, ít giao tiếp xã hội…Bởi vậy hạn chế tình trạng đói nghèo là nhiệm vụ của các cấp, các ngành nói riêng và toàn thể cộng đồng nói chung. Trong đó NVCTXH được coi là những người có trọng trách nặng trong giúp đở họ tự vượt qua những khó khăn trong cuộc sống bằng những kiến thức và kỷ năng.
Vì những lý do trên và với vai trò là sinh viên thực hành ngành công tác xã hội em quyết định chọn đề tài “Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Buôn Tơng Jŭ, xã Ea Kao, Thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk”.
2. Mục đích.
Tạo cơ hội cho người nghèo, hộ nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, tăng thu nhập, thoát nghèo.
Giúp thân chủ có thời gian tham gia được những hoạt động xã hội. Giúp chị tìm được niềm vui trong cuộc sống, cảm thấy có nghị lực để vươn lên thoát nghèo , tạo lập được mối quan hệ tương tác với họ hàng, bạn bè, hàng xóm tốt hơn.
Với sự hỗ trợ, tác động của sinh viên vào thân chủ, việc thực hiện đề tài này sẽ giúp cho sinh viên có cơ hội luyện tập, củng cố, áp dụng kiến thức, kỹ năng đã được truyền đạt trên lớp vào thực tế . ( Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ )
Với việc thực hành này, sinh viên sẽ có thêm cơ hội hiểu biết về chuyên ngành đang theo học; giúp cho sinh viên chuẩn bị tâm lý, có những bước chuẩn bị cơ bản nhất để trở thành nhân viên Công tác xã hội chuyên nghiệp.
3. Đối tượng, phạm vi giúp đỡ:
– Đối tượng (giới thiệu về TC)
Họ và tên: H’ D NIÊ – Giới tính: Nữ
Sinh ngày: 18/10/1981
– Phạm vi giúp đỡ:
Nghiên cứu những tác động hỗ trợ TC:
+ tại buôn Tơng Jŭ, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk.
+ Nhân viên xă hội (NVXH)
– Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại địa bàn Buôn Tơng Jŭ, xã Ea Kao, TPBMT Tỉnh Đăk Lăk.
Thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ 17/12/2016 đến 10/03/2017
4. Các kỹ năng áp dụng giúp trong quá trình giúp đỡ
– Vấn đàm:
+ Từ cô buôn trưởng, chú buôn phó, anh trưởng liên gia 3;
– Quan sát: ( Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ )
+ Hành vi, cử chỉ của chị ( thân chủ), con của chị khi tham gia các buổi vấn đàm.
+ Cử chỉ, thái độ, biểu hiện khi sinh viên trao đổi, tṛò chuyện với chị.
+Khả năng tham gia buổi tṛò chuyện
+ Sử dụng các kỹ năng trong giao tiếp: Lắng nghe, quan sát, khích lệ…
– Phương Pháp luận
Nghiên cứu đã vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu đặc biệt nhìn nhận sự nghèo khổ của thân chủ như một sự tác động nhiều chiều mang tính chủ quan và khách quan. Từ đó giúp thân chủ nhận thức được vấn đề của mình gắn với hoàn cảnh cụ thể và cách thức để giải quyết vấn đề trên cơ sở huy động một cách có kế hoạch và các nguồn lực của cá nhân và cộng đồng.
– Phương pháp nghiên cứu tài liệu có sẵn
Nghiên cứu có sử dụng những thông tin từ nguồn tài liệu có sẵn dựa trên nguồn số liệu của cuộc khảo sát xác định hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2011-2016, báo cáo tình hình kinh tế-chính của buôn Tơng Jŭ năm 2016; báo cáo của Ban giảm nghèo Xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đăk Lăk…để làm tài liệu trong quá trình hoàn thành đề tài.
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm mục đích thu thập những thông tin thực nghiệm cho nghiên cứu. Thông qua quan sát, NVCTXH có thể thấy được những khó khăn trong cuộc sống của phụ nữ nghèo để có những định hướng chính xác hơn trong việc hỗ trợ họ. Cụ thể quan sát một số khía cạnh sau:
+ Quan sát hoàn cảnh gia đình: Cơ sở vật chất như nhà ở, các vận dụng trong nhà, ruộng vườn….
+ Quan sát thái độ của thân chủ thông qua giao tiếp với thân chủ
+ Quan sát hành vi của thân chủ thông qua chăm sóc con cái và qua những công việc mà thân chủ thực hiện.
– Phương pháp phỏng vấn sâu:
Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhằm tìm hiểu sâu hơn về vấn đề, nhu cầu của thân chủ, thăm dò, phát hiện những chính sách và biện pháp mà chính quyền đã triển khai trong hỗ trợ phụ nữ nghèo tại địa phương.
Mục đích của phỏng vấn sâu nhằm thu thập những thông tin về những thực trạng, nguyên nhân nghèo hiện tại, nhận thức của họ về cách vươn lên thoát nghèo, những khó khăn của họ trong quá trình giảm nghèo, những nguyện vọng và mong muốn của họ…. 5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiến. ( Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ )
XEM THÊM: MẪU LÀM BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP ĐIỂM CAO
5. 1. Ý nghĩa khoa học.
Dưới góc độ của tiếp cận lý thuyết xã hội học, lý thuyết công tác xã hội đặc biệt là công tác xã hội cá nhân cùng với việc sử dụng các kỷ năng và các phương pháp thu thập và phân tích thông tin, kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp thêm nguồn lý luận phong phú cho việc ứng dụng các lý thuyết và các phương pháp này trong thực tiến.
5. 2. Ý nghĩa thực tiến.
Nghiên cứu này được tiến hành với mục đích ứng dụng tiến trình công tác xã hội cá nhân với phụ nữ nghèo dựa trên khảo sát chính nhu cầu của họ. Việc ứng dụng tốt tiến trình này sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho thân chủ bởi thông qua đó học có cơ hội bày tỏ, chia sẽ những khó khăn trong cuộc sống, những tâm tư nguyện vọng cũng như con đường hướng để vươn lên xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống.

Đề cương Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích
3. Đối tượng, phạm vi giúp đỡ
4. Phương pháp và các kỹ năng áp dụng giúp trong quá tŕnh giúp đỡ
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tế
PHẦN II NỘI DUNG ( Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk, 9đ )
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC HÀNH
I. Khái quát, tình hình chung của buôn Tơng Ju xã Ea Kao
1. Lịch sử trình hình thành và phát triển
2. Vị trí dịa lý
3. Điều kiện tự nhiên- kinh tế
4. An ninh- chính trị
5. Văn hóa
6. Dịch vụ
7. Giáo dục
8. Y tế
CHƯƠNG III. TIẾN TRÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI PHỤ NỮ NGHÈO ĐƠN THÂN TẠI BUÔN TƠNG JŬ XÃ EA KAO, TP BMT, ĐĂK LĂK
I. Tiếp nhận ca và nhận diện vấn đề ban đầu
II. Thu thập thông tin
III. Đánh giá lại vấn đề
IV. Xác định vấn đề của thân chủ
V. Triển khai hoạt động
VI. Lượng giá, chuyển giao
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Công tác xã hội cá nhân với hộ nghèo đơn thân tại Đăk Lăk là một trong những bài mẫu mà Thuctap muốn chia sẻ tới các bạn đang làm Báo cáo thực tập tốt nghiệp, tham khảo và tải miễn phí nhiều tài liệu hơn ở trang Thuctap.
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562