Giải Quyết Tranh Chấp Lao Động Là Gì? Phân loại tranh chấp lao động

Rate this post

Tổng quan chung về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam, để hiểu rõ hơn những tranh chấp lao động là gì? Thì thực tập tốt nghiệp đã tổng hợp được nhiều nguồn tài liệu khác nhau, để chia sẻ đến các bạn sinh viên về Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam là gi?Phân loại giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và Phân loại tranh chấp lao động là gì? Để hiểu rõ về những vấn đề này, các bạn sinh viên tham khảo bài viết dưới đây của thực tập tốt nghiệp nhé.

Để tham khảo nhiều hơn bài viết về tranh chấp lao động cá nhân, thì các bạn tham khảo thêm tại đây nhé.

===>>> Báo Cáo Thực Tập Về Tranh Chấp Lao Động

Khái niệm tranh chấp lao động:

BLLĐ 2019 quy định: Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện NLĐ với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm:

  • Tranh chấp lao động cá nhân giữa NLĐ với người sử dụng lao động; giữa NLĐ với doanh nghiệp, tổ chức đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa NLĐ thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
  • Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện NLĐ với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.

Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động

Giải quyết tranh chấp lao động là việc các tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành những thủ tục theo luật định nhằm giải quyết những tranh chấp phát sinh giữa cá nhân, tập thể người lao động với người sử dụng lao động về việc thực hiện quyền nghĩa vụ và lợi ích của hai bên trong quan hệ lao động, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm hại; xoá bỏ tình trạng bất bình, mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động, duy trì và củng cố quan hệ lao động, đảm bảo sự ổn định trong sản xuất.

Tranh chấp lao động cá nhân và Tranh chấp lao động tập thể.

  • Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp lao động giữa cá nhân người lao động và người sử dụng lao động, phát sinh trong quá trình áp dụng các quy phạm pháp luật lao động vào từng quan hệ lao động cụ thể. Nội dung của những tranh chấp lao động này là quyền và lợi ích của cá nhân người lao động hoặc người sử dụng lao động. (đây là phần nội dung chính mà tác giải nghiên cứu trong bài báo cáo này)
  • Tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể người lao động. Nội dung của tranh chấp lao động tập thể thường liên quan đến lợi ích của cả một tập thể người lao động. Chúng có thể phát sinh trong việc thực hiện các điều khoản đã thoả thuận giữa các bên về điều kiện lao động hoặc trong việc thiết lập các quyền và nghiệp vụ của các bên mà trước đó các bên chưa thoả thuận hoặc do các yếu tố thực hiện phát sinh tại thời điểm tranh chấp.

Tranh chấp lao động về quyền và Tranh chấp lao động về lợi ích

  • Tranh chấp về quyền là những tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ đã được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động hoặc các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp, đơn vị.
  • Tranh chấp về lợi ích là những tranh chấp về quyền nghĩa vụ chưa được pháp luật quy định hoặc chưa được các bên cam kết, ghi nhận trong thỏa ước tập thể.

Để giúp đỡ những bạn sinh viên đang gặp rắc rối trong việc làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, bên mình có bảng giá hỗ trợ cho các bạn sinh viên.

===>>> Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp

Phân loại giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

  • Hòa giải viên: – Hòa giải viên lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi có đơn yêu cầu của một trong hai bên tranh chấp và theo sự phân công của cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện. Quy định về việc hoà giải của hoà giải viên tại Bộ luật lao động 2019 là bước tiến bộ so với các quy định trước đây khi quy định việc hoà giải tại cơ sở do Hội đồng hoà giải lao động cơ sở tiến hành là chủ yếu

Tòa án: Tòa án nhân dân giải quyết các vụ tranh chấp lao động cá nhân khi một trong các bên tranh chấp có đơn yêu cầu tòa án giải quyết khi có một trong các trường hợp sau đây:

  • Tranh chấp lao động cá nhân đã được hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải nhưng không thành.
  • Các bên tranh chấp yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải nhưng hòa giải viên lao động để hết thời hạn giải quyết do pháp luật quy định mà không tiến hành hòa giải.
  • Tranh chấp lao động cá nhân đã được hòa giải viên lao động hòa giải thành nhưng một trong các bên tranh chấp không thực hiện những thỏa thuận đạt được ghi trong biên bản hòa giải thành.
  • Các tranh chấp lao động cá nhân không nhất thiết phải qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động (Khoản 1 Điều 188 Bộ luật lao động 2019 ) bao gồm:
  • Kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
  • Về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
  • Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
  • Hội đồng Trọng tài lao động: Điều 187 Bộ luật lao động 2019  bổ sung thêm cơ quan giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là Hội đồng trọng tài lao động. So với BLLĐ 2012 thì đây là quy định khá mới vì Hội đồng trọng tài chỉ giải quyết tranh chấp lao động tập thể vì lợi ích và tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các đơn vị sử dụng lao động không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định (Khoản 2 Điều 199 BLLĐ 2012). Sở dĩ BLLĐ 2019 bổ sung thêm quy định như vậy nhằm nâng cao vai trò giải quyết tranh chấp của trọng tài. BLLĐ 2012 xây dựng một cơ chế giải quyết tranh chấp cá nhân duy nhất bao gồm kết hợp hai loại thủ tục tố tụng: tố tụng ngoài Tòa án (được tiến hành bởi Hòa giải viên) và tố tụng dân sự tại Tòa án (Điều 200 BLLĐ 2012). Điều này có phần ràng buộc các bên vì tranh chấp lao động cá nhân là những tranh chấp mang tính đa dạng, phức tạp và đòi hỏi cơ chế giải quyết với những đặc thù riêng. BLLĐ 2019 đã bổ sung thêm Hội đồng trọng tài làm cơ quan giải quyết tranh chấp lao động cá nhân nhằm khắc phục và linh hoạt hơn trong quá trình giải quyết tranh chấp. Cụ thể quy định tại điều 187 BLLĐ 2019:
0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo