Lời mở đầu kế toán tài sản cố định doanh nghiệp

Rate this post

Dưới đây là Lời mở đầu kế toán tài sản cố định mà Thuctaptotnghiep đã chọn lọc từ những bài điểm cao gửi đến các bạn tham khảo. Hy vọng với bài viết này có thể giúp các bạn có thêm tư liệu để làm bài BCTT của mình tốt hơn. Ngoài ra, còn có nhiều mẫu báo cáo của những đề tài khác và bài mẫu được chia sẻ miễn phí, các bạn sinh viên có thể tìm kiếm, tham khảo trong các chuyên mục để tài về tham khảo nhé! Chúc các bạn làm tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình nhé!

Lưu ý: Trong quá trình làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, nếu các bạn gặp khó khăn về đề tài hay chưa có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ làm báo cáo thực tập trọn gói qua:

SĐT  / Zalo: https://zalo.me/0934536149


1. Lời mở đầu kế toán tài sản cố định

Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển hội nhập nền kinh tế thế giới và tổ chức kinh tế khu vực. Dệt may là ngành không thể thiếu trong đời sống con người, nó góp phần để phát triển hội nhập với nước ngoài để nền kinh tế của nước ta tham gia vào nền kinh tế thế giới. Nhưng trong hoạt động sản xuất ngoài sức lao động của con người thì máy móc thiết bị không thể thiếu trong ngành công nghiệp nói chung và ngành dệt máy nói riêng, nó là điều kiện là phương tiện để giảm nhẹ công việc làm tăng năng suất lao động. Cùng với quá trình đổi mới vấn đề đặt lên hàng đầu là làm thế nào để có những thông tin hữu ích về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cũng như các ngành khác để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp của ngành dệt may phải quan tâm đến hiệu quả, ngành công nghiệp dệt may để đạt được mục tiêu hiệu quả thì phải đổi mới phát triển công nghệ, nâng cao năng lực quản lý.

Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ là công ty hoạt động sản xuất cho nên công ty đã mua sắm khá đầy đủ trang thiết bị cần thiết nhất là tài sản cố định. Mục tiêu hiệu quả chỉ đạt được khi quản lý tốt chi phí nguyên vật liệu đặc biệt là tài sản cố định. Để góp phần quản lý tốt tài sản cố định, đảm bảo mục tiêu hiệu quả, cho nên đã chọn đề tài “Kế toán tài sản cố định” làm chuyên đề thực tập. Chuyên đề gồm 3 phần:

Phần I: Những vấn đề cơ bản về hạch toán tài sản cố định trong các doanh nghiệp.

Phần II: Thực tế hạch toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ

Phần III: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện Kế toán tài sản cố định tại Tổng Cty CP Dệt may Hoà Thọ

Mặc dù dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Ngô Thị Giàu cùng tất cả các anh chị ở phòng Kế toán cũng như các phòng ban khác ở công ty. Nhưng khả năng lý luận thực tế nên Chuyên đề thực tập của em không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô Khoa kế toán, Ban lãnh đạo cùng các anh chị Phòng kế toán của Công ty để Chuyên đề thực tập của em hoàn thiện tốt và cũng như cá nhân em thu được những kiến thức kinh nghiệm trước khi rời ghế nhà trường.

Xem thêm: Lời mở đầu báo cáo thực tập ngành kế toán


2. Lời mở đầu kế toán tài sản cố định

Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước, để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động hiệu quả, năm bắt thời cơ. Vì vậy Các doanh nghiệp muốn tồn tại đòi hỏi phải kinh doanh có lãi đồng thời cũng phải hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước. Như chúng ta đã biết Tài sản cố định (TSCĐ) là một bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật của hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Nó giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm, góp phần tạo nên cơ sở vật chất, trang thiết bị kinh tế.

Đối với một doanh nghiệp thì TSCĐ thể hiện năng lực, trình độ công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như thế mạnh của doanh nghiệp trong việc phát triển sản xuất, nó là điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế đất nước nói chung. Đứng trên góc độ kế toán thì việc phản ánh đầy đủ, tính khấu hao và quản lý chặt chẽ TSCĐ là một tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp tiền hành SXKD có hiệu quả, nó khẳng định vai trò vị trí của doanh nghiệp trước nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay. Do đó, để duy trì sự tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì vấn đề quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ là rất cần thiết. Công tác kế toán TSCĐ là công cụ đắc lực của quản lý trong việc cung cấp những thông tin đầy đủ về TSCĐ là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ. Bên cạnh đó, hạch toán TSCĐ còn là việc chấp hành các chế độ tài chính về chứng từ, sổ sách. Từ đó cung cấp thông tin về TSCĐ kịp thời phụ vụ cho quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Với những lý do vừa nên với những kiến thức về kế toán đã được học em mạnh dạn chọn đề tài “ Kế toán Tài sản cố định  tại Công Ty Xây Dựng Cường Thịnh”  để làm chuyên đề thực tập của mình nhằm vận dụng những kiến thức từ bản thân đã học từ nhà trường áp dụng vào thực tế.

Nội dung của chuyên đề gồm 3 phần :

  • Phần I : Cơ sở lý thuyết luận về kế toán tài sản cố định trong Doanh nghiệp.
  • Phần II: Tình hình thực tế về kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Cường Thịnh
  • Phần III: Nhận xét và đề xuất công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Cường Thịnh.    

Em xin chân thành cảm ơn./.

Xem thêm: Lời mở đầu hoàn thiện công tác doanh thu ngành kế toán


3. Lời mở đầu kế toán tài sản cố định

1.Lý do chọn đề tài

TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kế hoạch với công tác quản lý sử dụng tài sản cố định như đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá… được một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ giúp tiết kiệm được Tư liệu sản xuất, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất và như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện được mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của mình.

Hiện nay ở Việt Nam, các doanh nghiệp tư nhân cũng như của nhà nước, mặc dù có nhận thức được tác dụng của tài sản cố định đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng các doanh nghiệp vẫn chưa có kế hoạch, bộ phận sử dụng hay quản lý một cách hiệu quả và đồng bộ cho nên tài sản cố định vẫn đang còn sử dụng một cách lãng phí, chưa phát huy được hiệu quả kinh tế cao.

Nhìn nhận được tầm quan trọng của nội dung  tài sản cố định  cũng như hoạt động quản lý và sử dụng hiệu quả tài sản cố định của doanh nghiệp, nên em đã chọn đề tài thực tập: “Kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Việt Hương chi nhánh Đăk Lăk”. Nội dung chuyên đề tốt nghiệp trước hết đưa ra những lý luận chung về tài sản cố định.

Mặc dù đã cố gắng nắm bắt vấn đề lý thuyết, áp dụng lý thuyết vào tình hình thực tế của đơn vị nhưng do thời gian có hạn, chắc chắn bài báo cáo vẫn còn thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô giáo để bổ sung vào chuyên đề tốt nghiệp và khắc phục những thiếu sót trên.

2. Mục đích nghiên cứu

Phản ánh được thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Việt Hương chi nhánh Đăk Lăk và đưa ra một số ý kiến hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty TNHH Việt Hương chi nhánh Đăk Lăk.

3.Đối tượng nghiên cứu

Kế toán tài sản cố định  tại Công ty TNHH Việt Hương chi nhánh Đăk Lăk

4.Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện về thời gian thực tập và những điều kiện khác có hạn, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi sau:

  • – Nghiên cứu tại Công ty TNHH Việt Hương chi nhánh Đăk Lăk
  • – Đặt trọng tâm nghiên cứu phần kế tài sản cố định lấy số liệu năm 2017

5.Phương pháp nghiên cứu

  • – Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách quan sát thực tế, tập hợp, thống kê.
  • – Các số liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, tham khảo các tài liệu liên quan trên internet, sách, báo, tạp chí, cục thống kê,…
  • – Phương pháp thống kê: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình hoạt động của công ty.

6.Kết cấu đề tài

Nội dung bài báo cáo thực tập gồm 3 chương:

  • Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp sản xuất.
  • Chương 2: Thực trạng công tác kế toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Việt Hương chi nhánh Đăk Lăk
  • Chương 3: Thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Việt Hương chi nhánh Đăk Lăk
  • Chương 4: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định của Công ty TNHH Việt Hương chi nhánh Đăk Lăk

Xem thêm: Lời kết luận hoàn thiện công tác doanh thu ngành kế toán


4. Lời mở đầu kế toán tài sản cố định

Trong quá trình tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có ba yếu tố, đó là con người lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động để thực hiện mục tiêu tối đa hoá giá trị của chủ sở hữu. Tư liệu lao động trong các doanh nghiệp (DN) chính là những phương tiện vật chất mà con người lao động sử dụng để tác động vào đối tượng lao động. Nó là một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất mà trong đó tài sản cố định (TSCĐ) là một trong những bộ phận quan trọng nhất.

TSCĐ nếu được sử dụng đúng mục đích, phát huy được năng suất làm việc, kết hợp với công tác quản lý sử dụng TSCĐ như đầu tư, bảo quản, sửa chữa, kiểm kê, đánh giá… được tiến hành một cách thường xuyên, có hiệu quả thì sẽ giúp phần tiết kiệm được tư liệu sản xuất, nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm sản xuất và như vậy doanh nghiệp sẽ thực hiện được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của mình.

Nói tóm lại, vấn đề sử dụng đầy đủ, hợp lý công suất của TSCĐ sẽ giúp phần phát triển sản xuất, thu hồi vốn đầu tư nhanh để tái sản xuất, trang bị thêm và đổi mới không ngừng TSCĐ, là những mục tiêu quan trọng khi TSCĐ được đưa vào sử dụng.

Trong thực tế, hiện nay, ở Việt Nam, trong các doanh nghiệp Nhà nước, mặc dù đó nhận thức được tác dụng của TSCĐ đối với quá trình sản xuất kinh doanh nhưng đa số các doanh nghiệp vẫn chưa có những kế hoạch, biện pháp quản lý, sử dụng đầy đủ, đồng bộ và chủ động cho nên TSCĐ sử dụng một cách lãng phí, chưa phát huy được hết hiệu quả kinh tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của TSCĐ cũng như hoạt động kế toán cũng như quản lý và sử dụng có hiệu quả TSCĐ của doanh nghiệp, em nhận thấy: Vấn đề kế toán TSCĐ sao cho có hiệu quả, khoa học có ý nghĩa to lớn không chỉ trong lý luận mà cả trong thực tiễn quản lý doanh nghiệp.  
Công ty TNHH Lâm Nghiệp Văn Bàn là một doanh nghiệp nhà nước, sản xuất kinh doanh với sản phẩm đa dạng về chủng loại, sản lượng sản xuất hàng năm lớn… và sản phẩm được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu. Do đó việc kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp một cách có hiệu quả, tránh không gây lãng phí lớn là cả một vấn đề.Vì vậy trong thời gian thực tập tại công ty, vớí sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Đình Đỗ, và sự giúp đỡ nhiệt tình của công ty, em đã chọn nghiên cứu đề tài  “Kế toán tài sản cố định tại công ty TNHH Lâm Nghiệp Văn Bàn”. Nội dung nghiên cứu đề tài này bao gồm:

  • Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp sản xuất.
  • Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tài sản cố định ở Công ty TNHH Lâm Nghiệp Văn Bàn.
  • Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định ở Công ty TNHH Lâm Nghiệp.

Do kiến thức còn hạn hẹp, thời gian thực tế chưa nhiều nên khoá luận của em không tránh khỏi những khuyết điểm. Em rất mong được sự hướng dẫn, góp ý của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Đình Đỗ, cũng như các thầy cô giáo trong khoa kế toán, và Ban giám đốc, phòng kế toán của công ty TNHH Lâm Nghiệp Văn Bàn để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn và em có thể nâng cao kiến thức và nghiệp vụ sau này.

Em xin chân thành cảm ơn!

DOWNLOAD

Xem thêm: ==> Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập 

Xem thêm: Kho 999+ báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực

Lời kết: Trên đây là Lời mở đầu kế toán tài sản cố định doanh nghiệp mà Thuctaptotnghiep đã chọn lọc từ những bài điểm cao gửi đến các bạn tham khảo. Hy vọng với bài viết này có thể giúp các bạn có thêm tư liệu để làm bài BCTT của mình tốt hơn. Ngoài ra, nếu thời gian viết bài quá gấp cần người viết thuê hay các bạn đang thiếu tài liệu để làm bài thì có thể liên hệ qua zalo: 0934.536149. Chúc các bạn làm tốt bài báo cáo thực tập của mình.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo