Quyền Hạn Của Luật Sư Là Gì? Chức Năng xã hội của luật sư là gì? Nghĩa Vụ của luật sư là gì? Nội dung dưới đây sẽ giới thiệu hết đến cho các bạn sinh viên hiểu về những chức năng, nghĩa vụ và quyền hạn của luật sư gồm những gì nhé.
Để tham khảo nhiều hơn bài viết về tranh chấp lao động cá nhân, thì các bạn tham khảo thêm tại đây nhé.
Chức năng xã hội của luật sư là gì?
Chức năng xã hội của luật sư lần đầu tiên được ghi nhận tại điều 2 tại Pháp lệnh tổ chức luật sư năm 1987 và nội dung này tiếp tục được sữa đổi, bổ sung qua các Luật luật sư về sau.
Theo cách hiểu thông thường, Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức và cung cấp dịch vụ pháp lý như: tư vấn pháp luật, soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật, và có thể đại diện cho thân chủ hoặc bảo vệ quyền lợi của thân chủ trước tòa án trong quá trình tiến hành tố tụng. hoạt động nghề nghiệp của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, công bằng xã hội.
Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Để giúp đỡ những bạn sinh viên đang gặp rắc rối trong việc làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, bên mình có bảng giá hỗ trợ cho các bạn sinh viên.
Nghĩa vụ, quyền hạn của luật sư là gì?
Ngày 28/08/2015 Quyết định số 1573/QĐ-BTP – về việc Phê duyệt điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam đã có hiệu lực và có quy định về nghĩa vụ và quyền hạn của luật sư tại điều 27 của điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam
Nghĩa vụ của luật sư là gì?
Nghĩa vụ của luật sư được quy định tại khoản 2 điều 27 điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam như sau:
- a) Các nghĩa vụ trong hoạt động hành nghề theo quy định của pháp luật;
- b) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, Điều lệ Liên đoàn, các nghị quyết, quy định, quyết định của Liên đoàn và của Đoàn Luật sư mà mình là thành viên;
- c) Tham gia phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí theo quy định của pháp luật và của Liên đoàn, Đoàn Luật sư;
- d) Tham gia đầy đủ chương trình bồi dưỡng Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, nghiệp vụ, chuyên môn theo quy định của pháp luật, của Liên đoàn và Đoàn Luật sư;
- e) Tích cực tham gia hoạt động của Liên đoàn, Đoàn Luật sư; đoàn kết, hợp tác với các luật sư khác để thực hiện tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam;
- f) Tổ chức cho các luật sư thành viên của tổ chức hành nghề do mình đứng đầu tham gia các hoạt động của Liên đoàn, Đoàn Luật sư;
- g) Chấp hành yêu cầu của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư về việc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức hành nghề do mình đứng đầu;
- h) Định kỳ sáu (06) tháng và hàng năm báo cáo Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư về tổ chức, hoạt động của tổ chức hành nghề do mình đứng đầu;
Báo cáo Liên đoàn Luật sư Việt Nam về tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề do mình đứng đầu theo yêu cầu của Ban Thường vụ Liên đoàn.
- i) Giữ gìn uy tín của Liên đoàn, Đoàn Luật sư, luật sư Việt Nam;
- k) Nộp phí thành viên đầy đủ và đúng kỳ hạn;
- l) Các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ này và Nội quy Đoàn Luật sư.
Quyền của Luật sư là gì?
Quyền của luật sư được quy định tại khoản 1 điều 27 điều lệ liên đoàn luật sư Việt Nam như sau:
- a) Các quyền trong hoạt động hành nghề luật sư theo quy định của pháp luật;
- b) Được Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư hỗ trợ và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động hành nghề;
- c) Tự ứng cử, được giới thiệu ứng cử, giới thiệu người ứng cử đại biểu tham dự Đại hội Đại biểu luật sư toàn quốc, Đại hội luật sư của Đoàn Luật sư, tham gia các cơ quan của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, của Đoàn Luật sư; được Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư giới thiệu ứng cử vào các cơ quan dân cử, cơ quan của các tổ chức xã hội khác ở Trung ương và địa phương theo quy định của pháp luật, Điều lệ của các tổ chức;
- d) Tham gia các hoạt động của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư; đề xuất ý kiến về việc củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động của Liên đoàn, Đoàn Luật sư;
- đ) Giám sát hoạt động của các cơ quan của Liên đoàn, Đoàn Luật sư; kiến nghị biện pháp khắc phục, kiến nghị xử lý vi phạm;
- e) Khiếu nại đối với quyết định của các cơ quan của Liên đoàn, Đoàn Luật sư vi phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình;
- g) Được Liên đoàn, Đoàn Luật sư bồi dưỡng về nghiệp vụ chuyên môn;
- h) Các quyền khác theo quy định của Điều lệ này và Nội quy Đoàn Luật sư.
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562