Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), 9đ

Rate this post

Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), Thuctap chia sẻ đến với các bạn đang làm Báo cáo thực tập chuyên ngành ngân hàng, tuy nhiên bài viết này cực kì phù hợp cho các bạn đang chọn đề tài của mình về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex ( PG Bank ). Đây là bài mẫu Báo cáo thực tập về ngân hàng Petrolimex được Thuctap chọn lọc từ bài 9đ, nhằm mang đến cho các bạn sinh viên tài liệu bổ ích làm bài tốt hơn. Tham khảo thêm nhiều mẫu Báo cáo thực tập về các ngân hàng khác như Vietinbank, Sacombank, … tại trên trang Thuctap. 

Thời gian tới Thuctap sẽ gửi cho các bạn nhiều mẫu Báo cáo thực tập tốt nghiệp, nhiều tài liệu liên quan hơn để các bạn tham khảo thoải mái. Nhưng nếu trong quá trình làm bài các bạn cần có thêm tài liệu, chưa lựa chọn được đề tài hay cần người viết thuê Báo cáo thực tập, Tiểu luận, bài tập, luận văn thạc sĩ,… liên hệ với Thuctap trực tiếp qua zalo nhé


Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), tiền thân là Ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, được thành lập ngày 13/11/1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 700 triệu đồng. Trải qua gần 20 năm hoạt động, PG Bank đã không ngừng lớn mạnh và từng bước tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng. Đặc biệt, cùng với sự tham gia của cổ đông chiến lược là Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), PG Bank đã chứng kiến những bước phát triển vượt bậc về quy mô và hiệu quả hoạt động. Sự kiện chuyển đổi sang mô hình ngân hàng TMCP đô thị và đổi tên thành PG Bank là dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề giúp PG Bank bắt kịp tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế, tiến từng bước vững chắc trên con đường trở thành một ngân hàng thương mại đa năng hàng đầu Việt Nam.

Từ sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động năm 2007, PG Bank đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Tổng tài sản của Ngân hàng đạt gần 25.000 tỷ đồng tại thời điểm 31/12/2020. ( Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), 9đ )

Bên cạnh chú trọng mở rộng quy mô, nâng cao các chỉ tiêu về an toàn vốn, chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính luôn được coi là trọng tâm trong các kế hoạch hoạt động của PG Bank. Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) luôn đáp ứng quy định của NHNN và tiêu chuẩn quốc tế, đạt 18,13% năm 2020.

XEM THÊM: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP

Miền Bắc

  • Hội sở chính
  • Tầng 16, 23 và 24, Tòa nhà Mipec, số 229 Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội
  • Tel: 04 6281 1298
  • Fax: 04 6281 1299

Miền Trung

  • Chi nhánh Đà Nẵng
  • Tầng 1, 5 Tòa nhà Petrolimex Đà Nẵng, số 122 đường 2/9. phường Bình Thuận, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
  • Tel: 0236 368 9777
  • Fax: 0511 368 9778( Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), 9đ )

Miền Nam

  • Chi nhánh Sài Gòn
  • 5 – 2.8 Phan Xích Long, phường 3, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh
  • Tel: 08 3517 8171
  • Fax : 08 3517 8161

XEM THÊM: KHO 999+ TÀI LIỆU BÁO CÁO THỰC TẬP

Cơ cấu tổ chức

(Nguồn: Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex)

Cơ cấu tổ chức Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex
Cơ cấu tổ chức Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex

Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex

Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)
Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)

Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

Nghiệp vụ tài sản nợ

Nghiệp vụ này phản ánh quá trình hình thành vốn cho hoạt động kinh doanh của NHTM, cụ thể bao gồm các nghiệp vụ sau:( Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), 9đ )

Nghiệp vụ huy động vốn:

Nghiệp vụ nhận tiền gửi: Đây là nghiệp vụ phản ánh hoạt động Ngân hàng nhận các khoản tiền gửi từ các doanh nghiệp để thanh toán hoặc với mục đích bảo quản tài sản mà từ đó NHTM có thể huy động được. Ngoài ra NHTM cũng có thể huy động các khoản tiền nhàn rỗi của cá nhân hay các hộ gia đình được gửi vào Ngân hàng với mục đích bảo quản hoặc hưởng lợi từ số tiền gửi.

Nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá: Các NHTM phần lớn sử dụng nghiệp vụ này để thu hút các khoản vốn có tính thời hạn tương đối dài và ổn định, nhằm đảm bảo khả năng đầu tư, khả năng cung cấp đủ các khoản tín dụng mang tính trung và dài hạn vào nền kinh tế. Hơn nữa, nghiệp vụ này cũng giúp các NHTM giảm thiểu rủi ro và tăng cường tính ổn định vốn trong hoạt động kinh doanh.

Nghiệp vụ đi vay:

Nghiệp vụ này được các NHTM sử dụng thường xuyên nhằm mục đích tạo vốn kinh doanh cho mình bằng việc vay các tổ chức tín dụng trên thị trường tiền tệ và vay Ngân hàng nhà nước dưới các hình thức tái chiết khấu hay vay có đảm bảo… Trong đó các khoản vay từ Ngân hàng nhà nước chủ yếu nhằm tạo sự cân đối trong điều hành vốn của bản thân NHTM khi mà nó tự cân đối được nguồn vốn trên cơ sở khai thác tại chỗ.

XEM THÊM: MẪU LÀM BÀI BÁO CÁO THỰC TẬP ĐIỂM CAO

Nghiệp vụ huy động vốn khác:

Ngoài 03 nghiệp vụ huy động cơ bản trên, NHTM còn có thể tạo vốn kinh doanh cho mình thông qua việc nhận làm đại lý hay ủy thác vốn cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Đây là khoản vốn huy động không thường xuyên của NHTM, thường để nhận được khoản vốn này đòi hỏi các Ngân hàng phải lập ra các dự án cho từng đối tượng hoặc nhóm đối tượng phù hợp với đối tượng các khoản vay.( Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), 9đ )

Vốn tự có của NHTM:

Đây là vốn thuộc quyền sở hữu của NHTM. Lượng vốn này chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng song lại rất quan trọng là điều kiện pháp lý bắt buộc khi bắt đầu thành lập Ngân hàng. Do tính chất thường xuyên ổn định, Ngân hàng có thể sử dụng nó vào các mục đích khác nhau như trang bị cơ sở vật chất, nhà xưởng, mua sắm tài sản cố định phục vụ cho bản thân Ngân hàng, cho vay, đặc biệt là tham gia đầu tư góp vốn liên doanh. Trong thực tế nguồn vốn này không ngừng được tăng lên từ kết quả hoạt động kinh doanh của bản thân Ngân hàng mang lại

Nghiệp vụ tài sản có

Đây là nghiệp vụ phản ánh quá trình sử dụng vốn của NHTM vào các mục đích khác nhau nhằm đảm bảo an toàn kinh doanh cũng như tìm kiếm lợi nhuận. Nghiệp vụ tài sản có bao gồm các nghiệp vụ cụ thể sau:

Nghiệp vụ ngân quỹ: Nghiệp vụ này phản ánh các khoản vốn của NHTM được dùng với mục đích đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán hiện thời cũng như khả năng thanh toán nhanh của NHTM và thực hiện quy định về dự trữ bắt buộc do Ngân hàng nhà nước đề ra.

Nghiệp vụ cho vay: Đây là nghiệp vụ quan trọng bậc nhất trong hoạt động quản lý tài sản có của NHTM. Nghiệp vụ này đóng góp phần lớn lợi nhuận trong quá trình hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng. Thông qua nghiệp vụ này mà Ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng ngắn, trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế, thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Nghiệp vụ đầu tư tài chính: Bên cạnh nghiệp vụ tín dụng, các NHTM cũng dùng số vốn huy động được từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế – xã hội để đầu tư vào nền kinh tế dưới các hình thức như: hùn vốn, góp vốn, kinh doanh chứng khoán trên thị trường …và trực tiếp thu lợi nhuận từ các khoản đầu tư đó.

XEM THÊM: TRỌN BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP NGÂN HÀNG

Nghiệp vụ trung gian

Thực hiện nghiệp vụ trung gian là Ngân hàng cung ứng các dịch vụ phục vụ khách hàng như thực hiện các lệnh chi trả, các dịch vụ do các chủ tài khoản yêu cầu trên cơ sở đó ngân hàng thu phí dịch vụ.( Giới thiệu Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank), 9đ )

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đặc biệt là trong nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hoạt động thu – chi hộ, chuyển tiền qua Ngân hàng ngày càng được mở rộng và phát triển. Các Ngân hàng đã không ngừng áp dụng những tiến bộ thành tựu khoa học công nghệ, kết hợp với uy tín kinh doanh của Ngân hàng làm cho nghiệp vụ này ngày càng được mở rộng về quy mô và thay đổi về chất.

DOWNLOAD


Tham khảo thêm nhiều tài liệu liên quan đến các ngân hàng khác tại Thuctap, tải miễn phí không cần lo âu. 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo