Pháp Luật Về Mức Lương Tối Thiểu Tại Các Doanh Nghiệp

Rate this post

Sau đây là mẫu đề khóa luận tốt nghiệp Ngành Luật với đề tài Pháp Luật Về Mức Lương Tối Thiểu Tại Các Doanh Nghiệp. Tài liệu này được Thực Tập Tốt Nghiệp sưu tầm từ nhiều nguồn báo cáo thực tập đạt điểm cao của các công trình sinh viên khóa trước, hy vọng với nội dung bài viết Pháp Luật Về Mức Lương Tối Thiểu Tại Các Doanh Nghiệp này sẽ hỗ trợ cho các bạn sinh viên làm Khóa luận tốt nghiệp về Ngành Luật có thêm nguồn tài liệu tham khảo.

Trên website còn có nhiều nội dung khác tương tự về cơ sở lý luận, thực trạng khái niệm, đặc điểm và những bài mẫu hoàn chỉnh về bài báo cáo thực tập ngành Luật, các bạn có thể tham khảo những bài viết tại đây.

===>>> KHO 99 + Khóa luận tốt nghiệp Ngành Luật

Lời mở đầu: Pháp Luật Về Mức Lương Tối Thiểu Tại Các Doanh Nghiệp

1. Lý do chọn đề tài

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội, lao động có năng suất chất lượng hiệu quả cao, là nhân tố quyết định sự phát triển của Đất nước. Do vậy, việc bảo đảm quyền lợi cho người lạo động đặc biệt là vấn đề tiền lương luôn luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.

Trên thực tế doanh nghiệp nào có chính sách đãi ngộ và trả tiền lương cho người lạo động phù hợp, tiền lương mà người lạo động nhận được xứng đáng với công sức mà họ đã bỏ ra thì người lạo động trong doanh nghiệp sẽ hăng hái làm việc, tích cực cải tiến kỹ thuật, sáng tạo… đem lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Ngược lại, nếu doanh nghiệp không có chính sách tiền lương tốt, người lạo động không được trả lương xứng đáng với công sức mà họ bỏ ra, hoặc doanh nghiệp không công bằng trong việc trả lương, thì không kích thích được người lạo động, thậm chí người lạo động bỏ việc dẫn tới hậu quả doanh nghiệp làm ăn không có lãi, ảnh hưởng không chỉ tới doanh nghiệp mà còn tác động xấu đến đời sống xã hội.

Chính sách tiền lương doanh nghiệp là một trong những nội dung cơ bản của nền kinh tế, vận hành theo cơ chế thị trường và trong thị trường này, tiền lương, tiền công là giá cả của loại hàng hoá đặc biệt, hàng hoá sức lao động. Do vậy, mối quan hệ tương quan giữa giá cả với hàng hoá cùng các quan hệ cung, cầu, cạnh tranh, sự vận động của thị trường hàng hoá sức lao động luôn là mối quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là chính sách về lao động, việc làm và tiền lương.

Tại huyện U Minh tỉnh Cà Mau, số lượng các doanh nghiệp ngày càng tăng lên. Do đó, số lượng lao động làm việc cũng rất lớn. Chính vì vậy mà vấn đề mức lương tối thiểu luôn được các chủ doanh nghiệp có những chính sách phù hợp với người lạo động. Tuy nhiên bên cạnh những doanh nghiệp quan tâm về mức lương tối thiểu thì vẫn có những doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác tiền lương cho người lạo động. Hệ quả đã dẫn đến những bức xúc khiến người lạo động bỏ việc. Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của Huyện.
Vì những lý do trên, em chọn đề tài Khóa luận tốt nghiệp ngành Luật: “Pháp luật về mức lương tối thiểu và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp ở U Minh” làm khóa luận tốt nghiệp.

2. Mục tiêu nghiên cứu

  • Mục tiêu của nghiên cứu này gồm những ỹ chính sau đây:
  • Hệ thống lại cơ sở lý luận về mức lương tối thiểu theo quy định của Pháp luật
  • Phân tích, đánh giá thực tiễn mức lương tối thiểu của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện U Minh.
  • Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Pháp luật về mức lương tối thiếu cho người lạo động trong các doanh nghiệp trên địa bàn U Minh.

3. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Từ trước tới nay, vấn đề tiền lương luôn được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Do đó đã có rất nhiều bài báo khoa học, luận văn thạc sỹ ngành Luật tập trung vào vấn đề mức lương tối thiểu tại các địa phương trên cả nước hoặc các doanh nghiệp cụ thể. Sau quá trình tìm hiểu, em đã tổng hợp được một số công trình nghiên cứu có liên quan như sau:

  • Đề tài Nghiên cứu khoa học “Quyền con người trong pháp luật lao động Việt nam”, chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Lê Thị Hoài Thu – Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội;
  • TS. Phạm Thị Thuý Nga “Quyền được bảo đảm thu nhập và đời sống của người lạo động trong pháp luật lao động Việt Nam” ngày 21/10/2011;
  • TS. Nguyễn Công Nhự (chủ biên), “Vấn đề phân phối thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam: thực trạng, quan điểm và giải pháp hoàn thiện”, Nxb Thống kê, năm 2003;
  • PGS.TS. Phan Hữu Thực (chủ biên), “Vai trò của Nhà nước trong phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, năm 2004.

Luận văn Thạc sỹ Kinh tế của Nguyễn Mạnh Tuân (2010) với đề tài: “Pháp luật lao động về tiền lương trong các doanh nghiệp và thực tiễn áp dụng tại tỉnh Hải Dương” đã trình bày các vấn đề lý luận chung nhất về tiền lương như: Khái niệm tiền lương, bản chất tiền lương, chức năng tiền lương và những quy định khác về tiền lương trong doanh nghiệp. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp tại tỉnh Hải Dương nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu những hạn chế khó khăn trong quá trình áp dụng. Đề xuất một số giải pháp: Về cải cách tiền lương; Về lương tối thiểu; Về việc xây dựng thang lương, bảng lương; Về cơ chế quản lý tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp nhà nước; Về cơ chế quản lý tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp nhà nước; Về trả công lao động; Nâng cao vai trò của Nhà nước về quản lý lao động, tiền lương góp phần hoàn thiện pháp luật về tiền lương.

Tác giả Phạm Minh Huân (2012), với bài viết “Chính sách tiền lương trong các Doanh Nghiệp: Thực tiễn và đề xuất hướng cải cách”, Tạp chí Lao động và xã hội. Bài viết đã nêu rõ nội dung chính sách tiền lương, đưa ra cái nhìn tổng quan về chính sách tiền lương trước khi Bộ luật Lao động 2012 được ban hành, đánh giá chính sách tiền lương và định hướng cải cách.

Tác giả Đinh Thu Nga (2012), với bài viết: “Một số đánh giá về hiệu quả của việc thực hiện chính sách tiền lương cho đối tượng lao động trong Doanh Nghiệp thời gian qua”, Tạp chí Thông tin và Dự báo Kinh tế – xã hội số 84 năm 2012. Bài viết đã khái quát về những mốc thay đổi lớn của chính sách tiền lương, nêu những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương nói chung và tiền lương tối thiểu nói riêng của pháp luật về tiền lương trước năm 2012.

Tác giả Nguyễn Hữu Dũng (2012) với bài viết: “Những khuyến nghị nhằm đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối tiền lương khu vực Doanh Nghiệp” đăng trên tạp chí Lao động và Xã hội số 383, năm 2010, đã nêu quan điểm chung trong phân phối tiền lương khu vực và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế phân phối tiền lương trong Doanh Nghiệp.

Các nghiên cứu, bài viết, bài báo khoa học và luận văn Thạc sỹ trên đều đã nghiên cứu và chỉ ra những ưu nhược điểm trong việc thực thi Pháp luật về tiền lương tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu vào vấn đề mức lương tối thiểu tại các doanh nghiệp. Do đó, một nghiên cứu về mức lương tối thiểu tại các doanh nghiệp ở U Minh cần được thực hiện.

4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

Nhiệm vụ của nghiên cứu là phân tích thực trạng mức lương tối thiểu của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện U Minh, tỉnh Cà Mau. Từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả công các thực hiện pháp luật về mức lương tối thiểu của các doanh nghiệp tại U Minh.

  • – Phạm vi nội dung: Pháp luật về mức lương tối thiểu và thực tiễn thực hiện tại các doanh nghiệp ở U Minh
  • – Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2018-2020
  • – Phạm vi không gian: Các doanh nghiệp tại U Minh.

5. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên các phạm trù của triết học Mác – Lênin mà hạt nhân là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu Khóa luận đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nói chung và chính sách tiền lương nói riêng.

Ngoài việc sử dụng phương pháp luận, Luận văn còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:

  • Phương pháp phân tích, phương pháp bình luận, phương pháp diễn giải v.v được sử dụng tại Chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận về và pháp luật về mức lương tối thiểu.
  • Phương pháp so sánh, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp được sử dụng tại Chương 2 khi nghiên cứu thực trạng thực thi pháp luật về mức lương tối thiểu của các doanh nghiệp tại U Minh
  • Nghiên cứu này sử dụng phương pháp logic để sắp xếp các vấn đề được trình bày trong luận văn một cách có hệ thống.

6. Kết cấu khóa luận tốt nghịe

Ngoài lời mở đầu, tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm ba chương cụ thể như sau:

  • Chương 1 Tập trung phân tích cở sở lý luận vè quy định của Pháp luật về mức lương tối thiểu.
  • Chương 2. Thực trạng pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp và thực tiễn thi hành tại các doanh nghiệp ở U Minh

Lời mở đầu: Pháp Luật Về Mức Lương Tối Thiểu Tại Các Doanh Nghiệp

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP

  • 1.1. Khái quát chung về tiền lương và tiền lương tối thiểu
  • 1.2. Sự điều chỉnh của pháp luật về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp
  • 1.2.1. Nguyên tắc điều chỉnh pháp luật về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp
  • 1.2.2. Nội dung pháp luật về tiền lương doanh nghiệp
  • 1.2.3. Vai trò pháp luật về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp
  • .3. Pháp luật về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp một số quốc gia trên thế giới và kinh nghiệm với Việt Nam
  • 1.3.1. Pháp luật về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp một số quốc gia trên thế giới
  • 1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở U MINH

  • 2.1. Thực trạng pháp luật về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp
  • 2.1.1. Quy định về tiền lương tối thiểu
  • 2.1.2. Quy định về thang lương, bảng lương
  • 2.1.3. Phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác
  • 2.1.4. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong lĩnh vực tiền lương
  • 2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp ở U Minh
  • 2.2.1. Tình hình lao động, việc làm và hoạt động của các DN tại U Minh
  • 2.2.2. Những kết quả đạt được
  • 2.2.3. những bất cập về ap dụng pháp luật về tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp ở U Minh
  • 2.3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật về tiền lương trong doanh nghiệp u minh
  • 2.3.1. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp hiện nay
  • 2.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật tiền lương tại doanh nghiệp ở U Minh

KẾT LUẬN

Ngoài ra, Để làm được một bài Khóa luận tốt nghiệp Ngành Luật đạt điểm cao, các bạn sinh viên có thể lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp Pháp Luật Về Mức Lương Tối Thiểu Tại Các Doanh Nghiệp, đây là một đề tài ít bạn sinh viên lựa chọn bởi vì mức độ đề tài này là trung bình khó, dành cho các bạn sinh viên học lực khá trở lên. Tuy nhiên các bạn sinh viên có thể đạt điểm cao, nếu cố gắng nghiên cứu tập chung viết bài, tham khảo các nguồn bổ ích với tài liệu sau.

Ngoài ra, sử dụng vụ viết thuê khóa luận tốt nghiệp Ngành Luật bên mình các bạn không cần phải lo lắng về chất lượng bài làm, cũng như giá cả phải chẳng và quy trình rõ ràng, các bạn có thể tham khảo tại đây.

====>>>> Dịch vụ viết thuê khóa luận tốt nghiệp Ngành Luật

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo