Dưới đây Thuctaptotnghiep chia sẻ cho các bạn về Lời mở đầu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng chọn lọc từ các bài điểm cao, được đánh giá tốt trong quá trình làm bài báo cáo thực tập kế toán. Các bạn tham khảo các mẫu dưới đây để hoàn thành thật tốt bài làm của mình nha.
Lưu ý: Trong quá trình làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, nếu các bạn gặp khó khăn về đề tài hay chưa có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ làm báo cáo thực tập trọn gói qua:
SĐT / Zalo: https://zalo.me/0934536149
Lời mở đầu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ sau khi gia nhập WTO, thực hiện đường lối chính sách do Đảng và Nhà nước đề ra, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, để hoàn thành mục tiêu Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp hóa vào năm 2020 thì đòi hỏi Việt Nam cần phải nỗ lực hơn nữa trong tiến trình hội nhập quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam cần tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, xúc tiến buôn bán ngoại thương… Tuy nhiên, một khó khăn mà các đơn vị kinh tế đều gặp phải là vấn đề thiếu vốn đầu tư. Do vậy, không thể thiếu được vai trò của các tổ chức tín dụng mà cụ thể là các Ngân hàng trong việc trợ giúp về mặt tài chính cho các đơn vị này.
Với đặc điểm hoạt động của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Tín dụng vẫn là nghiệp vụ quan trọng nhất. Đặc biệt, tín dụng dành cho Doanh nghiệp chiếm một tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ dư nợ tín dụng của các ngân hàng nói chung. Việc cấp tín dụng của ngân hàng đã có ảnh hưởng tích cực đến sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời cũng đem lại nguồn lợi nhuận không nhỏ cho chính Ngân hàng đó.
Thực tế cho thấy, công tác thẩm định tín dụng tại các Ngân hàng Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại nhiều bất cập: nhiều dự án kinh doanh hoạt động không hiệu quả, các Ngân hàng không thu hồi được nợ… Tuy với vai trò là trụ cột của một Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Agribank cũng không nằm ngoài tình trạng này. Trước tình hình như vậy, tác giả đã lựa chọn ngân hàng Agribank chi nhánh Bách Khoa làm nơi thực tập cho bài khóa luận tốt nghiệp. Với mong muốn tìm hiểu chính sách và cách thức cho vay đối với Doanh nghiệp của Agribank chi nhánh Bách Khoa, đồng thời so sánh chiến lược cạnh tranh của Agribank với các ngân hàng khác, khóa luận đã đi sâu tìm hiểu về quy trình thẩm định tín dụng dành cho doanh nghiệp để rút ra kết luận về tính hiệu quả trong việc cấp tín dụng của Agribank chi nhánh Bách Khoa hiện nay với đề tài “Quy trình cho vay và thẩm định tín dụng Doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Bách Khoa – Thực trạng và giải pháp hoàn thiện”.
Xem thêm: Đề cương cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu về quy trình cho vay và công tác thẩm định tín dụng tại Agribank Chi nhánh Bách Khoa, đánh giá ưu nhược điểm, xác định nguyên nhân, tồn tại tác động đến chất lượng thẩm định tín dụng, từ đó đề ra những giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả cho hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian tới.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập số liệu, thông tin: Bài khoá luận sử dụng nguồn số liệu từ các báo cáo và tài liệu tín dụng của Agribank Chi nhánh Bách Khoa. Bên cạnh đó, bài khoá luận cũng sử dụng thông tin trên các tập san, tạp chí, báo điện tử của Agribank và các trang liên quan đến hoạt động tín dụng của một số Ngân hàng thương mại khác làm dẫn chứng cụ thể.
- Các phương pháp tiếp cận
Khóa luận sử dụng các phương pháp so sánh sự biến động của các dãy số qua các năm; phân tích số liệu và đánh giá số liệu với số tương đối và số tuyệt đối; so sánh số liệu và thông tin từ các đối tượng khác nhau và phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của bài khoá luận bao gồm quy trình cho vay dành cho khách hàng là Doanh nghiệp và thực trạng thẩm định tín dụng Doanh nghiệp tại Agribank Chi nhánh Bách Khoa.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Về không gian: Đề tài dựa vào các số liệu báo cáo về tình hình hoạt động và thẩm định tín dụng tại Chi nhánh Bách Khoa.
Về thời gian: Bài khóa luận sẽ tập trung phân tích quy trình thẩm định tín dụng của Agribank Chi nhánh Bách Khoa trong giai đoạn 2007 – 2009 và xu hướng phát triển nghiệp vụ tín dụng trong tương lai.
5. KẾT CẤU KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận chia thành 3 chương:
- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH CHO VAY VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP
- CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHO VAY VÀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH BÁCH KHOA
- CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH CHO VAY VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH BÁCH KHOA
Do trình độ còn hạn chế nên bài viết sẽ không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo để vấn đề nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo khoa Tài chính Ngân hàng, đặc biệt là Th.S Nguyễn Đỗ Quyên, cùng toàn thể cán bộ nhân viên của phòng Kế hoạch kinh doanh Agribank Chi nhánh Bách Khoa đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong quá trình hoàn thiện bài khóa luận của mình.
XEM THÊM: ===> Cơ sở lý luận cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Lời mở đầu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 2
1. Lý do thực hiện đề tài
Trong sự phát triển của một quốc gia, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng bởi nó không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn tạo công ăn việc làm, hạn chế thất nghiệp, giảm thiểu tệ nạn xã hội, vì vậy, doanh nghiệp cần phải được quan tâm, đầu tư đúng mực. Một trong những điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến việc phát triển của doanh nghiệp chính là nguồn vốn. Thực tế ở nước ta cho thấy do thị trường chứng khoán chưa phát triển nên nguồn tài trợ chủ yếu của các doanh nghiệp vẫn từ phía ngân hàng. Do đó, hoạt động tín dụng doanh nghiệp cần phải được chú trọng vì nó không những tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển.
Thêm vào đó, trong hai năm 2008 và 2009 là năm mà nền kinh tế thế giới nói chung và nước ta nói riêng gặp nhiều khó khăn. So với năm 2008, chính sách tiền tệ và hoạt động của các ngân hàng thương mại trong năm 2009 đã có sự ổn định tương đối. Nhưng có những vấn đề nội tại vẫn chưa thể giải quyết, vẫn còn nhiều biến động và căng thẳng trên thị trường ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp. Tháng 2/2009, Chính phủ bắt đầu triển khai gói kích cầu, trong đó chính sách hỗ trợ lãi suất là một trọng tâm. Ngân hàng đón chính sách hỗ trợ lãi suất hồ hởi, nhưng triển khai thận trọng. Đây là chính sách chưa có trong tiền lệ, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng tiếp cận khách hàng và tăng trưởng tín dụng tốt hơn (lãi suất thấp, khả năng trả nợ của doanh nghiệp tốt hơn). Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Do đó, muốn đạt lợi nhuận cao với mức rủi ro có thể chấp nhận được, đòi hỏi các ngân hàng thương mại cần có những phân tích, đánh giá về hoạt động tín dụng doanh nghiệp để có thể đề ra những định hướng hoạt động cụ thể trong thời gian tới.
Ngân hàng TMCP Sài Gòn trong những năm gần đây đã vươn lên trở thành một trong những ngân hàng hàng hàng đầu Việt Nam. Nhanh chóng nhận biết cơ hội, nắm bắt xu hướng phát triển của thị trường, vận dụng thế mạnh sẵn có của mình, kết hợp với phương châm “Hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”, SCB trong thời gian tới sẽ tiếp tục chú trọng đến việc phát triển, mở rộng về quy mô, chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu và xu hướng phát triển trong thời gian tới của thị trường.
Từ những lý do đó, cùng với những kiến thức đã học ở trường và thời gian thực tập tại SCB – Chi nhánh Tân Định, tác giả đã chọn đề tài “Tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) – Chi nhánh Tân Định”.
2. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “Tín dụng doanh nghiêp tại SCB – Chi nhánh Tân Định”, khóa luận tập trung chủ yếu làm sáng tỏ các vấn đề sau:
– Thực trạng, hiệu quả và chất lượng hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại SCB – Chi nhánh Tân Định trong giai đoạn 2007 – 2009 như thế nào? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh?
– Những điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh? Và những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả và hoạt động tín dụng tại chi nhánh trong bối cảnh kinh tế nước ta hiện nay?
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Vì thời gian thực tập giới hạn nên khóa luận tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) – Chi nhánh Tân Định trong giai đoạn 2007 – 2009 qua:
– Chính sách tín dụng, danh mục các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp từ cẩm nang sản phẩm dành cho doanh nghiệp của Ngân hàng SCB.
– Số liệu phản ánh hoạt động kinh doanh và hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại phòng kế toán, phòng tín dụng của SCB – Chi nhánh Tân Định.
– Thu thập thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng trong năm 2009 từ báo chí, internet…
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, phân tích tổng hợp, hệ thống hóa lý luận… thông qua:
– Tìm hiểu và nghiên cứu các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp trong năm 2009 như chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, sổ tay các sản phẩm tín dụng doanh nghiệp để nắm rõ hơn hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh.
– Tiến hành thu thập và xử lý các số liệu liên quan đến hoạt động tín dụng doanh nghiệp của chi nhánh trong giai đoạn 2007 – 2009 như hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng chung, dư nợ cho vay doanh nghiệp… Sau khi xử lý số liệu, ta tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu giữa các năm để thấy được hiệu quả hoạt động tín dụng trong giai đoanh 2007 – 2009.
– So sánh giữa chi nhánh Tân Định và chi nhánh An Đông, Gia Định để có thể thấy được hiệu quả hoạt động tín dụng doanh nghiệp trong giai đoạn 2007 – 2009. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt số liệu nên chỉ tập trung so sánh hoạt động của các chi nhánh trong năm 2009.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, bảng biểu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng và tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
Chương 2: Hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại SCB – CN Tân Định
Chương 3: Một số định hướng và giải pháp phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp tại SCB – CN Tân Định
XEM THÊM: ===> Kiến nghị Giải pháp cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Lời mở đầu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1. LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ VIẾT BÁO CÁO
Em chọn viết báo cáo thực tập về “HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TNHH MTV HONG LEONG – TP.HCM” vì:
Đầu tiên là trong những năm gần đây, ngành Ngân hàng Việt Nam đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, từng bước tiến sâu hơn vào quá trình hội nhập quốc tế. Song song đó, sự đổ bộ ồ ạt của các Ngân hàng ngoại vào Việt Nam khiến thị trường Ngân hàng trong nước trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Nhìn chung, các ngân hàng nước ngoài cũng có khả năng thu hút khách hàng dựa vào uy tín thương hiệu trên thị trường, cũng như sức mạnh tài chính dồi dào từ các công ty mẹ. Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng ngoại tuân thủ theo chính sách từ hội sở chính tại nước ngoài cũng như Thông tư của Ngân hàng nhà nước Việt Nam, vậy các ngân hàng ngoại đã xây dựng chính sách như thế nào?
Thứ hai là hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu của ngân hàng và được xem là phân khúc mang đến nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hàng, vì thế một sinh viên chuyên ngành Ngân hàng bên cạnh những kiến thức nền tảng đã học tại trường, em mong muốn được tìm hiểu sâu hơn thực tế các ngân hàng đang thực hiện và hoạt động cho vay như thế nào.
2. PHẠM VI VIẾT BÁO CÁO
Phạm vi viết báo cáo tại Ngân hàng Hong Leong Việt Nam – trụ sở chính TP.HCM, tài liệu được thu thập từ khối tín dụng doanh nghiệp, phòng Tuân thủ và rủi ro từ năm 2016 – 2018.
3. MỤC TIÊU BÁO CÁO
Hiểu những thuận lợi và khó khăn mà ngân hàng đang gặp phải trong hoạt động cho vay đối với Khách hàng doanh nghiệp
Nghiên cứu và tìm hiểu về quy trình tín dụng trong thực tế
Nắm bắt được thực trạng hoạt động cho vay KHDN của ngân hàng, từ đó đề ra giải pháp có tính khá thi để khắc phục khó khăn
4. KẾT CẤU CỦA BÁO CÁO THỰC TẬP
Báo cáo thực tập bao gồm năm chương
- Chương I: Tổng quan về ngân hàng TNHH MTV Hong Leong Việt Nam – trụ sở chính TP.HCM
- Chương II: Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Hong Leong Việt Nam – TP.HCM
- Chương III: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Hong Leong Việt Nam – TP.HCM
- Chương IV: Đánh giá khuyến nghị
- Chương V: Kết luận
XEM THÊM: ===> Lời kết luận cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ
Lời mở đầu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
Lý do chọn đề tài
Sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), bên cạnh các ngành kinh tế khác thì ngành ngân hàng tiếp tục gặt hái được nhiều thành công. Tro ng đó hoạt động tín dụng vẫn giữ vai trò quyết định và quan trọng trong hoạt động chung, cũng như vẫn chiếm tỉ trọng cao trong thu nhập nghiệp vụ. Và trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới thì ngân hàng luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi vì ngân hàng không những là một nơi cung cấp nguồn vốn hữu hiệu nhất mà còn tham gia trực tiếp vào quản lý vĩ mô nền kinh tế.
Hội nhập vào nền kinh tế thế giới và sau cuộc khủng hoảng kin h tế thế giới năm 2008 đã tác động trực tiếp đến hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam. Vì thế, các ngân hàng TMCP đứng trước những khó khăn và cạnh tranh khốc liệt, cơ hội nhiều nhưng thử thách cũng không nhỏ. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Hiện nay trong lĩnh vực tín dụng đa số là cho vay, các ngân hàng tỏ ra rất năng động trong việc tiếp cận, cung cấp tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp. Đây là thị trường mục tiêu mà nhiều ngân hàng nhắm đến. Trong cuộc cạnh tranh này các ngân hàng đã phát triển các sản phẩm cho vay khá đa dạng v à phong phú cho khách hàng doanh nghiệp. Vì vậy, việc phát triển cho vay doanh nghiệp là vấn đề quan trọng cần được quan tâm nghiên cứu. Từ những kiến thức mà em đã được học kết hợp với những kinh nghiệm tích luỹ trong thời gian thực tập, em đã có cái nhìn thực tế và đúng đắn hơn về hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng. Căn cứ vào thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp tại SCB – Phòng giao dịch Tên Lửa để từ đó đưa ra giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại phòng giao dịch.
Mục tiêu nghiên cứu :
Đề tài sẽ phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tín dụng doanh nghiệp, để thấy rõ thực trạng tín dụng doanh nghiệp cho ngân hàng nói chung và SCB – Phòng giao dịch Tên Lửa nói riêng.
Nghiên cứu thực trạng hoạt động cho vay doanh nghiệp, nêu ra những khó khăn thuận lợi trong việc tìm kiếm khách hàng, quy trình cho vay…
Tìm ra những mặt còn tồn tại và nguyên nhân tồn tại những thiếu sót cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Phạm vi: Tình hình hoạt động tín dụng
Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập số liệu từ báo cáo hoạt động của ngân hàng Phương pháp phân tích thống kê, mô tả, so sánh số liệu.
Phương pháp so sánh sự biến động của các dãy số qua các năm
Xem thêm: ==> Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập
Lời kết: Trên đây Thuctaptotnghiep đã chọn lọc cho các bạn Lời mở đầu cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng từ những bài đạt điểm cao, được đánh giá tốt trong quá trình làm bài. Hy vọng với bài viết này có thể giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo để hoàn thành thật tốt bài luận của mình. Ngoài ra, trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn trong vấn đề thiếu tài liệu hoặc không có thời gian viết bài luận cần thuê người viết, các bạn liên hệ qua zalo: 0934.536.149 để được hỗ trợ làm tốt bài luận của mình nhé.
Chúc các bạn hoàn thành thật tốt bài báo cáo thực tập của mình!
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562