Dưới đây là Nghiên cứu công tác kế toán vốn bằng tiền tại 5 Công tymà Thuctaptotnghiep đã chọn lọc từ những bài điểm cao gửi đến các bạn tham khảo. Hy vọng với bài viết này có thể giúp các bạn có thêm tư liệu để làm bài BCTT của mình tốt hơn. Ngoài ra, còn có nhiều mẫu báo cáo của những đề tài khác và bài mẫu được chia sẻ miễn phí, các bạn sinh viên có thể tìm kiếm, tham khảo trong các chuyên mục để tài về tham khảo nhé! Chúc các bạn làm tốt bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình nhé!
Lưu ý: Trong quá trình làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, nếu các bạn gặp khó khăn về đề tài hay chưa có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ làm báo cáo thực tập trọn gói qua:
SĐT / Zalo: https://zalo.me/0934536149
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NHÀ BÈ
Giới thiệu về công ty Cổ phần XNK Nhà Bè
- Tên doanh nghiệp : Công Ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè
- Tên đối ngoại : NHABE IMPOR EXPOR JOINT STOCK COMPANY
- Tên viết tắt : NHABEXIMS JSC
- Trụ sở chính :
- + Điạ chỉ :476 Huỳnh Tấn Phát -phường Bình Thuận – Quận 7 – thành phố Hồ Chí Minh.
- + Điện thoại : 7731.955
- + Fax : (08) 7731.010
- + Email: nhabexims@saigonnet.vn
- + Website : www.nhabexims.com.vn
- + Số TK: VND: 0071000006238
- USD: 0071370082763
- + Tổng vốn điều lệ : 15.000.000.000 đ
Các đơn vị trực thuộc:
- Xí nghiệp chế biến thực phẩm Nhabexims: được thành lập năm 1989 sản xuất các mặt hàng trái cây sấy khô (mít, thơm, chuối, khoai lang, khoai môn, hạt điều…).
- Địa chỉ: 26/6B Trần Trọng Cung, Phường Tân Thuận Đông, Q. 7, TP. HCM
- Xí nghiệp may túi xách nhập khẩu Nhabexims: chuyên sản xuất gia công các mặt hàng túi xách, balo, vali, túi du lịch, các loại túi khác…
- Địa chỉ: 571 Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Thuận Đông, Q. 7, TP. HCM
- Xí nghiệp xây dựng và kinh doanh địa ốc: chuyên xây dựng các công trình công nghiệp và gia dụng, kinh doanh và khai thác các dịch vụ nhà đất, sản xuất và kinh doanh các loại vật tư, trang thiết bị thuộc ngành xây dựng cơ bản trong nước và ngoài nước, đồng thời tư vấn thiết kế thầu, lập dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh địa ốc, kiểm định chất lượng công trình.
- Địa chỉ: 476 Huỳnh Tấn Phát, Phường Tân Thuận, Q. 7, TP. HCM
- Khách sạn Hương Tràm: kinh doanh dịch vụ khách sạn, tọa lạc ngay trung tâm thành phố, có 14 phòng với khuôn viên thoáng mát, yên tĩnh với đầy dủ tiện nghi, trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Địa chỉ: 24/10 Phạm Ngọc Thạch, Phường 6, Quận 3, TP. HCM
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Cổ phần XNK Nhà Bè
Công ty Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè được thành lập vào ngày 15/4/1982 là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại chuyên ngành xuất nhập khẩu tổng hợp và dịch vụ theo Quyết định số 76/ QĐ – UB.
Đến năm 1989 do quy mô hoạt động của Công ty ngày càng tăng. Công ty có nhiều đơn vị trực thuộc nên chuyển đổi từ Công Ty Cung Ứng Xuất Nhập Khẩu Nhà bè thành Liên Hiệp Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè theo Quyết định số 349/ QĐ –UB do Ủy Ban Nhân Dân Thành phố ký, được vị được quyền sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu khi Bộ Thương Mại cho phép.( Nghiên cứu công tác về ngành kế toán vốn bằng tiền tại 5 Công ty )
Năm 1992, căn cứ Quy chế Thành lập và Giải thể Doanh nghiệp Nhà nước kèm theo Nghị định 338/ HĐBT ngày 20/ 11/ 1991 và Nghị định 156/ HĐBT ngày 07/ 5/ 1992 của Hội Đồng Bộ Trưởng về việc sửa đổi và bổ sung Nghị định 338. Sau khi xem xét đơn đề nghị thành lập Doanh nghiệp Nhà nước. Bộ trưởng Bộ Thương Mại đã gửi thông báo số 2403/TB ngày 26/02/1992 đồng ý cho Công ty thành lập Doanh nghiệp Nhà nước.
Ngày 05/01/1993 Công ty được cấp Quyết định chính thức hoạt động (Quyết định số 07/QĐ – UB) với tên gọi Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè.
Ngày 26/3/2002 căn cứ quyết định số 1241/QĐ –UB của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước Công ty XNK Nhà Bè thành Công ty Cổ phần XNK Nhà Bè. Và, quyết định số 3946/QĐ –UB của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc điều chỉnh vốn điều lệ và cơ cấu điều lệ của Công ty Cổ phần XNK Nhà Bè.
Căn cứ công văn số 2999/CV–CNN ngày 23/5/2005 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về việc cho phép Công ty Cổ phần XNK Nhà Bè tổ chức Đại hội cổ đông thành lập. Ngày 15/ 6/ 2005 Công Ty Xuất Nhập Khẩu Nhà Bè (Nhabexims) được thành lập bởi Đại hội cổ đông thành lập Công ty Cổ phần XNK Nhà Bè. Thời hiệu hoạt động bắt đầu từ ngày 01/9/2005, hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4103003753, do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hồ chí Minh cấp ngày 22/8/2005..
Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty Cổ phần XNK Nhà Bè
Chức năng
Công ty hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu từ khai thác thu mua sản phẩm, xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng nông lâm sản, xây dựng cơ bản, may gia công túi xách xuất khẩu, dịch vụ ủy thác và xuất nhập khẩu và du lịch.
- Ngành nghề kinh doanh đã đăng ký :
- + Chế biến nông lâm sản.
- + May công nghiệp
- + Xây dựng công nghiệp dân dụng.
- + Tổ chức các tour du lịch trong và ngoài nước với các tuyến đa dạng phong phú.
- + Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư máy móc thiết bị và các loại hàng hoá khác phục vụ cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh của đơn vị.
- + Dịch vụ giặt ủi công nghiệp.
Nhiệm vụ
- Công ty hoạt động theo định hướng phát triển kinh tế của thành phố thông qua sự chỉ đạo kiểm tra trực tiếp của Bộ Thương Mại thành phố Hồ Chí Minh.
- Công ty quản lý theo chế độ dân chủ kinh doanh, thực hiện mọi tác nghiệp hợp tác để phát triển kinh doanh tổng hợp.( Nghiên cứu công tác về ngành kế toán vốn bằng tiền tại 5 Công ty )
- Công ty hoạt động theo phương thức hạch toán kinh tế, lấy hiệu quả của kinh doanh làm mục đích hoạt động phát huy sáng tạo mở rộng hợp tác hoá và phân công chuyên môn của những thành viên trong đơn vị.
- Công ty giải quyết đúng đắn, hài hòa mối quan hệ lợi ích toàn xã hội, lợi ích thành viên trong Công ty và lợi ích người lao động.
- Tự chủ sản xuất kinh doanh, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh & dịch vụ cụ thể, kể cả kế hoạch đầu tư xuất nhập khẩu ủy thác. Đáp ứng ngày càng nhiều hàng hoá cho xã hội, cho thị trường, hoàn thành kế hoạch cấp trên giao, đáp ứng nhu cầu thị trường đảm bảo tính tự chủ trong sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức phân công theo chuyên môn hoá, tạo mối quan hệ kinh tế ổn định gắn bó giữa các đơn vị thành viên nhằm không ngừng nâng cao nâng xuất lao động, năng suất máy móc thiết bị, quay nhanh vòng vốn.
- Nghiên cứu thực hiện các biện pháp kỹ thuật không ngừng nâng cao số lượng, chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã (đa dạng hóa sản phẩm) thu hút nhiều khách hàng, mở rộng thị trường, phát triển sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Bảo tồn và phát triển vốn Nhà nước giao và của các cổ đông, tự tạo nguồn vốn bổ sung cho sản xuất kinh doanh. Khai thác sử dụng có hiệu quả, đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị, làm tròn nhiệm vụ nộp thuế cho Nhà nước.
- Thực hiện tốt các chính sách, chế độ tiền lương, áp dụng các hình thức lao động thích hợp theo yêu cầu hoạt động của từng kỳ. Thực hiện các hình thức tiền lương nhằm khuyến khích tăng năng suất lao động. Thực hiện chế độ thưởng phạt vật chất, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, an toàn lao động và phúc lợi tập thể.
- Làm tốt công tác bảo vệ tài sản xã hội chủ nghiã, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên môi trường, bảo vệ an ninh trật tự xã hội.
Xem thêm: Nghiên cứu công tác Cơ sở lý luận về ngành kế toán vốn bằng tiền
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH PHÚC ĐĂNG THỊNH
Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty
- – Tên đơn vị: CÔNG TY TNHH XD Và TM PHÚC ĐĂNG THỊNH
- – Tên giao dịch : PHUC DANG THINH CO.,LTD
- – Tên viết tắt: PDT
- -Trụ sở chính: 115/12F Nguyễn Kiệm – Phường 3 – Quận Gò Vấp –TP Hồ Chí Minh.
- – Điện thoại: 02854271436- 091506878
- – Mã số thuế: 0304183429 ngày cấp 26-01-2006
- – Nơi đăng ký quản lý : chi cục thuế quận Gò Vấp
- GPKD/NGÀY CẤP: 4102036092 NGÀY 10-1-2006 Tại sở KH Và ĐT
- – Số tài khoản: 14023401495013-tại NH Techcombank –CN Lê Đức Thọ Gò Vấp
- – Người đại diện pháp luật của Công ty: Ông Nguyễn Xuân Bảo, Giám đốc Công ty.
- – Ngành nghề kinh doanh chính: xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng.
- – Loại hình doanh nghiệp : Công Ty TNHH hai thành viên trở lên.
- – Vốn điều lệ ban đầu: 20.000.000.000 đồng
- Gồm 2 thành viên:
- + Nguyễn Xuân Bảo (60%) = 12.000.000.000 đồng
- + Nguyễn Xuân Bình (40%) = 8.000.000.000 đồng
Sau một thời gian tìm hiểu và khảo sát thực tế Thành phố hồ chí minh đang ngày càng phát triển và điều tất yếu là phải đi kèm với việc phát triển cơ sở hạ tầng. Nhận thấy được nhu cầu đó và Công Ty TNHH XD Và TM Phúc Đăng Thịnh đã được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102036092 do Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 10 tháng 01 năm 2006.
Trong những năm đầu mới thành lập Công Ty TNHH XD Và TM Phúc Đăng Thịnh không những phải đương đầu với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành, mà bên cạnh đó Công ty còn gặp nhiều trở ngại về mặt nhân lực, thị trường….và kinh nghiệm của CT còn khá non trẻ, do đó mà CT đã gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo CT đã huy động mọi nguồn lực và năng lực của mình, đề ra các chiến lược kinh doanh, đầu tư đổi mới nhiều trang thiết bị máy móc, phương tiện vận tải, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, phát huy tính tự chủ sáng tạo của cán bộ nhân viên, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Trải qua những khó khăn ban đầu, với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của Công ty cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan ban ngành có liên quan mà Công ty đã mở rộng được thị trường cũng như quy mô SXKD của mình, từ đó nâng cao được doanh thu của doanh nghiệp và cải thiện thu nhập cho người lao động, bên cạnh đó còn đáp ứng được nhu cầu của thị trương và khách hàng, từng bước nâng cao và khẳng định uy tín cũng như thương hiệu của Công ty trên thị trường.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty
– Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng và thương mại Phúc Đăng Thịnh :xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp thủy lợi ,thủy điện ,công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp ,công trình giao thông , san lấp mặt bằng , xây dựng các cầu ,Cống. kinh doanh dịch vụ bất động sản, vận chuyển hàng hóa ,tư vấn thiết kế các công trình hạ tầng kỹ thuật.
– Nhiệm vụ : đáp ứng nhu cầu của thị trường, phát huy những thành quả đạt được, tăng cường đầu tư mở rộng quy mô sản xuất đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động và cuối cùng là thu lợi nhuận về cho công ty đảm bảo uy tín trong sản xuất cũng như chất lượng thời gian thực hiện công trình đối với khách hàng. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ chính sách do nhà nước quy định bao gồm nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
về công tác quản lý kỹ thuật và chất lượng công trình cũng được thực hiện theo đúng quy định của công ty khai thác sử dụng vốn có hiệu quả đầu tư hoạt động kinh doanh mở rộng quan hệ đối tác trong nước, thực hiện các nghĩa vụ nộp các khoản nguồn thu cho ngân sách nhà nước không ngừng phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.( Nghiên cứu công tác về ngành kế toán vốn bằng tiền tại 5 Công ty )
Tổ chức bộ máy quản trị của Công ty
Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng ban
- Giám đốcLà người đại diện cho toàn thể công nhân viên trong công ty, là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động của công ty trước cơ quan pháp luật, các tổ chức có thẩm quyền.
- Phó giám đốc KT-KCS Là người trợ giúp giám đốc trong quá trình sản xuất kinh doanh, xử lý các công việc khi giám đốc đi vắng, giám sát về mặt kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm của các công trình đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Phó giám đốc KH-KD Là người phụ giúp giám đốc trong công tác quản lý về mặt vật tư, đồng thời vạch ra kế hoạch sản xuất kinh doanh cho công ty, và là người trực tiếp theo dõi việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty.
- Phòng kỹ thuật Dựa vào những hợp đồng đã kí kết, phòng kỹ thuật tiến hành khảo sát địa bàn thi công. Từ đó lên bản vẽ, lập kế hoạch thiết kế và dự toán cho công trình.
- phòng kế hoạch vật tư lập kế hoạch cung ứng và quản lý tình hình sử dụng vật tư, tổ chức quản lý kho vật tư.
- Phòng tổ chức hành chính:Có trách nhiệm giúp ban giám đốc có trách nhiệm giúp ban giám đốc trong việc quản lý nhân sự, đào tạo tuyển dụng lao động, bố trí sắp xếp đội ngũ lao động, xét khen thưởng, kỷ luật … Quản lý công tác hành chính văn phòng, an toàn người lao động và các chế độ bảo hiểm đối với người lao động.
- Phòng tài chính – kế toán Theo dõi, quan sát thu, chi, cân đối thu chi, hạch toán giá thành, hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh. Phân tích các hoạt động kinh tế tài chính, tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán.
- Các đội thi công:Trực tiếp thi công các công trình.
Xem thêm: Lời mở đầu báo cáo thực tập ngành kế toán vốn bằng tiền
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH PHÚ LÊ HUY
Tổng quan về công ty TNHH Phú Lê Huy
- Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
- Tên đầy đủ tiếng Việt của công ty: CÔNG TY TNHH PHÚ LÊ HUY
- Tên tiếng anh: PHU LE HUY LIMITED COMPANY
- Tên giao dịch: PLH CO.,LTD
- Giám đốc/Đại diện pháp luật: Tống Thị Kim Liên
- Tổng số nhân viên(2015): 40 người, trong đó lao động nữ chiếm 45%, lao động có trình độ cao đẳng và đại học chiếm 90% trên tổng số lao động.
- Địa chỉ: 350/2 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh
- Logo công ty:
- Điện thoại: (06)62970264– 36 006 179
- Website: www.phulehuy.com.vn
Email: ctyphulehuy@vnn.vn; phulehuy@yahoo.com
Công ty TNHH Phú Lê Huy được thành lập từ năm 2005 theo giấy phép kinh doanh số 0303847243, với hoạt động kinh doanh ban đầu là chuyên về bán buôn vật liệu xây dựng như thép, ximang… Do hình thức kinh doanh còn nhỏ lẻ không cạnh tranh được với thị trường bên ngoài nên năm 2015 công ty chính thức chuyển đổi hình thức kinh doanh về viễn thông: chuyên cung cấp thẻ cào, điện thoại, sim số cho các đại lý của TP. HCM. Mặc dù đây là loại hình kinh doanh mới nhưng do thị trường lúc bấy giờ còn khan hiếm các nhà cung cấp về mạng lưới viễn thông. Tận dụng nguồn vốn có sẵn, mô hình kinh doanh đã được thiết lập, nhân viên có trình độ và năng lực công ty tin tưởng rằng sẽ trở thành một trong những nhà phân phối thẻ cào lớn ở TP.HCM.
Với 8 năm xây dựng và trưởng thành, và mới 3 năm kinh doanh mạng lưới mới, có thể nói sau khi thay đổi cơ chế quản lý hoạt động, có sự định hướng đúng đắn, Công ty đã có nhưng bước tiến vượt bật trong ngành phân phối thẻ cào. Quá trình giao dịch tìm khách hàng ngày càng cao đạt hiệu quả và có uy tín trên thị trường, quy mô ngày càng mở rộng, với hàng trăm khách hàng đại lý trong năm.
Công ty luôn hoàn thành kế hoạch với doanh thu lợi nhuận nộp ngân sách nhà nước, đảm bảo cho hơn 40 cán bộ công nhân có đời sống ổn định. Công ty TNHH Phú Lê Huy đã và đang đóng góp một phần vào sự phát triển kinh tế đất nước. ( Nghiên cứu công tác về ngành kế toán vốn bằng tiền tại 5 Công ty )
Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Phú Lê Huy
Chức năng
Công ty TNHH Phú Lê Huy là công ty chuyên phân phối thẻ cào các loại tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh. Ngoài ra công ty còn có 1 mảng kinh doanh riêng về loại hình xây dựng, nhưng hiện tại công ty đang tạm ngừng kinh doanh xây dựng mà chủ yếu tập trung mạnh về viễn thông.
Nhiệm vụ
- Công ty có nhiệm vụ thực hiện tốt các chính sách cơ chế quản lý thực hiện kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Xây dựng và phát triển cở sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị để tăng năng suất và mở rộng quy mô cũng như mạng lưới kinh doanh, chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.
- Đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả, thông suốt.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH Phú Lê Huy
Sơ đồ bộ máy quản lý của doanh nghiệp
Với mô hình quản lý đơn giản, gọn nhẹ tạo ra rất nhiều thuận lợi cho công ty trong hoạt động kinh doanh của mình. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo toàn bộ sẽ nhanh chóng thu hồi được thông tin phản hồi chính xác, kịp thời từ đó phát huy điểm mạnh, hạn chế những mặt yếu kém trong công tác quản lý điều hành công ty. Mọi quyết định của giám đốc sẽ nhanh chóng thực hiện một cách có hiệu quả.
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công tyTNHH Phú Lê Huy
Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận quản lý
- Giám Đốc: Là người điều hành đại diện pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm cao nhất về toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh trong Công ty. Giám đốc điều hành Công ty theo chế độ thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu bộ máy quản lý của công ty theo nguyên tắc tinh giảm gọn nhẹ, có hiệu quả.
- Phòng Kinh Doanh: có chức năng giúp Giám đốc tổ chức việc kinh doanh, tìm hiểu thị trường, tìm kiếm nguồn tiêu thụ và nguồn mua vào từ các đối tác; thực hiện các giao dịch kinh doanh.
- Phòng Hành chính Nhân sự IT:
- Có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức công ty phù hợp với yêu cầu tổ chức kinh doanh, xây dựng và tổ chức thực hịên các kế hoạch về lao động tiền lương, giải quyết chính sách cho người lao động.
- Tìm kiếm, thu hút nguồn nhân lực tiềm năng từ các công ty nổi tiếng trong và ngoài nước.
- Thiết lập và quản lý hệ thống mạng IT trong công ty. Phối hợp chỉ đạo cụ thể công việc cho bộ phận IT;
- Khắc phục các sự cố có liên quan đến mạng nội bộ trong công ty, cài đặt, sửa chữa các lỗi phần mềm liên quan.
- Phòng Tài Chính kế toán:
- Cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động tài chính ở đơn vị, thu nhận, ghi chép, phân loại, xử lý và cung cấp các thông tin, tổng hợp, báo cáo lý giải các nghiệp vụ chính diễn ra ở đơn vị, giúp cho Giám đốc có khả năng xem xét toàn diện các hoạt động của đơn vị kinh tế.
- Phản ánh đầy đủ tổng số vốn, tài sản hiện có như sự vận động của vốn và tài sản đơn vị qua đó giúp Giám đốc quản lý chặt chẽ số vốn, tài sản của công ty nhằm nâng cáo hiệu quả của việc sử dụng vốn trong việc kinh doanh.
- Thực hiện công tác hạch toán kế toán hoạt động kinh doanh của đơn vị. Thực hiện theo chế độ báo cáo định kỳ và các báo cáo tài chính hiện hành của Nhà nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Giám đốc công ty giao.
- Phòng Giao Nhận: có nhiệm vụ nhận chỉ thị từ Trưởng phòng của các phòng ban để thực hiện việc giao nhận hàng hóa, giấy tờ liên quan.
Xem thêm: Nghiên cứu công tác Cơ sở lý luận về ngành kế toán vốn bằng tiền
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP GURMYONG VI NA
Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Công Nghiệp Gurmyong Vi Na:
- Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty:
- Lịch sử hình thành của công ty:
- Công ty TNHH Công Nghiệp Gurmyong Vi Na là công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập bởi Công ty Gurmyong Industry Co., Ltd do Ủy ban Nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 09/08/2013.
- Công ty được hình thành với mục đích kinh doanh về dịch vụ thi công xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp; thi công lắp đặt: thiết bị sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí, hệ thống điện và hoàn thiện các công trình xây dựng.
- Công ty thành lập theo Giấy Đăng ký kinh doanh số 411043002271 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp, thay đổi lần thứ 04 ngày 16/03/2015. Công ty có một chi nhánh tại Nha Trang.
- Tên công ty: CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP GURMYONG VI NA
- Tên giao dịch QT: GURMYONG VI NA INDUSTRY COMPANY LIMITED
- Tên viết tắt: GURMYONG VI NA INDUSTRY CO., LTD
- Trụ sở chính: Số 30/8B, Vũ Ngọc Phan, P.13, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Điện thoại: 086.285.3334
- Fax: 086.2853.334
- Mã số thuế: 0312419967
- Vốn điều lệ: 6.288.000.000 đồng (300.000 USD)
- Đại diện pháp luật: KIM SEONMOK
- Tổng số cán bộ và công nhân: 834 người
Quá trình phát triển của công ty:
Công ty được thành lập vào năm 2013 với tên gọi là “Công ty TNHH Công Nghiệp Gurmyong Vi Na”, là một doanh nghiệp kinh doanh xây dựng công trình và thi công lắp đặt dân dụng, công nghiệp. Đội ngũ cán bộ quản lý điều hành của công ty có nhiều kinh nghiệm với nguồn nhân lực chất lượng cao. Công ty phát triển và thành lập công ty con là Công ty TNHH Tài Nguyên Toàn Cầu 7 Việt Nam vào năm 2015.
Đến nay công ty đã phát triển được đội ngũ nhân viên gồm: 48 nhân viên văn phòng, 786 công nhân có kiến thức chuyên sâu và giàu kinh nghiệm. Trong lĩnh vực chuyên môn công ty đã thi công được nhiều công trình lớn, quan trọng trong và ngoài tỉnh. Công ty đã và đang lên kế hoạch và phấn đấu để gặt hái nhiều thành tích cao hơn trong thời gian tới.
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý:
Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:
- Tổng Giám đốc:
Là người giữ chức vụ quan trọng nhất, cao nhất của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật và là người có trách nhiệm về những quyết định. Tổng Giám đốc còn là người có nhiệm vụ tiếp nhận ý kiến của cấp dưới, luôn có cái nhìn bao quát, bình tĩnh theo dõi mọi hoạt động của công ty thật khách quan và luôn tạo môi trường làm việc thuận lợi cho các nhân viên.
- Giám đốc:
Là người đứng đầu bộ máy quản lý, đại diện cho cán bộ công nhân viên toàn công ty, có quyền quyết định và điều hành các hoạt động của công ty cũng như chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và toàn bộ cán bộ công nhân viên và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.
Quản lý công trường:
- Tham mưu cho Tổng Giám đốc và Giám đốc thực hiện chức năng quản lý về lĩnh vực xây dựng và quản lý về chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định, chỉ thị các văn bản quy định về việc phân công, phân cấp quản lý về lĩnh vực xây dựng.
- Hướng dẫn, kiểm tra và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn, các quy hoạch phát triển, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt.
- Thực hiện các dự án xây dựng công trình, khảo sát thiết kế, thi công xây dựng, bàn giao, bảo hành, bảo trì.
- Hướng dẫn, kiểm tra năng lực hành nghề của cá nhân và hoạt động xây dựng của tổ chức.
Phòng kế toán:
- Thu thập, ghi chép, xử lý và kiểm tra nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo các chứng từ ban đầu, hạch toán kế toán chi tiết và tổng hợp kết quả hoạt động của công ty.
- Định kỳ (tháng, quý, năm) lập báo cáo tài chính theo đúng chế độ gửi các cơ quan quản lý và kiểm soát.
- Phân tích, giải thích các dữ liệu tài chính, tham mưu trong lĩnh vực kế toán tài chính, giúp Ban Giám đốc cân nhắc và có quyết định kịp thời trong hoạt động của công ty.
- Theo dõi các khoản thu, chi của công ty cho phù hợp.
- Tổ chức thanh toán đầy đủ các khoản phải trả và thu hồi kịp thời các khoản nợ đến hạn.
- Tổ chức và bảo quản, lưu giữ các tài liệu kế toán.
1.3. Mô tả quy trình hoạt động của công ty:
1.3.1. Sơ đồ quy trình đấu thầu và thi công:
1.3.2. Giải thích sơ đồ:
- Từ đặc điểm về sản phẩm sản xuất ta thấy đựợc đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thông qua quá trình nhận thầu và xây lắp như sau:
– Bộ phận hành chính trong đơn vị chuẩn bị hồ sơ đấu thầu: là hồ sơ năng lực của công ty trong đó nêu lên thế mạnh của công ty cũng như năng lực của công ty.
– Qua quá trình đấu thầu, khi đơn vị trúng thầu thi công. Bộ phận kỹ thuật lập dự toán công trình, chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật.
– Sau đó là lập biên bản thi công và đưa ra các biện pháp an toàn trong lao động.
- Tổ chức giải phóng mặt bằng và chuẩn bị mặt bằng thi công:
– Bộ phận thi công tiến hành thi công công trình: Là quá trình thi công các hạng mục công trình, thời gian thi công kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào độ lớn của công trình cũng như sự đòi hỏi về kỹ thuật và sự chuẩn bị chu đáo về các điều kiện thi công như nhân lực, nguyên vật liệu, máy móc…
– Quá trình thi công kết thúc, bộ phận nghiệm thu tiến hành kiểm tra chất lượng công trình sau đó tiến hành nghiệm thu, lập biên bản nghiệm thu bàn giao công trình.
– Quá trình nghiệm thu kết thúc sẽ tiến hành thanh quyết toán công trình để đưa vào sử dụng.
Xem thêm: Cơ sở lý luận về BCTT kế toán vbt khoản phải thu, phải trả
NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH MTV TƯ VẤN THIẾT KẾ – XÂY DỰNG MINH QUANG ĐỒNG THÁP
Khái niệm kế toán vốn bằng tiền
- Vốn bằng tiền là bộ phận tài sản lưu động tồn tại dưới hình thức tiền tệ. Vốn bằng tiền bao gồm: Tiền Việt Nam, tiền gửi tại ngân hàng, và các khoản tiền đang chuyển dùng làm phương tiện thanh toán.
- Trong doanh nghiệp, vốn bằng tiền là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất (dễ dàng chuyển đổi thành loại tài sản khác), do đó giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn kinh doanh.
Nguyên tắc hạch toán kế toán vốn bằng tiền
- Phải sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt Nam (trừ một số trường hợp đặc biệt).
- Ở những doanh nghiệp có ngoại tệ nhập quỹ hoặc gửi vào ngân hàng phải đồng thời theo dõi chi tiết theo nguyên tệ và quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi sổ kế toán.
- Cuối niên độ kế toán, số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn bằng tiền có gốc ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
- – Đối với vàng, bạc, kim khí, đá quý phản ánh ở tài khoản vốn bằng tiền chì áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Khi tính giá xuất vàng bạc, kim khí quý, đá quý có thể áp dụng các phương pháp như:
- – Chỉ áp dụng cho công ty có chức năng kinh doanh vàng bạc đá quý, kim khí. Phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách sản phẩm và giá trị từng loại và được tính theo giá thực tế (giá hóa đơn hoặc giá được thanh toán). Khi xuất có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: Phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp theo giá thực tế đích danh, phương pháp nhập trước, xuất trước.
- Phần lớn vốn tiền tệ của doanh nghiệp phải gửi vào ngân hàng và các khoản chi cơ bản được thực hiện bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
- Khi phát hành Séc thanh toán phải phát hành trong phạm vi số dư tiền gửi của mình tại ngân hàng.
- Tiền tại quỹ của doanh nghiệp nhằm đáp ứng cho những nhu cầu chi tiêu thường xuyên, lặt vặt hàng ngày. Doanh nghiệp và ngân hàng phải thỏa thuận định mức tồn quỹ tiền mặt. Nếu vượt định mức thì doanh nghiệp phải làm thủ tục nộp vào ngân hàng.
- Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải mở sổ theo dõi chi tiết theo số lượng, trọng lượng, độ tuổi, kích thước, giá trị.
Ở các công ty có sử dụng ngoại tệ trong các HĐKD phải quy đổi ngoại tệ ra Việt Nam Đồng theo tỷ lệ thực tế do ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để ghi vào sổ kế toán. Nếu có chênh lệch giữa tỷ giá thực tế và tỷ giá ngoại tệ thì được hạch toán vào tài khoản 413 “ Chênh lệch tỷ giá” đồng thời ngoại tệ lại được hạch toán chi tiết cho từng loại nguyên tệ.
Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý nhập xuất tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm tra số tiền tồn quỹ thực tế và tiến hành đối chiếu kiểm tra với số liệu thủ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch thì phải xác định rõ nguyên nhân và kiến nghị biện pháp giải quyết.
Nhiệm vụ của kế toán vốn bằng tiền
Phản ánh kịp thời các khoản thu, chi tiền. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền. Tổ chức thực hiện và kiểm tra tình hình thực hiện các quy định về chứng từ và thủ tục hạch toán vốn bằng tiền.
Thông qua việc ghi chép vốn bằng tiền, kế toán thực hiện chức năng kiểm soát và phát hiện các trường hợp chi tiêu lãng phí, sai chế độ, phát hiện các khoản chênh lệch, xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
Kế toán tiền mặt tại quỹ
- Khái niệm
- Tiền mặt là tài sản của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái giá trị bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ.
Chứng từ sử dụng - – Phiếu thu , Phiếu chi, Lệnh thu, Lệnh chi.
- – Biên lai thu tiền.
- – Bảng kê nhập, xuất ngoại tệ, vàng tiền tệ.
- – Biên bản kiểm kê quỹ.
- – Chứng từ khác có liên quan.
Nguyên tắc hạch toán kế toán tiền mặt tại quỹ
- a) Chỉ phản ánh vào TK 111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ. Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào Ngân hàng (không qua quỹ tiền mặt của doanh nghiệp) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”.
- b) Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp khác và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanh nghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của doanh nghiệp.
- c) Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập, xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán. Một số trường hợp đặc biệt phải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm.
- d) Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhập quỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm.
- đ) Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt. Hàng ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch.
- e) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
- – Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trường hợp rút ngoại tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK 1122;
- – Bên Có TK 1112 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền.
- Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan.
- g) Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán. Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
- h) Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:
- – Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.
– Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Giá mua trên thị trường trong nước là giá mua được công bố bởi Ngân hàng Nhà nước. Trường hợp Ngân hàng Nhà nước không công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phép kinh doanh vàng theo luật định.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 111 – Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:
- – Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt.
- – Tài khoản 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- – Tài khoản 1113 – Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ tại quỹ của doanh nghiệp.
Kế toán tiền gửi ngân hàng
TGNH là giá trị các loại vốn bằng tiền mà doanh nghiệp gửi tại ngân hàng, kho bạc nhà nước, các công ty tài chính để thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt. Lãi từ khoản TGNH được hạch toán vào thu nhập từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng
- – Giấy nộp tiền.
- – Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.
- – Giấy báo nợ, giấy báo có.
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 112 – Tiền gửi Ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2:
- – Tài khoản 1121 – Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.
- – Tài khoản 1122 – Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.
- – Tài khoản 1123 – Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.
Xem thêm: Lời kết luận ngành kế toán vốn bằng tiền
Nguyên tắc hạch toán kế toán tiền gửi ngân hàng
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).
- a) Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.
- b) Ở những doanh nghiệp có các tổ chức, bộ phận phụ thuộc không tổ chức kế toán riêng, có thể mở tài khoản chuyên thu, chuyên chi hoặc mở tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo từng loại tiền gửi (Đồng Việt Nam, ngoại tệ các loại).
- c) Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở Ngân hàng để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu.
- d) Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngân hàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng.
- đ) Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc:
- – Bên Nợ TK 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trường hợp rút quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1112.
- – Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ Bình quân gia quyền.
- Việc xác định tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫn tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan.
- e) Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán. Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
- g) Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:
– Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau và tỷ giá mua của các ngân hàng không có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa chọn tỷ giá mua của một trong số các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ làm căn cứ đánh giá lại.
Lời kết: Trên đây là Nghiên cứu công tác kế toán vốn bằng tiền tại 5 Công ty mà Thuctaptotnghiep đã chọn lọc từ những bài điểm cao gửi đến các bạn tham khảo. Hy vọng với bài viết này có thể giúp các bạn có thêm tư liệu để làm bài BCTT của mình tốt hơn. Ngoài ra, nếu thời gian viết bài quá gấp cần người viết thuê hay các bạn đang thiếu tài liệu để làm bài thì có thể liên hệ qua zalo: 0934.536149. Chúc các bạn làm tốt bài báo cáo thực tập của mình.
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562