Nghiệp vụ bán hàng là gì? Đặc điểm, vai trò của nghiệp vụ bán hàng như thế nào? Chắc hẳn các bạn sinh viên vẫn chưa tìm hiểu kĩ được rằng Nghiệp vụ bán hàng là gì? Có vẻ một số bạn đang bị lạc lỗng, chưa rõ mình đã hiểu về Nghiệp vụ bán hàng chưa. Chính vì thế, với bài viết này Thuctap sẽ làm rõ cho các bạn hiểu được, Nghiệp vụ bán hàng là gì? Đặc điểm, vai trò của nghiệp vụ bán hàng. Tham khảo và tải ngay cuối bài, hoàn toàn miễn phí.
Trong thời gian làm bài, nếu các bạn cần người hỗ trợ, cần dịch vụ viết thuê thì liên hệ với Thuctap ngay nhé!
Nghiệp vụ bán hàng là gì? Đặc điểm, vai trò của nghiệp vụ bán hàng
Cơ sở lý thuyết về bán hàng
Khái niệm bán hàng
Bán hàng là một quá trình lao động kỹ thuật và phục vụ phức tạp của nhân viên bán hàng, thực hiện sự trao đổi giữa tiền và hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng về hàng hóa của khách hàng.
Bán hàng văn minh là sự đáp ứng đầy đủ, công bằng hợp lý nhất mọi nhu cầu hợp pháp của khách hàng với thời gian, chi phí phục vụ ít nhất, phục vụ lịch sự nhất, điều kiện tiện nghi phục vụ tối đa.
Bán hàng là tiến trình thực hiện các mối quan hệ, giữa người mua và người bán; trong đó, người bán nỗ lực khám phá các nhu cầu, mong muốn của người mua nhằm thoả mãn tối đa các lợi ích lâu dài cho cả hai bên mua và bán ( Nghiệp vụ bán hàng là gì? Đặc điểm, vai trò của nghiệp vụ bán hàng)
Vị trí của nghiệp vụ bán hàng
Quá trình lưu thông hàng hóa gồm 4 khâu: mua – vận chuyển – dự trữ bảo quản – bán ra. Trong đó mua vào là khâu khởi điểm và bán ra là khâu cuối cùng, kết thúc quá trình lưu thông và là khâu quyết định các khâu khác của quá trình lưu thông hàng hóa, 4 khâu này đều có vị trí riêng nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Bán hàng là khâu trực tiếp thực hiện kế hoạch lưu chuyển hàng hóa của doanh nghiệp.
Đặc điểm của nghiệp vụ bán hàng
– Phải thực hiện hệ thống các thao tác kỹ thuật với thiết bị phương tiện đo lường yêu cầu có độ chính xác tương đối cao ( thiết bị bán hàng chuyên dụng).
– Tốc độ bán hàng nhanh.
– Công việc thường căng thẳng vào thời điểm trước và sau giờ làm việc.
– Người mua có chủ định trước.
– Mặt hàng kinh doanh có điều kiện
XEM THÊM: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
Vai trò của nghiệp vụ bán hàng
Thực tiễn cho thấy trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp chỉ hoạt động theo kế hoạch và giá cả đã được ấn định từ trước do Nhà nước đặt ra thì không thể tự do cạnh tranh gay gắt, bán được sản phẩm mình làm ra để có lợi nhuận. Vấn đề là phải tổ chức hoạt động bán hàng như thế nào để có hiệu quả cao nhất và đáp ứng tối đa nhu cầu của xã hội. Do đó, bán hàng có vai trò to lớn không chỉ đối với ngƣời mua, người bán mà còn đối với cả quốc gia, trên góc độ người bán hoạt động bán hàng có vai trò như sau: ( Nghiệp vụ bán hàng là gì? Đặc điểm, vai trò của nghiệp vụ bán hàng)
Thứ nhất
Bán hàng giúp cho hàng hóa được lưu chuyển từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, không có bán hàng thì nền sản xuất sẽ bị đình trệ, doanh nghiệp sản xuất ra không thể nào tiêu thụ, người tiêu dùng có nhu cầu về sản phẩm thì không biết lấy từ đâu.
Do đó, nếu không có bán hàng thì nền sản xuất chắc chắn sẽ bị khó khăn, nền kinh tế sẽ bị suy thoái vì khủng hoảng cung cầu, xã hội vì thế không thể phát triển.
Thứ hai
Bán hàng còn đóng vai trò lưu thông tiền tệ trong guồng máy kinh tế. Doanh nghiệp bán ra hàng hóa hay dịch vụ tiền thu về từ hoạt động bán hàng sẽ tiếp tục được đưa vào sản xuất để tiếp tục sinh lợi sau đợt bán hàng tiếp theo.
Như thế, việc bán hàng sẽ giúp cho luồng tiền quay vòng từ tay người mua sang tay người bán rồi về lại tay người mua một cách liên tục.
Thứ ba
Bán hàng giúp cho luân chuyển hàng hóa từ nơi dư thừa sang nơi có nhu cầu. Theo quy luật cung cầu, nơi dư thừa hàng hóa thì giá sẽ thấp, ngược lại những nơi khan hiếm hàng hóa thì giá sẽ cao, do đó bán hàng ở những nơi thiếu hàng hóa sẽ thu về lợi nhuận cao hơn những nơi có hàng hóa dư thừa.
Đây chính là động lực đễ doanh nghiệp di chuyển hàng hóa đến những nơi khan hiếm hàng hóa, mong kiếm được lợi nhuận cao hơn.Vì vậy bán hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng nhu cầu xã hội.
Thứ tư
Bán hàng mang về lợi ích cho cả người mua lẫn người bán. Đối với người mua,lợi ích của họ là có được sản phẩm. Còn đối với người bán, đó là lợi nhuận từ kinh doanh.
Nhờ hoạt động bán hàng mà luồng tiền hàng luân chuyển thường xuyên giữa người mua và người bán. Mỗi lần luân chuyển như vậy đều phát sinh lợi cho hai bên.
Từ những vấn đề đã nói ở trên ta thấy việc phát huy thế mạnh các hoạt động bán hàng sẽ đem lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp. Bán hàng là hoạt động kinh doanh nhằm bán được hàng hóa của nhà sản xuất cho các đối tượng tiêu dùng khác nhau,nó mang tính sống còn với các doanh ngiệp, nó quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trong việc kinh doanh thương mại.

Yêu cầu của nghiệp vụ bán hàng
Phải đả m bảo thỏa mãn cao nhất về nhu cầu hàng hóa của khách hàng
Mục đích của khách hàng khi mua là mua được hàng vừa ý, được phục vụ tốt nhất. Đồng thời đây cũng là mục đích của doanh nghiệp là bán được nhiều hàng, phục vụ khách hàng tốt nhất. ( Nghiệp vụ bán hàng là gì? Đặc điểm, vai trò của nghiệp vụ bán hàng)
Thỏa mãn nhu cầu khách hàng và hàng hóa là thỏa mãn nhu cầu về số lượng, phong phú về chất lượng và chủng loại. Muốn như vậy hàng hóa của doanh nghiệp phải đủ về số lượng, phong phú về chủng loại chất lượng.
Chất lượng phải đảm bảo đạt tiêu chuẩn Nhà nước và không có hàng giả, ngay từ khâu mua hàng về công ty phải làm tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường để mua hàng phù hợp với nhu cầu đảm bảo chất lượng.
Thỏa mãn nhu cầu phục vụ: Thỏa mãn những yêu cầu của khách trước, trong và sau khi mua hàng (yêu cầu về giao tiếp, thái độ, cử chỉ thực hiện,nhiệm vụ của nhân viên bán hàng).
Phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng trong khi mua hà ng
Rút ngắn thời gian mua sắm của khách hàng làm cho khách mua sắm được loại hàng vừa ý một cách dễ dàng, thoải mái.
Làm tốt yêu cầu này không chỉ thuận lợi cho khách hàng mà còn góp phần làm cho doanh nghiệp bán được nhiều hàng, góp phần tiết kiệm lao động xã hội từ đó phản ánh được trình độ sản xuất và trình độ tổ chức lao động xã hội.
Yêu cầu này đòi doanh nghiệp phải đáp ứng áp dụng phương pháp bán hàng tiến bộ tăng cường tuyên truyền quảng cáo, chuẩn bị hàng đưa ra bán, nhân viên bán hàng tổ chức quá trình bán hàng một cách khoa học, nhanh gọn.
Phải đảm bảo quan hệ tốt, lịch sự giữa khách với cửa hàng trong quá trình mua bán hàng hóa
XEM THÊM: TRỌN BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP BÁN HÀNG
Yêu cầu này xuất phát từ lợi ích của cả hai phía là người bán và người mua(khách hàng doanh nghiệp).
Muốn như vậy phải đảm bảo quyền bình đẳng của mọi khách hàng trong việc mua bán phải trung thực trong việc cân đo, đong đếm, xác định chất lượng hàng thanh toán với khách hàng, thái độ bán hàng phải khiêm tốn , lịch sự, hết lòng giúp đỡ khách hàng, lắng nghe ý kiến khách hàng, sửa chữa kịp thời thiếu sót để hằng ngày nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Về phía doanh nghiệp phải thường xuyên tăng cường các biện pháp nâng cao trình độ cho người lao động.
Phải đảm bảo năng suất bán hàng cao, quản lý tốt tiền , hàng, tài sản của cửa hàng ( Nghiệp vụ bán hàng là gì? Đặc điểm, vai trò của nghiệp vụ bán hàng)
Đây vừa là yêu cầu quản lý tốt trong bán hàng là một trong những căn cứ đánh giá trình độ hiệu quả công tác của nhân viên bán hàng.
Để thực hiện yêu cầu này về doanh nghiệp phải chú ý đến địa điểm xây dựng( điều khiển trang thiết bị, điều kiện đảm bảo an toàn nâng cao trình độ tổ chức cho người lao động). Về phía nhân viên phải chủ động tận dụng mọi điều kiện để nâng cao trình độ tổ chức lao động, tổ chức bán hàng một cách khoa học.
Người bán hàng phải có trình độ để áp dụng các điều kiện cơ sở vật chất để đảm bảo an toàn tiền hàng, tài sản, tránh sơ hở dẫn đến tham ô, lãng phí trong kinh doanh, đồng thời giúp khách mua hàng nhanh.
Chắc hẳn các bạn đã hiểu rõ về Nghiệp vụ bán hàng là gì? Đặc điểm, vai trò của nghiệp vụ bán hàng rồi nhỉ, vậy thì chúc các bạn hoàn thành tốt bài làm của mình nhé!
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562