Bài viết Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng này, Thuctap chia sẻ dành cho các bạn đang làm Báo cáo thực tập về ngân hàng. Sơ đồ tổ chức quản lý là phần không thể thiếu nằm trong bài Báo cáo tốt nghiệp của các bạn, hãy tham khảo thật kĩ và đưa vào bài của các bạn nhé. Đây là tài liệu tuyệt vời cho các bạn đang học chuyên ngành ngân hàng và còn nhiều tài liệu bổ ích liên quan đến ngân hàng hơn đều có trên trang của Thuctap, tham khảo thêm nhiều hơn để có một bài Báo cáo thực tập điểm thật cao.
Nếu trong quá trình làm bài các bạn cần thuê người viết Báo cáo thực tập, Tiểu luận, luận văn,… thì các bạn chủ động liên hệ với Thuctap qua zalo ngay nhé!
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Lịch sử hình thành và phát triển của VPBank:
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VPBANK) trước tên Thương Mại Cổ phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993. Ngân hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4 tháng 9 năm 1993 theo Giấy phép thành lập số 1535/QĐ-UB ngày 4 tháng 9 năm 1993.
Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2013 – 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.
XEM THÊM: DỊCH VỤ VIẾT THUÊ BÁO CÁO THỰC TẬP
Sự tăng trưởng vượt bậc của VPBank thể hiện sinh động ở mức độ mở rộng mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc cùng sự phát triển đa dạng của các kênh bán hàng và phân phối.
– Năm 2010: Đổi tên thành Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng và sử dụng nhãn hiệu thương hiệu mới.Thời điểm triển khai mô hình bán lẻ hiện đại với sự hỗ trợ của công ty tư vấn.Thành lập bộ phận tín dụng tiêu dùng dưới thương hiệu FE Credit.
– Năm 2011: Triển khai 6 sáng kiến chiến lược với sự hỗ trợ của công ty McKinsony & Company để chuyển sang mô hình Ngân hàng bán lẻ hiện đại. Ra mắt các điểm giao dịch chuẩn đầu tiên theo mô hình này. Lần đầu tiên lợi nhuận trước thuế vượt 1.000 tỷ đồng.
– Năm 2013: Xây dựng chiến lược phát triển của VP bank giai đoạn 2013-2017. Với sự hỗ trợ của Công ty Ra mắt giao dịch mới. Lần đầu tiên tổng tài sản vượt 100 nghìn tỷ đồng. Được công nhận là thương hiệu quốc gia.
– Năm 2014: Xây dựng và triển khai giai đoạn 1 của Chương trình Chuyển đồi. xây dựng lộ trình quản trị rủi ro và công nghệ thông tin. Tổ chức lại các đơn vị kinh doanh, hỗ trợ và mạng lưới phân phối. Lần đầu tiên được Moody’s xếp hạng tín nhiệm VP bank ở mức triển vọng “ Ổn định”. Lần đầu tiên lợi nhuận sau thuế vượt 1.000 tỷ đồng.
– Năm 2015: Hoàn thành giai đoạn 1 của Chương trình Chuyển đổi là 1 trong 10 ngân hàng hàng đầu Việt Nam được lựa chọn thực hiện phương pháp quản trị vốn và rủi ro theo tiêu chuẩn Basol năm 2016. Được Moody’s nâng mức triển vọng từ mức “ Ổn định” lên “ Tích cực”. Lần đầu tiên tổng tài sản vượt 150 nghìn tỷ đồng. Mua lại thành công Công ty Tài chính Tập đoàn Than- Khoáng sản Việt Nam và đổi tên thành Công ty Tài chính VP bank ( VP bank FC). Được công nhận thương hiệu quốc gia lần thứ 2.
– Năm 2016: Xếp hạng 21 trong số các đơn vị nộp thuế thu nhập DN lớn nhất Việt Nam. Thành lập và đảy mạnh các mảng kinh doanh mới như Dịch vụ Tín dụng tiểu thương và Dịch vụ công nghệ số. Tập trung hóa dịch vụ khách hàng. Giành 6 giải thưởng quốc tế.
– Năm 2017: Tổng thu nhập hoạt động hợp nhất của VPBank đạt gần 16.900 tỷ, riêng Ngân hàng đạt gần 9.300 tỷ, và dẫn đầu khối ngân hàng TMCP tư nhân.
Cơ cấu tổ chức VPBANK

Tổng quan về ngân hàng VPBANK – Chi nhánh Tân Bình
Chức năng của ngân hàng
Ngân hàng được thành lập để tiến hành các hoạt động ngân hàng bao gồm: Nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân.
Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn các tổ chức và cá nhân tuỳ theo tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.
Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá.
Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng như: dịch vụ chuyển tiền, bảo lãnh, thanh toán quốc tế và dịch vụ ngân hàng tự động.
Các dịch vụ ngân hàng khác khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Mục tiêu chiến lược của Ngân hàng
Để tạo dựng niềm tin, VPBANK hoạt động theo bốn mục tiêu chiến lược rõ ràng:
Thứ nhất, tối đa hoá giá trị đầu tư của các cổ đông.
Thứ hai, không ngừng nâng cao động lực làm việc và năng lực cán bộ
Thứ ba, duy trì sự hài lòng, trung thành và gắn bó của khách hàng với VPBank.
Thứ tư, góp phần tích cực làm vững chắc thị trường tài chính trong nước.
Định hướng kinh doanh của Ngân hàng
Kế hoạch ưu tiên nhắm tới trong năm 2017 là nâng cao năng suất, hiệu quả của các điểm giao dịch hiện tại; mở rộng cơ sở khách hàng; tái cấu trúc và kiện toàn bộ máy quản trị điều hành, chuẩn bị tiền đề cho việc đẩy mạnh hơn nữa chiến lược phát triển trong các năm tiếp theo.
VPBank phấn đấu đến năm 2018 trở thành một trong năm ngân hàng hàng đầu Việt nam về thị phần ngân hàng cá nhân và một trong mười ngân hàng đứng đầu về thị phần ngân hàng doanh nghiệp.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – CN Tân Bình chịu sự quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – CN Tân Bình, đồng thời chịu sự lãnh đạo của UBND TP.HCM về mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế cho địa phương.
Với lực lượng công nhân viên gồm 21 người:
– Ban Giám Đốc 02 người, 01 giám đốc, 02 phó giám đốc.
– Phòng kế hoạch kinh doanh 9 người, 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 07cán bộ tín dụng.
– Phòng kế toán ngân quỹ 10 người, 01 người trưởng phòng, 07 nhân viên kế toán, 01 nhân viên hành chánh và 01 nhân viên bảo vệ kiêm tài xế.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức

(Nguồn: Phòng Kế hoạch)
Chức năng nhiệm vụ của các phòng
Ban Giám đốc:
Gồm: Giám đốc và phó giám đốc, là cơ quan đầu não quản lý mọi hoạt động của Ngân hàng, điều hành trực tiếp toàn bộ hệ thống Ngân hàng, tiếp nhận các chỉ thị phổ biến cho cán bộ công nhân viên trong Ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi quyết định của mình, đề ra các giải pháp, biện pháp để thực hiện đạt hiệu quả. Ngoài ra, Ban Giám đốc còn chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh nói chung và nghiệp vụ cấp tín dụng nói riêng. Cụ thể:
– Xem xét nội dung thẩm định từ phòng tín dụng, quyết định cho vay hay không tùy thuộc vao nguồn vốn hiện có của Ngân Hàng tại thời điểm đó.
– Ký hợp đồng tín dụng.
– Quyết định các biện pháp xử lý nợ,gia hạn điều chỉnh nợ quá hạn.
Phòng Kế toán – Ngân quỹ:
– Phòng Kế toán – Ngân quỹ có 10 người. Phụ trách phòng gồm 01 trưởng phòng phụ trách chung. Có nhiệm vụ duyệt các khoản thanh toán chuyển tiền đi của khác hàng,kiểm tra kiểm soát chứng từ,duyệt các khoản thanh toán chi tiêu nội bộ khóa sổ quyết toán hằng ngày với Ngân hàng cấp trên Phòng Kế toán – Ngân quỹ chiếm vị trí trung tâm, làm nhiệm vụ kế toán thanh toán và theo dõi hoạt động phát sinh hằng ngày, kiểm tra chặt chẽ hoạt động của nguồn vốn, thu chi tiền mặt, bảo quản an toàn kho quỹ thực hiện nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính hàng quý năm, quyết toán tài chính, quyết toán lương với Ngân hàng cấp trên.
– Nhân viên kế toán: Thực hiện các thủ tục thanh toán, thu nhận tiền gửi, thu thập thông tin phát sinh hằng ngày, thực hiện chi trả lương cho cá bộ công nhân viên đơn vị, thực hiện các khoản trích nộp Ngân hàng cấp trên.
– Nhân viên ngân quỹ: Thực hiện nghiệp vụ thu chi đối với các khoản giao dịch lớn, phát vay, chi trả tiền gửi…
XEM THÊM: TRỌN BỘ BÁO CÁO THỰC TẬP NGÂN HÀNG
Cụ thể các công việc được thể hiện như sau:
– Trực tiếp giao dịch tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của giám đốc hoặc người ủy quyền.
– Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ quá hạn, giao chỉ tiêu tài chính, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước.
– Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm kiểm tra lượng tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày.
– Cuối mỗi ngày, khóa sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi các nhiệm vụ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót.
– Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn.
– Phát hành chứng chỉ tiền gởi, kỳ phiếu, trái phiếu.
– Cung cấp dịch vụ ủy thác chi trả kiều hối cho các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước.
– Thực hiện mở tài khoản tiền gởi thanh toán cho các tổ chức kinh tế và cá nhân.
– Mua bán các loại ngoại tệ.
– Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Phòng kế hoạch kinh doanh có 09 người. Gồm 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và các nhân viên là phần quan trọng chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng và cũng là phòng quyết định kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Thường xuyên kiểm tra công tác tín dụng, kịp thời phát hiện sai sót trong việc sử dụng vốn của khách hàng. Mỗi cán bộ tín dụng được phân công phụ trách khu vực (xã) trong huyện, có thể 1 hoặc 2 xã, mỗi nhân viên phải đảm trách quản lý được cơ cấu tiền vay mà Ngân hàng đã quy định với từng loại khách hàng thông qua Ban Giám Đốc
Thời gian tới Thuctap sẽ cập nhật thêm nhiều mẫu tài liệu hơn cho các bạn tham khảo nha. Các bạn tham khảo thêm nhiều tài liệu hơn trên trang Thuctap.
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562