THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP

Rate this post

Dưới đây Thuctaptotnghiep chia sẻ cho các bạn về Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp chọn lọc từ các bài điểm cao, được đánh giá tốt trong quá trình làm bài báo cáo thực tập kế toán. Các bạn tham khảo các mẫu dưới đây để hoàn thành thật tốt bài làm của mình nha.

Lưu ý: Trong quá trình làm bài báo cáo thực tập tốt nghiệp, nếu các bạn gặp khó khăn về đề tài hay chưa có công ty thực tập các bạn có thể liên hệ với dịch vụ làm báo cáo thực tập trọn gói qua:

SĐT  / Zalo: https://zalo.me/0934536149

THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP

2.2. Thực trạng công tác kế toán quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Bia Huế

2.2.1. Nhu cầu cung cấp thông tin cho công tác quản trị hàng tồn kho

2.2.1.1. Đặc điểm, phân loại và lập danh điểm hàng tồn kho của công ty

Đặc điểm

Công ty bia TNHH Bia Huế là một công ty sản xuất sản phẩm chủ yếu là bia các loại nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của thị trường rộng lớn trong và ngoài nước nên phải sử dụng một lượng vật tư tương đối lớn. Với đặc điểm kinh doanh như vậy, hàng tồn kho của công ty có một số đặc điểm đặc trưng như sau:

  • Đa dạng, nhiều chủng loại.
  • Trong hàng tồn kho có hóa chất, đây là mặt hàng cần đặt ra yêu cầu quản lý và bảo đảm an toàn khá cao.
  • Nguyên vật liệu chính bao gồm các sản phẩm nông nghiệp cần phải được bảo quản cẩn thận, tránh ẩm mốc, mốt mọc.
  • Quy mô hàng tồn kho lớn, được phân bố tại nhiều kho.

Phân loại, lập danh điểm hàng tồn kho

Từ những đặc điểm trên của hàng tồn kho tại công ty, đã đặt ra những yêu cầu trong công tác phân loại và lập danh điểm vật tư, hàng hóa, thành phẩm.

  • Đối với nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóaTại công ty TNHH Bia Huế, nguyên vật liệu, vật tư được phân loại dựa vào vai trò của chúng trong quá trình sản xuất để sắp xếp nguyên vật liệu theo những nhóm nhất định. Mỗi nhóm vật tư, hàng hóa được kí hiệu bằng một chuỗi gồm 7 chữ số. Mã nhóm + mã tuần tự ( XXX – XXXX). Mã nhóm là mã do tập đoàn Carlsberg quy định, áp dụng đối với tất cả các công ty thuộc tập đoàn. Mã tuần tự được thiết lập dựa trên tình hình thực tế tại công ty. Hiện tại kho, công ty có gần 1400 danh mục nguyên vật liệu do đó mã tuần tự bao gồm 4 chữ số.         Đây là loại bảng mã đơn giản, dễ hiểu nên bộ phận kho thuận tiện theo dõi số lượng nhập xuất trong quá trình sản xuất. Phần lớn lao động ở kho đều là lao động phổ thông cùng với số lượng danh mục nguyên vật liệu, vật tư thì việc áp dụng bảng mã đơn giản sẽ hạn chế tối đa việc nhầm lẫn giữa các lại vật tư, nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, việc áp dụng mã nhóm thống nhất trong toàn tập đoàn sẽ giúp các nhà quản lý thuận tiện trong công tác quản lý, hạch toán nguyên vật liệu cũng như theo dõi chi tiết chi phí từng nhóm nguyên vật liệu, vật tư.
    • Đối với thành phẩm:

    Các dòng sản phẩm của công ty TNHH Bia Huế: Huda,Festival, Carlsberg, Halida, Eve, Huế beer.

    Các sản phẩm được kí hiệu bởi một chuỗi kí tự gồm chữ và số: Mã thành phẩm + tên viêt tắt của dòng sản phẩm + thể tích + vật liệu đóng gói + số lượng đóng gói + quy cách đóng gói + tên chính của sản phẩm (nếu có) (10 –XXX –XXX –X –XX – XX- XXXX).

    • Mã thành phẩm :10 được thống nhất trong tập đoàn.
    • Vật liệu đóng gói: kí hiệu B đôí với chai, C đối với lon.
    • Quy cách đóng gói: 10 đối với thùng carton, 20 đối với két, 30 đối với túi nilon màng co.
    • Nhận xét:

          Đối với người sử dụng, các ký tự số nhiều khi gây khó khăn cho việc nhận diện hay ghi nhớ. Vì vậy, công ty sử dụng các ký tự chữ và số có tính chất gợi nhớ thay cho ký tự số trong các mã phân cấp. Ví dụ như 10FES330C24-10 là ký hiệu của Festival lon. Nhìn vào kí hiệu ta có thể dễ dàng nhận thấy FES là chữ viết tắt của bia Festival, thể tích 330ml, được đóng lon, 1 thùng gồm 24 lon và được đóng gói bằng thùng giấy.

         Mã gợi nhớ có ưu điểm gợi nhớ đối với người sử dụng nên rất thuận tiện và hiệu quả cho người sử dụng. Nhà quản lý sẽ dễ dàng quản lý chi tiết từng loại sản phẩm, sản lượng tiêu thụ, sản lượng nhập – xuất – tồn; giá thành sản phẩm, trị giá hàng tồn kho mà không gây nhầm lẫn

2.2.1.2 Phương pháp tính giá hàng tồn kho

Tính giá là việc xác định giá trị làm căn cứ để ghi sổ của tài sản. Về nguyên tắc mọi tài sản của doanh nghiệp đều phải được ghi sổ theo giá gốc. Giá gốc của tài sản được hiểu là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp bỏ ra để có tài sản ở trạng thái sẵn sàng sử dụng được.

Trường hợp nhập kho

  • Nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa

Hiện nay, công ty đang áp dụng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và kế toán hàng tồn kho theo giá mua thực tế tức là để xác định giá trị thực tế vật tư nhập kho, kế toán căn cứ vào các “Hoá đơn Mua Hàng” hoặc “ Phiếu Nhập Kho vật tư”. Tại công ty có hai nguồn nhập:

+ Mua trong nước

Hình thức Công ty thu mua vật liệu là trọn gói nên vật liệu mua về nhập kho là kế toán có thể tính ngay giá trị thực tế của số vật liệu đó.

Căn cứ vào “Phiếu Nhập kho” ta sẽ tính giá Vỏ lon Huda 4.7% Can Body 330ml thực tế nhập kho vào ngày 24 tháng 3 năm 2014.

Giá thực tế vỏ lon nhập kho =    594.000*127     =759.726.000 (VNĐ).

+ Mua nước ngoài

Trong đó:

  • + Chi phí mua bao gồm chi phí bốc dỡ, chi phí vận chuyển từ cảng về kho tuỳ theo quy định hợp đồng kinh doanh giữa hai bên.
  • + Tỷ giá ngoại tệ bình quân liên ngân hàng từng thời điểm.
  • + Thuế nhập khẩu = Thuế suất NK * Giá trị hàng nhập khẩu (VNĐ).
  • + Với thuế nhập khẩu được xác định dựa trên quy định của Hải Quan.

Ngày 20 tháng 3 năm 2014 Công ty TNHH Bia Huế nhập kho 394,200 kg Malt  trị giá 221.146,2 USD theo hợp đồng số GM – Y – XS2013207 ngày 09/09/2013, thuế nhập khẩu là 232.601.573, chi phí bốc xếp 3.153.990, chi phí vận chuyển,nâng hạ 95.769.462. Tỷ giá bình quân giữa đồng Việt Nam và Đô la Mỹ trên thị trường liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố áp dụng cho ngày 20/3/2014 là 20.036 đ/USD.

            Giá thực tế nhập kho = 221.146,2 * 20.036 +232.601.573 + 3.153.990 +95.769.463 = 4.762.410.289 đồng.

Việc tính giá nhập kho của hàng tồn kho theo giá mua thực tế (theo hoá đơn bán hàng của người mua) là phương pháp lựa chọn tối ưu và hợp lý vì nó giúp doanh nghiệp dễ dàng tính toán, tổng hợp và kiểm tra số liệu kế toán một cách chính xác nhanh chóng.

  • Thành phẩm

Hàng ngày, kế toán thành phẩm chỉ theo dõi và nhập liệu về số lượng. Hệ thống sẽ tự động  tập hợp lên sổ giá trị nhập kho của từng thành phẩm.

     Tại công ty, giá thành phẩm được tính theo phương pháp chi phí tiêu chuẩn. Phương pháp này cung cấp thông tin chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm theo tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất để ước tính trước giá thành phẩm. Từ đó, cung cấp thông tin nhanh về tình hình, kết quả của từng quá trình sản xuất trong kỳ kế toán cho các quyết định quản trị sản xuất kinh doanh.( Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp )

  1. Trường hợp xuất kho:
  • Nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa

Vật liệu xuất kho tại Công ty được tính theo phương pháp bình quân gia quyền phương pháp này tính như sau: 

    Đơn giá bình                Giá trị thực tế NVL    +        Giá trị thực tế NVL

   quân gia quyền                   tồn kho đầu kỳ                    nhập kho trong kỳ

     cả kỳ dự trữ        = ———————————————————————————

                                          Số lượng NVL          +          Số lượng NVL

                                          tồn kho đầu kỳ                   nhập kho trong kỳ

Sau đó đã có đơn giá thực tế xuất kho của từng loại vật liệu kế toán áp dụng vào Phiếu xuất kho cho từng đối tượng sử dụng, từ đó tính ra giá thực tế vật liệu xuất dùng.

 Giá trị thực tế    =     Số lượng NL,VL     x      Đơn giá bình quân

             xuất kho                    xuất kho                         gia quyền

Căn cứ  vào số lượng và giá trị tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ để tính ra giá trị vật liệu  xuất kho.

Stt Mã vật tư Tên vật tư Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ
SL Giá trị SL Giá trị SL Giá trị
1 20000030 Gạo 82.472 668.518.032 111.275 955.518.425 114.770 962.002.140

+ ĐGBQGQ    =   668.518.032  + 955.518.425    =  1.624.036.457  = 8.382 (đồng).

   cả kỳ dự trữ         82.472  +    111.275                      193747

+ Giá thực tế xuất kho = 8.382 x 114.770  = 962.002.140 đồng.

  • Thành phẩm

Đối với thành phẩm thì giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm chỉ được tính khi kết thúc chu kì sản xuất hoặc khi kết thúc kỳ tính giá thành. Do đó, trên thực tế không áp dụng được phương pháp nhập giá nào xuất giá đó vì thường khi xuất vẫn chưa biết được giá nhập. Vì vậy, công ty đã áp dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ (cuối tháng) để tính giá thành phẩm xuất kho. Kế toán cũng chỉ nhập dữ liệu về lượng, hệ thống phầm mềm tự động tính giá vào cuối kì và xuất kho theo giá vốn.

  1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Hiện nay, công ty TNHH Bia Huế đang áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức.

Do đặc trưng riêng của công ty là hạch toán chi phí sản xuất trong kỳ theo định mức, mọi nghiệp vụ tập hợp chi phí đều do phầm mềm chạy tự động, khi sản phẩm hoàn thành nhập kho thì toàn bộ chi phí dở dang sẽ kết chuyển qua giá thành phẩm.             Cuối kỳ, trên TK 154 có số dư bao nhiêu thì chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ chính là giá trị đó.

2.2.1.3. Công tác quản lý hàng tồn kho

Hệ thống kho hàng

Do đặc thù sản xuất kinh doanh bia, rượu nên lượng hàng hồn kho của công ty khá lớn và đa dạng. Công ty có 5 kho thành phẩm để thuận tiện cho việc xuất bán hàng cho các đại lý.

  • Kho Phú Bài- thị xã Phú Bài, TT.Huế
  • Kho Tăng Bạt Hổ- đường Tăng Bạt Hổ, TT.Huế
  • Kho Phan Bội Châu- đường Phan Bội Châu, TT.Huế
  • Kho Phú Thượng – đường Nguyễn Sinh Cung, TT.Huế
  • Kho Âu Lạc, Hương Sơ, Đông Hà, Ngự Bình.

Và 2 kho nguyên vật liệu (Phú Bài và Phú Thượng). Kho nguyên vật liệu được đặt cạnh phân xưởng sản xuất thuận tiện cho việc nhập và xuất vật tư. Hàng tồn kho được quản lý theo hệ thống mã số riêng rất thuận tiện cho việc phân loại và theo dõi. Các kho hàng đều có thủ kho riêng quản lý trong kho, tại kho thành phẩm có bảo vệ trông coi để hạn chế xảy ra mất mát, thiệt hại.

Các thủ tục kiểm soát

Để bảo quản tốt hàng tồn kho cũng như tránh gian lận và biển thủ, công ty đã thiết kế những thủ tục kiểm soát sau.

  • Mua hàng và nhập kho
  • Đối với nguyên vật liệu, vật tư hàng hóa

Trên cơ sở các kế hoạch sản xuất và các định mức mà công ty giao, bộ phận cung ứng tại đơn vị căn cứ lập kế hoạch mua sắm, phương án sửa chữa, đề nghị cấp vật tư của các bộ phận đã được cấp trên phê duyệt, tiến hành tổ chức mua sắm (đấu thầu, chào giá, cạnh tranh, mua trực tiếp..) hoặc viết giấy đề nghị mua vật tư trình cho giám đốc phê duyệt. Sau đó, phòng cung ứng sẽ lập đơn đặt hàng ghi rõ chủng loại, số lượng, thời gian giao hàng.

Khi hàng được vận chuyển đến kho công ty thủ kho và nhân viên giao hàng phải kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hóa đối chiếu với Hóa đơn GTGT và Phiếu giao hàng trước khi nhập kho và ký xác nhận vào phiếu giao hàng và phiếu nhập kho. Căn cứ vào các hóa đơn này thủ kho vào thẻ kho. Bộ phận kỹ thuật (hoặc đơn vị kiểm định) sẽ đảm nhiệm việc kiểm tra chất lượng vật tư thiết bị.

Bộ phận cung ứng sẽ tập hợp tất cả các chứng từ liên quan hợp đồng mua hàng, hóa đơn GTGT liên 2, phiếu giao hàng liên 2, phiếu nhập kho… Sau đó, chuyển lên phòng kế toán.

Kế toán chi phí sẽ kiểm tra đối chiếu giữa các liên chứng từ, nếu hợp lệ và chính xác sẽ nhập liệu vào máy tính, đánh dấu thứ tự trên chứng từ, xác nhận đã nhập liệu trên chứng từ nhập kho.

Định kì, kế toán chi phí sản xuất giao phiếu nhập kho, hóa đơn GTGT, phiếu giao hàng.. cho kế toán trưởng. Kế toán trưởng xem xét đối chiếu giữa các liên chứng từ rồi kí xác nhận trên phiếu nhập kho. Những chứng từ nhập kho này được sao và lưu ở phòng kế toán.

Cuối kỳ, phòng kế toán sẽ in sổ công nợ, bảng kê phiếu nhập , sổ chi tiết nhập vật tư  đối chiếu với phòng cung ứng và với thủ kho về số lượng vật tư tồn kho vào cuối kỳ.

  • Đối với thành phẩm nhập kho

Trước khi tiến hành nhập kho, thành phẩm phải được lấy mẫu kiểm tra chất lượng lần cuối. Nếu đạt yêu cầu, đại diện phân xưởng và thủ kho phải tiến hành kiểm nhận và lập phiếu nhập kho. Quy trình thực hiện tương tự như nhập kho nguyên vật liêu.

  • Xuất kho nguyên vật liệu, thành phẩm
  • Đối với nguyên vật liệu, vật tư

Khi bộ phận sản xuất – phân xưởng nhận được Bảng kế hoạch sản xuất, tiến hành phát lệnh sản xuất. Do đặc thù của công nghệ sản xuất khi NVL mua về phần lớn việc nhập kho chỉ tiến hành nhập kho về mặt thủ tục chứng từ, trên thực tế NVL được đưa vào các phiễu đựng NVL tại dây chuyền sản xuất. Khi được lệnh, sản xuất theo tỷ lệ hao phí NVL thực tế theo số lượng thành phẩm kế hoạch đã được cài đặt.

Khi lệnh sản xuất được kích hoạt, thủ kho tiến hành xuất kho một số vật tư cần thiết khác như: nắp lon, thùng giấy… theo số lượng định mức.

Cuối tháng, thủ kho tiến hành lập phiếu xuất kho theo hao phí NVL thực tế. Thông thường tại công ty thủ kho lập 7 phiếu xuất kho và chuyển cho phòng kế toán .

Khi nhận được phiếu xuất kho, kế toán chi phí sản xuất tiến hành kiểm tra, ký. Sau đó chuyển cho kế toán trưởng ký. Kế toán trưởng ký xong chuyển lại cho kế toán chi phí sản xuất nhập liệu để tính giá thành thực tế và lưu trữ.

  • Đối với thành phẩm

Việc xuất hàng ra khỏi kho phải căn cứ trên Hóa đơn GTGT kiêm phiếu xuất kho. Hóa đơn GTGT phải có đủ chữ kí của các bên như người lập, tổng giám đốc, thủ kho và chữ kí xác nhận đã nhận hàng. Sản phẩm phải được chuyển giao đúng khách hàng, đúng chủng loại, đúng số lượng và còn nguyên vẹn.

Đối với giao hàng tại kho công ty: khách hàng mang 3 lên Hóa đơn GTGT xuống kho để làm thủ tục nhận hàng. Sau khi kiểm tra đủ hàng thủ kho và khách hàng sẽ kí xác nhận trên hóa đơn. Khách hàng giữ liên 2, giao cho thủ kho 2 liên còn lại. Thủ kho gửi liên 1 làm căn cứ ghi thẻ kho, liên 2 gửi lên phòng kế toán.

Đối với giao hàng tại kho đại lý: công ty giao hoàn toàn trách nhiệm cho công ty vận tải ngay sau khi hàng đã chuyển lên xe, lái xe kí xác nhận về chất lượng và số lượng lô hàng.

Tuy nhiên, năm 2014 công ty TNHH Bia Huế tái cơ cấu sản xuất, cùng với sự thành lập công ty TNHH Thương mại Carlsberg nên công ty TNHH Bia Huế chỉ còn chức năng sản xuất. Toàn bộ sản phẩm sản xuất, sẽ xuất bán cho công ty TNHH Thương mại Carlsberg, công ty này sẽ tiến hành tiêu thụ sản phẩm ra thị trường trong và ngoài nước. Do đó, hai công ty cùng đóng tại một trụ sở nên khi xuất bán cho công ty TNHH Carlsberg Thương mại chỉ tiến hành về mặt thủ tục.

  • Bảo quản kiểm kê

Định kỳ, công ty lập ban kiểm kê xuống kiểm tra, đánh giá và đối chiếu với số liệu trên sổ sách kế toán.

Việc tổ chức kho bãi phải đảm bảo các yêu cầu đối với từng loại vật liệu trên nguyên tắc thuận tiện cho việc xếp đặt, kiểm tra, quan sát, bảo quản chất lượng, kiểm kê, bốc dở và vận chuyển.

Các vật tư kho phải có nhãn mác phân biệt các loại với nhau nhắm đáp ứng nhu cầu cung cấp kịp thời, đủ, đúng, những vật tư cần thiết cần thiết trong từng giai đoạn sản xuất cụ thể.

Tất cả các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho đều được đánh số thứ tự và có chữ ký của người lập phiếu, người giao nhận, thủ kho, thủ trưởng đơn vị.

2.2.2. Công tác tổ chức lập dự toán liên quan đến việc hoạch định hàng tồn kho

2.2.2.1 Các phòng ban chức năng được huy động lập dự toán

Tại công ty công tác lập dự toán được thực hiện bởi giám đốc tài chính.

Phòng Kế toán : nhiệm vụ của phòng là cung cấp các số liệu về quá trình sản xuất kinh doanh của các năm trước làm cơ sở cho giám đốc tài chính lập dự toán cho những năm tiếp theo.

Bộ phận kỹ thuật: căn cứ vào quyết định về quy định định mức kỹ thuật trong sản xuất của tập đoàn và những số liệu sản xuất kinh doanh các năm trước mà phòng Kế toán cung cấp. Bộ phận kỹ thuật xây dựng định mức nội bộ riêng cho từng sản phẩm.

Do công ty là thành viên của tập đoàn nên hằng năm phải tiến hành lập bảng báo cáo dự toán trình lên tập đoàn duyệt.

Lập dự toán liên quan đến hàng tồn kho tại công ty được thực hiện bắt đầu từ việc tổng hợp thông tin thục hiện như tình hình thực hiện dự toán năm trước, các định mức tiêu chuẩn kết hợp với các thông tin hiện hành như sự biến động trên thị trường về nguyên vật liệu,.. trên cơ sở đó sẽ lập nên một bảng dự toán lên quan đến hàng tồn kho. Khi các hoạt động được tiến hành, các số liệu thực tế được ghi nhận và được so sánh với các số liệu dự toán.

2.2.2.2. Xây dựng định mức các chi phí sản xuất

Định mức chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp

  • Chi phí NVL trực tiếp là một khoản mục quan trọng chiếm tỷ trọng lớn tương đối lớn trong tổng chi phí sản xuất của công ty. Định mức chi phí NVL trực tiếp phải được tính toán đầy đủ, cụ thể và được xây dựng dựa vào định mức lượng nguyên vật liệu tiêu hao và định mức giá nguyên vật liệu.( Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp )
  • Hệ thống định mức vật tư, nguyên vật liệu tiêu hao của công ty được phòng kỹ thuật, phòng cung ứng tính toán điều chỉnh trên cơ sở định mức tiêu hao của tập đoàn sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại công ty.
  • Định lượng và định mức giá NVL được tổng hợp thành định mức chi phí NVL của 1 HL sản phẩm theo công thức:

Định mức NVLTT = (Định mức lượng NVL) X ( Định mức giá một kg NVL).

      Định mức lượng nguyên vật liệu được xây dựng dựa trên thông số kỹ thuật do Giám đốc Kỹ thuật cung cấp. Định mức được xây dựng cho từng loại sản phẩm, từng giai đoạn cụ thể trong qua trình sản xuất bao gồm: nấu, lên men, chiết và đóng gói. Chẳng hạn, để sản xuất 1HL Huda chai 450 tại giai đoạn nấu sẽ phải cần đến 11.17272 kg Malt, 6.2363 kg gạo…Tất cả các thông số này đều được tập đoàn phê duyệt.

     Định mức giá một kg nguyên vật liệu được cung cấp bởi kế toán chi phí sản xuất, bao gồm đơn giá hóa đơn NVL trực tiếp, chi phí vận chuyển, bốc dở, hao hụt trong khâu thu mua cho mỗi lượng NVL trực tiếp. Kế toán xem lại giá thành đạt được ở những kỳ trước như thế nào, phải xem xét chênh lệch chi phí trong quá trình sản xuất để nắm bắt tình hình biến động trong kỳ, để báo cáo cấp trên, từ đó có sự điều chỉnh phù hợp.    

Bảng chi phí NVL định mức cho 1HL Huda chai 450 [ Phụ lục 01].

Định mức lao động trực tiếp

Định mức lao động trực tiếp được biểu thị thông qua định mức giá của một giờ lao động trực tiếp và định mức lượng thời gian lao động trực tiếp.

       Định mức lao động trực tiếp được xây dựng dựa trên tình hình thực tế tại công ty. Do bộ phận Kỹ thuật và phòng kế toán cùng thực hiện.

       Định mức lượng thời gian lao động là lượng thời gian tiêu chuẩn để sản xuất một đơn vị sản phẩm. Giai đoan nấu, chiết bia cẩn 1 giờ để hoàn thành, bao gồm cả thời gian căn bản để sản xuất 1 HL Huda chai 450, thời gian chùi máy và chết máy, thời gian giải lao và giải quyết nhu cấu cá nhân. Giai đoan lên men không sử dụng lao động nên khoản mục này bằng 0. Giai đóng gói hoàn thành sản phẩm là giai đoạn cần thời gian ít nhất. Việc đưa vào hoạt động dây chuyền chiết bia lon, đóng gói với công suất hơn 48.000 lon/ một giờ, hệ thống robot ABB (Thụy Sĩ) giúp tiết kiệm được một khoảng thời gian khá lớn lao động trực tiếp khá lớn.

         Định mức giá của một giờ lao động trực tiếp là mức lương căn bản 1 giờ lao động, các khoản phụ cấp và những chi phí khác liên quan đến lao động. Đơn giá một giờ lao động được xây dựng trên mức lương thực tế của các kỳ trước tại mỗi giai đoạn trên số giờ lao động của công nhân tại giai đoạn đó. Giá của một giờ lao động tại giai đoạn nấu là 5.201 đồng, giai đoạn lên men là 0 đồng, giai đoạn chiết là 3.230 đồng và giai đoạn hoàn thành sản phẩm là 19.920 đồng. Tại giai đoạn cuối cùng, cần có sự kiểm tra chặt chẽ chất lượng sản phẩm trước khi xuất xưởng điều này đòi hỏi trình độ nên chi phí lương tại giai đoạn này là lớn nhất. Do đó, mức giá của một giờ lao động là lớn nhất.


THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP 2

2.2. Tình hình quản lý hàng tồn kho tại công ty Hioda Motors

2.2.1. Hàng tồn kho tại công ty Hioda Motors

Hàng tồn kho là một thành phần khá quan trọng trong cơ cấu tổng tài sản của công ty. Hioda Motors là doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp xe máy nên cơ cấu hàng tồn kho bao gồm hầu hết những hạng mục quan trọng nhất của hàng tồn kho. Sau đây là bảng tóm tắt tình hình hàng tồn kho tại doanh nghiệp qua ba năm tài chính kế tiếp nhau.

Chỉ tiêu 2002

(USD)

2003

(USD)

2004

(USD)

Tổng tài sản 40.715.917 58.710.518 67.683.606
Hàng tồn kho 9.502.133 9.157.940 7.388.351
Tỉ lệ hàng tồn kho trên tổng tài sản 23,34% 15,60% 10,92%
Các thành phần của hàng tồn kho
Hàng mua đang đi trên đường 2.006.075 2.015.023 1.989.950
Nguyên liệu vật liệu tồn kho 4.668.978 5.001.252 4.026.047
Công cụ dụng cụ tồn kho 321.301 314.389 537.829
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 328.386 270.376 606.464
Thành phẩm tồn kho 2.164.000 1.462.000 315.000
Phụ tùng để bán 185.450 367.357 317.550
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho (172.056) (272.457) (404.488)

Nhìn một cách tổng thể, hàng tồn kho của Hioda Motors có xu hướng chiếm tỉ trọng trên tổng tài sản nhỏ dần qua các năm. Đây là một xu thế tất yếu kể từ khi Hioda Motors đóng góp thêm cổ phần vào Công ty sản xuất phụ tùng tự động Việt Nam để chủ động hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, đối với từng thành phần hàng tồn kho ta cũng cần tìm hiểu thực tiễn tại công ty để có những đánh giá về hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại đây.

Xem thêm: Cơ sở lý luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp

2.2.1.1. Nguyên vật liệu tồn kho

Nguyên vật liệu tồn kho của Công ty được chia ra làm ba loại chủ yếu:

  • Nguyên vật liệu nhập khẩu;( Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp )
  • Nguyên vật liệu nội địa;
  • Sơn, nhựa, dầu động cơ, dầu phanh.

Nguyên vật liệu nhập khẩu

Giá trị nguyên vật liệu nhập khẩu sử dụng cho sản xuất được xác định theo phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) và bao gồm giá mua và thuế nhập khẩu.

Thành phần nguyên vật liệu nhập khẩu chủ yếu thuộc về các bộ phận của động cơ xe máy (5 chi tiết động cơ cho dòng xe Buddy và 6 chi tiết động cơ cho dòng xe Karla), khung xe, xích líp thuộc bộ chuyền động, công tơ mét, màng lọc dầu, hệ thống bơm dẫn dầu, đĩa phanh, bộ phận khởi động, mạch tích phân (IC). Hầu hết, loại nguyên vật liệu này được nhập theo bộ (lô) và số lượng có xu hướng giảm dần qua các năm do chủ trương nội địa hoá các loại nguyên vật liệu của công ty. Ngoài ra, nguyên vật liệu nhập khẩu còn bao gồm một số nguyên vật liệu nhập riêng lẻ như hộp R, hộp L, vỏ R, vỏ L, xi lanh, vỏ xi lanh, đầu bọc xi lanh, ống dây các loại,… Tuy nhiên, nguyên vật liệu loại này không chiếm nhiều trong tỉ trọng nguyên vật liệu nhập khẩu.

Trong năm, thông thường công ty nhập hàng theo tháng. Lượng nguyên vật liệu nhập khẩu có thể không bằng nhau giữa các lô hàng. Nguyên nhân là do công ty nhập hàng dựa trên kế hoạch sản xuất của mình. Nguyên vật liệu nhập khẩu sau khi đến cảng Hải Phòng có thể được vận chuyển về kho của nhà máy ngay hoặc để lại tại kho ở cảng tuỳ theo tình hình. Công ty sẽ phải trả tiền lưu kho tại đây.

Tháng Giá trị các lần nhập khẩu NVL VND’000 Giá trị NVL nhập khẩu đư­a vào sản xuất VND’000 Chênh lệch VND’000
T1         1.452.000            505.100    (946.900)
T2         1.462.000         1.134.600 (327.400)
T3         1.065.800         1.364.000    298.200
T4         1.648.900         2.058.000    409.100
T5         1.978.700         2.212.450    233.750
T6         2.473.400         2.770.100    296.700
T7         2.226.100         2.440.900    214.800
T8         1.484.000         1.526.200       42.200
T9         1.813.800         2.060.900    247.100
T10         1.625.000         1.740.600    115.600
T11            987.000         1.364.900    377.900
T12         1.267.300         1.096.300 (171.000)
Tổng 19.484.000 20.274.050 790.050

Bảng 1: Tình hình nhập khẩu nguyên vật liệu của Hioda Motors năm 2004

Giá trị các lần nhập khẩu nguyên vật liệu đã tính đến cả nguyên vật liệu nhập khẩu theo lô và nguyên vật liệu nhập khẩu không theo lô. 

Nguyên vật liệu mua trong nước

Hioda Motors đã có mối quan hệ chặt chẽ với những nhà cung cấp chính như Công ty sản xuất thiết bị Machiniri Việt Nam (cung cấp các loại khớp nối, ốc vít, đèn xe, gương xe…), Công ty cao su Super (cung cấp bánh xe, đệm xe máy theo yêu cầu mẫu mã của Hioda Motors), Công ty TNHH Quảng Đông (cung cấp các bộ phận bằng plastic lớn như yếm, vỏ máy…), Công ty Cella Break Việt Nam (các bộ phận về tay phanh, dây phanh, phanh đĩa…), Công ty TNHH TNC và rất nhiều nhà cung cấp lớn nhỏ khác. Sau 7 năm hoạt động tại Việt Nam, công ty đã tạo lập được rất nhiều mối quan hệ với các nhà cung cấp. Vì thế, hoạt động sản xuất luôn được đáp ứng đủ và kịp thời lượng nguyên vật liệu trong nước. Hiện nay, tỉ lệ nội địa hoá của Buddy và Karla đều đã được tăng lên. Đây chính là điều kiện thuận lợi để giảm chi phí sản xuất.

Dòng xe – kí hiệu Tỉ lệ nội địa hoá
Buddy – BDP 53%
Karla – KLP 54%
Buddy4U – BFP 52%
Karla 9 – KNP 54%

Phương pháp xác định giá trị nguyên vật liệu mua trong nước

Giá trị của nguyên vật liệu mua trong nước được xác định dựa trên những giá mua thực tế gần nhất. Vì vậy, giá trị của nguyên vật liệu nội địa tồn kho thường được xác định cao hơn tổng giá trị thực tế. Cứ 6 tháng một lần, sau khi kiểm kê hàng tồn kho, công ty lại điều chỉnh sự chênh lệch giữa giá trị thực tế tồn kho tính bằng lượng nguyên vật liệu tồn kho nhân với những giá mua gần nhất và giá trị trên sổ cái. Chênh lệch này sẽ được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lượng nguyên vật liệu nội địa yêu cầu trong tháng này sẽ được sử dụng hầu hết trong tháng tiếp theo (tỉ lệ xuất kho cao).

Tổng nguyên vật liệu nội địa biến động qua các tháng trong năm 2004 như sau:

Tháng

 

Giá trị các lần nhập NVL nội địa

VND’000

Giá trị NVL nội địa đư­a vào sản xuất

VND’000

Chênh lệch

VND’000

T1 759.000 695.200 (63.800)
T2 764.190 763.000 (1.190)
T3 795.900 869.000 73.100
T4 664.740 686.200 21.460
T5 649.170 653.200 4.030
T6 729.300 763.000 33.700
T7 689.880 703.200 13.320
T8 744.930 786.200 41.270
T9 689.190 762.000 72.810
T10 855.900 862.300 6.400
T11 649.290 621.000 (28.290)
T12 791.700 856.300 64.600
Tổng 8.783.190 9.020.600 237.410

Hầu như những nhà cung cấp nguyên vật liệu nội địa cho công ty đều cùng nằm trong cùng khu công nghiệp nơi nhà máy sản xuất chính của công ty đang hoạt động. Đây cũng là những nhà cung cấp có uy tín và đã hoạt động lâu năm tại Việt Nam. Chính vì thế, họ có thể cung cấp kịp thời, đầy đủ và đúng chất lượng hàng hoá mà công ty yêu cầu. Mô hình quản lý này thực sự đã giúp công ty trong việc giảm chi phí hàng tồn kho như chi phí về thời gian vận chuyển, phương tiện vận chuyển, kho tàng bến bãi, nhân viên quản lý kho…

Hàng tháng, công ty vẫn xác định lượng nguyên vật liệu tồn kho cho tháng tới trong bảng kế hoạch chi tiết của mình:

NVL nội địa tồn kho tháng T = NVL nội địa ước tính đưa vào sản xuất theo kế hoạch tháng (T-1) – NVL nội địa tồn kho ước tính tháng (T-1)

Tuy nhiên, thông thường, lượng nguyên vật liệu nội địa tồn kho khi hàng về là lượng đáp ứng khoảng 2 đến 3 ngày sản xuất mà thôi. Công ty sẽ yêu cầu đơn hàng tuỳ theo tình hình nhu cầu nguyên vật liệu của mình và nhà cung cấp sẽ có thể cung cấp ngay cho Hioda Motors đúng lượng hàng mà công ty đặt mua. Vì vậy, gần như không có lượng nguyên vật liệu nội địa tồn kho an toàn (dự phòng).

Sơn, plastic, dầu động cơ tồn kho

Sơn, plastic, dầu động cơ tồn kho được xác định dựa trên tỉ lệ tiêu chuẩn.( Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp )

Đơn vị: USD

Sản phẩm Sơn Plastic Dầu động cơ Dầu phanh
Buddy 15,2 2,908 0,63 Không
Karla 20,97 1,569 0,63 0,08

Bảng 4: Giá trị sơn, plastic, dầu trên từng loại sản phẩm[1]

Những tỉ lệ tiêu chuẩn này được xem xét và sửa đổi lại (nếu cần thiết) 6 tháng một lần và được Ban giám đốc phê duyệt trước khi áp dụng. Đồng thời cũng 6 tháng một lần, sau khi kiểm kê hàng tồn kho, công ty cũng điều chỉnh chênh lệch giữa giá thực tế tính bằng lượng sơn, plastic, dầu động cơ nhân với những giá mua gần nhất và giá trên sổ cái.

Lượng sơn, plastic, dầu các loại chiếm tỉ lệ nhỏ nhất trong ba thành phần của nguyên vật liệu tồn kho. Tuy nhiên, thiếu thành phần này, hoạt động sản xuất cũng không thể tiến hành nhịp nhàng được do sự thống nhất và liên kết giữa các bộ phận của sản phẩm trong dây chuyền công nghiệp để có thể tạo nên một chiếc xe máy hoàn chỉnh.

Lượng sơn, plastic, dầu tồn kho qua 3 năm có xu hướng tăng do năng lực sản xuất của công ty ngày càng được cải thiện. Hioda Motors luôn cho xuất xưởng lượng xe máy năm nay lớn hơn năm trước. Mỗi tháng, công ty cũng đặt mua một lượng vừa đủ để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong tháng tiếp theo. Nhà cung cấp chính cho khoản mục này là Công ty TNHH Jumbo Paint, Công ty Kiwi Plastic và Công ty Peppi Oil. Các nhà cung cấp này cũng nằm trong hoặc gần nhà máy sản xuất chính của Hioda Motors. Công ty áp dụng mô hình JIT để xác định lượng hàng tồn kho và lượng hàng đặt mua mỗi lần. Cũng như nguyên vật liệu nội địa tồn kho, lượng sơn, plastic, dầu tồn kho trước khi đợt hàng mới về cũng được giữ ở mức đủ đáp ứng nhu cầu của vài ngày sản xuất nhất định và giảm được chi phí tồn kho cho doanh nghiệp.

2.2.1.2 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (WIP)

WIP tại Hioda Motors bao gồm những khoản mục sau:

  • Thành phẩm chưa được kiểm tra chất lượng (Non verify quality off): Đây là những chiếc xe máy đã được hoàn thành nhưng chưa được kiểm tra chất lượng và đánh giá khả năng xuất xưởng.
  • Nguyên vật liệu tại các công đoạn của dây chuyền sản xuất: pressing, welding, sơn mạ, lắp ráp… Hàng tháng, các dây chuyền sản xuất gửi báo cáo lên phòng kế toán tài chính bao gồm hàng tồn kho thực tế (các thành phần) tại từng dây chuyền vào thời điểm cuối tháng (thường là ngày 28 hàng tháng). Sau đó, kế toán chi phí sản xuất sẽ tính toán tổng chi phí sản xuất về nguyên vật liệu vào WIP.
  • Chi phí WIP gián tiếp được tính toán dựa trên tỉ lệ sản xuất tiêu chuẩn được sử dụng cho toàn bộ năm tài chính.( Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp )

WIP là thành phần khó quản lý của hàng tồn kho. Không phải ngẫu nhiên mà mô hình JIT hướng mục tiêu vào việc tối thiểu hoá WIP. Tuy nhiên, tại Hioda Motors cũng như đa phần các doanh nghiệp khác, khống chế bán thành phẩm chưa đạt hiệu quả vì chưa có phương pháp khống chế đúng cũng như chưa có kế hoạch, chiến lược để giải quyết loại hàng tồn kho này.

Xem thêm: Kiến nghị – Giải Pháp phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp


THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP 3

2.1. Các yếu tố phục vụ cho hoạt động quản trị kho tại Công ty:

2.1.1. Kho hàng:

Do qui mô sản xuất kinh doanh của công ty là tương đối lớn, với nhiều mặt hàng có tính chất cơ lí hoá là khá khác nhau, cần được săp xếp bảo quản trong những không gian cũng khác nhau,…Nên để đảm bảo cho công tác dự trữ hàng hoá đáp ứng được kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty, công ty đã cho xây dựng một hệ thống kho tàng với các đặc điểm về cấu trúc, bố trí khác nhau ở nhiều địa điểm khác nhau.

Kho hàng tại Công ty TNHH in Tuấn Vũ  nằm ở tầng một, với tổng diện tích 32 m2, được chia thành 2 phòng:

– Phòng tiếp nhận hàng hóa:

Phòng tiếp nhận hàng hóa có diện tích 12m2. Tuy nhiên, thực tế là phòng bảo quản hàng hóa quá chật nên phòng tiếp nhận cũng phải chứa hàng dẫn đến phần diện tích dành cho tiếp nhận hàng hóa cũng bị co hẹp lại. Đặc biệt vào những thời điểm nhiều nhà cung cấp giao hàng một lúc thì nhân viên không biết phải bố trí tiếp nhận hàng ở đâu và đặt hàng tiếp nhận ở chỗ nào. Điều này làm giảm hiệu quả của việc tiếp nhận hàng hóa.

– Phòng bảo quản hàng hóa:

Phòng bảo quản hàng hóa có cửa lưu thông với phòng tiếp nhận hàng hóa, phòng chế biến, tạo sự thuận tiện cho việc di chuyển hàng hóa từ khu vực tiếp nhận sang khu vực bảo quản. Tuy nhiên, vẫn còn bất tiện khi hàng hóa bảo quản cần chuyển lên gian hàng bán thì phải di chuyển qua phòng tiếp nhận. Bên cạnh đó, phòng bảo quản có diện tích quá hẹp (20m2), dẫn đến việc phân bố và xếp hàng hóa trở nên khó khăn, đôi khi còn gây nguy hiểm cho công tác xếp. dỡ, vận chuyển hàng hóa.

2.1.2. Các thiết bị bảo quản hàng hóa:

Hàng hoá đưa về Công ty TNHH in Tuấn Vũ  được bảo quản tại nhà kho, sau đó đưa lên cửa hàng để chuyển đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, tại nhà kho và trên cửa hàng đều phải có các thiết bị bảo quản để luôn đảm bảo hàng hóa có chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng.( Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp )

Tại nhà kho có các thiết bị bảo quản:

  • – Kệ, bục có các kích cỡ khác nhau làm bằng giấy, sắt, và gỗ để bảo quản hàng hoá trong kho. Thông thường, hàng hoá được xếp thành chồng.
  • – Thùng xốp, giấy nhiều kích cỡ khác nhau để bảo quản hàng hoá trong kho.
  • – Hệ thống đèn điện chiếu sáng
  • – Có 5 quạt thông gió để chống ẩm cho những ngày nồm ẩm.

Trên cửa hàng có các thiết bị, hệ thống bày bán và bảo quản hàng hóa:

  • – 2 tủ kính, 1 cái bày sản phẩm
  • – 5 giá, kệ bày hàng hoá …
  • – Hệ thống 30 bóng điện thắp sáng phòng bán. Các bóng này bố trí xung quanh kho và đan xen nhau để toả ánh sáng đều. Các bóng đều có thêm chụp bảo vệ để nếu bóng có cháy thì sẽ rơi vào trong chụp bảo vệ, không bị cháy nổ tại khu vực bán hàng.
  • – Hệ thống quạt thông gió đảm bảo đọ thoáng mát tại cửa hàng
  • – 10 ghế nhựa cao thấp các loại để trợ giúp việc bày bán của nhân viên
  • – 10 bình cứu hoả được đặt ở nhiều nơi trong phòng kho cũng như ở cửa hàng và phòng quản lý
  • – vv…

Hệ thống trang thiết bị sử dụng ở trung tâm hiện nay ngoài các thiết bị không thể thiếu như hệ thống đèn chiếu sáng, thiết bị phòng cháy chữa cháy,… những thiết bị khác có xu hướng tận dụng các vật dụng thừa hoặc thiết bị cũ. Điều này có tác động tích cực là tiết kiệm chi phí cho đầu tư vào trang thiết bị. Tuy nhiên, với tình hình tài chính của công ty hiện nay thì việc đầu tư trang thiết bị cho kho hàng và cửa hàng cần được quan tâm nhiều hơn nữa.( Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp )

2.1.3. Lao động bảo quản hàng hóa:

Việc bảo quản hàng dự trữ được thực hiện bởi chính nhân viên tại phòng kho và khu vực bán hàng.

  • Tại phòng kho, số lượng nhân viên là 3 người, có ít nhất 2 năm kinh nghiệm với tuổi đời từ 26 đến 35 tuổi. Vào những ngày lễ tết, số lượng công việc lớn thì lực lượng này được tăng cường bởi sự di chuyển bổ sung của nhân viên bộ phận khác như nhân viên phòng kinh doanh, phòng quản lý, …
  • Nhân viên bộ phận này thực hiện các nhiệm vụ: tiếp nhận về số lượng, chất lượng hàng hoá và làm chứng từ. Tuy nhiên, lao động tiếp nhận hàng hoá về chất lượng không được đào tạo chính quy vì thế việc tiếp nhận chất lượng diễn ra theo kinh nghiệm lâu năm mà nhân viên tích luỹ được. Quá trình tiếp nhận chất lượng hàng hoá không sử dụng máy móc thiết bị hỗ trợ, nhân viên sử dụng các giác quan để xác định chất lượng hàng hoá. Ngoài ra, họ còn phải thực hiện việc mở bao bì, phân loại hàng hoá, định lượng nhỏ đơn vị hàng hoá, bao gói lại hàng hoá, …
  • Tại khu vực bán hàng, nhân viên là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên đòi hỏi tuyển dụng khác với lưc lượng ở các bộ phận khác. Nhân viên ở đây chủ yếu là nữ giới, tuổi đời trẻ, có sức khoẻ tốt, tươi tắn, giao tiếp tốt, nhanh nhẹn, hoạt bát,… tuy nhiên, việc phối hợp công việc của các nhân viên này còn chưa tốt dẫn đến những tranh cãi về trách nhiệm công việc gây ra không khí nặng nề ở phòng bán.
  • Lao động bán hàng có 17 người, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số nhân viên Công ty TNHH in Tuấn Vũ . Trình độ học vấn chủ yếu là trung cấp và hiện có nhiều người đang tích cực tham gia vào các lớp đào tạo kỹ năng nghiệp vụ tại các trường đại học.

Tuy nhiên, trên thực tế, khối lượng công việc mà mỗi nhân viên phải làm đều vượt quá định mức lao động của mỗi nhân viên thuộc các bộ phận phòng ban. Bởi vì Công ty TNHH in Tuấn Vũ  có mức tiêu thụ cao vào các đợt lễ tết nên các bộ phận như tiếp nhận, bán hàng thường xảy ra hiện tượng thiếu nhân viên, và để khắc phục điều đó thì quản lý phải điều thêm nhân viên phòng kinh doanh xuống hỗ trợ hoặc tăng ca làm với nhân viên bán hàng.

2.2. Phân loại và bản quản hàng hóa:

2.2.1. Các mặt hàng kinh doanh tại Công ty:

Mặt hàng kinh doanh tại Công ty TNHH in Tuấn Vũ  rất phong phú và đa dạng bao gồm hàng chục nghìn tên hàng được chia làm nhiều nhóm khác nhau.

Dưới đây là phổ mặt hàng của Công ty TNHH in Tuấn Vũ :( Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp )

  • – Lịch để bàn
  • – tờ gấp
  • – tài liệu hướng dẫn sử dụng
  • – Poster
  • – vé vào cổng
  • – Các giấy tờ hành chánh như: hóa đơn, biểu mẫu, phiếu thu, vé xe,…

– Các loại bao bì bằng giấy, hộp giấy…

Theo thực tế đã thấy, sản phẩm dịch vụ là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất và vô hình. Do đó chất lượng sản phẩm được nhận định qua cả hai yếu tố này. Các yếu tố hữu hình như trang thiết bị máy móc của Công ty, đội ngũ cán bộ nhân viên, hình ảnh uy tín của Công ty cũng góp phần ảnh hưởng phần nào tới phong cách và chất lượng phục vụ khách hàng.

Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động, để phục vụ tốt công việc, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc khai thác bảo hiểm xe cơ giới Công ty đã đưa vào sử dụng các loại máy móc thiết bị như máy photocopy, máy vi tính, máy in, máy Fax… nhờ đó mà giảm các thao tác trong xử lý công việc cũng như quan hệ tiếp xúc khách hàng mang lại tính khoa học kỹ thuật, chứng tỏ có sự áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất, tạo sự tín nhiệm đối với khách hàng từ đó làm cho hình ảnh của Công ty được củng cố thêm và có uy tín hơn nữa trên thị trường TP.HCM nói riêng.

2.2.2. Phân loại hàng hóa:

Doanh nghiệp thường lưu kho rất nhiều loại hàng khác nhau. Để quản trị tốt hàng hóa trong kho thì phải tìm cách phân loại chúng. Thông thường, các doanh nghiệp sử dụng kỹ thuật phân tích ABC để phân hàng hóa thành 3 nhóm: Nhóm A gồm những loại hàng hóa dự trữ có giá trị hàng năm cao, chiếm khoảng 70 – 80% giá trị so với tổng số giá trị hàng dự trữ; nhóm B gồm những loại hàng dự trữ có giá trị hàng năm ở mức trung bình, chúng có giá trị 15 – 25% so với tổng giá trị hàng dự trữ; và nhóm C bao gồm những loại hàng hóa có giá trị hàng năm nhỏ, giá trị hàng năm chỉ chiếm khoảng 5% tổng giá trị các loại hàng hóa dự trữ. Đây là phương pháp căn cứ theo giá trị hàng hóa.

Tuy nhiên, Công ty TNHH in Tuấn Vũ  lại căn cứ vào đặc điểm hàng hóa lưu kho để phân loại theo các tiêu thức khác nhau như hình dáng, kích thước, tính chất,… để phân chúng thành các nhóm khác nhau.

2.2.3. Bảo quản hàng hóa:

Công ty TNHH in Tuấn Vũ  tiến hành bảo quản hàng hoá nhập kho theo 3 công đoạn:( Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp )

  • – Phân bố và chất xếp hàng hoá ở kho:
  • Sau khi hàng hoá được phân loại sẽ chuyển qua kho để tiến hành phân bố và chất xếp. Nhân viên bộ phận phòng kho quy hoạch vị trí của từng loại hàng hoá cần bảo quản sao cho phù hợp với đặc điểm và tính chất của hàng hoá.
  • Hàng hoá nhập kho cũng được đựng trong thùng các tông để tiện cho việc chất xếp và tiết kiệm diện tích. Phương pháp chất xếp là xếp đứng thành chồng, xếp thẳng thành chồng hình vuông, hình chữ nhật.
  • Ngoài kinh doanh bán lẻ hàng hoá thì Công ty TNHH in Tuấn Vũ  còn bán buôn các mặt hàng nội thất trường học. Trong khi đó diện tích kho kho bảo quản quá nhỏ đường vận chuyển, bốc dỡ, chất xếp cũng hết sức khó khăn và nguy hiểm cho nhân viên kho. Thùng đựng đồ thuỷ tinh, sành sứ dễ vỡ được chồng lên cao do thiếu diện tích, gây nguy hiểm cho hàng hoá và nhân viên.
  • – Chăm sóc, giữ gìn và bảo quản hàng hoá ở kho:

Công tác chăm sóc và giữ gìn hàng hoá bảo quản ở kho còn rất đơn giản. Thiết bị bảo quản hàng hoá ở Công ty TNHH in Tuấn Vũ  gồm: quạt thông gió, các giá kệ cách sàn. Không sử dụng chất hút ẩm, máy sấy công nghiệp, phương pháp bịt kín hay thông gió kỹ thuật cho hàng hoá. Vì thế chưa khắc phục được tình trạng bảo quản lâu ngày ở kho bị hỏng như bảng, chân bảng,… Công tác vệ sinh phòng bảo quản hàng hoá, chưa được quan tâm đúng mực.

  • Có bình chữa cháy ở các phòng ban, tuy nhiên chưa có chương trình hướng dẫn sử dụng cho đội ngũ nhân viên. Do đó, công tác phòng cháy chữa cháy cũng chưa được quan tâm đúng mực.
  • – Quản trị định mức hao hụt hàng hoá ở kho:
  • Công tác quản trị định mức hao hụt hàng hoá chưa được quan tâm, nên làm giảm hiệu quả của công tác bảo quản hàng hoá. Cụ thể như sau:
  • – Chưa xây dựng định mức hao hụt theo phương pháp thống kê – kinh nghiệm cho từng nguyên nhân gây nên hao hụt
  • – Có hướng dẫn nhân viên thực hiện công việc cẩn thận nhưng chưa có sự phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để giảm hao hụt hàng hoá đến mức thấp nhất.
  • – Chưa có chế độ thưởng phạt rõ ràng trong việc thực hiện tốt hay không công việc
  • – Công việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện công việc và điều chỉnh, đôn đốc cho hợp lý có được diễn ra, nhưng chưa theo định kỳ nhất định.( Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp )

Công tác bảo quản hàng hoá của Công ty TNHH in Tuấn Vũ  về cơ bản đã được đảm bảo việc giữ gìn về chất lượng và số lượng hàng hoá. Một trong những vấn đề quan trọng nhất mà Công ty TNHH in Tuấn Vũ  cần làm và điều chỉnh ngay đó là công tác chất xếp và chăm sóc giữ gìn hàng hoá tại kho vì đây là nội dung chủ yếu của công tác bảo quản hàng hoá.

Xem thêm: Lời kết luận phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp

2.3. Các chi phí liên quan đến quản trị kho:

2.3.1. Chi phí đặt hàng:

Công ty TNHH in Tuấn Vũ  là Công ty TNHH in Tuấn Vũ  kinh doanh bán lẻ  rất nhiều loại hàng hoá khác nhau với khoảng 5 000 mặt hàng các loại, được chia làm nhiều nhóm. Các mặt hàng này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt hàng kinh doanh của Công ty TNHH in Tuấn Vũ  một phần do Công ty TNHH in Tuấn Vũ  chủ động tìm kiếm, khai thác từ cơ sở sản xuất, một phần do cơ sở sản xuất giới thiệu, tìm đến Công ty TNHH in Tuấn Vũ  ký hợp đồng bán hàng ký gửi hay yêu cầu Công ty TNHH in Tuấn Vũ  làm đại lý. Chính vì vậy, việc liệt kê chi phí cho việc đặt hàng của từng mặt hàng cụ thể là vô cùng khó khăn và phức tạp.

Chi phí đặt hàng bao gồm các chi phí tìm nguồn hàng, thực hiện quy trình đặt hàng (giao dịch, ký kết hợp đồng, thông báo qua lại) và các chi phí chuẩn bị và thực hiện việc chuyển hàng hoá đến kho của doanh nghiệp. Tại Công ty TNHH in Tuấn Vũ , các chi phí này tập trung nhiều ở nhóm hàng nhập khẩu từ nước ngoài, bởi với những mặt hàng này, Công ty TNHH in Tuấn Vũ  phải đầu tư nhiều cho chi phí tìm nguồn hàng để có được chất lượng hàng hóa tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Còn các mặt hàng phổ biến trong nước thì chi phí này chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Ngoài ra, Công ty TNHH in Tuấn Vũ  là đơn vị trực thuộc Công ty TNHH in Tuấn Vũ , nên một số lượng lớn các mặt hàng được cung cấp bởi chính đơn vị chủ quản, cho nên không phải mất chi phí tìm nguồn hàng. Một bất cập xảy ra là diện tích kho dự trữ của Công ty TNHH in Tuấn Vũ  quá nhỏ nên khối lượng nhập một lô hàng dự trữ nhỏ, mà số lần nhập hàng lại dầy trong một kỳ, chính vì thế mà chi phí chi cho vận chuyển tại Công ty TNHH in Tuấn Vũ  quá lớn.

2.3.2. Chi phí lưu kho:

Chi phí lưu kho là những chi phí phát sinh trong thực hiện hoạt động dự trữ. Các loại chi phí này ảnh hưởng rất nhiều tới tổng chi phí của Công ty TNHH in Tuấn Vũ . Nó chiếm xấp xỉ 30% giá trị hàng dự trữ tại Công ty TNHH in Tuấn Vũ .

Bảng 2.1. Chi phí lưu kho năm 2016 của Công ty TNHH in Tuấn Vũ( Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp )

Nhóm chi phí Chi phí (1000 đồng) Tỷ lệ so với giá trị dự trữ (%)
1. Chi phí về nhà cửa và kho tàng 0 0
2. Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện 119.320 3,14
3. Chi phí về nhân lực cho hoạt động dự trữ 85.500 2,25
4. Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ 766.840 20,18
5. Thiệt hại hàng dự trữ do mất mát hư hỏng hoặc không sử dụng được 142.880 3,76

(Nguồn: “Phòng kinh doanh”)

  • – Chi phí về nhà cửa, kho tàng: Công ty TNHH in Tuấn Vũ  có diện tích mặt bằng khá rộng để làm nơi bày bán các sản phẩm hàng hóa, ngoài ra còn có một phần diện tích nhỏ để làm kho hàng, dự trữ sản phẩm. Đây là tài sản của công ty. Vì thế, công ty không phải đi thuê nhà của kho tàng ở những nơi khác. Chính vì thế, chi phí cho nhà cửa, kho tàng phục vụ hoạt động dự trữ hàng hóa không mất.
  • – Chi phí sử dụng thiết bị phương tiện chiếm khá nhiều trong quá trình dự trữ của Công ty TNHH in Tuấn Vũ . Vì đặc thù của Công ty TNHH in Tuấn Vũ  là bán buôn, bán lẻ rất nhiều mặt hàng, đặc biệt là poster, giấy in. Chính vì thế mà chi phí cho các máy móc trang thiết bị phục vụ bảo quản hàng hóa là rất lớn. Công ty TNHH in Tuấn Vũ  cần trang bị đầy đủ điều hòa, quạt thông gió,… để phục vụ tốt nhất việc bảo quản sản phẩm. Ngoài ra, tại phòng bán cũng cần phải được trang bị hệ thống chiếu sáng, hệ thống làm lạnh,… tạo ra một không gian thoáng mát phục vụ người tiêu dùng đến mua hàng. Chi phí này thông thường một năm chiếm khoảng 3 – 4% giá trị hàng dự trữ.( Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp )
  • – Chi phí về nhân lực cho hoạt động dự trữ: Chi phí về nguồn nhân lực cho hoạt động dự trữ của Công ty TNHH in Tuấn Vũ  chiếm không cao.
  • + Do trình độ nhân viên còn thấp, chuyên môn không cao
  • + Số lượng nhân viên ít. Những hôm cao điểm còn có sự điều động nhân viên từ phòng kinh doanh xuống.

Chính vì vậy, chi phí này trung bình hàng năm chỉ chiếm khoảng 2 – 3% so với tổng giá trị hàng dự trữ. Năm 2016, chi phí này là 15.500.000 đồng, chiếm có 2,25% so với giá trị hàng dự trữ. So với giá trị chung thì chi phí này là không cao.

– Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ: Phí tổn này gồm thuế đánh vào hàng dự trữ, chi phí vay vốn, chi phí bảo hiểm hàng dự trữ. Chi phí này tại Công ty TNHH in Tuấn Vũ  chiếm khá cao, thông thường khoảng trên 20%/năm.

– Thiệt hại hàng dự trữ do mất mát, hư hỏng hoặc không sử dụng được: Việc bảo quản hàng hóa dự trữ ở đây còn lơ là, chưa có sự quản lý chặt chẽ. Vì vậy, mất mát thường xuyên xảy ra. Công ty TNHH in Tuấn Vũ  cần phải chặt chẽ hơn nữa trong việc bảo quản hàng hóa, giảm tối thiểu nhất có thể những thiệt hại do mất mát, hư hỏng gây ra.

2.3.3. Chi phí mua hàng:

Giá cả thị trường luôn luôn biến động do nhu cầu tiêu dùng và mức sống của người dân ngày càng cao. Chi phí cho việc mua hàng sẽ lên xuống thất thường. Tuy nhiên, Công ty TNHH in Tuấn Vũ  có được những nguồn hàng đảm bảo từ chính những cơ sở sản xuất, cho nên giá cả cũng không đến mức cao quá so với thị trường.

2.4. Nhận xét chung:

2.4.1. Thành công:

  • Với phương thức bán lẻ tự phục vụ, Công ty TNHH in Tuấn Vũ đã đáp ứng tốt nhu cầu tự do chọn lựa hàng hoá của khách hàng.
  • Công ty TNHH in Tuấn Vũ đã xây dựng được danh mục mặt hàng khá đa dạng và phong phú nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu của người tiêu dùng.
  • Công ty TNHH in Tuấn Vũ đã tổ chức tốt việc mua hàng và nhập hàng để đảm bảo chất lượng hàng hoá đối với khách hàng.
  • Với một không gian không phải là lớn nhưng Công ty TNHH in Tuấn Vũ đã thiết kế được không gian Công ty TNHH in Tuấn Vũ  hợp lý, các gian hàng được sắp xếp khoa học, thuận tiện cho việc chọn lựa và mua sắm của khách hàng. ( Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp )
  • Mặc dù chịu sự cạnh tranh gay gắt của siêu thị, cửa hàng bán lẻ quanh khu vực, nhưng Công ty TNHH in Tuấn Vũ vẫn tồn tại và phát triển.
  • Công ty TNHH in Tuấn Vũ đã đảm bảo kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
  • Các nhân viên luôn luôn vươn lên trong học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy tinh thần làm chủ tập thể, năng động sáng tạo trong kinh doanh.
  • Nhân viên trong Công ty TNHH in Tuấn Vũ nhận thức và chấp hành tốt trách nhiệm, nghĩa vụ được giao.

2.4.2. Hạn chế:

  • Trình độ cán bộ nhân viên ở Công ty TNHH in Tuấn Vũ còn thấp, có tới 50% tốt nghiệp trung cấp.
  • Công ty TNHH in Tuấn Vũ chưa xác định được nguyên nhân của sự hao hụt hàng hoá là do nhân viên hay do khách hàng, lượng tiền bán hàng thu được hàng ngày so với trên máy tính nhiều khi không khớp.
  • Phổ mặt hàng của Công ty TNHH in Tuấn Vũ rộng, nhưng chủ yếu là những mặt hàng bình dân, ít mặt hàng cao cấp.
  • Công tác quản lý và bảo quản hàng hoá còn kém hiệu quả, nhiều hàng hoá bị mất mát hoặc bị chuột cắn hỏng.
  • Xung quanh Công ty TNHH in Tuấn Vũ là các công ty in ấn khác, các cửa hàng bán lẻ. Giá ở những nơi này thường thấp hơn Công ty TNHH in Tuấn Vũ  nên đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến chính sách cạnh tranh của Công ty TNHH in Tuấn Vũ.
  • Nhân viên Công ty TNHH in Tuấn Vũ còn thiếu kinh nghiệm.
  • Việc thiết kế kho hàng còn nhiều yếu kém, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động dự trữ. Hàng hóa thường xuyên trong tình trạng quá tải, ảnh hưởng tới công tác bảo quản hàng hóa, và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa.
  • Lập kế hoạch nhu cầu hàng hóa ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động dự trữ. Có lập kế hoạch nhu cầu tốt, hoạt động dự trữ mới diễn ra tốt được. Trong khi đó tại trung tâm, việc đầu tư cho hoạt động nghiên cứu thị trường để lên kế hoạch nhu cầu người tiêu dùng chưa được quan tâm đúng mức.

DOWNLOAD

Xem thêm: ==> Dịch vụ viết thuê báo cáo thực tập 

Xem thêm: Kho 999+ báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực

Lời kết: Trên đây Thuctaptotnghiep đã chọn lọc cho các bạn Thực trạng phân tích hàng tồn kho trong doanh nghiệp từ những bài đạt điểm cao, được đánh giá tốt trong quá trình làm bài. Hy vọng với bài viết này có thể giúp cho các bạn có thêm tài liệu tham khảo để hoàn thành thật tốt bài luận của mình. Ngoài ra, trong quá trình làm bài các bạn gặp khó khăn trong vấn đề thiếu tài liệu hoặc không có thời gian viết bài luận cần thuê người viết, các bạn liên hệ qua zalo: 0934.536.149 để được hỗ trợ làm tốt bài luận của mình nhé.

Chúc các bạn hoàn thành thật tốt bài báo cáo thực tập của mình!

 

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Contact Me on Zalo