Đặc Điểm, Ý Nghĩa Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động

Rate this post

Đặc điểm giải quyết tranh chấp lao động là gì? Ý nghĩa của quy định pháp luật về giải quyết Tranh Chấp Lao Động cá nhân là gì? Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân có những đặc điểm riêng, giúp ta phân biệt nó với các tranh chấp khác, bao gồm: tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án, tranh chấp lao động cá nhân bằng hội động trọng tài lao động, tranh chấp lao động bằng hòa giải viên. Các bạn cùng tham khảo chi tiết ở bài viết về Đặc Điểm, Ý Nghĩa Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động sau đây nhé.

Để tham khảo nhiều hơn bài viết về tranh chấp lao động cá nhân, thì các bạn tham khảo thêm tại đây nhé.

===>>> Báo Cáo Thực Tập Về Tranh Chấp Lao Động

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án:

Thứ nhất, việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án được thực hiện bởi tòa án với tư cách là cơ quan tài phán mang tính quyền lực nhà nước và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng chặt chẽ.

Tranh chấp lao động cá nhân có thể được giải quyết bởi nhiều cơ quan, cá nhân khác nhau như: Hòa giải viên lao động hay Tòa án nhân dân.

Tuy nhiên khác với Hòa giải viên lao động do cơ quan quản lý Nhà nước về lao động cấp huyện cử ra để hòa giải tranh chấp lao động cá nhân thì Tòa án nhân dân là cơ quan tư pháp, nhân danh Nhà nước giải quyết các tranh chấp lao động nói chung và tranh chấp lao động cá nhân nói riêng.

Ở Việt Nam, việc giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân tại Tòa án nhân dân đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Với hàng ngàn vụ tranh chấp lao động cá nhân được giải quyết tại Tòa án nhân dân, ngành tòa án thực sự có những kinh nghiệm không nhỏ trong lĩnh vực này. Việc tổng kết kinh nghiệm hàng năm đã được đề cập trong các báo cáo tổng kết ngành Tòa án nhân dân, trong đó có đánh giá cả những mặt ưu điểm và những tồn tại cần uốn nắn, sửa chữa. Đó không chỉ là những kinh nghiệm quý báu cho ngành tòa án về công tác xét xử mà còn là những kinh nghiệm để xây dựng các quy định về tố tụng lao động tại Tòa án nhân dân, một hình thức tố tụng độc lập với tố tụng dân sự, một hình thức tố tụng mà trước đây tố tụng lao động chỉ là một bộ phận không chính thức.

Hệ thống Tòa án nhân dân được phân chia theo địa giới hành chính lãnh thổ tương ứng với ba cấp thẩm quyền: Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân tối cao. Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân trực tiếp giải quyết các vụ án lao động cá nhân. Cũng như tòa hình sự, dân sự… Tòa lao động là một tòa chuyên trách được tổ chức trong hệ thống Tòa án nhân dân. Hệ thống Tòa lao động gồm: Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Tòa lao động thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh; các Thẩm phán chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.

Thứ hai, giải quyết tranh chấp lao động cá nhân tại tòa án là hoạt động giải quyết cuối cùng sau khi tranh chấp đã được giải quyết ở giai đoạn khác mà không đạt kết quả (trừ một số trường hợp nhất định).

Thứ ba, các phán quyết của tòa án về vụ án tranh chấp lao động cá nhân được đảm bảo thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế nhà nước thông qua cơ quan thi hành án. Mục đích hàng đầu của đương sự khi khởi kiện là nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chính vì vậy, sự bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án bằng sức mạnh cưỡng chế nhà nước được coi là một ưu điểm, tạo ra sự khác biệt trong cơ chế thi hành phán quyết của các loại cơ quan tài phán.

Sở dĩ phán quyết của tòa án có tính cưỡng chế bởi Tòa án nhân dân là cơ quan nằm trong hệ thống tư pháp, nhân danh Nhà nước để giải quyết các tranh chấp nói chung và tranh chấp lao động cá nhân nói riêng, thông qua đó bảo vệ quyền lợi, tài sản của cá nhân, công dân, tổ chức… theo quy định của pháp luật. Khi đương sự không tự giác thi hành bản án, quyết định của tòa án, cơ quan thi hành án có quyền tổ chức cưỡng chế buộc đương sự phải thực hiện nghĩa vụ của mình theo quyết định của tòa án. Với đặc điểm này, hiệu lực thi hành phán quyết của tòa án sẽ hiệu quả và mang tĩnh cưỡng chế cao nhất.

Do đó các tranh chấp lao động cá nhân khởi kiện tại tòa án được giải quyết dứt điểm và có khả năng bảo vệ tốt hơn các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.

Để giúp đỡ những bạn sinh viên đang gặp rắc rối trong việc làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, bên mình có bảng giá hỗ trợ cho các bạn sinh viên.

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng hội động trọng tài lao động:

(khác với BLLĐ 2012, BLLĐ 2019 đã cho phép hội đồng trọng tài được giải quyết tranh chấp lao động cá nhân)

Trọng tài lao động là phương thức giải quyết tranh chấp lao động mà theo đó trọng tài viên hoặc Hội đồng trọng tài có thẩm quyền sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp lao động dựa trên cơ sở các nguyên tắc nhất định theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên tranh chấp hoặc theo quy định của pháp luật;

Phán quyết của trọng tài có giá trị bắt buộc thi hành với các bên

Điều 189 Bộ luật lao động 2019  có quy định:

  1. Trên cơ sở đồng thuận, các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp trong trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 188 Bộ luật lao động 2019  . Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
  2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp theo quy định tại khoản 1 Điều này, Ban trọng tài lao động phải được thành lập để giải quyết tranh chấp.
  3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
  4. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều này mà Ban trọng tài lao động không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
  5. Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Giải quyết tranh chấp lao động bằng hòa giải viên:

tranh chấp lao động cá nhân đang diễn ra ngày càng nhiều phù hợp với sự phát triển của các quan hệ lao động. Và để giải quyết những mâu thuẫn giữa các bên khi tranh chấp lao động cá nhân xảy ra, có một phương pháp rất hữu hiệu và được các bên vô cùng ưa chuộng đó là phương pháp thông qua hòa giải. Nó xuất phát từ bản chất của quan hệ lao động quan hệ thoả thuận, bình đẳng. Khi một tranh chấp lao động phát sinh, trước hết các bên phải tự trực tiếp thương lượng với nhau tại nơi phát sinh tranh chấp.

Hòa giải là quá trình các bên tranh chấp đưa tranh chấp lao động giữa họ ra trước người thứ ba trung lập để giải quyết. Người thứ ba trung lập đó căn cứ vào tình tiết của vụ việc và tình hình giữa các bên để giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận có thể chấp nhận được. Việc hòa giải có thể là phương cách rất hữu dụng khi các bên không lựa chọn giải quyết bằng Tòa án.

Một người hòa giải sẽ giúp các bên đương sự tìm đến một phương cách liên lạc và đàm phán một cách hữu hiệu trong trường hợp các bên đương sự hoặc luật sư của họ không thể liên lạc một cách hữu hiệu với nhau để đạt được thỏa hiệp. Trong nhiều trường hợp tranh chấp, tư cách trung lập của người hòa giải có thể làm cho các bên đương sự có cái nhìn rõ ràng tới việc tranh chấp và tìm giải pháp tiềm tàng để họ có thể giải tỏa bế tắc.

Ý nghĩa của quy định pháp luật về giải quyết Tranh Chấp Lao Động cá nhân

Đối với nhà nước và xã hội:

Điều này sẽ không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tăng cường uy tín của cơ quan xét xử nói riêng cũng như cơ quan nhà nước nói chung. Góp phần ổn định xã hội, và một phần làm cho quan hệ lao động được tốt đẹp hơn, đoàn kết hơn để thúc đẩy năng sức lao động để phát triển kinh tế của người sử dụng lao động và người lao động nói riêng và cho nhà nước xã hội nói chung.

Đối với các bên tham gia trong quan hệ lao động (người sử dụng lao động và người lao động):

Giúp các bên (người sử dụng lao động, người lao động) khôi phục một số quyền lợi và nghĩa vụ ban đầu. Cãi thiện được quan hệ lao động được tốt đẹp hơn. Giúp các bên tranh chấp được hiểu rõ pháp luật nói chung về luật lao động nói riêng để không bị xâm phạm về quyền

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo