Khóa Luận Về hiệu quả tuyển dụng tại công ty Thức Ăn Chăn Nuôi hay, nếu như các bạn đang tìm một đề tài báo cáo về nguồn nhân lực thì đây chắc chắn là một bài báo cáo thực tập, mà các bạn đang tìm kiếm. Dưới đây mình có chia sẻ một đề cương mẫu cho các bạn sinh viên muốn tham khảo, ngoài ra nếu như các bạn có nhu cầu thuê viết đề cương, hoặc làm khoá luận tốt nghiệp thì gửi cho mình hướng dẫn của trường yêu cầu nhé, và các bạn muốn thuê làm thì liên hệ trực tiếp đến dịch vụ viết khoá luận tốt nghiệp qua Hotline: 0934536149 để được hỗ trợ nhé.
Để tham khảo về giá viết thuê khóa luận tốt nghiệp, các bạn có thể tham khảo tại đây.
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài khóa luận về hiệu quả tuyển dụng tại công ty
Con người là tài sản quý nhất của một tổ chức, một tổ chức muốn hình thành và phát triển vững bền thì phải có một lực lượng lao động giỏi, lành nghề hay còn có thể nói con người hay người lao động đó chính là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên sự thành hay bại, sự tồn tại hay suy vong của một doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để chọn được một lực lượng lao động giỏi và lành nghề, thạo việc không phải là điều mà ai cũng có thể làm được và không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện được một cách hoàn hảo. Để chọn được một lực lượng lao động đúng theo nhu cầu và ý muốn, một doanh nghiệp phải trải qua một quá trình dài nghiên cứu, tìm hiểu để có thể vạch ra cho mình một quy trình tuyển dụng đúng đắn và khoa học nhất để vừa không bỏ sót nhân tài và cũng để không tuyển nhầm người. Nói đến tuyển dụng, đây có thể xem là một trong những quy trình đầu tiên và cơ bản nhất để có thể chiêu mộ và tuyển chọn lại những nhân tố sáng giá nhất để giữ lại làm việc cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp càng lớn thì sẽ càng có nhiều lao động, lúc này, yêu cầu về sự chặt chẽ, tính minh bạch và khoa học đối với quy trình tuyển dụng sẽ càng cao hơn. Nếu một doanh nghiệp có quy trình tuyển dụng tốt thì chắc hẳn hiệu quả tuyển dụng sẽ cao và ngược lại. Thế nhưng, câu hỏi đặt ra ở đây rằng nếu như sau khi đã hoàn tất quá trình tuyển dụng thì dựa vào đâu mà doanh nghiệp có thể biết được rằng quy trình đó của mình có hiệu quả hay không, những nhân viên được tuyển vào có đúng như những gì mình mong đợi và đúng như những gì họ đã thể hiện hay không. Hay chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho lần tuyển dụng đó có thiếu hụt hay lãng phí? Đó được xem là một số trong những suy nghĩ và trăn trở của các doanh nghiệp nói chung và các nhà tuyển dụng nói riêng sau mỗi đợt tuyển dụng. Chính những câu hỏi này là thứ làm cho tôi tò mò và quyết định chọn cho mình đề tài về đánh giá hiệu quả tuyển dụng.
Trong một doanh nghiệp thường có hai loại lực lượng lao động chính đó chính là lực lượng lao động trực tiếp và lực lượng lao động gián tiếp. Điều này càng thể hiện rõ trong các doanh nghiệp có trực tiếp sản xuất kinh doanh hoặc các doanh nghiệp quy mô lớn. Tùy vào từng cấp bậc nhân viên và từng loại lao động mà doanh nghiệp phải có một quy trình tuyển dụng khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, dù là loại lao động nào hay cấp bậc nào đi chăng nữa thì quy trình tuyển dụng vẫn được xây dựng cơ bản dựa trên một quy trình tuyển dụng chung cho cả toàn doanh nghiệp.
Đối với công ty TNHH Cargill, đây là một tập đoàn đa quốc gia lớn, có bề dày hoạt động hơn 150 năm tại nhiều quốc gia khác nhau và đã bước chân vào thị trường Việt Nam 20 năm nay. Hiện nay, tại Việt Nam, Cargill có hơn 1400 lao động tham gia vào các quy trình vận hành khác nhau của tổ chức. Chính quy mô lao động rất lớn này của Cargill đã tạo nên cả sự thuận lợi và sự khó khăn trong quá trình nghiên cứu đề tài khóa luận của tôi. Với may mắn làm việc tại văn phòng giao dịch của Cargill tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi là trụ sở chính của Cargill tại Việt Nam và là nơi được xem là cơ quan đầu não vận hành các chức năng hoạt động của toàn thể công ty mà một trong số đó có cả hoạt động tuyển dụng nhân sự, cùng với sự giúp đỡ của các anh chị tại phòng nhân sự, tôi đã quyết định chọn đề tài khóa luận của mình là “Đánh giá hiệu quả tuyển dụng tại công ty TNHH Cargill Việt Nam”. Để thông qua đề tài này, có thể giúp tôi có cái nhìn rõ nét hơn về quy trình tuyển dụng của một doanh nghiệp và cách lập nên các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tuyển dụng trong doanh nghiệp đó và điển hình ở đây là Cargill Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Hiệu quả tuyển dụng tại công ty
-
- Hệ thống hóa các lý luận liên quan đến tuyển dụng và hiệu quả tuyển dụng nói chung và của Cargill Việt Nam nói riêng.
- Phân tích hoạt động tuyển dụng của Cargill và thông qua các chỉ tiêu KPI trong tuyển dụng để đánh giá được hiệu quả trong công tác tuyển dụng đó.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyển dụng tại Cargill Việt
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu: hiệu quả tuyển dụng tại công ty
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Hiệu quả tuyển dụng lực lượng lao động tại công ty TNHH Cargill Việt Nam.
- Đối tượng khảo sát: Lực lượng lao động tại công ty TNHH Cargill Việt Nam
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: – Sử dụng các số liệu thu thập được từ năm 2019- 2021
- Khảo sát ý kiến nhân viên từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2021
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện công ty TNHH Cargill Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu: hiệu quả tuyển dụng tại công ty
Phương pháp thu thập số liệu:
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
- Thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban liên quan, phòng nhân sự….
- Thu thập từ các bài viết trên báo và Internet
- Tìm hiểu qua khóa luận của các khóa trước Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Điều tra và thu thập ý kiến nhân viên thuộc lực lượng lao động của công
- Kích thước mẫu và phương pháp xử lý số liệu:
- Kích thước mẫu:
Đề tài sử dụng công thức Cochran để xác định cỡ mẫu:
- z 2 p (1 q )ne 2 Trong đó, 1- p=q
- Do tính chất p+q =1 , vì vậy p.q sẽ lớn nhất khi p = q = 0,5 nên p.q= 0,25.
- Vậy, ta tính mẫu với: p.q= 0,25.Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% nên z= 1,96.
- Sai số cho phép là e = 8%= 0.08. Lúc đó mẫu ta cần chọn sẽ có kích cỡ lớn nhất tính được là: n = 1.962. 0,5. 0,5 = 1500.082
Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố bằng ít nhất 4 đến 5 lần số biến quan sát để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Như vậy, với số lượng 19 biến quan sát trong thiết kế điểu tra thì cần phải đảm bảo có ít nhất 95 quan sát trong mẫu điều tra. Cỡ mẫu tính toán này cũng gần tương đương với kết quả tính theo công thức của Cochran. Trên thực tế, để đảm bảo độ chính xác cũng như loại trừ các bảng hỏi sau khi điều tra không đủ chất lượng, tôi phát ra 250 bảng hỏi và thu về được 218 bảng hỏi, trong đó, chọn lại 194 bảng hỏi đạt yêu cầu.
Phương pháp xử lý số liệu:
Với đề tài “đánh giá hiệu quả tuyển dụng lực lượng lao động tại công ty TNHH Cargill Việt Nam”, tôi sẽ nghiên cứu kết hợp bằng nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính.
Trong nghiên cứu định lượng: Tôi sẽ nghiên cứu dựa vào hai nguồn số liệu là số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp. Trong đó số liệu sơ cấp sẽ thu thập dưới hình thức bảng hỏi.
Với số liệu thứ cấp:
- Tôi sẽ sử dụng số liệu thứ cấp xin được từ phòng nhân sự của công ty để thành lập nên các bảng đánh giá hiệu quả tuyển dụng theo từng chỉ tiêu để từ đó đưa ra kết luận dựa trên số liệu có sẵn của công
- Bên cạnh đó, với số liệu thứ cấp, tôi cũng sẽ sử dụng để nhận xét về mối liên hệ nhu cầu tuyển dụng và tình hình kinh doanh của công
Tất cả các số liệu thứ cấp sẽ được lấy trong vòng ba năm trở lại đây từ năm 2019- 2021.
Với dữ liệu sơ cấp:
- Tôi bước đầu sẽ phát bảng hỏi cho các nhân viên thuộc lực lượng lao động của Trong bảng hỏi, sẽ chia thành hai phần là tuyển mộ và tuyển chọn.
- Trong phần tuyển mộ, bảng hỏi sẽ tập trung hỏi các nhân viên về kênh thông tin mà họ biết đến thông báo tuyển dụng để từ đây có thể làm rõ hơn cho chỉ số hiệu quả các kênh tuyển dụng mà tôi tính toán dựa vào dữ liệu thứ cấp.
- Bên cạnh đó, trong phần tuyển mộ, tôi sẽ hỏi thêm các anh chị nhân viên về sự rõ ràng trong bảng mô tả công việc và thời gian từ giai đoạn nộp hồ sơ đến lúc vào làm để đánh giá được rõ hơn chỉ tiêu thời gian hoàn thành tuyển dụng.
- Trong phần tuyển chọn, bảng hỏi sẽ tập trung vào vấn đề sự công bằng trong quy trình tuyển chọn, sự phản hồi từ phía công ty và áp lực của buổi phỏng vấn tuyển chọn..
- Một phần nữa sẽ được điều tra đó là phần tập sự, để nắm được sự đánh giá của nhân viên về quá trình tổ chức tập sự/ thực tập của công ty để từ đó liên kết với bảng số liệu “Tỷ lệ ứng cử viên bỏ việc sau thời gian thực tập/ thử việc qua ba năm 2019- 2021” mà đưa ra nhận xét đúng nhất về quá trình tổ chức thực tập/ thử việc của công
- Ngoài ra, trong bảng hỏi cũng sẽ lấy thêm thông tin về thâm niên làm việc, vị trí làm việc và giới tính của nhân viên.
Nhìn chung, trong nghiên cứu định lượng, số liệu thứ cấp sẽ phục vụ để tính toán các bảng chỉ tiêu KPI tuyển dụng, còn số liệu sơ cấp sẽ được sử dụng để thực hiện các thống kê mô tả nhằm làm rõ hơn hiệu quả của quy trình tuyển dụng.
Nghiên cứu định tính: Với nghiên cứu định tính, tôi sẽ thực hiện phỏng vấn trực tiếp giám đốc tuyển dụng của công ty Cargill và các nhân viên của bộ phận tuyển dụng để có thể hiểu rõ hơn về các chỉ tiêu đánh giá tuyển dụng của công ty.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Hiệu quả tuyển dụng tại công ty
Thông qua đề tài “Đánh giá hiệu quả tuyển dụng tại công ty TNHH Cargill Việt Nam”, tôi muốn tìm hiểu và so sánh hiệu quả tuyển dụng trong ba năm qua tại công ty thông qua các chỉ số KPI. Đồng thời trong đó là một phần nhỏ những ý kiến của người lao động tại doanh nghiệp hiện tại để có cái nhìn tổng quan hơn về thực trạng tuyển dụng của công ty hiện nay.
Từ các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu được, tôi sẽ đưa ra những đánh giá về công tác tuyển dụng hiện nay của công ty và từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao các mặt đã làm tốt và cải thiện những mặt còn tồn đọng trong doanh nghiệp.
PHẦN I: Đặt Vấn Đề
- Lý do chọn đề tài
- Mục tiêu nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
PHẦN II: Nội Dung Và Kết Quả Nghiên Cứu
CHƯƠNG 1: Tổng Quan Về Tuyển Dụng
- 1.1 Cơ sở lý luận
- 1.1.1 Khái niệm cơ bản về nguồn nhân lực
- 1.1.1.1 Khái niệm về nguồn nhân lực
- 1.1.1.2 Khái niệm quản trị nguồn nhân lực
- 1.1.1.3 Phân loại lao động trong doanh nghiệp
- 1.1.2 Các nội dung về tuyển dụng nguồn nhân lực
- 1.1.2.1 Khái niệm và các vấn đề về tuyển dụng
- 1.1.2.2 Tuyển mộ
- 1.1.2.2 Nội dung tuyển chọn
- 1.1.2. Thử việc
- 1.1.3 Hiệu quả tuyển dụng
- 1.1.3.1 Hiệu quả là gì?
- 1.1.3.2 Hiệu quả tuyển dụng là gì?
- 1.1.4 Nhóm các KPI trong tuyển dụng
- 1.1.4.1 Khái niệm
- 1.1.4.2 Đặc điểm của chỉ số KPI
- 1.1.4.3 Vai trò của KPI
- 1.1.4.4 KPI trong tuyển dụng và bố trí
- 1.2 Cơ sở thực tiễn
- 1.2.1 Thực trạng hiện nay của thị trường lao động Việt Nam
- 1.2.2 Các tài liệu nghiên cứu khoa học được sử dụng trong đề tài
CHƯƠNG 2: Đánh Giá Hiệu Quả Của Tuyển Dụng Tại Công Ty Tnhh Cargill Việt Nam
- 2.1. Tổng quan về công ty TNHH Cargill Việt Nam
- 2.1.1. Giới thiệu về công ty
- 2.1.2- Lịch sử hình thành và phát triển
- 2.1.3- Định hướng kinh doanh của công ty
- 2.1.4 Các lĩnh vực kinh doanh
- 2.1.5 Doanh thu thuần của Cargill qua ba năm 2019 – 2021
- 2.1.6 Đặc điểm về cơ cấu nhân sự của công ty trong ba năm 2019 – 2021
- 2.1.7 Nhu cầu tuyển dụng của Cargill qua ba năm 2019 – 2021
- 2.2 Phân tích công tác tuyển dụng lao động của công ty
- 2.2.1 Phân tích công tác tuyển dụng lao động của công ty
- 2.2.1.1 Nguồn tuyển dụng
- 2.2.1.2 Mô hình tuyển dụng tại Cargill
- 2.2.1.3 Quy trình tuyển dụng
- 2.2.1.4 Thực trạng tiếp nhận và hướng dẫn tập sự tại công ty TNHH Cargill Việt Nam
- 2.2.2 Đánh giá hiệu quả tuyển dụng qua các chỉ số KPI tuyển dụng
- 2.2.3 Đánh giá của lao động về hoạt động tuyển dụng tại công ty TNHH Cargill Việt Nam
- 2.2.3.1 Đặc điểm của tổng thể điều tra
- 2.2.3.2 Đánh giá của lao động về hoạt động tuyển mộ
- 2.2.3.3 Đánh giá của lao động về hoạt động tuyển chọn
- 2.2.3.3 Đánh giá của lao động về hoạt động tiếp nhận tập sự và bố trí công việc
- 2.2.3.3 Đánh giá chung của lao động về hoạt động tuyển dụng
CHƯƠNG 3: Định Hướng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Và Nâng Cao Hiệu Quả Tuyển Dụng Tại Công Ty
- 3.1 Định hướng
- 3.2 Giải pháp
- 3.2.1 Giải pháp với quy trình tuyển mộ
- 3.2.2 Giải pháp đối với quy trình tuyển chọn
- 3.2.3 Giải pháp đối với quy trình tập sự và bố trí công việc
- 3.2.4 Các giải pháp khác
PHẦN III: Kết Luận Và Kiến Nghị
- 1- Kết luận
- 2- Kiến Nghị
- 2.1 Kiến nghị đối với chính quyền các địa phương những nơi có nhà máy Cargill
- 2.2 Kiến nghị với công ty TNHH Cargill Việt Nam
- Tài Liệu Tham Khảo
Trên đây là Mẫu đề cương báo cáo thực tập quản trị nguồn nhân lực hay, Để có được điểm số cao khi làm khóa luận tốt nghiệp, báo cáo tốt nghiệp các bạn cần phải lựa chọn cho mình một đề tài phù hợp, chưa kể các bạn cần phải viết tốt đề cương, làm nội dung, và chỉnh sửa theo yêu cầu của giáo viên sẽ đạt điểm cao, với hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho các bạn tìm được một đề tài ưng ý, để viết bài báo cáo tốt nghiệp, và hay zalo 0934 536 149 mình khi các bạn gặp khó khăn và có nhu cầu viết thuê khóa luận tốt nghiệp nhé, để tìm hiểu rõ về cách làm bài của mình thì các bạn xem tại dịch vụ viết thuê khóa luận nhé.
Tôi tên là Đặng Thị Thu Phương, năm nay 29 tuổi, tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Kinh Tế. Tôi hiện nay Chuyên phụ trách nội dung trên website: luanvanpanda.com. Luận Văn Panda được thành lập từ năm 2009, nhóm Luận văn Panda bao gồm các thành viên tốt nghiệp đại học và thạc sĩ loại giỏi từ các trường Đại học trên cả nước, với niềm đam mê viết lách, soạn thảo văn bản, phân tích kinh tế, chúng tôi nhận hỗ trợ sinh viên Đại Học, và học viên cao học hoàn thành tốt bài luận văn đại học, và Luận văn thạc sĩ, https://thuctaptotnghiep.com/ – Hoặc ZALO: 0932.091.562